Bài soạn Mĩ thuật 2 - Nguyễn Thị Hà

Bài soạn Mĩ thuật 2 - Nguyễn Thị Hà

I. Mục tiêu

- Hs nhận biết được 3 độ đậm nhạt chính: đậm, đậm vừa, đậm nhạt.

- Tạo được những sắc độ đậm nhạt trong bài vẽ trang trí, vẽ tranh

III. Các hoạt động dạy- học:

 -Ổn định

 - Kiểm tra đồ dùng học tập

 - Bài mới

 

doc 80 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 877Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Mĩ thuật 2 - Nguyễn Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Ngay thang nam 20
Bài 1: Vẽ trang trí : VẼ ĐẬM, VẼ NHẠT
I. Mục tiêu
- Hs nhận biết được 3 độ đậm nhạt chính: đậm, đậm vừa, đậm nhạt.
- Tạo được những sắc độ đậm nhạt trong bài vẽ trang trí, vẽ tranh
III. Các hoạt động dạy- học:
 -Ổn định 
 - Kiểm tra đồ dùng học tập
 - Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Giới thiệu:Gv lựa chọn cách giới thiệu bài cho phù hợp
1-Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét:
- GV giới thiệu tranh, ảnh và đặt câu hỏi:
 + Trong các hình vẽ này, hình nào có độ đậm nhất, độ đậm vừa, độ nhạt ?
- GV tóm tắt:
 + Trong tranh có rất nhiều độ đậm nhạt khác nhau nhưng đều có 3 sắc độ chính: đậm, đậm vừa và nhạt .
 + Ba độ đậm nhạt trên làm cho hình vẽ sinh động hơn.
 + Ngoài 3 độ đậm nhạt chính còn có các mức độ đậm nhạt khác nhau.
2- Hoạt động 2: Cách vẽ đậm, vẽ nhạt
- Gv yêu cầu hs mở vở tập vẽ 2, hình 5:
 + Hình 5 vẽ gì ?
 + Các bông hoa đó như thế nào ?
 + Các em cần phải làm gì ?
- Chọn 3 màu tự chọn để vẽ hoa, nhuỵ, lá. Mỗi bông hoa có độ đậm nhạt theo thứ tự: đậm, đậm vừa, nhạt.
-GV hướng dẫn cách vẽ trên bảng:
 + Vẽ đậm: đưa nét mạnh, đan dày.
 + Vẽ nhạt: đưa nét nhẹ tay hơn, đan thưa
Có thể vẽ bằng màu hoặc chì đen 
- Gv cho hs xem một số bài hs năm trước vẽ
3- Hoạt động 3: Thực hành:
- GV quan sát, gợi ý để hs làm bài
- GV động viên để hs hoàn thành bài.
4- Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá:
- GV chọn một số bài để hs cùng xem và nhận xét
- GV nhận xét, tuyên dương một số bài
Qua bài học này các em sẽ biết cách vẽ đậm nhạt trong các bài vẽ tranh của mình để cho bức tranh của mình thêm sinh động, đẹp.
Hs lắng nghe
- Hs quan sát hình trên bảng và tìm ra câu trả lời.
- Hs lắng nghe
- Hình 5 vẽ 3 bông hoa giống nhau 
- Các bông hoa chưa được vẽ màu 
-Chọn màu để vẽ theo 3 sắc độ chính: đậm, đậm vừa, nhạt.
Hs quan sát
Hs quan sát
- Hs chọn màu theo ý thích ( có thể là chì đen )
- Hs nhận xét về:
 + Các độ đạm nhạt 
 + Màu vẽ
 + Chọn bài mình thích
TUẦN 2
Ngay thang nam
Bài 2: Thường thức mĩ thuật: XEM TRANH THIẾU NHI
I- Mục tiêu:
- Hs làm quen với tranh thiếu nhi Việt nam và thiếu nhi quốc tế
- Nhận biết được vẻ đẹp của tranh qua sự sắp xếp hình ảnh và cách vẽ màu.
- Hiểu được tình cảm bạn bà được thể hiện qua tranh.
II. C¸c ho¹t ®éng d¹y häc
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* Giới thiệu bài :Thiếu nhi Việt Nam cũng như thiếu nhi quốc tế rất thích vẽ tranh và vẽ được những tranh đẹp. Hôm nay chúng ta cùng xem tranh của các bạn vẽ như thế nào nhé.
1- Hoạt động 1: Xem tranh:
- GV giới thiệu tranh “Đôi bạn”( tranh sáp màu và bút dạ của bạn Phương Liên ) và nêu câu hỏi để hs quan sát và suy nghĩ trả lời:
 + Trong tranh vẽ gì ?
 + Hai bạn trong tranh đang làm gì ?
 + Em hãy kể những màu được sử dụng trong tranh ?
 + Trong tranh có màu đậm, màu nhạt không ?
+Hình ảnh chính trong tranh là gì ?
 + Hình ảnh phụ trong tranh là gì ?
+ Em có thích bức tranh này không ? Vì sao ?
* GV giới thiệu tranh “ Hai bạn han-sen và Gờ-re-ten”. Tranh màu bột của các bạn thiếu nhi cộng hoà liên bang Đức và đặt câu hỏi:
 + Trong tranh vẽ gì ?
+ Em hãy kể những màu được sử dụng trong tranh ?
+ Em thấy trong tranh có gì nổi bật ?
+ Em có thích bức tranh này không ? Vì sao ?
* Hai bức tranh các em vừa xem là hai bức tranh đẹp. Bức tranh nói lên tình cảm bạn bè giúp đõ nhau cùng nhau học tập 
2- Hoạt động 2: Nhận xét đánh giá:
- GV nhận xét:
 + Tinh thần học tập, thái độ học tập của cả lớp
 + Khen ngợi những hs cóphát biểu xây dựng bài
Hs lắng nghe
Hs quan sát và trả lời
 + Tranh vẽ hai bạn và cảnh vật xung quanh: cây, cỏ, những con bướm.
 + Hai bạn đang ngồi trên bãi cỏ và đọc sách.
 + Trong tranh bạn đã sử dụng các màu : màu xanh của cỏ, cây,.., màu vàng của mũ, quần,, màu đỏ của áo
 + Màu sắc trong tranh có màu đậm, màu nhạt ( hs chỉ ở tranh ).
 + Hình ảnh chính trong tranh là hai bạn được vẽ ở phần chính giữa của tranh .
 + Hình ảnh phụ là cảnh vật xung quanh là: cây, cỏ, bướm và hai chú gà con làm cho bức tranh sinh động và hấp dẫn hơn.
 + Hs trả lời 
Hs quan sát
- Tranh vẽ hai bạn và cảnh vật xung quanh có: cây, nhà, hoa
- Màu sắc trong này trông rực rỡ và sinh động như: Màu xanh của áo, nhà, màu đà của đát, da có màu vàng, trông thật là vui tươi.
- Hình ảnh hai bạn được vẽ to, rõ ràng ở phần chính giữa của tranh
- Hs trả lời 
- Hs cả lớp tuyên dương các bạn có ý kiến phát biểu xây dựng bài
TUẦN 3
Ngay thang nam
Bài 3: Vẽ theo mẫu: VẼ LÁ CÂY
I. Mục tiêu :
- Hs nhận biết được hình dáng, đặc điểm, vẻ đẹp của một vài loại lá cây.
- Biết cách vẽ lá cây
- Vẽ được một lá cây và vẽ màu theo ý thích.
II. Chuẩn bị:
 GV HS
- Tranh, ảnh một vài loại lá cây - Vở tập vẽ 2 
- Một vài loại lá cây thật - Bút chì, tẩy, màu vẽ.
- Một số bài của hs năm trước vẽ - Một vài lá thật để làm mẫu vẽ
- Hình minh hoạ cách vẽ 
III. Các hoạt động dạy- học:
 - Ổn định 
 - Kiểm tra đồ dùng học tập: Kiểm tra lá cây hs mang theo
 - Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Giới thiệu:Gv lựa chọn cách giới thiệu cho phù hợp với nội dung
1-Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét:
- GV giới thiệu tranh, ảnh một vài loại lá cây và đặt câu hỏi:
 + Đây là những lá gì ? 
+ Hình dáng và màu sắc của các loại lá cây này như thế nào ?
- Có rất nhiều lá cây với các hình dáng và màu sắc khác nhau
 + Em hãy kể một số loại lá cây khác mà em biết ?
2- Hoạt động 2: Cách vẽ cái lá:
- Quan sát cái lá để ước lượng khung hình chung
Vd: + Lá trầu có hình dáng chung là gì?
- Vẽ hình dáng chung trước
- Nhìn mẫu vẽ các nét chi tiết 
- Vẽ màu theo ý thích.
 + Em thích vẽ lá có màu gì ?
- GV cho hs xem một số bài hs năm trước 
3- Hoạt động 3: Thực hành:
- GV quan sát theo dõi , gợi ý để hs làm bài
4- Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá:
- GV chọn một số bài để hs cùng xem và nhận xét.
- GV nhận xét và tuyên dương
- Hs quan sát, trả lời :
- Hs trả lời
-Hs kể một số loại cây
- Hình dáng chung của cái lá trầu là hình tam giác.
Hs trả lời
-Hs quan sát
- Hs đặt mẫu cái lá đã chuẩn bị ở trước mặt
- Hs nhận xét về: 
 + Hình dáng 
 + Cách sắp xếp
 + Màu sắc
 + Chọn bài mình thích
IV. Dặn dò:
- Quan sát hình dáng và màu sắc một vài loại cây 
- Chuẩn bị bài sau: Vẽ tranh: Đề tài vườn cây
 + Mang theo đầy đủ dụng cụ học tập
TUẦN 4
Ngay thang nam
Bài 4: Vẽ tranh: ĐỀ TÀI VƯỜN CÂY
I. Mục tiêu :
- Hs nhận biết một số loại cây trong vườn
- Vẽ được tranh Vườn cây và vẽ màu theo ý thích.
- Yêu mến thiên nhiên, biết chăm sóc và bảo vệ cây trồng.
II. Chuẩn bị:
 GV HS
- Tranh, ảnh một vài loại cây - Vở tập vẽ 2 
- Hình hướng dẫn cách vẽ - Bút chì, tẩy, màu
- Một số bài của hs năm trước 
III. Các hoạt động dạy- học:
 -Ổn định 
 - Kiểm tra đồ dùng học tập:
 - Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Giới thiệu:Gv lựa chọn cách giới thiệu cho phù hợp với nội dung
1-Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét:
- GV giới thiệu tranh, ảnh về vườn cây và đặt câu hỏi:
+ Tranh vẽ gì ?
+ Trong vườn cây có những loại cây gì ?
+ Các loại này có hình dáng và màu sắc như thế nào?
+ Cây có các bộ phận nào ?
+ Em hãy kể một số loại cây khác mà em biết ?
* GV tóm tắt :
 + Vườn có nhiều loại cây hoặc chỉ có một loại cây ( dừa hoặc na, mít xoài)
 + Loại cây có hoa, có quả
2- Hoạt động 2: Cách vẽ tranh
- Vẽ hình dáng các loại cây khác nhau
- Vẽ thêm một số chi tiết cho vườn cây sinh động như: Hoa, quả, thúng, sọt đựng quả, người hái, con vật
- Vẽ màu theo ý thích
- Gv có thể vẽ phác hình một số loại cây lên bảng
3- Hoạt động 3: Thực hành:
- GV cho hs xem một số bài hs năm trước vẽ.
- GV quan sát theo dõi , gợi ý để hs làm bài
4- Hoạt động 4:Nhận xét đánh giá:
- GV chọn một số bài để hs cùng xem:
 + Các em có nhận xét gì về các bài vẽ ?
 + Em thích bài nào nhất? Vì sao?
- GV nhận xét và tuyên dương
* Cây dem đến cho con người chúng ta bóng mát, không khí để thở, cho quả các em phải biết chăm sóc cây như: trồng cây, tưới cây, không được bẻ cành cây, nhổ cây ở nhà, ở trường cũng như ở nơi công cộng. 
- Hs quan sát và trả lời :
-Hs lắng nghe
-Hs quan sát Gv hướng dẫn cách vẽ
-Hs quan sát
- Hs vẽ vườn cây và vẽ màu theo ý thích
- Hs nhận xét về: 
 + Hình vẽ
 + Cách sắp xếp
 + Màu sắc
 + Chọn bài mình thích
-Hs lắng nghe
IV. Dặn dò:
- Quan sát hình dáng và màu sắc một số con vật
- Chuẩn bị bài sau: Vẽ con vật
 + Mang theo đầy đủ dụng cụ học tập
TUẦN 5
Ngay thang nam 
Bài 5: NÆn , xÐ, d¸n CON VẬT 
I. Mục tiêu :
- Hs nhận biết được đặc điểm một số con vật
- XÐ, nÆn d¸n ®­îc con vật mà em thích
- Biết yêu thương, chăm sóc và bảo vệ loài vật có ích
II. Chuẩn bị:
 GV HS
- Tranh, ảnh một số con vật quen thuộc - Vở tập vẽ 2 
- Một số bài của hs năm trước - Bút chì, tẩy, màu vẽ  
III. Các hoạt động dạy- học
 -Ổn định 
 - Kiểm tra đồ dùng học tập:
 - Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Giới thiệu:Gv lựa chọn cách giới thiệu cho phù hợp với nội dung
1-Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét:
- GV giới thiệu tranh, ảnh về các con vật và đặt câu hỏi:
 +Trong tranh vẽ những con vật gì ?
 + Các con vật này có hình dáng và đặc điểm màu sắc như thế nào?
 + Các con vật đều có những phần chính nào?
 + Em hãy kể một số con vật khác mà em biết ?
* GV tóm tắt :
 + Có rất nhiều con vật với hình dáng và đặc điểm khác nhau, các em hãy chọn một con vật em thích để vẽ.
2- Hoạt động 2: Cách xÐ, d¸n.
- XÐ phÇn chÝnh tr­íc, n¸n phÇn nhá sau
XÐ h×nh c¸c chi tiÕt.
XÕp h×nh c¸c con vËt ®· xÐlªn giÊy nÒn sao cho phï hîpvíi khæ giÊy sao cho phï hîp. Chó ý t¹o d¸ng con vËt cho sinh ®éng h¬n.
Dïng hå d¸n tõng phÇn cñacon vËt.
3- Hoạt động 3: Thực hành:
- GV cho hs xem một số bài hs năm trước 
- GV quan sát theo dõi , gợi ý để hs tạo dáng và vẽ thêm hình ảnh phụ cho phù hợp
4- Hoạt động 4:Nhận xét đánh giá:
- GV chọn một số bài để hs cùng xem:
 + Các em có nhận xét gì về các bài vẽ ?
 + Em thích bài nào nhất? Vì sao?
- GV nhận xét và tuyên dương
* Các con vật đem lại cho ta những ích lợi như: con gà thì cho ta trứng, thịt, gáy báo thức buổi sáng., con chó thì giữ nhà,vì vậy các em cần chăm sóc thương yêu, bảo vệ vật nuôi trong gia đình.
-Hs quan sát và trả lời
- Hs trả lời :
-Hs kể
- Hs lắng nghe
-Hs lắng nghe và quan sát G ... ạ tiết rời để sắp xếp vào hình vuông.
	- Bài vẽ đẹp của học sinh các lớp trước.
 * Học sinh:
	- Vở tập vẽ.
	- Bút chì, màu và tẩy.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Ổn định lớp: Kiểm tra dụng cụ học vẽ.
- Bài mới: Giới thiệu bài
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- Các em đã học vẽ hoạ tiết vào hình vuông. Vậy các đồ vật nào dạng hình vuông có trang trí?
- GV treo hai hình vuông và hỏi:
(?) Trong hai hình vuông này được trang trí bằng hoạ tiết gì đây?
(?) Đâu là họa tiết chính? Đâu là họa tiết phụ?
(?) Các hoạ tiết được sắp xếp như thế nào?
(?) Trong hình vuông này được sử dụng mấy màu?
- Để trang trí được hình vuông đẹp, các em theo dõi cô hướng dẫn cách vẽ.
* Hoạt động 2: Cách vẽ
(?) Em dùng họa tiết gì để đưa vào trang trí hình vuông của mình?
- GV vẽ lên bảng một số hoạ tiết để học sinh tham khảo.
- Sau đó GV hướng dẫn cách trang trí hình vuông như sau:
+ Kẻ trục ngang, trục dọc và đường chéo.
+ Vẽ họa tiết chính, họa tiết phụ.
+ Vẽ màu.
- Họa tiết giống nhau vẽ bằng nhau và vẽ cùng một màu, họa tiết đậm thì nền nhạt và ngược lại.
- Cho học sinh xem một số bài vẽ đẹp của các bạn học sinh các lớp trước.
* Hoạt động 3: Thực hành
- Trong khi học sinh làm bài GV đến từng bàn hướng dẫn thêm cho những em còn lúng túng.
- Gợi ý cho những em còn lúng túng trong khi vẽ để tất cả đều làm được. 
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- Chọn một số bài vẽ đẹp treo lên cho cả lớp cùng nhận xét:
+ Cách chia mảng chính, phụ;
+ Cách sắp xếp hoạ tiết;
+ Màu sắc;
- GV nhận xét chung và chỉ những bài vẽ đẹp cho cả lớp cùng học tập. Tuyên dương các em vẽ đẹp trước lớp.
- Dặn dò:
- Bài sau: Thường thức mỹ thuật: Tìm hiểu về tượng.
- Sưu tầm tượng trên sách báo, tạp chí
- Mang đầy đủ dụng cụ học vẽ.
- Nghe và trả lời.
- Quan sát và trả lời.
- Bông hoa ở giữa là họa tiết chính, họa tiết phụ là con bướm ở bốn góc.
- Đối xứng qua trục.
- Nghe
- Một số em trả lời theo ý nghĩ cúa các em.
- Theo dõi cách vẽ.
- Quan sát bài vẽ của học sinh các lớp trước.
- Thực hành.
- Nhận xét bài.
- Nghe
- Nghe và thực hiện.
Ngày tháng năm 20 TUẦN 32
Bài 32: Thường thức mỹ thuật
Tìm hiểu về tượng
I. Mục tiêu:
	- HS bước đầu nhận biết được các thể loại tượng.
	- HS có ý thức trân trọng, giữ gìn những tác phẩm điêu khắc.
II. Chuẩn bị:
 * Giáo viên:
	- Sưu tầm một số ảnh tượng đài, tượng cổ, tượng chân dung, để giới thiệu cho học sinh.
	- Sưu tầm một vài tượng thật (nếu có).
	- Tranh tượng trong bộ đồ dùng dạy học.
 * Học sinh:
	- Vở tập vẽ.
	- Bút chì, màu và tẩy.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Ổn định lớp: Kiểm tra dụng cụ học vẽ.
- Bài mới: Giới thiệu bài
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về tượng
- GV cho học sinh quan sát tượng trong bộ đồ dùng dạy học và hỏi:
(?) Bức tượng này có tên là gì?
(?) Còn đây là tượng gì?
-GV nói: Tượng vua Quang Trung đặt ở khu Gò, Đống Đa, Hà Nội. Tượng được làm bằng xi măng của nhà điêu khắc Vương Học Báo.
+ Tượng phật Hiếp Tôn Giả đặt ở chù Tây Phương, Hà Tây. Tượng được tạc bằng gỗ.
+ Tượng Võ Thị Sáu đặt ở Viện Bảo tàng Mỹ thuật Hà Nội. Đúc bằng đồng của nhà điêu khắc Diệp Minh Châu.
- GV cho học sinh xem tượng vua Quang Trung và đặt câu hỏi để học sinh tìm hiểu về tượng;
(?) Hình dáng tượng vua Quang Trung như thế nào? Tượng Hiếp Tôn Giả như thế nào?
- GV tóm tắt: Tượng vua Quang Trung là tượng đài kỉ niệm chiến thắng Ngọc Hồi, Đống Đa lịch sử. Vua Quang Trung tượng trưng cho sức mạnh của dân tộc Vnam chống quân xâm lược nhà Thanh.
+ Tượng Hiếp Tôn Giả được đặt ở chùa Tây Phương, được tạc bằng gỗ mít và được sơn son thép vàng. Tượng HTG là pho tượng cổ đẹp, biểu hiện lòng nhơn từ, khoan dung của nhà phật.
(?) Còn hình dáng bức tượng Võ Thị Sáu như thế nào?
- GV chốt ý: Tượng mô tả hình ảnh chị Sáu trước kẻ thù, chị rất bình tĩnh, hiên ngang trong tư thế của người chiến thắng.
- GV gợi ý cho các em xem một số tượng mà GV và HS sưu tầm được.
* Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá
- GV nhận xét giờ học và khen ngợi những em tham gia phát biểu xây dựng bài.
- Dặn dò:
- Bài sau: Vẽ theo mẫu: Vẽ cái bình đựng nước. Quan sát các loại bình đựng nước.
- Mang đầy đủ dụng cụ học vẽ.
- Quan sát tượng và trả lời.
- Nghe
- Quan sát và trả lời.
- Lắng nghe.
- Chị đứng trong tư thế hiên ngang, mắt nhìn thẳng. Tay nắm chặt biểu hiện sự kiên quyết.
- Xem tượng.
- Nghe
- Nghe và thực hiện.
Thứ ba ngày 02 tháng 05 năm 2006
Ngày tháng năm 20 TUẦN 33
Bài 33: Vẽ theo mẫu
Vẽ cái bình đựng nước
I. Mục tiêu:
	- HS nhận biết được hình dáng, màu sắc của bình đựng nước.
	- Tập quan sát, so sánh tỉ lệ của hình.
	- Vẽ được cái bình đựng nước gần giống mẫu (chỉ vẽ hình).
II. Chuẩn bị:
 * Giáo viên:
	- Một vài cái bình đựng nước có hình dáng khác nhau.
	- Tranh hướng dẫn cách vẽ trong bộ đồ dùng dạy học.
	- Bài vẽ đẹp của học sinh các lớp trước.
 * Học sinh:
	- Vở tập vẽ.
	- Bút chì, màu và tẩy.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Ổn định lớp: Kiểm tra dụng cụ học vẽ.
- Bài mới: Giới thiệu bài
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- Cho học sinh quan sát hai cái bình đựng nước và hỏi:
(?) Em có nhận xét gì về hai cái bình đựng nước này?
(?) Cách trang trí hai cái bình này có gì khác nhau?
(?) Cái bình gồm có những bộ phận nào?
- GV đưa cái bình lên và thay đổi các hướng và hỏi: 
(?) Trong các hướng khác nhau em thấy cái bình như thế nào?
- GV chốt ý: Khi quan sát cái bình ở các hướng khác nhau thì hình dáng của chúng cũng thay đổi, có thể thấy quai cầm hoặc không, muốn vẽ được cái bình đẹp các em phải quan sát mẫu thật kỹ trước khi vẽ, khi vẽ không được dùng thước để gạch khung hình.
* Hoạt động 2: Cách vẽ
- GV vẽ lên bảng ba cái bình khác nhau và hỏi:
(?) Hình cái bình nào đúng so với mẫu đặt trên bàn?
(?) Để vẽ được cái bình như thế này em phải làm gì trước? 
(?) Sau khi quan sát kĩ mẫu thì ta làm gì? 
- GV nhắc lại: Muốn vẽ theo mẫu các em phải chú ý:
+ Quan sát mẫu thật kĩ để ước lượng chiều cao so với chiều ngang của vật mẫu.
+ Vẽ phác khung hình chung.
+ Tìm vị trí của các bộ phận: nắp, thân, đáy, miệng, quai
+ Vẽ hình toàn bộ bằng nét phác mờ, sửa lại cho đúng mẫu.
+ Có thể trang trí và vẽ màu theo ý thích.
* Hoạt động 3: Thực hành
- Cho học sinh xem một số bài vẽ đẹp của học sinh các lớp trước để các em tham khảo trước khi vẽ.
- Khi học sinh thực hành, GV đến từng bàn gợi ý thêm. Nhắc học sinh khi vẽ phải quan sát mẫu để vẽ, không vẽ theo cảm tính.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- GV cùng HS nhận xét một số bài đã hoàn thành.
+ Bố cục;
+ Hình ảnh cái ca so với mẫu;
- GV nhận xét chung và tuyên dương học sinh vẽ đẹp.
- Dặn dò:
- Bài sau: Vẽ tranh: Vẽ tranh phong cảnh.
- Quan sát một số cảnh đẹp xung quanh em- Mang đầy đủ dụng cụ học vẽ.
- Quan sát vật mẫu và trả lời.
- Nắp, miệng, thân, đáy và tay cầm.
- Vài em nhận xét.
- Cả lớp lắng nghe.
- Quan sát cô hướng dẫn vẽ.
- Quan sát, trả lời.
- Quan sát mẫu cho thật kĩ.
- Vẽ phác khung hình chung của cái bình.
- Nghe và theo dõi cô hướng dẫn cách vẽ.
- Xem bài học sinh các lớp trước.
- Thực hành.
- Nhận xét bài.
- Nghe và thực hiện.
Thứ hai ngày 08 tháng 05 năm 2006
Ngày tháng năm 20 TUẦN 34
Bài 34: Vẽ tranh
Vẽ tranh phong cảnh
I. Mục tiêu:
	- HS nhận biết được tranh phong cảnh. Cảm nhận được vẻ đẹp của tranh phong cảnh, cảnh đẹp thiên nhiên.
	- Biết cách vẽ tranh phong cảnh và vẽ được tranh phong cảnh theo ý thích.
	II. Chuẩn bị:
 * Giáo viên:
	- Tranh phong cảnh do họa sĩ và thiếu nhi vẽ.
	- Một số tranh chân dung, tĩnh vật, con vật để học sinh phân biệt.
	- Bài vẽ của học sinh các lớp trước.
 * Học sinh:
	- Vở tập vẽ.
	- Bút chì, màu và tẩy. Tranh sưu tầm được nếu có.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Ổn định lớp: Kiểm tra dụng cụ học vẽ.
- Bài mới: Giới thiệu bài
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- GV treo một số tranh về nhiều đề tài khác nhau và hỏi:
(?) Trong các tranh này, tranh nào vẽ về đề tài phong cảnh?
(?) Các tranh còn lại vẽ về đề tài gì?
(?) Như vậy thế nào là tranh phong cảnh?
- GV bổ sung: Tranh phong cảnh là tranh vẽ những cảnh đẹp trong thiên nhiên. Cảnh là chính, ngoài ra có thể vẽ điểm thêm người hoặc vật để cho tranh đẹp và sinh động hơn.
* Hoạt động 2: Cách vẽ tranh
- Yêu cầu học sinh nhớ lại những cảnh đẹp các em đã thấy ở xung quanh nơi em ở hoặc đã thấy khi đi tham quan
- Vẽ được cảnh là chính. Hình ảnh chính vẽ trước, hình ảnh phụ vẽ sau.
- Vẽ màu theo ý thích, chú ý khi vẽ màu cần có đậm nhạt bài mới đẹp.
* Hoạt động 3: Thực hành
- Cho học sinh xem một số tranh phong cảnh của học sinh các lớp trước để các em tham khảo.
- Khi học sinh thực hành, GV đến từng bàn hướng dẫn thêm cho những em chưa tìm ra cảnh để vẽ, gợi ý cho các em một số cảnh đẹp như: phong cảnh trường học, công viên, đường phố, biển,
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- GV cùng học sinh nhận xét một số bài đã hoàn thành;
+ Nội dung;
+ Bố cục;
+ Màu sắc;
- GV nhận xét chung và tuyên dương các em có bài vẽ đẹp, động viên các em.
- Dặn dò:
- Chuẩn bị tranh đẹp để nộp lại trưng bày cuối năm.
- Quan sát tranh và trả lời.
- Vài em trả lời.
- Quan sát và kể tên đề tài.
- Trả lời
- Lắng nghe
- Nhớ lại cảnh đẹp để vẽ.
- Xem bài học sinh các lớp trước.
- Thực hành.
- Nhận xét bài đã hoàn thành.
- Lắng nghe.
- Nghe và thực hiện.
Thứ hai ngày 15 tháng 05 năm 2006
Ngày tháng năm 20
TUẦN 35
Bài 35: Trưng bày
KẾT QUẢ HỌC TẬP
I. Mục đích:
	- GV, HS thấy được kết quảgiảng dạy, học tập trong năm.
	- HS yêu thích môn Mĩ thuật.
II. Hình thức tổ chức:
 	- Chọn bài vẽ đẹp ở các loại bài.
	- Trưng bày nơi thuận tiện cho nhiều người xem.
 * Lưu ý:
	- Dán vào giấy rô ki theo từng loại bài học: Vẽ trang trí, vẽ theo mẫu, vẽ tranh đề tài...
	- Trình bày đẹp, có đầu đề:
	* Kết quả dạy học của lớp 
	* Vẽ tranh
	* Tên đề tài, tên học sinh.
III. Đánh giá:
	- Tổ chức cho học sinh xem và gợi ý để các em có nhận xét, đánh giá về các bài vẽ.
	- GV hướng dẫn học sinh xem và tổng kết.
	- Tuyên dương học sinh có bài vẽ đẹp.

Tài liệu đính kèm:

  • docmythuat2.doc