Thiết kế giáo án môn học khối 2 - Tuần 12

Thiết kế giáo án môn học khối 2 - Tuần 12

A/ Mục tiêu: - Biểu hiện của việc quan tâm giúp đỡ bạn là luôn vui vẻ, thân ái với các bạn, sẵn sàng giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn. Sự cần thiết phải quan tâm giúp đỡ bạn bè xung quanh. Quyền không bị đối xử phân biệt của trẻ em. Yêu mến quan tâm giúp đỡ bạn bè xung quanh. Đồng tình, noi gương những biểu hiện quan tâm giúp đỡ bạn bè. Có hành vi quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong cuộc sống hàng ngày.

B/ Chuẩn bị: - Giấy khổ to, bút viết bảng. Tranh 4 bộ.

C/ Các hoạt động dạy học:

 2.Bài mới: Hoạt động1: 10 Xử lí tình huống.

- Nêu các tình huống yêu cầu các cặp thảo luận để đưa ra cách ứng xử

 Tình huống : Hôm nay Hà bị ốm không đi học được . Nếu là bạn của Hà em sẽ làm gì?

- Giáo viên lắng nghe nhận xét và bổ sung nếu có .

 Kết luận : - Khi trong lớp có bạn bị ốm các em nên đến thăm hoặc cử đại diện đến thăm và giúp bạn hoàn thành bài học . Như vậy là biết quan tâm giúp đỡ bạn .Mỗi chúng ta cần biết quan tâm giúp đỡ bạn bè xung quanh Như thế mới là bạn tốt và được nhiều người yêu mến .

Hoạt động 2: 10 - Kể chuyện trong giờ ra chơi của Xuân Hương.

Mục tiêu: Giúp HS hiểu được biểu hiện cụ việc quan tâm giúp đỡ bạn,

GV kể chuyện Trong giờ ra chơi. Lần 1 (không tranh ). Lần 2 kể bằng tranh.

- Hs trả lời các câu hỏi : Các bạn lớp 2A làm gì khi Cường bị ngã?

- Em có đồng tình với việc làm của các bạn lớp 2A không ? Tại sao?

Kết luận : Quan tâm giúp đỡ bạn là trong lúc bạn gặp khó khăn , ta cần quan tâm giúp đỡ để bạn vượt qua .

 Hoạt động 3: 10 Việc làm nào đúng . - Thảo luận nhóm. Phát tranh -HS thảo luận nhóm .Đại diện nhóm trình bày.HS giao lưu- nhận xét.

Kết luận: Luôn vui vẻ , chan hòa với bạn, sẵn sàng khi giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn trong học tập, trong cuộc sống là quan tâm, giúp đỡ bạn bè.

 Hoạt động 4: 5 Vì sao cần quan tâm, giúp đỡ bạn?

HS thảo luận nhóm đôi. Thi đua theo dãy. Cần quan tâm giúp đỡ bạn vì:

- A. Vì em yêu mến các bạn. B. Bạn cho em đồ chơi.

- C. Bạn nhắc bài kiểm tra cho em. D. em làm theo lời thầy cô giáo.

- Đ. Bạn che giấu khuyết điểm cho em. F. bạn có hoàn cảnh khó khăn.

- Cử đại diện theo dãy.

- GV kết luận : Quan tâm giúp đỡ bạn là việc làm cần thiết của mỗi HS. Khi quan tâm đến bạn, em sẽ mang lại niềm vui cho bạn và cho chính mình và tình bạn càng thêm thân thiết , gắn bó.

HS đọc : Bạn bè như thể anh em. Quan tâm giúp đỡ càng thêm thân tình.

- Khi quan tâm giúp đỡ bạn em thấy như thế nào?

3. Củng cố dặn dò : 5 -Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học Giáo dục học sinh theo bài

 

doc 19 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 588Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 2 - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: LÁ LÀNH ĐÙM LÁ RÁCH 
Thứ 2
Đạo đức
Tập đọc 
Toán 
Quan tâm giúp đỡ bạn bè 
Sự tích cây vú sữa 
Tìm số bị trừ 
Thứ 3
Thể dục
Chính tả 
Toán 
Kể chuyện
 Aâm nhạc 
Trò chơi nhóm ba nhóm bảy - ôn bài thể dục 
Sự tích cây vú sữa 
13 trừ đi một số 13 - 5
Sự tích cây vú sữa
Ôn bài Cộc cách tùng cheng 
Thứ 4
Luyện từ và câu
Toán 
Tập viết 
Mĩ thuật 
Từ ngữ về tình cảm - Dấu phẩy 
33 - 5
chữ hoa J
vẽ theo mẫu: vẽ lá cờ( cờ Tổ quốc hay cờ Lễ hội )
Thứ 5
Thể dục
Thủ công 
Tập đọc
Toán
Chính tả
Điểm số 1-2,1-2 theo đội hình vòng tròn và trò chơi bỏ khăn 
Kĩ thuật gấp hình 
Mẹ
14 trừ đi một số 14 – 8
Tập chép: Mẹ 
Thứ 6
Tập làm văn
Toán 
TNXH
SHTT
Gọi điện 
Luyện tập 
Đồ dùng trong gia đình 
Tuần 12
 Thứ 2 - Đạo đức: QUAN TÂM GIÚP ĐỠ BẠN 
A/ Mục tiêu: - Biểu hiện của việc quan tâm giúp đỡ bạn là luôn vui vẻ, thân ái với các bạn, sẵn sàng giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn. Sự cần thiết phải quan tâm giúp đỡ bạn bè xung quanh. Quyền không bị đối xử phân biệt của trẻ em. Yêu mến quan tâm giúp đỡ bạn bè xung quanh. Đồng tình, noi gương những biểu hiện quan tâm giúp đỡ bạn bè. Có hành vi quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong cuộc sống hàng ngày.
B/ Chuẩn bị: - Giấy khổ to, bút viết bảng. Tranh 4 bộ.
C/ Các hoạt động dạy học:	
 2.Bài mới: ª Hoạt động1: 10’ Xử lí tình huống. 
- Nêu các tình huống yêu cầu các cặp thảo luận để đưa ra cách ứng xử 
 Tình huống : Hôm nay Hà bị ốm không đi học được . Nếu là bạn của Hà em sẽ làm gì?
- Giáo viên lắng nghe nhận xét và bổ sung nếu có .
 Kết luận : - Khi trong lớp có bạn bị ốm các em nên đến thăm hoặc cử đại diện đến thăm và giúp bạn hoàn thành bài học . Như vậy là biết quan tâm giúp đỡ bạn .Mỗi chúng ta cần biết quan tâm giúp đỡ bạn bè xung quanh Như thế mới là bạn tốt và được nhiều người yêu mến .
Hoạt động 2: 10’ - Kể chuyện trong giờ ra chơi của Xuân Hương.
Mục tiêu: Giúp HS hiểu được biểu hiện cụ việc quan tâm giúp đỡ bạn,
GV kể chuyện Trong giờ ra chơi. Lần 1 (không tranh ). Lần 2 kể bằng tranh.
Hs trả lời các câu hỏi : Các bạn lớp 2A làm gì khi Cường bị ngã?
Em có đồng tình với việc làm của các bạn lớp 2A không ? Tại sao? 
Kết luận : Quan tâm giúp đỡ bạn là trong lúc bạn gặp khó khăn , ta cần quan tâm giúp đỡ để bạn vượt qua .
 Hoạt động 3: 10’ Việc làm nào đúng . - Thảo luận nhóm. Phát tranh -HS thảo luận nhóm .Đại diện nhóm trình bày.HS giao lưu- nhận xét. 
Kết luận: Luôn vui vẻ , chan hòa với bạn, sẵn sàng khi giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn trong học tập, trong cuộc sống là quan tâm, giúp đỡ bạn bè.
ª Hoạt động 4: 5’ Vì sao cần quan tâm, giúp đỡ bạn? 
HS thảo luận nhóm đôi. Thi đua theo dãy. Cần quan tâm giúp đỡ bạn vì: 
A. Vì em yêu mến các bạn. B. Bạn cho em đồ chơi.
C. Bạn nhắc bài kiểm tra cho em. D. em làm theo lời thầy cô giáo.
Đ. Bạn che giấu khuyết điểm cho em. F. bạn có hoàn cảnh khó khăn.
Cử đại diện theo dãy.
GV kết luận : Quan tâm giúp đỡ bạn là việc làm cần thiết của mỗi HS. Khi quan tâm đến bạn, em sẽ mang lại niềm vui cho bạn và cho chính mình và tình bạn càng thêm thân thiết , gắn bó.
HS đọc : Bạn bè như thể anh em. Quan tâm giúp đỡ càng thêm thân tình. 
Khi quan tâm giúp đỡ bạn em thấy như thế nào?
3. Củng cố dặn dò : 5’ -Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học Giáo dục học sinh theo bài
___________________________oOo_________________________
 Toán : TIM SỐ BỊ TRỪ 
A/ Mục tiêu: - Biết cách tìm số bị trừ trong phép trừ khi biết hiệu và số trừ. Aùp dụng cách tìm số bị trừ để giải các bài tập liên quan. Củng cố kĩ năng vẽ đoạn thẳng qua các điểm cho trước. Biểu tượng về hai đoạn thẳng cắt nhau.
B/ Chuẩn bị : - Tờ bìa kẻ 10 ô vuông như bài học. Kéo.
C/ Các hoạt động dạy học:	
 2.Bài mới: Giới thiệu bài: -Hôm nay chúng ta tìm hiểu về dạng toán “ Tìm số bị trừ chưa biết “
Hoạt động 1: 10’ - Tìm số bị trừ : 
Bước 1 - Thao tác với đồ dùng trực quan .
- Bài toán 1 : Có 10 ô vuông ( đưa ra mảnh giấy 10 ô vuông ) Bớt đi 4 ô vuông ( dùng kéo cắt ra 4 ô vuông ). Hỏi còn lại bao nhiêu ô vuông ?
- Hãy nêu tên các thành phần và kết quả trong phép tính : 10 - 4 = 6 ? GV ghi 
- Bài toán 2 : - Có 1 mảnh giấy được cắt thành hai phần . Phần thứ nhất có 4 ô vuông . Phần thứ hai có 6 ô vuông . Hỏi lúc đầu tờ giấy có bao nhiêu ô vuông ? 
- Làm thế nào ra 10 ô vuông ?
 Bước 2 :- Giới thiệu kĩ thuật tính .
- Gọi số ô vuông ban đầu chưa biết là x . Số ô vuông bớt đi là 4 . Số ô vuông còn lại là 6 . Hãy đọc phép tính tương ứng để tìm số ô vuông còn lại .
- Để tìm số ô vuông ban đầu ta làm gì ? - Ghi bảng : x = 6 + 4 .
- Số ô vuông ban đầu là bao nhiêu ?
-Yêu cầu đọc phần tìm x trên bảng .
- x gọi là gì trong phép tính x - 4 = 6 ? 
- 6 gọi là gì trong phép tính x - 4 = 6 ?
- 4 gọi là gì trong phép tính x - 4 = 6 ?- Vậy muốn tìm số bị trừ x ta làm như thế nào ? 
- Gọi nhiều em nhắc lại .
 Hoạt động 2: 15’ Luyện tập :
Bài 1: Bảng con + bảng lớp + vở. Yêu cầu 1 em đọc đề bài .
- Bảng con + lớp : x-4=8; x-9=18; x-10=25. 
- Vở: x-8=24; x-7=21 ; x-12= 36.
- HS nêu được : Muốn tìm bị số trừ ta lấy hiệu + với số trừ.
- Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2: Nhóm : - chia lớp 6 nhóm – HS thảo luận nhóm – báo cáo 
- Muốn tính số bị trừ ta làm như thế nào ?
Bài 3: Thảo luận theo cặp đôi. – Thi đua dãy.- Yêu cầu 1 em đọc đề .
Bài 4: Làm vở - Yêu cầu 1 em đọc đề .
A. vẽ đoạn thẳng AB và CD. GV nhận xét.
B. Đoạn thẳng AB và CD cắt nhau tại 1 điểm . Hãy ghi điểm đó.
3. Củng cố - Dặn dò: 5’ - Nhận xét đánh giá tiết học -Dặn về nhà học và làm bài tập .
___________________________oOo_________________________
 Tập đọc: SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA 
A/ Mục tiêu: - Đọc trơn toàn bài, chú ý các từ khó dễ lẫn do phương ngữ như: cây vú sữa, mỏi mắt, khán tiếng xuất hiện, căng mịn, óng ánh, đỏ hoe, xòe cành, vỗ về, ai cũng thích ...
- Biết đọc nghỉ hơi các dấu câu và giữa các cụm từ. Biết đọc giọng kể với lời nhân vật. 
- Hiểu nghĩa các từ mới như:vùng vằng, la cà, mỏi mắt chờ mong, lá đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con, cây xòa cành ôm cậu. 
- Nội dung câu chuyện: - Tình yêu thương sâu nặng giữa mẹ và con.
B/ Chuẩn bị: - Tranh ảnh minh họa. 
C/ Các hoạt động dạy học:
 1/ Kiểm tra bài cũ : 5’ Cây xoài của ông em. Tìm hình ảnh đẹp của cây xoài? 2 HS. - Tại sao bạn nhỏ cho rằng thứ xoài cát nhà bạn là ngon nhất? 1 HS.
2.Bài mới: Phần giới thiệu - Tranh vẽ gì? Để biết tình cảm sâu nặng của me conï đựơc giải thích cho câu chuyện mà hôm nay chúng ta tìm hiểu là “Sự tích cây vú sữa” 
Hoạt động 1: 40’ Luyện đọc - Đọc mẫu -Đọc mẫu diễn cảm toàn bài. Yêu cầu đọc từng câu .
- Nghe và sửa sai cho HS từ và câu cho HS. Hướng dẫn đọc câu dài.
Đọc từng đoạn : -Yêu cầu tiếp nối đọc từng đoạn trước lớp .
 - Giải nghĩa từ: vùng vằng, la cà, mỏi mắt chờ con, lá đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con, cây xòa cành ôm cậu.
- Lắng nghe và chỉnh sửa cho học sinh.
Đọc từng đoạn -Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm.
- Hướng dẫn các em nhận xét bạn đọc.
Thi đọc –Lần 1 đọc cá nhân đoạn 1. - Lần 2 : đồng thanh theo dãy đoạn 2. 
Đọc đồng thanh -Yêu cầu đọc đồng thanh Đ 2
Hoạt động 2: 15’ Tìm hiểu nội dung -Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn và trả lời câu hỏi: 
-Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi? (Y)- Vì sao cậu bé lại quay trở về?(Y) - Khi về nhà không thấy mẹ cậu bé đã làm gì?(TB)- Chuyện lạ gì đã xảy ra khi đó?(K) - Những nét nào ở cây gợi lên hình ảnh của mẹ?(K) - Theo em tại sao mọi người lại đặt tên cho cây lạ là cây vú sữa?
* Luyện đọc lại truyện : -Hướng dẫn đọc theo vai. Phân lớp thành các nhóm mỗi nhóm 5 em. Chú ý giọng đọc từng nhân vật. Theo dõi luyện đọc trong nhóm. Yêu cầu lần lượt các nhóm thi đọc. Nhận xét chỉnh sửa cho học sinh.
3. Củng cố dặn dò: 5’ - Qua câu chuyện này em rút ra được điều gì? Giáo viên nhận xét đánh giá. Dặn về nhà học bài xem trước bài mới.
Rút kinh nghiệm
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
___________________________oOo_________________________
 Thứ 3 - Chính tả: Sự tích cây vú sữa 
A/ Mục đích: - Chép lại chính xác không mắc lỗi đoạn văn từ: ( Từ các cành lá ... như sữa mẹ ) trong bài “Sự tích cây vú sữa“ * Phân biệt âm đầu: tr / ch; at / ac. Củng cố qui tắc với g / gh. 
B/ Chuẩn bị: - Bảng phụ viết nội dung các bài tập chính tả.
C/ Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ : 5’ - Hs viết bảng con + bảng lớp. Xoài cát, lúc lỉu, bàn, lẫm chẫm. Nhận xét 
2. Bài mới: Giới thiệu bài -Nêu yêu cầu của bài chính tả về viết đúng , viết đẹp đoạn ... ác hoạt động dạy học:
2.Bài mới: Giới thiệu bài: * Yêu cầu lớp kể về 5 tên đồ vật trong nhà .Đây chính là nội dung bài học hôm nay . 
Hoạt động 1 : 10’ - Thảo luận nhóm 
Tiến hành: *Bước 1 -Yêu cầu lớp quan sát các hình 1 , 2, 3 trong sách kết hợp thảo luận theo câu hỏi gợi ý .
- Kể tên các đồ dùng có trong hình và nêu ích lợi của chúng ?
Bước 2: - Mời đại diện các nhóm nêu kết quả thảo luận. Nhận xét bình chọn đội thắng cuộc.
- Ngoài những đồ vật vừa quan sát trong sách thì nhà em còn có vật nào nữa ?
* Giáo viên rút kết luận .
-Hoạt động 2 : 7’ - Phân loại các đồ dùng .
Tiến hành:* Bước 1 : - Phát phiếu thảo luận đến các nhóm .
- Yêu cầu thảo luận để sắp xếp phân loại các đồ dùng dựa vào vật liệu làm ra chúng .
* Bước 2 - Yêu cầu các nhóm lên trình bày kết quả. Lắng nghe, nhận xét bổ sung ý kiến học sinh .
-Hoạt động 3 : 10’ - Trò chơi đoán tên đồ vật .
*Bước 1 : - Yêu cầu lớp cử ra 2 nhóm, mỗi nhóm 5 em. - Phổ biến luật chơi . 
*Bước 2: - Yêu cầu các nhóm lên chơi. Nhận xét, làm trọng tài phân xử cho học sinh.
Hoạt động 4: 5’ Bảo quản giữ gìn đồ dùng trong nhà .
Tiến hành: * Bước 1 : Làm việc theo cặp .
- Yêu cầu 2 em ngồi gần trao đổi trả lời các câu hỏi sau 
-Các bạn trong tranh làm gì ?
- Việc làm của các bạn có tác dụng gì ?
* Bước 2 : Làm việc cả lớp .
- Đối với đồ vật thủy tinh , sứ khi sử dụng chú ý điều gì ?
-Khi sử dụng chén , bát , lọ hoa , phích ta chú ý điều gì ?
- Với các đồ vật bằng điện cần lưu ý điều gì khi sử dụng?
- Đối với giường , ghế , tủ ta giữ gìn như thế nào ? 
 ** Liên hệ bản thân,
Ở nhà em đã làm gì để bào các đò dùng trong nhà cho bền đẹp?
HS nêu. Gv nhận xét – tuyên dương .
3. Củng cố - Dặn dò: 5’ - Nhắc nhớ học sinh vận dụng bài học vào cuộc sống .
 - Nhận xét tiết học dặn học bài , xem trước bài mới .
___________________________oOo_________________________
 Chính tả : Mẹ 	 
A/ Mục tiêu: - Nghe viết lại chính xác không mắc lỗi đoạn: ( Lời ru ... suốt đời ) trong bài “Mẹ “ Trình bày đúng hình thức thơ lục bát. Củng cố qui tắc phân biệt iê/ yê/ ya; r/ gi.
B/ Chuẩn bị: ª Giáo viên : - Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2. 
C/ Các hoạt động dạy học:	
1. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Mời 2 em lên bảng viết các từ do giáo viên đọc .
- Lớp thực hiện viết vào bảng con . 
- Nhận xét đánh giá phần kiểm tra bài cũ.
2.Bài mới: Giới thiệu bài
-Bài viết hôm nay các em sẽ nghe viết một đoạn trong bài “Mẹ” 
Hoạt động 1: 15’ Hướng dẫn nghe viết : 
Ghi nhớ nội dung đoạn cần viế: - Treo bảng phụ đọc đoạn cần viết yêu cầu đọc. 
- Người mẹ được so sánh với những hình ảnh nào ?
 Hướng dẫn cách trình bày: - Đoạn trích này có mấy câu?
- Các câu có số chữ như thế nào? 
- Hướng dẫn cách viết đôí với mỗi loại câu. 
- Mời một em đọc lại đoạn trích.
Hướng dẫn viết từ khó : - Tìm những từ dễ lẫn và khó viết.
- Yêu cầu lớp viết bảng con các từ khó .
Đọc viết : -Đọc thong thả từng câu, các dấu chấm . 
- Mỗi câu hoặc cụm từ đọc 3 lần.
Soát lỗi chấm bài : - Đọc lại chậm rãi để học sinh dò bài. 
- Thu tập học sinh chấm điểm và nhận xét.
Hoạt động 2: 10’ Hướng dẫn làm bài tập 
*Bài 1 : (Y) - Yêu cầu đọc đề.
- Mời một em lên làm mẫu.
- Yêu cầu nối tiếp để tìm các chữ theo yêu cầu.
- Ghi lên bảng các từ HS nêu.
- Yêu cầu lớp nhận xét bài làm của bạn.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
*Bài 2: (K) - Yêu cầu Một em đọc đề. 
 - Yêu cầu lớp làm việc theo nhóm .
 - Mời 4 nhóm lên bảng làm bài .
 - Yêu cầu em khác nhận xét bổ sung.
 - Nhận xét chốt ý đúng.
3. Củng cố - Dặn dò: 5’ -Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. Nhắc nhớ tư thế ngồi viết và trình bày sách vở. Dặn về nhà học bài và làm bài xem trước bài mới 
___________________________oOo_________________________
 Tập làm văn : Gọi điện 
A/ Mục tiêu: - Đọc và hiểu bài “Gọi điện”. Biết và ghi nhớ một số thao tác khi gọi điện. Trả lời các câu hỏi về các việc cần làm và cách giao tiếp qua điện thoại. Viết được từ 4 đến 5 câu trao đổi qua điện thoại theo tình huống giao tiếp cụ thể.
B/ Chuẩn bị: - Tranh có người đang nghe điện thoại - Điện thoại thật. 
C/ Các hoạt động dạy học:	
1/ Kiểm tra bài cũ : 5’ 
 - Mời 3 em lên bảng đọc bức thư hỏi thăm ông bà (Bài 3 tập làm văn tuần 11)
- Nhận xét ghi điểm từng em.
2.Bài mới: Giới thiệu bài : 
- Hôm nay các em sẽ thực hành nói chuyện qua điện thoại .
Hoạt động 1: 10’ Hướng dẫn làm bài tập :
*Bài 1 Miệng ( Tl theo cặp đôi) - Gọi 1 em đọc yêu cầu đề.
Gọi HS đọc bài Điện thoại.
Thảo luận theo cặp đôi để tìm được các việc thứ tự khi gọi điện thoại. 
 1. Tìm số máy của bạn trong sổ.
2. Nhấc ống nghe.
3. Nhấn số.
- Gọi một em làm miệng ý a.
- Nhận xét sửa cho học sinh .
- Gọi một số em trình bày trước lớp ý b.
- Làm tương tự với ý b.
“Tút “ ngắn liên tục là máy bận.
“tút” dài ngắt quãng là máy chưa có người nhấc máy hoặc không có người ở nhà .
- Đọc câu hỏi ý c và yêu cầu trả lời .
- Nhắc nhớ ghi nhớ về cách gọi điện thoại và một số điều cần chú ý khi nói chuyện qua điện thoại.
- Nhận xét tuyên dương những em nói tốt .
Hoạt động 2: 15’ - Thực hành gọi và nghe điện thoại.
- Mời một em đọc nội dung bài tập 2
- Mời một em đọc tình huống a 
- Khi bạn em gọi điện đến bạn có thể nói gì ?
- Nếu em đồng ý , em sẽ nói gì và hẹn ngày giờ thế nào với bạn ?
- Yêu cầu viết vào vở .
- Mời HS đọc lại bài viết của mình.
- Nhận xét ghi điểm học sinh .
3. Củng cố - Dặn dò: 5’ -Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung. -Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. -Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau 
___________________________oOo_________________________
 Toán : Luyện tập 
A/ Mục tiêu: - Củng cố phép trừ có nhớ dạng 13- 5 ; 33 - 5 ; 53 – 15. Giải bài toán có lời văn (toán đơn, 1 phép tính trừ). Bài toán trắc nghiệm , 4 lưạ chọn.
B/ Chuẩn bị : - Que tính.
C/ Các hoạt động dạy học:	
 1.Bài cũ : bảng con+ bảng lớp: - HS1: Đặt tính rồi tính : 63 - 24 ; 83 - 39 ; 
- Nêu cách thực hiện phép tính: 83- 39 
- Lớp: Bc - Thực hiện: 53 - 17 ; 82 - 15 . 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
 2.Bài mới: Giới thiệu bài: -Hôm nay chúng ta sẽ củng cố phép trừ dạng: 
 13- 5; 33 - 5; 53 - 15. Giải bài toán có lời văn. 
Hoạt động 1: 10’ Rèn kĩ năng đặt tính
-Bài 1: Miệng - Yêu cầu 1 em đọc đề bài .
- Nối tiếp nhau đọc kết quả – nhận xét 
- Yêu cầu đọc chữa bài .
- Giáo viên nhận xét đánh giá- tuyên dương .
Bài 2: Vở + bảng lớp - Gọi một em nêu yêu cầu đề bài 
- Muốn tìm hiệu ta làm như thế nào? 
 63-35; 73-29; 33-8; 93-46; 83-27; 43-14; 
- Yêu cầu tự làm bài vào vở .
- HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu 3 em lên bảng nêu rõ cách đặt tính và thực hiện tính của từng phép tính .
- Nhận xét ghi điểm .
Bài 3: Nhóm – Mời một học sinh đọc đề bài .
-Chia nhóm – Thảo luận trong nhóm – đại diện báo cáo 
-Yêu cầu so sánh: 4 + 9 và 13 
- Yêu cầu so sánh: 33 - 4 - 9 và 33 - 13 .
- Gọi em khác nhận xét bài bạn.
- Gv nhận xét –tuyên dương 
Hoạt động 2: 15’ 
Bài 4: Vở + bảng lớp . - Yêu cầu 1 em đọc đề bài .
 - Đề bài cho biết gì ?- Bài toán hỏi gì ?
có ? quyển vở? Cô đã phát cho các bạn ? quyển vở?
Có : 63 quyển .
Đã phát : 48 quyển 
Còn lại : ? quyển 
-Yêu cầu HS tự làm vào vở. - Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 5: Nhóm đôi - Yêu cầu 1 em đọc đề bài. -Yêu cầu HS thực hiện tính ra kết quả.
3. Củng cố - Dặn dò: 5’-Nhận xét đánh giá tiết học. Dặn về nhà học và làm bài tập. 
______________________oOo________________________
Sinh hoạt tập thể
TUẦN 12
A/ Mục tiêu: - Đánh giá công việc thực hiện trong tuần về các mặt: 
- Đạo đức, học tập, thể chất, thẩm mĩ.
- Đề ra phương hướng tuần tới. 
B/ Chuẩn bị: - Mội dung của buổi sinh hoạt
C/ Các hoạt động dạy học:
1) Khởi động: - Hát tập thể
+hoạt động 1: - Sinh hoạt tập thể
+ Bước 1: - Đánh giá công tác tuần qua.
Lớp trưỡng đánh giá về các mặt.
Học tập.
Sinh hoạt.
Chuyên cần.
Vệ sinh.
Tham gia các phong trào do nhà trường phát động.
Đại diện các tổ báo cáo.
Yù kiến của học sinh.
Yù kiến của giáo viên sau khi nghe các tổ đánh giá.
Tổng kết.
+ Bước 2: - Trao giải thưởng.
- Cá nhân điển hình.
- Đồng đội xuất sắc.
+ Bước 3: - Kế hoạch tuần 13.
- Đôi bạn cùng tiến.
- Phong trào diểm 10 môn chính tả.
- Duy trì chuyên cần, tác phong, vệ sinh, sỉ số, nề nếp lớp, truy bài.
2) Kết thúc nhận xét giời sinh hoạt: 
 - Chuẩn bị tuần sau.
Rút kinh nghiệm
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
___________________________oOo_________________________

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 12.doc