Giáo án Tập đọc lớp 2 - Tuần 21 đến tuần 23

Giáo án Tập đọc lớp 2 - Tuần 21 đến tuần 23

I. Mục đích:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ, đúng mức.

- Biết thay đổi giọng đọc phù hợp với nội dung bài (vui tươi ở đoạn 1; ngạc nhiên, buồn thảm ở đoạn 2, 3; thương tiếc, trách móc ở đoạn 4)

2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ: khôn tả, véo von, long trọng .

- Hiểu điều câu chuyện muốn nói. Hãy để cho chim tự do ca hát, bay lượn. hãy để cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

- Một bông hoa hoặc một bó hoa cú tươi.

 

doc 11 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 996Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc lớp 2 - Tuần 21 đến tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên : Lê Thị Thuý Huyên
Tuần 21
Tiết 61 - 62	TẬP ĐỌC
CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG
I. Mục đích:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ, đúng mức.
- Biết thay đổi giọng đọc phù hợp với nội dung bài (vui tươi ở đoạn 1; ngạc nhiên, buồn thảm ở đoạn 2, 3; thương tiếc, trách móc ở đoạn 4)
2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ: khôn tả, véo von, long trọng ...
- Hiểu điều câu chuyện muốn nói. Hãy để cho chim tự do ca hát, bay lượn. hãy để cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
- Một bông hoa hoặc một bó hoa cú tươi.
III. Các hoạt động dạy học:
TIẾT 1
- Kiểm tra bài cũ: Kiểm ta 2 học sinh đọc bài Mùa nước nổi TLCH : 3, 4 (SGK).
- Dạy bài mới: Giới thiệu bài : Chim sơn ca và bông cúc trắng.
Luyện đọc.
- GV đọc diễn cảm cả bài. 
- Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
- Đọc từng đoạn trong nhóm .
- Thi đọc giữa các nhóm. (từng đoạn, cả bài, đồng thanh, cá nhân)
Chú ý các câu sau:
- Chim véo von mãi / rồi mới bay về bầu trời xanh thẳm //.
 Tội nghiệp con chim // khi nó còn sống và ca hát, / các cậu để mặc cho nó chết vì đói khát //.
TIẾT 2
	Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Trước khi bị bỏ vào lồng, chim và hoa sống thế nào ?
- Chim tự do bay nhảy, hót véo von, sống trong một thế giới rất rộng lớn là cả bầu trời xanh thẳm.
- Vì sao tiếng hát của chim trở nên buồn thảm ?
- Vì chim bị bắt, bị cầm tù trong lồng.
- Điều gì cho thấy các cậu bé rất vô tình tình đối với chim, đối với hoa ?
- Đối với chim: Bắt chim nhốt vào lồng nhưng lại không nhớ cho ăn uống, để chim chết vì đói và khát.
- Đối với hoa: cầm dao cắt cả đám cỏ lẫn bông cúc bỏ vào lồng sơn ca.
- Hành động của các cậu bé gây ra chuyện gì đau lồng ?
- Sơn ca chết – cúc héo tàn.
- Em muốn nói gì với các cậu bé ?
- Đừng bắt chim, đứng hái hoa!/
Hãy để cho chim được tự do bay nhảy, ca hát. hãy để cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời. ! //
	- Luyện đọc lại: 3, 4 học sinh thi đọc lại truyện.
IV. Củng cố – Dặn dò:
Hãy bảo vệ chim chóc, bảo vệ các loài hoa vì chúng làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp.
Giáo viên : Lê Thị Thuý Huyên
Tuần 21
Tiết 63	TẬP ĐỌC
VÈ CHIM
I. Mục đích:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.
- Đọc trơn toàn bài. Ngắt, nghỉ đúng nhịp câu vè.
- Biết đọc với giọng đọc vui, nhí nhảnh.
2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ : (lon ton, tếu, nhấp nhem ...) nhận biết các loài chim trong bài.
- Hiểu nội dung bài: Đặc điểm, tính nết giống như con người của một số loài chim.
3. Thuộc lòng bài vè.
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh họa một số loài chim có trong bài vè.
III. Các hoạt động dạy học.
- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 2 HS đọc bài thông báo của thư viện vườn chim, TLCH về nội dung bài.
- Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Vè chim.
Luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu bài vè.
- Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a. Đọc từng câu.
b. Đọc từng đoạn trước lớp.
- HD HS luyện đọc.
- HD tìm hiểu bài.
- Bài chia làm 5 đoạn. Mỗi đoạn gồm 4 dòng.
- Tìm tên các loài chim được dùng để gọi các loài chim.
- Gà con, sáo, liếu điếu, chì vôi, chèo bẻo, khách, chim sẻ, chim sâu, tu hú, cú mèo.
- Tìm những từ ngữ được dùng để gọi các loài chim.
- Em sáo, cậu chìa vôi, thím khách, bà chim sẻ, mẹ chim sáo, cô tu hú, bác cú mèo.
- Tìm những từ ngữ được dùng để tả đặc điểm của các loài chim.
- Chạy len xen, vừa đi vừa nhảy, nói linh tinh, hay nghịch hay tến chao đóp mòi, mách lẻo, nhặt lên ca, có tình có nghĩa.
- HTL bài vè.
- HS thi đọc từng đoạn – HTL cả bài vè.
IV. Củng cố dặn dò: 
Học sinh tập đặt 1 số câu vè (hoặc mỗi em làm 1 câu tiếp nối nhau) nói về một con vật thân quen.
Học sinh về nhà HTL bài vè, sưu tầm vài bài vè dân gian
Giáo viên : Lê Thị Thuý Huyên
Tuần 22
Tiết 	64 -65	TẬP ĐỌC
MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN
I. Mục đích:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ.
- Biết đọc phân biệt lời người kể với lời nhân vật.
2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ: ngẫm, cuống quýt, đắn đo, coi thường, trốn đằng trời.
- Hiểu ý nghĩa truyện: Khó khăn, hoạn nạn, thử thách, trí thông minh, sự bình tĩnh của mỗi người. Chớ kêu căng, hợm mình, xem thường người khác.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
TIẾT 1
- Kiểm tra bài cũ: Kiểm ta 2hs học thuộc lòng bài Vè chim. Trả lời câu hỏi.
Em thích loài chim nào trong bài? Vì sao ?
- Dạy bài mới: Giới thiệu bài : Một trí khôn hơn trăm trí khôn.
Luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Uốn giọng các từ ngữ.
- Từ khôn, coi thường, chỉ có một, hàng trăm, quấn quýt, đằng trời;
- Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Cuống quýt, nấp, sao lên, lấy gậy, thình lình.
- Đọc từng câu chú ý các từ học sinh dễ phát âm sai.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
- Đọc đúng các câu sau:
- Chợt thấy một người thợ lặn,/chúng cuống quýt nấp vào một cái hang,// chồn bảo gà rừng: “Một trí khôn của cậu còn hơn cả trăm trí khôn của mình.//
Thi đọc giữa các nhóm (ĐT, CN, từng đoạn, cả bài).
TIẾT 2
	Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Tìm những câu nói lên thái độ của Chồn coi thường Gà rừng.
- Chồn vẫn ngầm coi thường bạn, ít thế sao? Mình thì có hàng trăm.
- Khi gặp bạn, Chồn như thế nào ?
- Chồn rất sợ hãi và chẳng nghĩ ra được.
- Gà rừng nghỉ ra mẹo gì để cả hai thoát nạn?
- Gà rừng giả chết rồi vùng chạy để đánh lạc hướng người thợ săn, tạo thời cơ cho Chồn vật ra khỏi hang.
- Thái độ của Chồn đối với Gà rừng thay đổi ra sao?
- Chồn thay đổi hẳn thái độ, nó tự thấy một trí khôn của bạn còn hơn trăm trí khôn của mình.
- Luyện đọc lại.
- Mỗi nhóm các em tựï phân vai.
- Người dẫn truyện, Gà rừng, Chồn, thi đọc truyện.
IV. Củng cố – Dặn dò:
Em thích con vật nào trong truyện ? Vì sao?
Chuẩn bị bài sau: “Cò và Cuốc”
Giáo viên : Lê Thị Thuý Huyên
Tuần 22
Tiết 66	TẬP ĐỌC
CÒ VÀ CUỐC
I. Mục đích:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.
- Đọc trơn toàn bài. Ngắt, nghỉ hơi đúng.
- Biết đọc bài với giọng đọc, nhẹ nhàng. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật (Cò, Cuốc).
2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu.
- Hiểu nghĩa các từ khó : Cuốc, thảnh thơi.
- Hiểu nội dung bài: Phải lao động vất vả mới có lúc thảnh thơi sung sướng.
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh họa bài học trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học.
- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 2 HS đọc bài Một trí khôn hơn trăm trí khôn – TLCH về nội dung bài.
- Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Cò và Cuốc.
Luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu cả bài.
- Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
- Bài chia thành 2 đoạn.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Thấy Cò lội ruộng, Cuốc hỏi thế nào?
- Chị sắp tép vất vả, chẳng sợ bùn bắn bẩn hết áo trắng sao?
- Vì sao Cuốc lại hỏi như vậy?
- Vì Cuốc nghĩ rằng: Áo Cò trắng phau, Cò thường bay dập dồn như múa trên mời cao, chẳng lẻ có lúc lại phải lội bùn bắt tép bẩn thỉu khó nhọc như vậy.
- Câu trả lời của Cò chứa một lời khuyên. Lời khuyên ấy là gì?
- Cần chăm chỉ làm lụng thì mới có ngày sung sướng.
IV. Củng cố dặn dò: 
Học sinh nói lại lời khuyên câu chuyện. 
Giáo viên : Lê Thị Thuý Huyên
Tuần 23
Tiết 67-68	TẬP ĐỌC
BÁC SĨ SÓI (T1)
I. Mục đích:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các đấu câu, giữa các cụm từ dài.
- Biết đọc phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật (Ngựa, Sói).
2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu:
- Hiểu các từ ngữ khó: khoan thai, phát hiện, bình tĩnh, làm phúc. 
- Hiểu nội dung truyện: Sói gian ngoan bày mưu kế định lừa Ngựa để ăn thịt, không ngờ bị Ngựa thông minh dùng mẹo trị lại.
II. Đồ dùng dạy học:.
Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
TIẾT 1
- Kiểm tra bài cũ: Kiểm ta 2 HS đọc bài Cò và Vạc. Trả lời câu hỏi 3. (Câu TL của Cò chứa 1 lời khuyên – Lời khuyên ấy là gì?)
- Dạy bài mới: Giới thiệu bài : Bác sĩ Sói.
- Học sinh xem tranh minh họa chủ điểm muông thú. (SGK/40).
Luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu cả bài.
- Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a) Đọc từng câu.
HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
Chú ý các từ dể viết sai.
- Rõ dãi, chống lên, hiền lành, lễõ phép, làm ơn, lựa miếng, khoan thai ...
b) Đọc từng đoạn trước lớp.
- Đọc đúng các câu sau:
- Nó bèn kiếm một cặp hình đeo lên mắt,/ một ống nghe cặp vào cổ,/ một áo choàng khoác lên người, / một chiếc mũ thêu chữ thập đỏ chụp lên đầu,//
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
TIẾT 2
	Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Từ ngữ nào tả sự thèm thuồng của Sói khi thấy Ngựa?
- Thèm rõ dãi.
- Sói làm gì để lừa Ngựa?
- Nó giả làm bác sĩ khám bệnh cho Ngựa.
- Ngựa đã bình tĩnh giả đau như thế nào?
- Biết mưu của Sói, Ngựa vờ là mình đau ở chân sau, nhờ Sói nhờ ơn xem giúp ...
- Tả lại cảnh Sói bị Ngựa đá.
- Sói tưởng đánh lừa được Ngựa, man men lại phía sau Ngựa, lựa miếng đớp vào đùi Ngựa. Ngựa thấy Sói cúi xuống liền tang vó đá 1 cú trời giáng làm Sói lật ngửa.
- Chọn tên khác cho truyện theo gợi ý.
- Chọn: Sói và Ngựa vì tên ấy là tên hai nhân vật của câu chuyện, thể hiện được cuộc đấu trí giữa hai nhân vật.
Luyện đọc lại.
- Học sinh tự phân các vai thi đọc truyện.
IV. Củng cố – Dặn dò: 
Nhận xét tiết học, khen ngợi các nhóm làm việc tốt. Học sinh về nhà xem trứơc bài kể chuyện:”Bác sĩ Sói”.
Giáo viên : Lê Thị Thuý Huyên
Tuần 23
Tiết 69	TẬP ĐỌC
NỘI QUY ĐẢO KHỈ
I. Mục đích:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.
- Đọc trôi chảy toàn bài.
- Ngắt nghỉ hơi đúng - đọc rõ, rành rẽ từng điều quy định.
2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu.
- Hiểu nghĩa các từ khó : Nội quy, du lịch, bảo tồn, quản lí.
- Hiểu và có ý thức tuân theo nội quy.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ viết 2 điều trong bảng nôïi quy hướng dẫn học sinh luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học.
- Kiểm tra bài cũ: 3 HS phân vai đọc truỵên Bác sĩ Sói. Sau đó: HS 1, 2 trả lời câu hỏi, về nội dung bài. HS 3 đặt tên khác cho truyện.
- Dạy bài mới: Giới thiệu bài:Nội quy đảo khỉ.
Luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu.
- Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a) Đọc từng câu:
- Học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu chú ý các từ ngữ.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
- Chia bài làm hai đoạn.
- Tham quan, khành khạch, khoái chí, nội quy, du lịch, lên đảo, trêu chọc, đảo khỉ, cảnh vật, bảo tồn.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
- 1// Mua vé tham quan trước khi lên đảo//.
- Không nên chọc thú nuôi trong chuồng//.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Thi đọc từng đoạn trước lớp.
- Nội quy đảo khỉ có mấy điều?
- Vì sao đọc xong nội quy, khỉ lại khoái chí?
- Tổ chức trò chơi: Mời 3 học sinh đóng vai.
- Luyện đọc lại.
- Có 4 điều.
- Vì bản nội quy nầy bảo vệ loài khỉ, yêu cầu mọi ngươi giữ sạch, đẹp hòn đảo.
IV. Củng cố dặn dò: 
GV giới thiệu nội quy của trường.
Nhận xét tiết học, khen ngợi.

Tài liệu đính kèm:

  • docTAP DOC 21-23.doc