Bài soạn Tổng hợp các môn lớp 2 - Tuần 20 - Trường tiểu học Nam Nghĩa

Bài soạn Tổng hợp các môn lớp 2 - Tuần 20 - Trường tiểu học Nam Nghĩa

Toán: Bảng nhân 3

I. Mục tiêu: HS

- Lập được bảng nhân 3.

- Nhớ được bảng nhân 3.

- Biết giải bài toán có một phép nhân( trong bảng nhân 3).

- Biết đếm thêm 3.

II. Đồ dùng dạy học:

- Các tấm bìa, mỗi tấm có 3 chấm tròn

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 20 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 815Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Tổng hợp các môn lớp 2 - Tuần 20 - Trường tiểu học Nam Nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường tiểu học Nam Nghĩa Giáo án: lớp 2
Giáo viên: Trần Thị Thanh
Tuần 20: thứ 2 ngày 11 tháng 1 năm 2010
Toán: Bảng nhân 3
I. Mục tiêu: HS
- Lập được bảng nhân 3.
- Nhớ được bảng nhân 3.
- Biết giải bài toán có một phép nhân( trong bảng nhân 3).
- Biết đếm thêm 3.
ii. Đồ dùng dạy học: 
- Các tấm bìa, mỗi tấm có 3 chấm tròn
iii. Các hoạt động dạy học:
a. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bảng nhân 2
- 2 HS đọc
b. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
a. Hướng dẫn HS lập bảng nhân 3.
- GT các tấm bìa
- HS quan sát.
- Mỗi tấm có mấy chấm tròn.
- Mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn.
- Ta lấy một tấm bìa tức là mấy chấm tròn.
- Lấy 3 chấm tròn
- 3 chấm tròn được lấy mấy lần ?
- 3 chấm được lấy 1 lần
- GV hướng dẫn cách đọc.
- Đọc: 3 nhân 1 bằng 3
+ Tưng tự với 3 x 2 = 6
3 x 3 = 9 ;  ; 3 x 10 = 30
- Khi có đầy đủ 3 x 1 = 3 
đến 3 x 10 = 30
- Yêu cầu HS đọc thuộc
- HS đọc thuộc bảng nhân
2. Thực hành:
Bài 1: Tính nhẩm
- Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả.
- HS làm bài sau đó nối tiếp nhau đọc kết quả.
- Nhận xét, chữa bài
3 x 3 = 9
3 x 8 = 24
3 x 1 = 9
3 x 5 = 15
3 x 4 = 12
3 x 10 15
3 x 9 = 27
3 x 2 = 6
3 x6 =18
3 x 7 =21
Bài 2: Tính 
- 1 HS đọc yêu cầu 
- Bài toán cho biết gì ?
- Có 3 HS, có 10 nhóm như vậy.
- Bài toán hỏi gì ?
- Hỏi tất cả bao nhiêu HS
- Muốn biết có tất cả bao nhiêu HS ta làm như thế nào ?
- Thực hiện phép tính nhân.
- Yêu cầu HS
- GV ghi tóm tắt .
- Cả lớp giải vào vở. 1 em lên bảng.
Tóm tắt:
Bài giải
Mỗi nhóm: 3 HS
10 nhóm : HS ?
10 nhóm có số học sinh là:
3 x 10 = 30 (học sinh)
Đáp số: 30 học sinh 
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 3:
- 1 HS đọc yêu cầu 
- Đếm thêm 3 rồi viết số thích hợp vào ô trống.
- Nhận xét đặc điểm của dãy số.
- Mỗi số đều bằng đứng ngay trước nó cộng với 3.
- Yêu cầu HS đếm và đếm thêm 3 từ 3 đến 30) rồi bớt 3 (từ 30 đến 3).
- Chữa bài nhận xét.
- Cả lớp làm vào vở1em lên bảng làm.
C. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
Tập đọc: Ông Mạnh thắng thần Gió
I. Mục tiêu: 
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; đọc rõ lời nhân vật trong bài.
- Hiểu nội dung: Con người chiến thắng thần gió, tức là chiến thắng thiên nhiên- nhờ vào quyết tam và lao động, nhưng cũng biết sống thân ái, hoà thuận với thiên nhiên.( Trả lời câu hỏi được 1,2,3,4)
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài đọc.( SGK )
III. các hoạt động dạy học:
 Tiết 1
A. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài: Thư Trung Thu
- 2 HS đọc
- Qua bài cho em biết điều gì ?
- Tình thương yêu của Bác Hồ với thiếu nhi.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2.Giáo viên đọc mẫu:
- Hướng dẫn ngắt nghỉ sau dấu chám, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
3. Luyện đọc câu.
- GV ghi từ khó đọc lên bảng:
Loài người, đồng bằng, hoành hành,ngạo nghễ lăn quay, lồm cồm, lớn nhất,làm xong, lồng lộn, mát lành, loài hoa,vữngchãi, mặt trời.
4. Đọc đoạn:
- Yêu cầu 5 HS đọc nối tiếp nhau 5 đoạn
- HS giải nghĩa từ theo từng đoạn: 
GV ghi từ theo đoạn:
*Giảng từ:
+ Đồng bằng:
+ Hoành hành.
+ Ngạo nghễ.
+ Vững chãi.
+ Đẵn.
+ Ăn năn.
- Hướng dẫn đọc câu khó theo đoạn
+ GV ghi sẵn từng câu vào bảng phụ và đọc mẫu.
5. Đọc bài theo nhóm
- HS đọc bài theo nhóm 5
6. Thi đọc:
7 Đọc đòng thanh.
- Theo dõi
- Nối tiếp nhau đọc từng câu cho đến hết bài.
- Đọc từ khó CN - L
- 5 HS đọc 5 đoạn
-Giải nghĩa từ
- Vùng đất rộng ,bằng phẳng.
Làm nhiều điều ngang ngượctrên khắp một vùng rộng, không kiêng nể ai.
-Coi thường tất cả.
- Chắc chắn, khó bị lung lay.
- Chặt.
- Hối hận về lối lầm của mình.
- Nghe và đọc lại
 - Đọc bài theo nhóm 5
- Nhận xét đọc bài trong nhóm
- Các nhóm cử đại diẹn đọc bài
- Nhóm khác theo dõi nhận xét
- Đọc cả lớp
Tiết 2:
3. Tìm hiểu bài:
Câu 1: Gọi HS đọc đoạn 1,2,3.
1 em đọc
- 1 HS đọc yêu cầu
- Thần Gió đã làm gì khiến ông Mạnh nổi giận ?
- Gặp ông Mạnh Thần Gió xô ông ngã lăn quay. Khi ông nổi giận Thần Gió còn cưới ngạo nghễ chọc tức ông.
Câu 2: 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Kể việc làm của ông Mạnh chống Thần Gió ?
- Ông vào rừng lấy gỗ dựng nhà, cả 3 lần nhà đều bị bà quật đổ nên ông quyết định xây một ngôi nhà thật vững chãi.
Câu 3:Gọi HS đọc đoạn 4,5 
- 1 HS đọc đoạn 4,5
- 1 HS đọc yêu cầu
- Hình ảnh nào chứng tỏ Thần Gió phải bó tay ?
- Hình ảnh cây cối xung quanh ngôi nhà đỏ rạp trong khi ngôi nhà bị đứng vững.
Câu 4:
Ông Mạnh đã làm gì để Thần Gió trở thành bạn của mình ?
- Khi ông Mạnh thấy Thần Gió đến nhà ông với vẻ ăn năn biết lỗi ông đã an ủi thần, mời thần thỉnh thoảng tới chơi.
6. Luyện đọc lại:
- Đọc theo phân vai
- HS đọc theo phân vai 
 C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
Tập đọc: ( Luyện đọc) Ông Mạnh thắng thần Gió
I. Mục tiêu: Giúp HS.
- Ôn lại bài tập đọc buổi sáng: Ông Mạnh thắng thần Gió
- Đọc đúng, trôi chảy cả bài, biết ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
- Trả lời được các câu hỏi trong bài.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
2. Ôn tập: 
- Yêu cầu HS nêu tên bài tập đọc buổi sáng - Ông Mạnh thắng thần Gió 
- Giáo viên đọc mẫu - Theo dõi
- Hướng dẫn HS đọc bài theo đoạn.
3. Luyện đọc:
- Yêu cầu HS lần lượt từng em lên đọc bài - Đọc bài và trả lời câu hỏi
 và trả lời câu hỏi.
- Câu hỏi đúng với nội dung từng đoạn.
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
Câu hỏi: 
+ Thần Gió đã làm gì hiến ông Mạnh nổi Gió?- Gặp ông Mạnh, thần Gió xô ông 
 ngã lăn quay. Khi ông nổi dận 
 Thần gió cười ngạo nghễ,chọc tức
 ông.
+ Kể việc làm của ông mạnh chống lại - Ông vào rừng lấy gỗ, dựng nhà.
Thần Gió? Cả ba lần nhà đều bị quật đổ nên
 ông quyết định xây một ngôi nhà
 thật vững chãi. Ông đắn những 
 cây gỗ lớn nhất làm cột, chọn 
 những viên đá thật to để làm 
 tường.
+ Hình ảnh nào chứng tỏ thần gió phải bó - Hình ảnh cây cối xung quanh 
tay? nhà đổ rạp, nhưng ngôi nhà vẫn
 đứng vững, chứng tỏ thần Gió 
 phải bó tay.
- Thần Gió có thái độ như thế nào khi quay - Thần gió rất ăn năn.
trở lại gặp ông Mạnh?
+ Ông Mạnh tượng trương cho ai? - Ông Mạnh tượng trưng cho sức 
Thần Gió tượng trưng cho ai? mạnh của người. Còn thần Gió 
 tượng trưng cho sức mạnh của 
 thiên nhiên.
4. Củng cố dặn dò: 
 - Nhận xét giờ học. 
- Động viên khuyến khích những em đọc 
 to rõ ràng, trôi chảy.
- Về nhà đọc lại bài, và chuẩn bị bài 
Toán: Luyện tập chung 
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Củng cố nắm chắc kiến thức về bảng nhân 2, nhân 3.
- Biết giải bài toán có một phép nhân.
- Vận dụng kiến thức đã học để làm các bài tập nhanh, thành thạo, chính xác.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: 
- Gọi 3 em đọc bảng nhân 3.
- GV nhận xét cho điểm.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện tập:
Bài 1: Tính nhẩm.
 3 x 3 = 9 3 x 8 = 24 3 x 1 = 3
 2 x 5 = 10 2 x 4 = 8 2 x 10 = 20
 3 x 9 = 27 3 x 2 = 6 3 x 6 = 18
 2 x 7 = 14 2 x 9 = 18 3 x 7 = 21
Bai2 : a) Đếm thêm 3 rồiviết số thích hợp vào chỗ chấm:
 3 ; 6 ; 9 ; ..; ; ; 21 ; ; .; 30.
Bài 3: Viết phép nhân rồi tính tích biết.
a. Các thừa số là 3 và 6 Mẫu: 3 x 6 = 18
b.Các thừa số là 2 và 7
c.Các thừa số là 2 và 9
d.Các thừa số là 3 và 10 
Bài 4: Mỗi đĩa có 3 quả cam.Hỏi đĩa có bao nhiêu quả cam?
 Tóm tắt: Bài giải
 Mỗi đĩa : 3 quả cam 8 đĩa có số quả cam là.
 8 đĩa : .. quả cam? 3 x 8 = 24 ( quả cam)
 Đáp số: 24 quả cam.
3. Hướng dẫn HS làm :
4. Chấm chữa bài.
5. Củng cố dặn dò
- Nhận xét chung giờ học
- Về nhà học thuộc bảng nhân 3. Chuẩn bị bài sau.
 Thứ 3 ngày 12 tháng 1 năm 2010
Toán: Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Thuộc bảng nhân 3.
- Biết giải bài toán có một phép nhân.( Trong bảng nhân 3)
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bảng nhân 3.
- Nhận xét.
- 3 HS đọc
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Bài tập:
Bài 1: Số?
3
3
 x 3 x 9
3
3
 x 8 x 5 
- 1 HS đọc yêu cầu.
3 
3
 x 6 
 x 7
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở
- 1 em lên bảng làm
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 3: Đọc đề toán
- HS đọc đề toán
- Bài toán cho biết gì ?
- Mỗi can đựng 3 lít dầu
- Bài toán hỏi gì ?
- 5 can đựng bao nhiều lít dầu 
- Yêu cầu HS nêu miệng, tóm tắt GV ghi bảng.
- Cả lớp làm vào vở. 1 em lên bảng giải.
Tóm tắt:
Mỗi can: 3 lít dầu
 5 can :. Lít ?
Bài giải:
Số lít dầu đựng trong 5 can:
3 x 5 = 15 (l)
Đáp số: 15 lít dầu
- Nhận xét chữa bài
Bài 4:
- Nêu miệng tóm tắt rồi giải ?
Bài giải:
Số kilôgam gạo trong 8 túi:
3 x 8 = 24 (kg)
Đáp số: 24 kg gạo
C. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
Kể chuyện: Ông mạch tháng thần Gió
I. Mục tiêu:
- Biết xếp lại các tranh theo đúng trình tự nội dung câu chuyện( BT1).
- Kể được từng đoạn câu chuyện theo tranh đã sắp xếp đúng trình tự.
II. Đồ dùng dạy học:
- 4 tranh minh họa câu chuyện 
iII. hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra 1 nhóm 6 HS phân vai dựng lại câu chuyện.
- HS thực hiện 
- Chuyện bốn mùa.
- GV nhận xét cho điểm từng HS.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn kể chuyện:
Bài 1: 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Xếp lại thứ tự các tranh theo đúng nội dung câu chuyện "Ông Mạnh thắng Thần Gió"
- Để xếp loại thứ tự 4 tranh theo đúng nội dung câu chuyện các em phải quan sát kỹ từng tranh.
- HS quan sát từng tranh
- Gọi 4 HS lên bảng mỗi em cầm 1 tờ tranh phóng to tự đứng theo thứ tự tranh từ trái qua phải đúng như nội dung chuyện.
- 4 HS lên bảng.
- Tranh 4 trở thành 1
- Thần Gió xô ngã ông Mạnh
- Tranh 2 vẫn là tranh 2
- Thần Gió tàn phá làm cây cối xuanh quanh đổ rạp.
- Tranh 3 vẫn là tranh 3
- Thần Gió trò chuyện cùng ông Mạnh.
C. Củng cố dặn dò:
- Truyện ông Mạnh thắng Thần Gió cho các em biết điều gì ?
- Con người có khả năng chiến thắng Thần Gió.
- Nhận xét tiết học
- Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
 Thứ 4 ngày13 tháng 1 năm 2010
Tập đọc: Mùa nước nổi
I. Mục tiêu:
- Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.
- Đọc đúng các từ: mùa này, làng tôi, nước nổi, mưa lũ, dâng lên, hoà lẫn, tháng bảy.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ: hiền hoà, lũ, phù xa.
- Hiểu thêm về thời tiết ở miền Nam vào mùa mưa nước sông Cửu Long dâng lên tràn ngập đồng ruộng; khi nước rút để lại phù sa màu mỡ.
II. đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh minh hoạ SGK 
iII. hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài: "Mùa xuân đến"
- 2 HS đọc
- Dấu hiệu nào bào mùa xuân đến ?
- 1 HS trả lời.
- Nhận  ... hung chữ.
- Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ nhỏ: Quê hương tươi đẹp
III. các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
GV đọc chữ: P ; tiếng: Phong
- Nhận xét.
- HS viét bảng con
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích, yêu cầu.
2. Hướng dẫn viết chữ hoa Q:
2.1. Hướng dẫn HS quan sát chữ Q và nhận xét.
- GV giới thiệu mẫu chữ Q
- HS quan sát.
- Chữ Q có độ cao mấy li ?
- Cao 5 li
- Cấu tạo
- Gồm 2 nét, 1 nét giống chữ O, nét 2 nét lượn ngang giống như 1 dấu ngã lớn.
- GV vừa viết mẫu vừa nhắc lại cách viết
Chữ Q hoa
2. Hướng dẫn cách viết trên bảng con.
- HS tập viết chữ Q 2, 3 lần
- Nhận xét trên bảng con
3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng:
3.1. Giới thiệu cụm từ ứng dụng
- 1 HS đọc: Quê hương tươi đẹp
- Cụm từ muốn nói lên điều gì ?
- Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương.
- Những chữ nào có độ cao 2, 5 li ?
- Q, g, h
- Chữ nào có độ cao 2 li ?
- đ, p
- Chữ nào có độ cao 1,5 li ?
- Chữ t
- Các chữ còn lại cao mấy li ?
 - Các chữ còn lại cao 1 li
3.2. Hướng dẫn HS viết chữ Quê vào bảng con
- HS viết bảng.
4. Hướng dẫn viết vở
- HS viết vở theo yêu cầu của GV.
5. Chấm, chữa bài:
- Chấm 5-7 bài, nhận xét.
C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét chung tiết học.
- Về nhà luyện viết lại chữ Q.
Luyện từ và câu: Ôn: Từ ngữ về thời tiết. 
 Đặt và trả lời câu hỏi Khi nào?
 Dấu chấm, dấu chấm than.
I. Mục tiêu: Giúp HS mở rộng vốn từ về thời tiết
- Biết dùng các cụm từ bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ thay cho cụm từ khi nào để hỏi về thời điểm.
- Điền đúng dấu chấm và dấu chấm than vào ô trống trong đoạn văn đã cho.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Giớ thiệu bài:
2. Ôn tập.
Bài 1: - Chọn những từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn chỉ thời tiết của từng mùa để điền vào chỗ chấm: ( giá lạnh, gió bấc, se se lạnh, nóng bức, ấm áp, mưa phùn gió bấc, oi nồng).
+ Mùa xuân:.. ( ấm áp )
+ Mùa hạ: ..( oi nồng, nóng bức)
+ Mùa thu: .( Se se lạnh)
+Mùa đông: ...( Giá lạnh, mưa phùn gió bấc) 
Bài 2: Hãy chọn cụm khi nào trong các câu hỏi dưới đây bằng các cụm từ khác.
( Bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ).
a) Khi nào(Bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ) lớp bạn đi thăm đài tưởng niệm xã ?
b) Khi nào( Bao giờ, lúc nào, tháng mấy) lớp bạn nghỉ hè?
 c) Bạn làm bài toán này khi nào( Bao giờ, lúc nào, vào tháng mấy)?
d) Bạn gặp cô giáo khi nào ( Bao giờ, lúc nào, tháng mấy)?
Bài 3: Chon dấu chấm hay dấu chấm than để điền vào ô trống?
.
- Cháu chào cô ạ 
- Chào cháu. .
- Mở cửa ra 
- Không Sáng mai tã sẽ mở cửa mời ông vào 
3. Hướng dẫn làm bài.
4. Chấm chữa bài.
5. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học. - Về nhà làm lại bài. Chuẩn bị bài sau.
Toán: Luyện tập chung
I. Mục tiêu: 
- Củng cố cho học sinh nắm chắc về tính toán trong bảng nhân từ 2 đến 4
- Biết tính giá trị của biểu thức số dấu có hai phép tính nhân và cộng.
- Biết giải bài toán có một phép nhân.
II. Các hoạt động dạy học: 
A. Bài cũ: - Gọi 2 em đọc thuộc bảng nhân 4.
- Nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:
1 Giới thiệu bài:
2. Luyện tập: 
Bài 1; Tính nhẩm.
 2 x 4 = 8 3 x5 = 15 4 x 6 = 24
 2 x 9 = 18 3 x 8 = 24 4 x 8 = 32
 2 x 7 = 14 3 x 7 = 21 4 x 10 = 40
Bài 2: Tính( Theo mẫu) 
2 x7 + 6 = 14 + 6
= 20
 2 x 8 + 13 = 3 x 6 + 32 =
 4 x 5 + 35 = 3 x 10 + 40 =
 2 x 6 + 14 = 4 x 7 + 10 =
Bài 3: Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng:
 4 x3 =? A. 7
 B. 1
 C. 12
 D. 43
Bài 4: Mỗi con bò có 4 cái chân. Hỏi 6 con bò có bao nhiêu cái chân?
3. Hướng dẫn làm bài.
4. Chấm chữa bài.
5. Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét giờ học. Về nhà xem lại bài.
 Thứ 6 ngày 15 tháng 1 năm 2010
Tập làm văn: Tả ngắn về bốn mùa
I. Mục tiêu:
- Đọc và trả lời đúng câu hỏi về nội dung bài văn ngắn ( BT1).
- Dựa vào gợi ý, viết được đoạn văn ngắn ( Từ 3 đến 5 câu) về mùa hè ( BT2).
II. đồ dùng dạy học:
- Một số tranh ảnh về cảnh mùa hè.
III. các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra 2 cặp HS thực hành, đối đáp (nói lời chào tự giới thiệu, đáp lời chào tự giới thiệu).
- HS1: Đóng vai ông đến trường tìm gặp cô giáo xin phép cho cháu mình nghỉ ốm.
- HS2: Đóng vai lớp trưởng đáp lời chào của ông.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: (Miệng)
- 1 HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp.
- HS thảo luận nhóm 2.
a. Những dấu hiệu nào báo mùa xuân đến ?
- Dấu hiệu từ trong vườn thơm nức mùi hương của các loài hoa (hoa hồng, hoa huệ).
- Trong không khí còn ngửi thấy mùi hơi nước lạnh lẽo.
b. Tác giả quan sát mùa xuân bằng cách nào ?
- Ngửi mùi hương thơm của các loài hoa, hương thơm của không khí đầy ánh nắng.
- Nhìn ánh nắng mặt trời cây cối đang thay màu áo mới.
Bài 2: (Miệng)
- 1 HS đọc yêu cầu
- Viết đoạn văn bằng cách bám sát theo 4 câu hỏi.
- HS làm bài vào vở.
- Nhiều HS nối tiếp nhau đọc bài.
- GV theo dõi HS viết bài.
- Mùa hè bắt đầu từ tháng tư. Vào mùa hè bắt, mặt trời chói chang, thời tiết rất nóng. Nhưng năng mùa hè làm cho trái ngọt, hoa thơm. Được nghỉ hè chúng em tha hồ đọc truyện, đi chơi về quê thăm ông bà. Mùa hè thật là thích.
C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà đọc lại đoạn văn tả mùa hè các em đã viết ở lớp cho người thân nghe.
Toán: Bảng nhân 5
I. Mục tiêu: HS
- Lập được bảng nhân 5.
- Nhớ được bảng nhân 5.
- Biết giải bài toán có một phép tính nhân( Trong bảng nhân 5).
- Biết đếm thêm 5.
II. Các hoạtđộng dạy học:
II. Đồ dùng - dạy học:
- Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 5 chấm tròn.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bảng nhân 4
- 3 HS đọc
B. bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS lập bảng nhân 5:
- Giới thiệu các tấm bìa có mấy chấm tròn.
- Lấy 1 tấm bìa có 5 chấm tròn, tức là 5 chấm tròn được lấy mấy lần ?
- Tương tự hỏi tiếp 5 x 2 = 10
5 x 3 = 15 ; ; 5 x 10 = 50
- Có 5 chấm tròn
- 5 chấm tròn được lấy 1 lần 
Viết 5 x 1 = 5
- Yêu cầu HS đọc thuộc bảng nhân 5
- HS đọc thuộc bảng nhân 5.
3. Thực hành:
Bài 1: Tính nhẩm
- 1 HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS tính nhẩm và ghi kết quả vào vở.
- HS làm bài sau đó tiếp nối nhau đọc kết quả.
5 x 3 = 15
5 x 2 = 10
5x10 = 15
5 x 5 = 25
5 x 4 = 20
5 x9 = 45
- Nhận xét chữa bài
5 x 7 = 35
5 x 5 = 25
5 x8 = 40
Bài 2: 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Bài toán cho biết gì ?
- Mỗi tuần lễ mẹ đi làm 5 ngày
- Bài toán hỏi gì ?
- 4 tuần lễ mẹ đi làm bao nhiều ngày
- Yêu cầu HS nhìn tóm tắt đọc bài toán rồi giải.
- Cả lớp giải vào vở.1 em lên bảng giải
 Tóm tắt
Bài giải:
Mỗi tuần : 5 ngày 
4 tuần mẹ đi làm số ngày là:
4 tuần : .ngày?
5 x 4 = 20 (tuần)
- Nhận xét chữa bài.
Đáp số: 20 tuần
Bài 3: 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Hướng dẫn HS làm bài
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
- Nhận xét bài làm của học sinh.
C. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
Chính tả : ( Nghe viết) Mưa bóng bay
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ và các dấucâu trong bài.
- Làm được BT 2( a/ b), hoặc bài tập do GV tự chọn.
II. đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2.
III. các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc cho HS viết: hoa sen, cây xoan, giọt sương
- Cả lớp viết bảng con.
- 3 HS lên bảng.
- Nhận xét bảng của học sinh.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích, yêu cầu.
2. Hướng dẫn nghe - viết:
2.1. Hướng dẫn HS chuẩn bị bài:
- GV đọc bài thơ
- 2 HS đọc lại bài thơ
- Bài thơ tả hiện tượng gì của thiên nhiên ?
- Mưa bóng mây.
- Mưa thoáng qua rồi tạnh ngay không làm ướt tóc ai, bàn tay bé che trang vở mưa chưa đủ làm ướt bàn tay.
- Mưa bóng mây có gì làm bạn nhỏ thích thú ?
- Bài thơ có 3 chỗ, mỗi khổ 4 dòng, mỗi dòng có 5 chữ.
- Tìm những chữ có vần ươi, oay.
- Ươi: Cười
- Quang: Thoáng
2.2. Giáo viên đọc cho HS viết bài:
- HS viết bài.
- Đọc cho HS soát lỗi
- HS tự soát lỗi ghi ra lề vở.
2.3. Chấm chữa bài:
- Chấm 5 - 7 bài nhận xét.
3. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2: a)
- 1 HS đọc yêu cầu
- Chọn những chữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống.
a)(sương, xương) sương mù, cây xương rồng (sa, xa) đất phù xa, đường xa.
b. chiết cành, chiếc lá; nhớ tiếc, tiết kiệm; hiểu biết, xanh biếc.
- Làm bài vào vở BT
- Nhận xét, chữa bài.
C. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
 Dạy phụ kém vào chiều thứ 4 và thứ 5 tuần 20
Chính tả: ( Nghe viết) Ông mạnh thắng thần Gió 
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Nghe và viết đúng đoạn “ Từ một hôm..làm tường” Trong bài: Ông mạnh thắng thần Gió 
- Viết đúng: Lăn quay, ông Mạnh, quyết định, ngão nghễ, vững chãi.
- Viết đúng mẫu chữ, trình bày sạch đẹp.
I. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
- GV đọc các từ:Treo tranh, ngạc nhiên, 
bức tường. - HS viết vào bảng con
- Nhận xét.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn viết chính tả:
a. Ghi nhớ nội dung đoạn viết
- Giáo viên đọc đoạn viết. - Theo dõi. 2 em đọc lại
+ Thần Gió đã làm gì khiến ông Mạnh nổi - Thần xô ông Mạnh ngã lăn quay.
 giận?
+ Sau khi xô ngã ông Mạnh, thần Gió làm gì? - Thần Gió bay đi với tiếng cười .
 ngạo nghễ
b. Hướng dẫn cách trình bày 
- GV hướng dẫn. - Theo dõi
c. Hướng dẫn viết từ khó:
- GV đọc các từ như mục tiêu. - HS viết vào bảng con.
d. Viết chính tả:
- Giáo viên đọc bài - Nghe và viết bài vào vở
e. Soát lỗi
- GV đọc bài - HS soát lỗi.
g. Thu bài chấm nhận xét.
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét chung giờ học
- Về nhà viết lại bài. Chuẩn bị bài sau.
Toán: Luyện tập chung
I. Mục tiêu: 
- Củng cố cho học sinh nắm chắc về tính toán trong bảng nhân từ 2 đến 4
- Biết tính giá trị của biểu thức số dấu có hai phép tính nhân và cộng.
- Biết giải bài toán có một phép nhân.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: Gọi 2 em đọc bảng nhân 4.
- GV nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Luyện tập:
Bài 1: Tính nhẩm.
 2 x 3 = 6 3 x 4 = 8 4 x 3 = 12
 2 x 5 = 10 3 x 6 = 18 4 x 5 = 20
 2 x 7 = 14 3 x 8 = 24 4 x 7 = 28
 2 x 10 = 20 3 x 9 = 27 4 x 9 = 36
Bài 2: Tính ( theo mẫu) 
Mẫu: 2 x 4 + 2 = 8 + 2
 = 10
 3 x 7 + 9 = 21 + 9 4 x4 + 10 = 16 + 10
 = 30 = 26
 2 x10 + 26 = 20 + 26 4 x 6 + 12 = 24 + 13
 = 46 = 37
Bài 3: Mỗi học sinh hái được 3 bông hoa. Hỏi 5 học sinh hái được bao nhiêu bông hoa?
3. Hướng dẫn HS làm bài.
4. Chấm chữa bài.
5. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà xem lại bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docThanh K2.doc