Thiết kế giáo án môn học khối 2 - Tuần 7

Thiết kế giáo án môn học khối 2 - Tuần 7

I. Mục tiêu:

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu ; biết đọc rõ lời các nhân vật trong bài.

- Hiểu nội dung : Người thầy thật đáng kính trọng, tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ. Trả lời được các cau hỏi trong SGK.

+ Đánh vần được bài tập đọc.

II. Đồ dùng học tập:

- Giáo viên: Tranh minh họa bài học trong sách giáo khoa.

III. Các hoạt động dạy, học:

 

doc 20 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 643Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 2 - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7 :
Thứ hai ngày 28 tháng 9 năm 2009.
Tập đọc : NGƯỜI THẦY CŨ (2 TIẾT).
I. Mục tiêu: 
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu ; biết đọc rõ lời các nhân vật trong bài. 
- Hiểu nội dung : Người thầy thật đáng kính trọng, tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ. Trả lời được các cau hỏi trong SGK.
+ Đánh vần được bài tập đọc.
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Tranh minh họa bài học trong sách giáo khoa. 
III. Các hoạt động dạy, học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiết 1: 
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh lên đọc bài: “Ngôi trường mới” và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa. 
- Nhận xét và ghi điểm
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
2. Luyện đọc: 
- Đọc mẫu
- Hướng dẫn đọc 
- Đọc từng câu, từng đoạn. 
- Yêu cầu đọc phần chú giải
- Đọc theo nhóm. 
- Thi đọc cả bài. 
Tiết 2: 
3. Tìm hiểu bài
- Bố Dũng đến trường làm gì ?
- Khi gặp thầy giáo cũ, bố của Dũng thể hiện sự kính trọng như thế nào?
- Bố Dũng nhớ nhất kỷ niệm gì ?
4. Luyện đọc lại. 
 - Nhận xét bổ sung. 
 5. Củng cố - Dặn dò. 
- Hệ thống nội dung bài. 
- Học sinh về nhà đọc bài và chuẩn bị bài sau. 
- 2 hs lên bảng đọc
- Lắng nghe. 
- Nối nhau đọc từng câu, từng đoạn. 
- Đọc phần chú giải. 
- Học sinh đọc theo nhóm đôi. 
- Đại diện các nhóm thi đọc. 
- Cả lớp nhận xét nhóm đọc tốt nhất. 
- Đọc đồng thanh cả lớp. 
- Bố Dũng đến trường để tìm gặp thầy giáo cũ. 
- Bố vội bỏ mũ, lễ phép chào thầy. 
- Kỉ niệm về thời đi học có lần trèo qua cửa sổ lớp học, thầy chỉ bảo ban nhắc nhở mà không phạt. 
- Các nhóm học sinh thi đọc cả bài 
- Cả lớp cùng nhận xét chọn nhóm đọc hay nhất. 
Toán: LUYỆN TẬP.
I. Mục tiêu: 
- Biết giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn.
+ Biết về nhiều hơn, ít hơn.
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Bảng phụ. 
- Học sinh: Vở 
III. Các hoạt động dạy, học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh lên bảng làm bài tập 2 trang 30. 
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm. 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập. 
Bài 2: Hướng dẫn học sinh giải bài toán. 
- Nhận xét bài làm của học sinh
Bài 3: Hướng dẫn học sinh giải bài toán. 
- Gọi 1 học sinh lên bảng làm, lớp làm vào vở. 
Bài 4: Cho học sinh quan sát hình trong sách giáo khoa minh họa bài toán. 
- Hướng dẫn học sinh tự giải. 
3. Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà học bài và làm bài. 
- 3 hs lên bảng làm
- Giải vào bảng vở. 
Bài giải.
 Tuổi em là: 
 16 – 5 = 11 (tuổi) 
 Đáp số: 11 tuổi. 
- Học sinh giải vào vở. 
Bài giải
 Tuổi anh là: 
 11 + 5 = 16 (tuổi) 
 Đáp số: 16 tuổi. 
- Học sinh tự làm vào vở. 
- 1 Học sinh lên bảng làm. 
Bài giải :
 Toà nhà thứ hai có số tầng là: 
 16 – 4 = 12 (tầng) 
 Đáp số: 12 tầng 
CHIỀU
Toán: ÔN LUYỆN
I. Mục tiêu: 
- Biết giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn.
+ Biết về nhiều hơn, ít hơn.
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Bảng phụ. 
- Học sinh: Vở 
III. Các hoạt động dạy, học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh lên bảng làm bài tập 2 trang 30. 
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm. 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập. 
Bài 1:
- Nêu câu hỏi
Bài 2: 
a) Hướng dẫn học sinh giải bài toán.
b) 
- Nhận xét bài làm của học sinh
Bài 4: Cho học sinh quan sát hình trong sách giáo khoa minh họa bài toán. 
- Hướng dẫn học sinh tự giải. 
Bài 5:
- Hướng dẫn cách nhận dạng hình
3. Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà học bài và làm bài. 
- 3 hs lên bảng làm
- Trả lời
- Giải vào vở. 
Bài giải.
 Tuổi em là: 
 15 – 5 = 10 (tuổi) 
 Đáp số: 10 tuổi. 
Bài giải
 Tuổi anh là: 
 10 + 5 = 15 (tuổi) 
 Đáp số: 15 tuổi. 
- Học sinh tự làm vào vở. 
- 1 Học sinh lên bảng làm. 
Bài giải :
 Toà nhà thứ hai có số tầng là: 
 17 – 6 = 11 (tầng) 
 Đáp số: 11 tầng 
- Đánh số thứ tự ở các hình
- Có 1 hình chữ nhật
- Có tám hình tam giác
Tập đọc : ÔN LUYỆN
I. Mục tiêu: 
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu ; biết đọc rõ lời các nhân vật trong bài. 
+ Đánh vần được bài tập đọc.
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Tranh minh họa bài học trong sách giáo khoa. 
III. Các hoạt động dạy, học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
2. Luyện đọc: 
- Đọc mẫu bài : Người thầy cũ.
- Hướng dẫn đọc 
- Đọc từng câu, từng đoạn. 
- Yêu cầu đọc phần chú giải
- Đọc theo nhóm. 
- Thi đọc cả bài. 
 4. Luyện đọc lại. 
 - Nhận xét bổ sung. 
 5. Củng cố - Dặn dò. 
- Hệ thống nội dung bài. 
- Học sinh về nhà đọc bài và chuẩn bị bài sau. 
- Lắng nghe. 
- Nối nhau đọc từng câu, từng đoạn. 
- Đọc phần chú giải. 
- Học sinh đọc theo nhóm đôi. 
- Đại diện các nhóm thi đọc. 
- Cả lớp nhận xét nhóm đọc tốt nhất. 
- Đọc đồng thanh cả lớp. 
- Các nhóm học sinh thi đọc cả bài 
- Cả lớp cùng nhận xét chọn nhóm đọc hay nhất. 
Luyện từ và câu: ÔN LUYỆN
I. Mục tiêu: 
- Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận câu giới thiệu (ai, cái gì, con gì là gì ?).
- Biết đặt câu phủ định. 
- Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về đồ dùng học tập.
- Kèm học sinh yếu 
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Bảng phụ; 
- Học sinh: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập. 
Bài 1: Cho học sinh đọc yêu cầu. 
Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm. 
Bài 2: Gọi học sinh đọc đề
- Tìm những cách nói có nghĩa giống với nghĩa của các câu sau: 
Bài 3: Gọi học sinh đọc đề bài. 
- Mời 1 số em lên bảng làm.
3. Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà ôn lại bài.
- Đọc yêu cầu. 
- Đặt câu. 
+ Ai là học sinh lớp 2?
+ Môn học em yêu thích là gì ?
- Học sinh nối nhau nói câu có nghĩa giống với câu b, c. 
b) Em không thích nghỉ học đâu. 
+ Em có thích nghỉ học đâu. 
+ Em đâu có thích nghỉ học. 
c) Đây không phải đường đến trường. 
+ Đây có phải đường đến trường đâu. 
+ Đây đâu có phải đường đến trường. 
- Học sinh làm bài. 
- Trong tranh có 4 quyển vở, 3 chiếc cặp, 2 lọ mực, 
Thứ ba ngày 29 tháng 9 năm 2009.
Toán: KI - LÔ- GAM.
I. Mục tiêu: 
- Biết nặng hơn, nhẹ hơn giữa hai vật thông thường.
- Biết ki-lô-gam là đơn vị đo khối lượng; đọc, viết tên và kí hiệu của nó.
- Biết dụng cụ cân đĩa, thực hành cân một số đồ vật quen thuộc.
- Biết thực hiện phép cộng, phép trừ các số kèm đơn vị đo kg.
* Biết giải bài toán có lời văn
+ Biết nặng hơn và nhẹ hơn
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Cân đĩa, với các quả cân 1kg, 2 kg, 5kg. 
- Học sinh: Vở. 
III. Các hoạt động dạy, học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi một số học sinh lên bảng làm bài 4/31. 
- Nhận xét và ghi điểm. 
B. Bài mới: 
 1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
 2. Giới thiệu: kilôgam. 
- Yêu cầu học sinh cầm 1 quyển sách và 1 quyển vở và hỏi: quyển nào nặng hơn? Quyển nào nhẹ hơn?
- Yêu cầu học sinh nhấc quả cân 1 kg lên sau đó nhấc 1 quyển vở lên và hỏi: Cái nào nặng hơn?
- Muốn biết được vật nặng hay nhẹ ta phải cân vật đó lên. 
- Giới thiệu cái cân và cách cân. 
+ Cân các vật lên để xem mức độ nặng nhẹ thế nào ta dùng đơn vị đo là kilôgam. 
+ Kilôgam viết tắt là: kg
+ Giới thiệu quả cân 1 kg, 2kg, 4kg, 5kg. 
3. Thực hành.
Bài 1: cho hs xem hình vẽ
Bài 2:
- Hướng dẫn hs làm phép tính cộng, trừ các số đo.
* Bài 3:
- Cho hs làm quen giải bài toán có liên quan đến đơn vị đo ki lô gam
4. Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà học bài và làm bài
- 2 hs lên bảng làm
- Trả lời: quyển sách nặng hơn. Quyển vở nhẹ hơn. 
- Quả cân năng hơn quyển vở. 
- Quan sát cái cân. 
- Đọc: ki – lô – gam. 
- Viết bảng con: kg
- Kilôgam viết tắt là: kg. 
- Viết bảng con: 1kg, 2kg, 4kg, 5kg. 
- Quan sát hình vẽ điền vào chỗ chấm
- Tự làm bài
* Làm bài
Bài giải:
 Cả hai bao gạo cân nặng là:
 25 + 10 = 35 ( kg )
 Đáp số: 35 kg
Đạo đức : CHĂM LÀM VIỆC NHÀ .(tiết 1)
I. Mục tiêu :
- Biết: Trẻ em có bổn phận tham gia làm những việc nhà phù hợp với khả năng để giúp đỡ ông bà, cha mẹ.
- Tham gia một số việc nhà phù hợp với khả năng.
- Học sinh có thái độ không đồng tình với hành vi chưa chăm làm việc nhà.
+ Biết cùng cha mẹ làm những việc phù hợp với khả năng
II. Đồ dùng dạy -học :
 - Bộ tranh nhỏ dùng để làm việc theo nhóm .
 - Thẻ bìa 3 màu .
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Phân tích bài thơ : Khi mẹ vắng nhà.
- Đọc diễn cảm bài thơ .
- Yêu cầu hs thảo luận :
+ Bạn nhỏ trong bài đã làm gì khi mẹ vắng nhà ?
+ Việc làm của bạn nhỏ thể hiện tình cảm như thế nào đối với mẹ ?
+ Em hãy đoán xem, mẹ bạn sẽ nghĩ gì khi thấy những việc bạn đã làm ?
- Kết luận : Bạn nhỏ đã làm các việc nhà vì bạn ấy rất thương mẹ .. .
Hoạt động 2: Bạn đang làm gì ?
- Chia nhóm , phát cho mỗi nhóm một bộ tranh và yêu cầu các nhóm nêu tên việc nhà mà các bạn nhỏ trong mỗi tranh đang làm.
- Nhận xét , tóm tắt lại :
Tranh 1 : cất quần áo .
Tranh 2 : Tưới cây, tưới hoa .
Tranh 3 : Cho gà ăn .
Tranh 4 : Nhặt rau .
Tranh 5 : Rửa ấm chén .
Tranh 6 : Lau bàn ghế .
- Các em có thể làm được các việc đó không ?
- Khen ngợi hs .
 Kết luận : Chúng ta nên làm những công việc nhà phù hợp với khả năng .
Hoạt động 3 : Điều này đúng hay sai ?
- Lần lượt nêu từng ý kiến ( sgk), yêu cầu hs giơ thẻ màu theo quy ước đã định .
Kết luận :
- Ý kiến b, d, đ là đúng , ý kiến a, c là sai , vì mọi người trong gia đình đều phải tự giác làm việc nhà , kể cả trẻ em 
 Tham gia làm việc nhà phù hợpvới khả năng là quyền và bổn phận của trẻ em , là thể hiện tình yêu thương đối với ong bà , cha mẹ .
 - Tổng kết tiết học, dặn dò .
- 2 em đọc lại bài thơ .
- Thảo luận , trả lời :
+ Luộc rau , nấu cơm , ...
+ Bạn nhỏ rất thương mẹ , muốn
chia sẻ nỗi vất vả với mẹ 
+ Nhiều hs nêu ý kiến .
- Quan sát tranh, thảo luận nhóm .
- Các nhóm lên trình bày .
- Các nhóm khác nhận xét Đ/S .
- Sau một ý kiến hs giơ thẻ, giải thích lí do .
Chính tả : Tập chép: NGƯỜI THẦY CŨ.
I. Mục tiêu: 
- Chép chính xác bài chính ... ?
- Mặt đồng hồ có ghi các số tương ứng với vạch chia. Khi trên đĩa không có các đồ vật thì kim chỉ ở số 0. 
- Cách cân: Đặt đồ vật lên đĩa cân, khi đó kim sẽ quay. Kim dừng ở vạch nào thì số tương ứng ấy cho biết vật đặt trên đĩa nặng bấy nhiêu kg. 
- Gọi 2, 3 học sinh lên bảng thực hành cân. 
- Nhận xét cho cả lớp đọc số chỉ trên mặt đồng hồ. 
Bài 3: Yêu cầu học sinh tính rồi ghi kết quả vào vở (cột 1)
* Yêu cầu học sinh làm cột 2 
Bài 4: Hướng dẫn học sinh tự tóm tắt rồi giải vào vở. 
 3. Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà học bài 
- 2 hs lên bảng
- Có 1 đĩa. 
- Lắng nghe giáo viên giới thiệu cái cân đồng hồ. 
- Theo dõi giáo viên cân. 
- Thực hành cân 1 túi gạo 2kg, 1 túi đường 1kg, cân 2 chồng sách 3kg. 
- Học sinh làm vào vở. 
 3kg + 6kg – 4kg = 5kg. 
 15kg – 10kg + 7kg = 12kg. 
 * Làm cột 2 
 8kg - 4kg + 9kg = 13kg. 
16kg + 2kg – 5kg = 13kg
- Tự giải bài toán. 
 Bài giải
 Số kilôgam gạo nếp mẹ mua là
 26 – 16 = 10 (kg) 
 Đáp số: 10kg. 
Thủ công: GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY KHÔNG MUI (Tiết 1).
I. Mục tiêu: 
- Biết cách gấp thuyền phẳng đáy không mui.
- Gấp được thuyền phẳng đáy không mui. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.
* Gấp được thuyền phẳng đáy không mui. Các nếp gấp phẳng, thẳng.
+ Biết cách gấp thuyền phẳng đáy không mui.
- Học sinh yêu thích gấp thuyền. 
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Mẫu thuyền bằng giấy. 
- Học sinh: Giấy màu, kéo, 
 III. Các hoạt động dạy, học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi một số học sinh lên nói lại các bước gấp máy bay đuôi rời. 
- Nhận xét. 
B. Bài mới: 
1. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 
Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát mẫu. 
- Hướng dẫn và giới thiệu mẫu gấp thuyền phẳng đáy không mui. 
 Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu
- Bước 1: Gấp các nếp gấp cách đều nhau. 
- Bước 2: Gấp tạo thân và mũi thuyền. 
- Bước 3: Tạo thuyền phẳng đáy không mui. 
 Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tập gấp. 
- Hướng dẫn học sinh tập gấp thuyền phẳng đáy không mui từng bước như trong sách giáo khoa. 
- Đi từng bàn theo dõi quan sát, giúp đỡ những em chậm theo kịp các bạn. 
 Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh về tập gấp lại. 
- Quan sát và nhận xét. 
- Học sinh theo dõi. 
- Nhắc lại các bước gấp thuyền phẳng đáy không mui. 
- Tập gấp từng bước theo hướng dẫn của giáo viên. 
+ Gấp các nếp gấp cách đều nhau. 
+ Gấp tạo thân và mũi thuyền. 
+ Tạo thuyền phẳng đáy không mui. 
Tập viết: CHỮ HOA: E, Ê.
I. Mục tiêu: 
- Viết đúng 2 chữ hoa E, Ê (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ E hoặc Ê), chữ và câu ứng dụng : Em (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Em yêu trường em (3 lần).
+ Viết được chữ hoa E, Ê.
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Chữ mẫu trong bộ chữ. 
- Học sinh: Vở tập viết. 
III. Các hoạt động dạy, học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc cho học sinh viết bảng con chữ Đ và từ đẹp trường. 
- Nhận xét bảng con. 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài ghi đầu bài. 
2. Hướng dẫn học sinh viết. 
- Cho học sinh quan sát chữ mẫu. 
- Nhận xét chữ mẫu. 
- Viết mẫu lên bảng. 
E, Ê
- Phân tích chữ mẫu.
- Hướng dẫn học sinh viết bảng con. 
3. Hướng dẫn viết từ ứng dụng. 
- Giới thiệu từ ứng dụng: 
Em yêu trường em.
- Giải nghĩa từ ứng dụng. 
- Hướng dẫn viết từ ứng dụng vào bảng con. 
4. Viết vào vở tập viết. 
- Hướng dẫn học sinh viết vào vở theo mẫu sẵn. 
- Theo dõi uốn nắn sửa sai. 
5. Chấm, chữa. 
- Thu chấm 7, 8 bài có nhận xét . 
6. Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét giờ học. 
- Lớp viết bảng con
- Quan sát và nhận xét độ cao của các con chữ. 
- Theo dõi giáo viên viết mẫu. 
- Phân tích
- Viết bảng con chữ E, Ê 2 lần. 
- Đọc từ ứng dụng. 
- Giải nghĩa từ. 
- Viết bảng con chữ: Em
- Viết vào vở theo yêu cầu của giáo viên. 
- Sửa lỗi. 
Thứ sáu ngày 02 tháng 10 năm 2009
Toán: 26 + 5.
I. Mục tiêu: 
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 26 + 5.
- Biết giải bài toán về nhiều hơn.
- Biết thực hành đo độ dài đoạn thẳng.
* Làm bài 1 dòng 2
+ Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 30.
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Bảng phụ, 2 bó 1 chục que tính và 11 que tính rời. 
- Học sinh: Vở. 
III. Các hoạt động dạy, học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài 2 trang 34. 
- Nhận xét, ghi điểm. 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
2. Giới thiệu phép tính 26 + 5. 
- Nêu bài toán để dẫn đến phép tính 26 + 5
- Hướng dẫn học sinh thực hiện phép tính
 26 
 + 5
 31
 * 6 cộng 5 bằng 11, viết 1 nhớ 1. 
 * 2 thêm 1 bằng 3, viết 3.
- Ghi lên bảng: 26 + 5 = 31
3. Thực hành. 
Bài 1: (dòng 1) Cho hs làm bài
Chú ý viết thẳng cột với nhau
* Dòng 2
Bài 3: Cho hs đọc đề toán
- Cho hs nhận dạng toán về nhiều hơn
Bài 4: Yêu cầu hs đo đoạn thẳng rồi trả lời
4. Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà học bài.
- 2 hs lên bảng làm
- Nêu lại đề toán. 
- Thao tác trên que tính để tìm ra kết quả 31. 
- Thực hiện phép tính. 
+ 6 cộng 5 bằng 11 viết 1 nhớ 1. 
+ 2 thêm 1 bằng 3 viết 3. 
- Hai mươi sáu cộng năm bằng ba mươi mốt. 
- lớp làm bảng con
* Làm dòng 2
- Hs đọc đề làm bài
Bài giải:
 Số điểm mười trong tháng này là:
 16 + 5 = 21 ( điểm )
 Đáp số: 21 điểm mười.
- Đo rồi trả lời: 
+ Đoạn AB dài 7cm. Đoạn thẳng BC dài 5 cm
+ Đoạn thẳng AC dài 12 cm
Tập làm văn: KỂ THEO TRANH. 
LUYỆN TẬP VỀ THỜI KHOÁ BIỂU.
I. Mục tiêu: 
- Dựa vào 4 tranh minh hoạ, kể được câu chuyện ngắn có tên Bút của cô giáo (BT1).
- Dựa vào thời khoá biểu hôm sau của lớp để trả lời được câu hỏi ở BT3.
+ Biết được thời khoá biểu hôm sau của lớp.
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Bảng phụ; tranh minh họa trong sách giáo khoa. 
- Học sinh: Vở. 
III. Các hoạt động dạy, học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập 2 tuần 6. 
- Nhận xét. 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: Hướng dẫn học sinh kể theo tranh 1: 
- Tranh vẽ 2 bạn học sinh đang làm gì ?
- Bạn trai nói gì ?
- Bạn gái trả lời ra sao?
Hướng dẫn học sinh kể tranh 2, 3, 4 tương tự. 
Bài 3: Yêu cầu học sinh dựa vào thời khoá biểu để trả lời từng câu hỏi trong sách giáo khoa
3. Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh về học bài và chuẩn bị bài sau
- 2 hs lên bảng làm
- 1 Học sinh đọc yêu cầu. 
- Học sinh quan sát tranh và trả lời. 
+ Tranh vẽ 2 bạn trong giờ tập viết. 
+ Tớ quên không mang bút. 
+ Tớ cũng chỉ có 1 cây
- Kể các tranh còn lại tương tự như tranh 1. 
- Làm vào vở. 
- Ngày mai có 4 tiết. 
- Đó là: Chào cờ, Tập đọc, Tập đọc, Toán 
- Em cần mang sách Toán và Tiếng Việt. 
Chính tả: Nghe viết: CÔ GIÁO LỚP EM.
I. Mục tiêu: 
- Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng 2 khổ thơ đầu của bài Cô giáo lớp em.
- Làm được BT2; BT(3) a / b.
+ Nhìn sách chép được bài chính tả.
II. Đồ dùng học tập: 
- Học sinh: Vở. 
III. Các hoạt động dạy, học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
 A. Kiểm tra bài cũ: 
 - Gọi 2, 3 học sinh lên bảng viết: Huy hiệu, vui vẻ, con trăn, cái chăn. 
 - Nhận xét. 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
2. Hướng dẫn viết. 
- Đọc mẫu đoạn viết. 
- Hướng dẫn tìm hiểu bài. 
- Nêu câu hỏi để học sinh trả lời theo nội dung bài. 
+ Khi cô dạy viết nắng và gió như thế nào?
+ Câu thơ nào cho em biết các bạn học sinh rất thích điểm mười cô cho.
- Hướng dẫn viết chữ khó vào bảng con: 
Thoảng, ghé, giảng, ngắm mãi, trang vở. 
- Đọc cho học sinh chép bài vào vở. 
- Theo dõi, uốn nắn, quan sát giúp đỡ em chậm theo kịp các bạn. 
- Đọc cho học sinh soát lỗi. 
- Chấm và chữa bài. 
 3. Hướng dẫn làm bài tập. 
Bài 1
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập vào vở. 
Bài 2a: Cho học sinh làm vở. 
4. Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà học bài.
- Hs lên bảng viết
- Lắng nghe. 
- 2 Học sinh đọc lại. 
- Trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. 
- Gió đưa thoảng hương nhài. 
- Yêu thương em ngắm mãi, . Cô cho. 
- Luyện bảng con. 
- Chép bài vào vở. 
- Soát lỗi. 
- Đọc đề bài. 
- Các nhóm lên thi làm bài nhanh. 
Thuỷ, tàu thuỷ
Núi, đồi núi. 
Lũy, luỹ tre. 
- Cả lớp nhận xét. 
- Làm vào vở. 
Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm. 
Sinh hoạt tập thể: DẠY ATGT. BÀI 4.
CHIỀU
Tập viết: ÔN LUYỆN
I. Mục tiêu: 
- Viết đúng 2 chữ hoa E, Ê (2 dòng cỡ nhỏ E, Ê), chữ và câu ứng dụng : Em (1 dòng cỡ nhỏ), Em yêu trường em (3 lần).
+ Viết được chữ hoa E, Ê.
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Chữ mẫu trong bộ chữ. 
- Học sinh: Vở tập viết. 
III. Các hoạt động dạy, học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài ghi đầu bài. 
2. Hướng dẫn học sinh viết. 
- Cho học sinh quan sát chữ mẫu. 
- Nhận xét chữ mẫu. 
- Viết mẫu lên bảng. 
E, Ê
- Phân tích chữ mẫu.
- Hướng dẫn học sinh viết bảng con. 
3. Hướng dẫn viết từ ứng dụng. 
- Giới thiệu từ ứng dụng: 
Em yêu trường em.
- Hướng dẫn viết từ ứng dụng vào bảng con. 
4. Viết vào vở tập viết. 
- Hướng dẫn học sinh viết vào vở theo mẫu sẵn. 
- Theo dõi uốn nắn sửa sai. 
5. Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét giờ học. 
- Quan sát và nhận xét độ cao của các con chữ. 
- Theo dõi giáo viên viết mẫu. 
- Viết bảng con chữ E, Ê 2 lần. 
- Đọc từ ứng dụng. 
- Viết bảng con chữ: Em
- Viết vào vở theo yêu cầu của giáo viên. 
Hoạt động tập thể: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ
 I. Mục tiêu: 
 - Hs nắm vững những bài ca múa đã học
 - Biết thể hiện các động tác đều, nhịp nhàng qua từng nội dung bài hát
 - Yêu thích văn nghệ, rèn tính mạnh dạn, tự tin nơi đông người
 II. Nội dung sinh hoạt ca múa
- Hướng dẫn hs ra sân đi thành vòng tròn
- Gv theo dõi những tổ còn sai để giúp đỡ
- Cho hs thi đua biểu diễn bài: Múa vui, Thật là hay, xoè hoa.
- Mời một số hs làm giám khảo nhận xét, bình chọn nhóm múa hay
- Hs tập trung
- từ hàng dọc chuyển thành vòng tròn
- Các nhóm ôn lại các bài ca múa đã học
- Các nhóm thi đua biểu diễn một bài ca múa

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an(56).doc