Thiết kế bài dạy môn học lớp 2 (buổi chiều) - Tuần 28

Thiết kế bài dạy môn học lớp 2 (buổi chiều) - Tuần 28

Tuần 28

 Thứ hai

Tập đọc

KHO BÁU

I. Mục tiêu:

 - Đọc trôi chảy toàn bài, biết ngắt, nghỉ hơi hợp lí

 - Hiểu nội dung: Ai biết quý đất đai, chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 5. Học sinh khá giỏi trả lời được CH4.

 II. Đồ dùng dạy học :

 - Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

 - Bảng ghi sẵn các câu cần luyện đọc.

 

doc 27 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 616Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học lớp 2 (buổi chiều) - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
 Thứ hai
Tập đọc
KHO BÁU
I. Mục tiêu:
 - Đọc trôi chảy toàn bài, biết ngắt, nghỉ hơi hợp lí
 - Hiểu nội dung: Ai biết quý đất đai, chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 5. Học sinh khá giỏi trả lời được CH4.
 II. Đồ dùng dạy học : 
 - Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
 - Bảng ghi sẵn các câu cần luyện đọc.
 III .Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinhKK
Tiết 1:
1. Giới thiệu bài:
- Cho học sinh quan sát tranh – Nêu nội dung tranh.
- Giáo viên liên hệ GTB.
2. Luyện đọc:
- Giáo viên đọc mẫu.
- Gọi học sinh nối tiếp nhau đọc câu.
- Hướng dẫn luyện đọc
* Từ: hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, cơ ngơi đàng hoàng, hão huyền
* Câu: Ngày xưa, / có hai vợ chồng người nông dân kia/ quanh năm hai sương một nắng/ cuốc bẫm cày sâu.// Hai ông bà thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng/ và trở về nhà khi đã lặn mặt trời.//
- Cho học sinh nối tiếp nhau đọc đoạn kết hợp giải nghĩa từ 
- Cho học sinh luyện đọc theo nhóm
- Tổ chức thi đọc
Tiết 2:
3.Tìm hiểu bài
- Gọi học sinh đọc toàn bài
Hỏi: - Tìm những hình ảnh nói lên sự cần cù, chịu khó của vợ chồng người nông dân.
- Nhờ chăm chỉ lao động vợ chồng người nông dân đã có được điều gì?
- Tính nết của hai người con trai thế nào?
- Trước khi mất, cha cho các con biết điều gì?
- Theo lời cha, hai người con đã làm gì?
- Hỏi học sinh khá giỏi:- Vì sao mấy vụ liền lúa bội thu?
Giáo viên kết luận: Vì ruộng được hai anh em đào bới để tìm kho báu vì vậy đất tơi xốp nên lúa tốt.
- Cuối cùng kho báu mà hai anh em tìm thấy là gì?
Giáo viên kết luận: Đừng ngồi mơ tưởng kho báu. Lao động chuyên cần mới là kho báu làm nên hạnh phúc ấm no.
- Bài văn cho biết điều gì?
- Giáo viên kết luận.
4. Luyện đọc lại
- Giáo viên đọc lại toàn bài
- Gọi học sinh đọc và trả lời câu hỏi.
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
5.Củng cố- dặn dò :
- Qua câu chuyện này, em hiểu được điều gì?
- Giáo viên liên hệ giáo dục học sinh.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về nhà đọc lại bài chuẩn bị cho tiết kể chuyện.
- Học sinh quan sát tranh – Nêu nội dung tranh.
- Đọc nối tiếp mỗi học sinh một câu
- Học sinh đọc CN- ĐT
- Học sinh đọc nối tiếp đọc đoạn kết hợp giải nghĩa từ (như SGK).
- Học sinh luyện đọc trong nhóm
- Cử đại diện nhóm cùng thi đọc đoạn 
- Cả lớp nhận xét , bình chọn
- 1 học sinh đọc toàn bài.
- Quanh năm hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, ra đồng từ lúc gà gáy sáng, trở về khi đã lặn mặt trời, không cho đất nghỉ, cũng chẳng lúc nào ngơi tay.
- Họ gây dựng được một cơ ngơi đoàng hoàng
- Hai người con trai lười biếng, ngại làm ruộng, chỉ mơ chuyện hão huyền
- Người cha cho các con biết: Ruộng nhà có một kho báu, các con hãy tự đào lên mà dùng. 
- Họ đã đào bới cả đám ruộng để tìm kho báu mà không thấy. Vụ mùa đến họ đành trồng lúa.
- Học sinh nêu theo hiểu biết.
- Học sinh nêu theo hiểu biết.
- Ai biết quý đất đai, chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó sẽ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
- Học sinh đọc và trả lời câu hỏi.
- Ai chăm học, chăm làm người ấy sẽ thành công, sẽ hạnh phúc và có nhiều niềm vui.
Toán (Tiết 136)
THI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LẦN 3
Thứ ba
Kể chuyện (Tiết 28)
KHO BÁU.
 I. Mục tiêu:
 - Dựa vào gợi ý cho trước, kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
 - Học sinh khá giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện. 
 II. Đồ dùng dạy học::
 Bảng ghi sẵn những gợi ý.
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinhKK
1. Giới thiệu bài: 
 Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học. 
2. Kể từng đoạn theo gợi ý .
+ Bước 1: Kể trong nhóm.
- Cho học sinh đọc thầm yêu cầu và gợi ý mà giáo viên đã ghi bảng
- Cho học sinh tập kể theo nhóm.
+ Bước 2: Kể trước lớp.
- Cho các nhóm kể trước lớp và nhận xét.
- Giáo viên nhận xét – Tuyên dương.
3. Kể toàn bộ chuyện .
- Yêu cầu học sinh khá giỏi thi kể cả câu chuyện.
-Nhận xét, chấm điểm cá nhân kể hay.
3. Củng cố
-Câu chuyện nói lên ý nghĩa gì ?
-Nhận xét tiết học
- Dặn học sinh về kể lại câu chuyện cho cả nhà nghe.
- Học sinh đọc thầm yêu cầu và gợi ý.
- Tập kể trong nhóm.
- Các nhóm kể trước lớp (mỗi em kể một đoạn) – Nhận xét. 
- Học sinh khá giỏi thi kể cả câu chuyện.
- Nhận xét bình chọn bạn kể hay.
-Ai yêu quý đất đai, ai chăm chỉ lao động trên ruộng đồng thì sẽ có cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Toán (Tiết 137)
ĐƠN VỊ, CHỤC, TRĂM, NGHÌN
 I. Mục tiêu. 
 - Biết quan hệ giữa đơn vị và chục; giữa chục và trăm; biết đơn vị nghìn, quan hệ giữa trăm và nghìn.
 - Nhận biết được các số tròn trăm, biết cách đọc, viết các số tròn trăm.
 II. Đồ dùng dạy học
 Bảng ô vuông và các cột ô vuông.
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinh KK
1. Giới thiệu bài.
Hỏi: Các em đã được học đến số nào?
- Từ giờ học này, chúng ta sẽ tiếp tục học đến các số lớn hơn 100, đó là các số trong phạm vi 1000. Bài học đầu tiên trong phần này là “Đơn vị, chục, trăm, nghìn”
2. Ôn tập về đơn vị, chục, trăm
- Gắn lên bảng một ô vuông và hỏi: Có mấy đơn vị?
- Tiếp tục gắn 2, 3, , 10 ô vuông như phần bài học trong SGK và yêu cầu học sinh nêu số đơn vị tương tự như trên.
- 10 đơn vị còn gọi là gì?
- 1 chục bằng bao nhiêu đơn vị?
- Viết lên bảng: 10 đơn vị = 1 chục.
- Giáo viên gắn lên bảng các cột ô vuông biểu diễn chục và yêu cầu học sinh nêu số chục từ 1 chục (10) đến 10 chục(100) tương tự như đã làm với phần đơn vị.
- 10 chục bằng mấy trăm?
- Viết lên bảng 10 chục = 100.
3. Giới thiệu 1 nghìn
a.Giới thiệu số tròn trăm.
– Gắn lên bảng 1 hình vuông biểu diễn 100 và hỏi: Có mấy trăm?
- Gọi 1 học sinh lên bảng viết số 100.
- Gắn 2 hình vuông như trên lên bảng và hỏi: Có mấy trăm?
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tìm cách viết số 2 trăm.
- Giới thiệu: Để chỉ số lượng là 2 trăm, người ta dùng số 2 trăm, viết là 200.
- Lần lượt đưa ra các hình vuông như trên để giới thiệu các số 300, 400, 
- Các số từ 100 đến 900 có đặc điểm gì chung?
- Những số này được gọi là số tròn trăm.
b. Giới thiệu 1000
- Gắn lên bảng 10 bảng trăm và hỏi: Có mấy trăm?
- Giới thiệu: 10 trăm được gọi là 1 nghìn
- Viết lên bảng: 10 trăm = 1 nghìn
- Để chỉ số lượng là 1 nghìn, người ta dùng số 1 nghìn, viết là 1000
- Học sinh đọc và viết số 1000.
Hỏi: 1 chục bằng mấy đơn vị?
- 1 trăm bằng chục?
- 1 nghìn bằng mấy trăm?
- Yêu cầu học sinh nêu lại các mối quan hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm, giữa trăm và nghìn.
4. Luyện tập 
- Giáo viên gắn các bảng ô vuông biểu diễn một số trăm như BT lên bảng, gọi học sinh lên bảng đọc và viết số tương ứng.
5. Củng cố dặn dò.
- GV đọc một số chục hoặc tròn trăm bắt kì, yêu cầu học sinh lấy số ô vuông tương ứng.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh thực hành tốt, hiểu bài.
- Số 100
- HS nhắc lại tựa bài
- Có 1 đơn vị
- Có 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 đơn vị
- 10 đơn vị còn gọi là 1 chục
- 1 chục bằng 10 đơn vị
- Nêu: 1 chục – 10; 2 chục – 20;
10 chục – 100
- 10 chục bằng 1 trăm
- Có 1 trăm
- Viết số 100
- Có 2 trăm
- Một số học sinh lên bảng viết.
- Học sinh viết vào bảng con: 200
- Đọc và viết các số từ 300 đến 900
- Cùng có 2 chữ số 0 đứng cuối cùng.
- Có 10 trăm
- Cả lớp đọc: 10 trăm bằng 1 nghìn.
- Học sinh quan sát và nhận xét: Số 1000 được viết bởi 4 chữ số, chữ số 1 đứng đầu tiên, sau đó là 3 chữ số 0 đứng liền nhau.
- 1 chục bằng 10 đơn vị
- 1 trăm bằng 10 chục
- 1 nghìn bằng 10 trăm
- Đọc và viết số theo hình biểu diễn.
Các hình từ 200 đến 900.
- Thực hành làm việc cá nhân theo hiệu lệnh của GV. HS ngồi cạnh kiểm tra bài của nhau và báo cáo kết quả với GV 
Chính tả (Tiết 53)
 Nghe viết: KHO BÁU .
 Phân biệt: UA/ UƠ, ÊN/ ÊNH .
I. Mục tiêu. 
- Nghe viết chính xác , trình bày đúng một đoạn văn trích trong truyện “Kho báu”
- Luyện viết đúng một số tiếng có âm vần dễ lẫn : ên/ ênh, ua/ uơ.
II. Đồ dùng dạy học
 Bảng viết sẵn đoạn văn “Kho báu” và các bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinhKK
1. Giới thiệu bài.
 Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học. 
2. Hướng dẫn nghe viết:
- Giáo viên đọc mẫu nội dung đoạn viết .
- Đoạn viết nói lên điều gì ?
- Gợi ý cho học sinh nêu từ khó – Giáo viên gạch dưới: Hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, gà gáy sáng, trồng khoai.
- Cho học sinh luyện viết bảng con các từ khó.
- Giáo viên đọc bài viết lần 2.
- Che bảng, đọc cho học sinh viết bài.
- Đọc lại cho học sinh soát bài – Sửa lỗi. 
- Giáo viên chấm bài 
3. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2 : Gọi học sinh đọc yêu cầu 
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- Tổ chức trò chơi: “Viết tiếp sức”. Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 4 học sinh.
-Hướng dẫn nhận xét, chốt lời giải đúng 
Bài 3b:. Gọi học sinh đọc yêu cầu 
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- Gọi học sinh lên bảng sửa bài.
-Nhận xét, chốt ý đúng .
3.Củng cố :
- Giáo viên nhận xét bài viết – Sửa chữa lỗi.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS viết bài đúng , đẹp và làm bài tập đúng.
- 2-3 em nhìn bảng đọc lại.
- Đoạn trích nói về đức tính chăm chỉ làm lụng của hai vợ chồng người nông dân.
- Học sinh nêu từ khó viết.
- Học sinh luyện viết bảng con
- Nghe đọc viết vào vở.
- Soát bài – Sửa lỗi.
-Điền vần uơ/ ua vào chỗ trống .
- Học sinh làm bài vào vở.
- Tham gia trò chơi -Nhận xét.
Kết quả: voi huơ vòi, mùa màng.
 thuở nhỏ, chanh chua
- Điền ên/ ênh vào chỗ trống.
- Học sinh làm bài vào vở.
- Học sinh lên bảng sửa bài.
Kết quả:
 Cái gì cao lớn lênh khênh
Đứng mà không tựa ngã kềnh ngay ra?
 Tò vò mà nuôi con nhện
Đến khi nó lớn, nó quện nhau đi
 Tò vò ngồi khóc tỉ ti:
Nhện ơi, nhện hỡi, nhện đi đằng nào ?
Nêu từ khó viết.
Nghe đọc và đánh vần để viết.
 Thứ tư
Tập đọc
CÂY DỪA
I. Mục tiêu:
 - Đọc trôi chảy toàn bài, biết ngắt, nghỉ hơi hợp lí, sau dấu câu và sau mỗi dòng thơ
 - Hiểu nội dung: Cây dừa giống như con người, biết gắn bó với đất trời và thiên nhiên xung quanh. Trả lời được câu hỏi 1, 2, thuộc 8 dòng thơ đầu. HS khá giỏi trả lời được CH3.
II. Đồ dùng dạy học : 
 - Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
 - Bảng viết sẵn đoạn thơ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinhKK ... 0.
- 120 ô vuông nhiều hơn 110 ô vuông, 110 ô vuông ít hơn 120 ô vuông
- 120 lớn hơn 110, 110 bé hơn 120
- Điền dấu để có: 110 < 120;
 120 > 110
- Chữ số hàng trăm cùng là 1
- 2 lớn hơn 1, hay 1 bé hơn 2
- 120 120
- Làm bài, sau đó theo dõi bài làm của 2 học sinh lên bảng và nhận xét.
 Viết số
 Đọc số
130
Một trăm ba mươi
150
Một trăm năm mươi
170
Một trăm bảy mươi
180
Một trăm tám mươi
190
Một trăm chín mươi
120
Một trăm hai mươi
160
Một trăm sáu mươi
140
Một trăm bốn mươi
200
Hai trăm
- Học sinh làm bài sau đó lên bảng sửa bài.
 110 < 120 130 < 150
 120 > 110 150 > 130
- Bài tập yêu cầu chúng ta điền dấu >, <, = vào chỗ trống
- Làm bài vào vở.
- Tham gia trò chơi – Nhận xét.
100 170
140 = 140 190 > 150
150 130
- Học sinh đọc CN – ĐT.
 Thứ sáu
Tập làm văn (Tiết 28)
ĐÁP LỜI CHIA VUI - TẢ NGẮN VỀ CÂY CỐI .
 I. Mục tiêu. 
 - Biết đáp lại lời chia vui trong tình huống giao tiếp cụ thể.
 - Đọc và trả lời được các câu hỏi về bài miêu tả ngắn (BT2); viết được các câu trả lời cho một phần.
 II. Đồ dùng dạy học
 Tranh minh họa BT1. Bảng viết sẵn BT1
 III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của học sinh
Học sinhKK
1.Giới thiệu bài: 
 Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học. 
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1 : Gọi học sinh đọc yêu cầu .
- Cho học sinh quan sát tranh.
- Cho 2 học sinh làm mẫu.
- Cho học sinh thực hành theo nhóm đôi.
- Giáo viên nhận xét – Tuyên dương.
- Em cần nói lời chia vui với thái độ như thế nào ?
-GV nêu: Khi nói lời chia vui, lời chúc và đáp lại lời chúc bằng nhiều cách nói khác nhau.
Bài 2 : Gọi 1 em đọc đoạn văn Quả măng cụt và các câu hỏi.
- Yêu cầu nói chuyện cặp đôi dựa vào câu hỏi.
- GV nhắc nhở : Phải trả lời dựa sát vào ý của bài Quả măng cụt không nhất thiết phải đúng nguyên văn từng câu chữ trong bài, các em nên nói bằng lời của mình.
Bài 3 : Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS viết vở các câu trả lời cho phần a hoặc phần b của BT2.
- GV lưu ý : Em chọn phần nào thì viết phần đó, chỉ viết phần trả lời, không viết câu hỏi. Trả lời dựa vào ý của bài Quả măng cụt, không nên viết đúng nguyên văn , bài viết sẽ không hay giống tập chép.
- Gọi một số học sinh đọc bài viết
- Chấm điểm một số bài. Nhận xét.
3. Củng cố :
Hỏi: Đáp lời chia vui với thái độ thế nào?
- Nhận xét tiết học.
-1 em nêu yêu cầu
- 2 em thực hành đóng vai trước lớp.
- Học sinh thực hành ở nhóm .
- Một số nhóm thực hành trước lớp.
VD:-HS đáp lại : Mình rất cám ơn các bạn./ Các bạn làm mình cảm động quá. Rất cám ơn các bạn ..
- Chia vui với thái độ vui vẻ, niềm nở.
-1 em đọc. Cả lớp đọc thầm.
- Từng cặp HS hỏi-đáp theo các câu hỏi (1 em hỏi, 1 em trả lời)
a/ - Quả măng cụt tròn như một quả cam./ Quả măng cụt hình tròn, trông giống như một quả cam./ Quả chỉ to bằng nắm tay trẻ con.
- Quả màu tím sẫm ngã sang đỏ.
- Cuống nó to và ngắn, quanh cuống có năm cái tai tròn úp vào quả.
b/ - Ruột quả măng cụt trắng muốt như hoa bưởi./ Ruột quả măng cụt có màu trắng rất đẹp, trắng muốt như màu hoa bưởi.
- Các múi to không đều nhau.
- Mùi vị măng cụt ngọt và toả hương thoang thoảng.
- Nhiều cặp thực hành hỏi đáp trước lớp.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- Nhiều em nối tiếp nhau đọc bài viết. -Nhận xét, chọn bạn viết hay.
- Nói với thái độ lịch sự, khiêm tốn.
Toán (Tiết 140)
CÁC SỐ TỪ 101 ĐẾN 110
 I. Mục tiêu. 
 - Nhận biết được các số từ 101 đến 110.
 - Biết cách đọc, viết các số từ 101 đến 110.
 - Biết cách so sánh các số từ 101 đến 110.
 - Biết thứ tự các số từ 101 đến 110.
 II. Đồ dùng dạy học
 Bảng ô vuông và các cột ô vuông.
 III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HSKK
1. Kiểm tra bài cũ.
- GV kiểm tra học sinh về đọc số, viết số so sánh các số tròn chục từ 110 đến 200.
- Nhận xét và cho điểm học sinh
2. Bài mới.
+ Giới thiệu bài.
- Trong bài học hôm nay, các em sẽ được học về các số từ 101 đến 110
+ Giới thiệu các số từ 101 đến110
- Gắn lên bảng ô vuông biểu diễn số 100 và hỏi: Có mấy trăm?
- Gắn thêm 1 hình vuông nhỏ và hỏi: Có mấy chục và mấy đơn vị?
- Để chỉ có tất cả 1trăm, 0 chục, 1 đơn vị trong toán học, người ta dùng số 1 trăm linh 1 và viết là 101.
- Giới thiệu số 102, 103 tương tự như giới thiệu 101.
- Yêu cầu học sinh thảo luận để tìm cách đọc và cách viết các số còn lại trong bảng: 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110.
- Yêu cầu cả lớp đọc lại các số từ 101 đến 110
+ Luyện tập 
Bài 1.
- Giáo viên đọc số cho học sinh viết lần lượt vào bảng con.
Bài 2.
- Vẽ lên bảng tia số như SGK, sau đó gọi 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở
- Nhận xét cho điểm và yêu cầu học sinh đọc các số trên tia số theo thứ tự từ bé đến lớn.
Bài 3.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Để điền được dấu cho đúng, chúng ta phải so sánh các số với nhau.
- Viết lên bảng: 101102 và hỏi: Hãy so sánh chữ số hàng trăm của số 101 và số 102
- Hãy so sánh chữ số hàng chục của số 101 và 102
- Hãy so sánh chữ số hàng đơn vị của số 101 và số 102.
- Khi đó ta nói 101 nhỏ hơn 102 và viết 101 101
- Yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở
- Tổ chức trò chơi: “Viết tiếp sức”. Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 7 học sinh 
- Nhận xét – tuyên dương.
- Hỏi: Một bạn nói, dựa vào vị trí của các số trên tia số, chúng ta cũng có thể so sánh được các số với nhau, theo em bạn đó nói đúng hay sai?
- Dựa vào các số trên tia số trong BT 2, hãy so sánh 101 và 102 với nhau.
- Tia số được viết theo thứ tự từ bé đến lớn, số đứng trước bao giờ cũng bé hơn số đứng sau.
3. Củng cố dặn dò.
- Yêu cầu học sinh so sánh và giải thích: 104  110 , 107  101
- Cho học sinh đọc các số 101 đến 110 theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
- Dặn dò học sinh về nhà ôn lại về cách đọc, cách viết, cách so sánh các số từ 101 đến 110
- Nhận xét tiết học
- Một số học sinh lên bảng thực hiện yc của GV
- Trả lời: Có 1 trăm, sau đó lên bảng viết 1 vào cột trăm.
- Có 0 chục và 1 đơn vị. Sau đó lên bảng viết 0 vào cột chục, 1 vào cột đơn vị.
- Học sinh viết và đọc số 101.
- Thảo luận để viết số còn thiếu trong bảng, sau đó 3 học sinh lên bảng làm bài, 1 học sinh đọc số, 1 học sinh viết số, 1 học sinh gắn hình biểu diễn số
- Học sinh viết lần lượt vào bảng con.
a/ 107 c/ 108 e/ 105
b/ 109 d/ 102 g/ 103
- Làm bài theo yêu cầu của giáo viên 
101 102 103 104 105 106 107 108 109 110
- Học sinh đọc CN - ĐT
- BT yêu cầu chúng ta điền dấu >, <, = vào chỗ trống
- Chữ số hàng trăm cùng là 1
- Chữ số hàng chục cùng là 0.
- 1 nhỏ hơn 2 hay 2 lớn hơn 1.
- Làm bài.
- Tham gia trò chơi – Nhận xét.
 102 = 102 103 > 101
 105 > 104 105 = 105
 109 > 108 109 < 110
 106 < 109
- Bạn học sinh đó nói đúng.
- 101 101 vì trên tia số 102 đứng sau 101
- Học sinh nêu:
104 < 110 (Hàng trăm đều là 1, hàng chục 0<1)
 107 > 101 (Hàng trăm đều là 1, hàng chục đều
 là 0, hàng đơn vị 7 > 1)
- Học sinh đọc CN - ĐT
 Chính tả(Tiết 56)
 Nghe viết: CÂY DỪA .
 Phân biệt: S/ X, IN/ INH. VIẾT HOA TÊN RIÊNG .
 I. Mục tiêu. 
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng 8 dòng đầu của bài thơ “Cây dừa”
 - Làm đúng các bài tập phân biệt s/ x, in/ inh. Viết đúng tên riêng Viêt Nam.
 II. Đồ dùng dạy học
 Bảng viết sẵn 8 dòng đầu bài thơ “Cây dừa” và các bài tập.
 III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinhKK
1.Kiểm tra bài cũ 
- Giáo viên đọc cho học sinh viết: cuốc bẫm cày sâu, thuở nhỏ.
- Nhận xét.
2. Bài mới : 
+ Giới thiệu bài.
 Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học. 
+ Hướng dẫn nghe viết:
- Giáo viên đọc 1 lần bài chính tả.
- Gọi học sinh đọc lại đoạn thơ.
- Đoạn thơ nhắc đến những bộ phận nào của cây dừa ? 
- Các bộ phận đó được so sánh với những gì ?
- Dòng một có mấy tiếng, dòng hai có mấy tiếng ?
- Đây là thể thơ lục bát, nên khi viết dòng một lùi vào 1 ô, dòng hai viết sát lề.
- Chữ cái đầu dòng thơ viết thế nào ?
- Gợi ý cho HS nêu từ khó - Giáo viên gạch dưới: bạc phếch, hũ rượu, toả, tàu dừa, 
- Giáo viên đọc cho học sinh viết từ khó vào bảng con.
- Giáo viên đọc đoạn văn lần 2.
- Đọc cho học sinh viết bài.
- Đọc cho học sinh soát bài – sửa lỗi.
- Giáo viên chấm bài.
+ Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2 a: 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Giáo viên chia nhóm 4 học sinh 
- Cho học sinh làm bài theo nhóm (viết tên các loài cây bắt đầu bằng s/ x)
-Nhận xét chốt lại lời giải đúng 
Bài 2b : Gọi học sinh đọc đề bài.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- Gọi học sinh nêu kết quả.
Bài 3 : Gọi học sinh đọc đề bài.
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi
- Gọi học sinh lên bảng sửa bài.
- GV nhận xét chốt ý đúng 
3.Củng cố : 
- Giáo viên nhận xét bài viết – Sửa chữa lỗi.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương 
- Học sinh lên bảng viết – Cả lớp viết bảng con.
- Theo dõi.
- 3-4 em đọc lại.
- Lá dừa, thân dừa, quả dừa, ngọn dừa.
- Lá như chiếc lược, Ngọn dừa như cái đầu biết gật đầu gọi trăng, Thân bạc phếch, quả dừa như đàn lợn con nằm trên cao.
- Dòng một 6 tiếng, dòng hai 8 tiếng.
- Viết hoa.
- Học sinh nêu từ khó 
- Viết từ khó vào bảng con.
- Nghe và viết vở.
- Soát bài – Sửa lỗi.
- Thảo luận nhóm – Trình bày – Nhận xét
Kết quả:
Tên cây bắt đầu bằng s hay x.
a/ sắn, sim, sung, si, sen, súng, sâm, sấu, sồi, sến, sậy, so đũa.
b/ xoan, xà cừ, xà-nu.
- Học sinh làm bài vào vở- Nêu kết quả: số chín, quả chín, thính tai.
-1 em đọc yêu cầu và đoạn thơ 
- Học sinh thảo luận nhóm đôi làm bài vào vở.
- Lên bảng sửa bài.
Kết quả: Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên, Tây Bắc, Điện Biên.
Nêu từ khó viết.
Nghe đọc và đánh vần để viết
SINH HOẠT TẬP THỂ.
1/ Sơ kết hoạt động tuần 28:
 	 	- Lớp trưởng sơ kết việc thực hiện nội quy nhà trường.
 	 	- Các nhóm bình chọn bạn được tuyên dương .
 	 	- Giáo viên nhận xét - Tuyên dương - Nhắc nhở học sinh.
 	2/ Kế hoạch tuần 29:
 	 	- Khắc phục những tồn tại của tuần 28 .
 	 	- Giáo dục học sinh giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi công cộng 
 - Giáo dục học sinh thực hiện tốt 5 nhiệm vụ của học sinh.
 	- Phát động phong trào thi đua học tốt chào mừng Ngày 30 / 4 và 1 / 5. 3/ Văn nghệ- vui chơi:
 	- Tổ chức cho học sinh múa hát, chơi trò chơi./
Duyệt của BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 28 BUOI CHIEU CHUAN CHUAN.doc