Thiết kế bài dạy môn học khối 3 - Tuần 1, 2 (buổi chiều)

Thiết kế bài dạy môn học khối 3 - Tuần 1, 2 (buổi chiều)

Tuần 1

Thứ hai ngày 5 tháng 9 năm 2011

Hoạt động tập thể

HOẠT ĐỘNG LÀM SẠCH ĐẸP TRƯỜNG LỚP

I. Mục đích – Yêu cầu:

- Nắm được nhiệm vụ của tiết học

- Có ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp

- Thêm yêu trường lớp

II. Chuẩn bị:

 - Dụng cụ: Chổi, giẻ lau.

III. Phương pháp:

 - Luyện tập thực hành,

 IV.Các hoạt động dạy học:

 

doc 25 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 643Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học khối 3 - Tuần 1, 2 (buổi chiều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Thứ hai ngày 5 tháng 9 năm 2011
Hoạt động tập thể
Hoạt động làm sạch đẹp trường lớp
I. Mục đích – Yêu cầu: 
- Nắm được nhiệm vụ của tiết học
- Có ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp
- Thêm yêu trường lớp
II. Chuẩn bị:
	- Dụng cụ: Chổi, giẻ lau.
III. Phương pháp:
	- Luyện tập thực hành, 
 IV.Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Phần mở đầu
2. Phần cơ bản: Quét dọn. Trang trí lớp
3. Tổng kết, đánh giá
- Phổ biến nội dung của tiết học.
Giao nhiệm vụ cho các nhóm
- Nhóm 1: Quét lớp
- Nhóm 2: Quét hành lang tầng 2
- Nhóm 3: Lau bàn ghế. Cửa sổ
- Cuối cùng cả 3 nhóm cùng trang trí lớp cho thêm đẹp
- Từng tổ thực hành quét dọn và trang trí lớp
- Uốn nắn nhắc nhở HS.
- Khen các nhóm tích cực, tự giác.làm việc có hiệu quả
-Kiểm tra lại kết quả làm việc của các tổ
- Nhận xét, đánh giá
- Nhắc nhở HS có ý thức giữ gìn để trường lớp luôn sạch đẹp
.- Lắng nghe
-Các nhóm thực hành
- Thi đua giữa các nhóm
- Các nhóm bình chọn, 
- Nhận xét, đánh giá
Hướng dẫn học (T)
Đọc, viết số- cấu tạo, phân tích số
I.Mục tiêu:
- Củng cố cách đọc, viết số- cấu tạo, phân tích số (trong phạm vi 100, 1000).
II. Các hoạt động dạy học
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
1.Kiểm tra
2.Hướng dẫn
Bài 1:
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
Bài 3:Viết số gồm:
Bài 4: Viết tất cả các số có các chữ số giống nhau trong từng trường hợp sau:
3. Củng cố – dặn dò:
- Nêu yêu cầu, hướng dẫn, yêu cầu HS làm bài – chữa
Bài 1:
a) Viết các số sau đây dưới dạng tổng các chục và đơn vị:
11; 35; 90; 99; ab (là các số có hai chữ số với a khác 0 là chữ số chỉ chục, b là chữ số chỉ đơn vị).
b) Viết các số sau đây dưới dạng tổng các trăm, chục và đơn vị:
365; 705; 999; abc (là số có ba chữ số với a khác 0 là chữ số chỉ trăm, b là chữ số chỉ chục, c là chữ số chỉ đơn vị).
Bài 2
a) 756 = 700 + 50 + 
 = 100 x 7 + 10 x+ 6
b) 862 = 100 x...+10 x +2
c) abc = 100 x a +10 x b +
 = a00 + 
Bài 3:
a) 5 chục và 5 đơn vị;
6 chục và 0 đơn vị;
3 nghìn và 3 đơn vị;
a chục và b đơn vị (a, b là chữ số, a khác 0).
b)5 trăm 5 chục và 5 đơn vị;
6 trăm 1 chục và 3 đơn vị;
a trăm b chục và c đơn vị (a, b, c là chữ số, a khác 0).
Bài 4: 
Số đó có hai chữ số.
Số đó có ba chữ số.
Số đó có hai chữ số và lớn hơn 25.
Số đó có ba chữ số và bé hơn 521.
- Tổng kết ý chính 
- Nhận xét tiết học
- VN ôn bài.
- Làm bài – chữa
Bài 1:
a)11 = 10 + 1; 35 = 30 + 5;
90 = 90 + 0; 99 = 90 + 9;
ab = 10 x a + b
b) 365 = 300 + 60 + 5
705 = 700 + 5
999 = 900 + 90 + 9
abc = 100 x a + 10 x b + c
Bài 2:
a) 756 = 700 + 50 + 6
 = 100 x 7 + 10 x 5 + 6
b) 862 = 100 x 8+10 x 6 +2
c) abc = 100 x a +10 x b +c
 = a00 + bc
Bài 3:
a) 55, 60, 3003, ab.
b) 555, 613, abc.
Bài 4:
a) 11, 22, 33, 44, 55, 66, 77, 88, 99.
b) 111, 222, 333, 444, 555, 666, 777, 888, 999.
c) 33, 44, 55, 66, 77, 88, 99.
d) 444, 333, 222, 111.
Thứ ba ngày 6 tháng 9 năm 2011
Hoạt động tập thể
Giáo dục thực hành: Vệ sinh răng miệng
I . Mục đích , yêu cầu :
- GD HS vệ sinh răng miệng 
- HS thực hành vệ sinh răng miệng 
 - HS có ý thức giữ gìn vệ sinh răng miệng 
II . Công việc chuẩn bị :
- GV .Tranh về vệ sinh răng miệng 
-HS . Bàn chải , mô hình răng
IV . Các hoạt động động dạy học:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn
* HĐ 1 : GD HS vệ sinh răng miệng 
*HĐ 2 : Thực hành vệ sinh răng miệng
*HĐ 3 : Nhận xét - đánh giá 
3 . Củng cố , dặn dò :
- Nêu yêu cầu tiết học
- GV cho HS quan sát tranh về vệ sinh răng miệng 
-Tranh vẽ gì ?
-Các hoạt động của các bạn mang lại lợi ích gì ?
-Em cần làm gì để giữ vệ sinh răng miệng 
- GV hướng dẫn HS đánh răng đúng cách
+ Chải mặt răng .
+ Chải mặt trong của răng
+ Chải mặt ngoài của răng
- GV tổ chức cho HS thực hành vệ sinh răng miệng theo nhóm. 
-GV nhận xét , đánh giá 
Biểu dương nhóm thực hiện tốt 
- Nhắc nhở HS thực hiện tốt việc giữ vệ sinh răng miệng.
- Theo dõi
-HS quan sát
- Nêu nội dung tranh:
Các bạn đang đánh răng
- HS nêu
- HS nêu :
+Vệ sinh răng miệng: 
Đánh răng vào buổi sáng, đánh răng sau khi ăn và vào buổi tối trước khi đi ngủ .
+ Súc miệng nuớc muối,...
-HS tham gia thực hành vệ sinh răng miệng . 
- Một vài nhóm thực hiện trước lớp
- Nhận xét , đánh giá
Hướng dẫn học (T)
Đọc, viết số- cấu tạo, phân tích số
I.Mục tiêu:
- Củng cố cách đọc, viết số- cấu tạo, phân tích số (trong phạm vi 100, 1000).
II. Các hoạt động dạy học
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
1.Kiểm tra
2.Hướng dẫn
Bài 1:
Bài 2: 
Bài 3: 
Bài 4: 
3. Củng cố – dặn dò:
- Nêu yêu cầu, hướng dẫn, yêu cầu HS làm bài – chữa
Bài 1:
Từ hai chữ số 3 và 7, viết tất cả các số có hai chữ số.
Bài 2: Từ ba chữ số 3, 4, 5 viết tất cả các số có ba chữ số khác nhau (mỗi chữ số không lặp lại). Có bao nhiêu số như thế?
Bài 3: Từ ba chữ số 4, 1, 5 hãy viết tất ca các số có hai chữ số (mỗi chữ số có thể lặp lại). Có bao nhiêu số như thế?
Bài 4: Tìm chữ số x, biết rằng từ ba chữ số x, 1, 5 ta chỉ có thể lập được 6 số có hai chữ số (mỗi chữ số có thể lặp lại).
- Tổng kết ý chính 
- Nx tiết học- VN ôn bài.
- Làm bài – chữa
Bài 1:
37, 73, 33, 77.
Bài 2:
345, 354, 435, 453, 534, 543 – Có 6 số.
Bài 3:
44, 41, 45, 11, 14, 15, 55, 51, 54 (có 9 số).
Bài 4:
 Nếu x khác 0 ta có các số có hai chữ số: 
xx, x1, x5, 11, 1x, 15, 51, 5x, 55 (có 9 số)
Nếu x = 0 ta có các số có hai chữ số: 11, 1x, 15, 51, 5x, 55 (có 6 số).
Vậy x = 0
Thứ tư ngày 7 tháng 9 năm 2011
Hướng dẫn học (LT - C)
Ôn tập về từ chỉ sự vật - So sánh
I- Mục đích yêu cầu:
- Xác định được các từ ngữ chỉ sự vật.
- Tìm được những sự vật được so sánh với nhau trong câu văn, câu thơ.
- Nêu được điểm giống nhau của các sự vật trong từng cặp so sánh.
II- Các HĐ dạy- học:
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn
Bài 1
Bài 2
Bài 3
Bài 4
3. Củng cố – dặn dò:
- Nêu yêu cầu, hướng dẫn, yêu cầu HS làm- chữa
Bài 1:Gạch dưới các từ chỉ sự vật trong đoạn văn sau:
Cánh đồng trông đẹp như một tấm thảm. Đó đây có bóng người đi thăm ruộng hoặc be bờ. Mấy con chim chìa vôi bay lên bay xuống hót ríu rít.
Bài 2: Tìm từ chỉ sự vật trong các từ sau:
Bãi biển, bao la, bat ngát, bài tập, bài học, bài làm, bến cảng, biểu diễn, bất khuất, cánh đồng, canh gác, cao nguyên, cần cù, chiến dịch, chiến trường, chói chang, chuyên cần, cưu mang, công viên, danh dự, đoàn kết, độc lập, gắn bó.
Bài 3:
Gạch dưới từ ngữ chỉ các sự vật được so sánh với nau trong các câu thơ, câu văn dưới đây:
a) Khi cá vàng khẽ uốn lưng thì đuôi xoè rộng như một dải lụa màu da cam còn khoan thai uốn lượn mãi.
b) Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ, hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh, tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng.
c) Hoa lựu như lửa lập loè
Nhớ khi em tưới, em che hàng ngày.
Bài 4:
Các sự vật trong từng cặp so sánh ở BT3 có điểm nào giống nhau? Ghi lại các điểm giống nhau đó vào chỗ trống dưới đây:
a) đuôi (cá vàng) / dải lụa giống nhau ở chỗ:
b) – cây gạo / tháp đèn giống nhau ở chỗ:
- bông hoa / ngọn lửa hồng tươi giống nhau ở chỗ
- búp nõn / ánh nến trong xanh giống nhau ở chỗ:
c) hoa lựu / lửa giống nhau ở chỗ:
- Tổng kết bài
- Nhận xét tiết học
- VN ôn bài.
- Làm bài – chữa
Bài 1:
Cánh đồng trông đẹp như một tấm thảm. Đó đây có bóng người đi thăm ruộng hoặc be bờ. Mấy con chim chìa vôi bay lên bay xuống hót ríu rít.
Bài 2:
Các từ chỉ sự vật:
Bãi biển, bài tập, bài học, bài làm, bến cảng, cánh đồng, cao nguyên, chiến dịch, chiến trường, công viên.
Bài 3: 
a) Khi cá vàng khẽ uốn lưng thì đuôi xoè rộng như một dải lụa màu da cam còn khoan thai uốn lượn mãi.
b) Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ, hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh, tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng.
c) Hoa lựu như lửa lập loè
Nhớ khi em tưới, em che hàng ngày.
Bài 4:
a) đuôi (cá vàng) / dải lụa giống nhau ở chỗ: đều rộng, mỏng, có thể uốn lượn.
b) – cây gạo / tháp đèn giống nhau ở chỗ: to cao, sừng sững, bề thế.
- bông hoa / ngọn lửa hồng tươi giống nhau ở chỗ: có màu đỏ, lung linh.
- búp nõn / ánh nến trong xanh giống nhau ở chỗ: có hình búp, màu trắng xanh, lung linh.
c) hoa lựu / lửa giống nhau ở chỗ: có màu đỏ, chuyển động như đang lập loè, bập bùng.
Thứ năm ngày 8 tháng 9 năm 2011
Âm nhạc
Ôn bài Quốc ca Việt Nam
I. Mục tiêu:
- Học sinh ôn lời 1 bài Quốc ca Việt Nam.
- Học sinh hát đúng lời, đúng giai điệu.
- Giáo dục học sinh ý thức nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca.
II. Đồ Dùng:
- GV: Một lá cờ Tổ quốc.
III. Các hoạt động dạy và học:
Nội dung 
HĐ của GV
HĐ của HS
A.Kiểm tra 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn ôn bài.
3. Củng cố dặn dò: 
Đưa ra lá cờ và giới thiệu:
ôn bài: Quốc ca Việt Nam.
-Yêu cầu ôn theo nhóm, tổ
-Nhận xét, sửa sai.
-Bài Quốc ca đợc hát khi nào?
- Cho hs xem hình ảnh lễ chào cờ. Ai là tác giả của bài Quốc ca Việt Nam?
- Tư thế khi hát bài Quốc ca phải như thế nào?
- Nhận xét giờ học.
- VN ôn bài
- Cả lớp hát.
- HS hát cá nhân.
- Hát theo nhóm.
- Thi hát giữa các tổ.
- Khi chào cờ.
-Cố nhạc sĩ Văn Cao.
Đứng nghiêm trang, mắt hướng nhìn Quốc kì.
-Cả lớp hát lại.
Mĩ thuật
 Xem tranh thiếu nhi
I.Mục tiêu:
- HS tiếp xúc, làm quen với tranh của thiếu nhi của hoạ sĩ về môi trường.
- Biết cách mô tả, nhận xét hình ảnh, màu sắc trong tranh.
- Có ý thức bảo vệ môi trường.
II. Đồ Dùng:
- GV: Sưu tầm tranh thiếu nhi về bảo vệ môi trường.
- HS: Sưu tầm tranh thiếu nhi về bảo vệ môi trường, giấy vẽ, bút vẽ.
III. Các hoạt động dạy và học:
Nội dung 
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn bài 
* HĐ1: 
Xem tranh thiếu nhi.
*HĐ 2: Vẽ tranh về đề tài môi trường.
3. Nhận xét, đánh giá: 
- KT sự chuẩn bị của HS
Xem tranh thiếu nhi.
- Đưa ra một số tranh về đề tài môi trường.
- Yêu cầu hs quan sát , nhận xét.
- Nhận xét ,khen ngợi, khích lệ.
-Cho hs xem tranh mẫu. 
- Yêu cầu vẽ tranh về đề tài môi trường tuỳ theo ý thích.
-Yêu cầu trưng bày ...  biết điều kiện của nó.
- Tính được giá trị của x.
II. Các hoạt động dạy học
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
1.Kiểm tra
2.Hướng dẫn
Bài 1:
Bài 2: 
Bài 3: 
Bài 4: 
Bài 5
3. Củng cố – dặn dò:
- Nêu yêu cầu, hướng dẫn, yêu cầu HS làm bài – chữa
Bài 1:Tính các tổng sau:
683 + 115
807 + 191
615 + 272
236 + 763
453 + 437
723 + 200
Bài 2: Thực hiện các phép trừ sau:
967 – 546
873 – 640
321 – 101
739 – 705
415 – 204
737 – 600
496 – 286
877 - 867
Bài 3:
Điền chữ số còn thiếu vào dấu hỏi (?)
+
a) ?79
 4?5
 85?
+
b) 65?
 1?4
 ?10
Bài 4: Tính giá trị của x trong mỗi phép tính sau:
+
+
 36x
 427
 795
 6x4
 243
 927
-
 8x2
 570
 282
Bài 5:
a) An nghĩ một số. Biết rằng số lớn nhất có hai chữ số kém số đó là 65. Tìm số An đã nghĩ.
b) Bình nghĩ một số. Biết rằng số đó lớn hơn số lớn nhất có ba chữ số là 1. Tìm số Bình đã nghĩ.
- Tổng kết ý chính 
- Nhận xét tiết học
- VN ôn bài.
Bài 1:
- HS làm bài
- 6 HS lên bảng
Bài 2:
- HS làm bài
- Chữa bài
Bài 3:
HS làm bài
2 HS chữa bài
a) * 9 cộng 5 bằng 14, viết 4, nhớ 1.
* 7 + 1 (nhớ) = 8, 8 cộng 7 bằng 15, viết 5 nhớ 1.
* ? + 1 (nhớ) + 4 = 8, suy ra ? = 3.
+
Phép tính đúng là: 379
 475
 854
b) * 6 + 4 bằng 10, viết 0 nhớ 1.
* 5 + 1(nhớ) = 6, 6 cộng 5 bằng 11, viết 1 nhớ 1.
* 6 + 1(nhớ) + 1 = 8, viết 8.
Phép tính đúng là:
+
 656
 154
 810
Bài 4:
* Cách 1:
36x = 795 – 437 = 368. Vậy x = 8
6x4 = 927 – 243 = 684 . Vậy x = 8.
8x2 = 570 + 282 = 852. Vậy x = 5.
* Cách 2: Làm tương tự bài 3
Bài 5:
a) Số lớn nhất có hai chữ số là 99.
Số An đã nghĩ là:
99 + 65 = 164
b) Số lớn nhất có ba chữ số là 999.
Số Bình đã nghĩ là:
999 + 1 = 1000.
Thứ tư ngày 14 tháng 9 năm 2011
Hướng dẫn Học (LT - C)
Mở rộng vốn từ: Thiếu nhi
Ôn tập câu Ai là gì?
I- Mục đích yêu cầu:
- Biết chọn từ thích hợp về thiếu nhi để điền vào chỗ trống.
- Tìm được các bộ phận trả lời câu hỏi Ai (cái gì, con gì)? Là gì?
- Đặt được câu hỏi cho các bộ phận được in đậm.
II- Các HĐ dạy- học:
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn
Bài 1
Bài 2
Bài 3
Bài 4
3. Củng cố – dặn dò:
- Nêu yêu cầu, hướng dẫn, yêu cầu HS làm- chữa
Bài 1:Chọn từ thích hợp trong các từ: trẻ em, ngây thơ, lễ phép để điền vào chỗ trống.
a) Đôi mắtcủa em bé.
b) Nam cúi đầu chào một cách 
c) như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.
Bài 2: Cho các từ sau: thiếu nhi, nhi đồng, tiểu đồng, nhi khoa, đồng dao.
Em hãy xếp từ trên thành hai nhóm:
a)Những từ trong đó nhi có nghĩa là “trẻ con”:
b) Những từ trong đó đồng có nghĩa là “trẻ con”:
Bài 3: Gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ai (cái gì, con gì)? Gạch 2 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Là gì?
a) Gớt là nhà soạn kịch và nhà thơ lỗi lạc người Đức. Các tác phẩm của ông là những hòn ngọc trong kho tàng văn học Đức và thế giới.
b) Gớt sinh trưởng trong một gia đình giàu có ở thành phố Phơ-răng-phuốc. Cha Gớt là một viên quan ở triều đình. Mẹ Gớt là con gái một gia đình công chức. Bà là người tài hoa, hiền lành, dịu dàng, chơi pi-a-nô rất giỏi.
c) Cửa là đôi cánh đầu tiên
Mở ra đất nước, thiên nhiên, con người.
Bài 4:
Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm:
a) Mô-da là thần đồng âm nhạc ở nước áo thế kỉ thứ 18.
b) Bà là cả một kho cổ tích.
c) Chích bông là bạn của bà con nông dân.
d) Đà Lạt là thành phố trên cao nguyên.
- Tổng kết bài
- Nhận xét tiết học
- VN ôn bài.
- Làm bài – chữa
Bài 1:
a) Đôi mắt ngây thơ của em bé.
b) Nam cúi đầu chào một cách lễ phép.
c) Trẻ em như búp trên cành.
Bài 2:
a) Nhóm 1: thiếu nhi, nhi đồng, nhi khoa.
b) Nhóm 2: nhi đồng, tiểu đồng, đồng dao.
Bài 3:
a) Gớt là nhà soạn kịch và nhà thơ lỗi lạc người Đức. Các tác phẩm của ông là những hòn ngọc trong kho tàng văn học Đức và thế giới.
b) Gớt sinh trưởng trong một gia đình giàu có ở thành phố Phơ-răng-phuốc. Cha Gớt là một viên quan ở triều đình. Mẹ Gớt là con gái một gia đình công chức. Bà là người tài hoa, hiền lành, dịu dàng, chơi pi-a-nô rất giỏi.
c) Cửa là đôi cánh đầu tiên
Mở ra đất nước, thiên nhiên, con người.
Bài 4:
a) Ai là thần đồng âm nhạc ở nước áo thế kỉ thứ 18?
b) Ai là cả một kho cổ tích?
c) Con gì là bạn của bà con nông dân?
d) Đà Lạt là gì?
Thứ năm ngày 15 tháng 9 năm 2011
Âm nhạc
Hát bài tự chọn
I. Mục tiêu: 
- Hs ôn lại các bài hát đã được học trong chương trình
- Rèn cho hs tính bạo dạn, tự tin trước đông người
- Luyện cho hs giọng hát hay, yêu thích văn nghệ.
II. Các hoạt động dạy học
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn
*HĐ1: Hát tập thể 
* HĐ2: Hát cá nhân:
3. Củng cố – dặn dò:
- Nêu yêu cầu tiết học
- Hãy kể tên các bài hát đã học
- GV cho cả lớp ôn lại các bài hát đã học
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
- Cho HS hát cá nhân: lấy tinh thần xung phong lên hát trước. Khi hát xong GV cho HS đó có quyền chỉ định bạn khác hát.
Sau mỗi tiết mục GV cùng cả lớp vỗ tay động viên
- Khen ngợi những em có giọng hát hay, phong cách biểu diễn tự nhiên.
- Theo dõi
a)HS nối tiếp nhau kể tên các bài hát đã học.
- Ôn lại các bài hát đã học theo hướng dẫn của GV.
- Biểu diễn cá nhân
Mĩ thuật
Vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào đường diềm
I. Mục đích- yêu cầu:
- Tìm hiểu cách trang trí đường diềm.
- Cách vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào đường diềm.
- Hoàn thành các bài tập ở lớp.
- HS khá giỏi : Vẽ được hoạ tiết cân đối, tô màu đều, phù hợp.
II. Chuẩn bị:
- GV: Tranh mẫu, mẫu vẽ.
- HS : Bút vẽ, vở tập vẽ, màu vẽ
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra 
 B. Bài mới.
1. HĐ1: Giới thiệu và ghi bảng
2. HĐ2: Hướng dẫn quan sát, nhận xét:
3. HĐ3:Cách vẽ hoạ tiết:
4.HĐ4: Thực hành
5. HĐ 5: Nhận xét,đánh giá:
6 Củng cố - dặn dò:
- Kiểm tra đồ dùng của HS
- Giới thiệu đường diềm và tác dụng của chúng:
- Những hoạ tiết hình hoa, lá cách điệu được sắp xếp nhắc lại, nối tiếp tạo thành đường diềm. Đường diềm giúp trang trí để đồ vật được đẹp hơn
- Quan sát đường diềm chưa hoàn chỉnh và nêu đường diềm đó còn thiếu hoạ tiết gì?
- YC HS quan sát hình ở vở tập vẽ 3 và xem các hoạ tiết đã có ở đờng diềm để vẽ nốt phần còn thiếu
- Lưu ý phác trục để vẽ nốt hoạ tiết cho đều
- Các hoạ tiết giống nhau tô màu giống nhau.
 - Yêu cầu HS mở vở ra vẽ màu vào bức vẽ theo 3 sắc độ
Quan sát, giúp đỡ em lúng túng
- Gợi ý HS nhận xét xếp loại bài vẽ của HS
- Khen ngợi HS có bài vẽ đẹp
- VN luyện vẽ, nhận xét tiết học
- HS quan sát và nêu nhận xét
- HS mở vở ra vẽ
- Vẽ theo cảm nhận của riêng mình
- HS nêu
- HS quan sát , lắng nghe
- HS thực hành vẽ nốt hoạ tiết vào đường diềm và vẽ màu
- HS nhận xét, đánh giá
Hướng dẫn học (T)
Cộng, trừ các số có ba chữ số
I.Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện phép cộng, trừ các số có ba chữ số.
- Biết so sánh hai tổng khi không cần tính kết quả cụ thể.
- Biết giải toán về tìm “x”.
II. Các hoạt đông dạy học
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
1.Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn
Bài 1
Bài 2
Bài 3
Bài 4
3. Củng cố – dặn dò:
- Nêu yêu cầu của bài
- Nêu BT, hướng dẫn, yêu cầu HS làm – chữa
Bài 1:Tính:
628 + 257
426 + 566
309 + 608
456 + 373
708 + 286
470 + 389
Bài 2: Tính
768 – 682
573 – 467
642 – 435
318 – 246
915 – 764
647 - 639
Bài 3: Không cần tính kết quả cụ thể, em cho biết hai tổng sau có bằng nhau không? Vì sao?
A = 123 + 456 + 78 + 90
B = 498 + 76 + 153 + 20 
Bài 4:Tìm x:
x – 452 = 77 + 48
x + 58 = 64 + 58
x – 1 – 2 – 3 – 4 = 0
- Nhận xét tiết học
- VN ôn bài
- Theo dõi
Bài 1:
- HS làm bài – chữa bài
Bài 2:
- HS làm bài – chữa bài
Bài 3:
Nhận xét:
Mỗi tổng A hoặc B đều gồm:
(1 + 4) trăm, (2 + 5 + 7 + 9) chục và (3 + 6 + 8 + 0) đơn vị.
Vậy tổng A bằng tổng B.
Bài 4:
x – 452 = 77 + 48
x – 452 = 125
 x = 125 + 452
 x = 577
x + 58 = 64 + 58
x + 58 = 122
x = 122 – 58
x = 64
(Hai tổng bằng nhau có cùng một số hạng thì số hạng còn lại bằng nhau nên x = 64)
x – 1 – 2 – 3 – 4 = 0
x – 10 = 0
 x = 10
Thứ sáu ngày 16 tháng 9 năm 2011
Thể dục
Ôn đi đều - Trò chơi: “ kết bạn”
 I. Mục tiêu: - Bước đầu biết cách đi 1- 4 hàng dọc theo nhịp (nhịp 1 bước chân trái, nhịp 2 bước chân phải), biết dóng hàng cho thẳng trong khi đi.
- Bước đầu biết cách chơi và tham gia được trò chơi
 II. Phương pháp dạy- học: 
 - Luyện tập thực hành
 III. Chuẩn bị:	 - Còi, khăn.
 IV. Các hoạt động dạy học
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
- Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp
-Chạy nhẹ nhàng theo hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường
- Chơi trò chơi “Làm theo hiệu lệnh”
2 - 3'
1'
40 - 50m
1'
K K K K K K K K
K K K K K K K K
K K K K K K K K
V(GV)
2. Phần cơ bản: 
a) Tập đi đều theo 1 - 4 hàng dọc
-GV cho lớp tập đi đều theo nhịp, rồi đi đều theo nhịp hô 1 - 2, 1 - 2,
14 - 18'
 K K K K K K K
K K K K K K K
 K K K K K K K
b Chơi trò chơi “Kết bạn”
- Nêu cách chơi.
- Luật chơi.
- Thực hiện trò chơi, HS chơi mẫu, lớp theo dõi.
- Cho HS chơi chính thức
 GV đi quan sát, hướng dẫn thêm.
 6 - 8'
 -HS chơi thử
-HS chơi theo lớp
3. Phần kết thúc: 
-Đi chậm xung quanh vòng tròn vỗ tay và hát.
-GV cùng HS hệ thống bài và nhận xét
-Giao bài VN:Ôn động tác đi đều 
1-2'
2'
K K K K K K K K
K K K K K K K K
K K K K K K K K
V(GV)
Hướng dẫn học (TLV)
 Luyện tập: Viết đơn
I. Mục đích yêu cầu:
- Dựa vào mẫu đơn đã học, mỗi HS viết được hai lá đơn: Đơn xin học lớp bồi dưỡng HSG và ơn xin chuyển trường.
III. Các hoạt động dạy – học
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn
Bài 1: 
Em hãy viết Đơn xin học lớp bồi dưỡng học sinh giỏi
Bài 2: Viết đơn xin chuyển trường.
3. Củng cố – dặn dò:
Bài 1:
- GV hướng dẫn:
+ Yêu cầu:
Viết đơn theo các mục hợp lí, lí do chân thật, chữ viết đúng chính tả, đúng quy tắc câu văn.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- Gọi HS đọc bài viết
- Nhận xét, cho điểm
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV hướng dẫn
- Yêu cầu HS viết bài
- GV chấm bài, nhận xét
- Nhận xét tiết học 
- VN ôn bài
Bài 1:
- Đọc yêu cầu
- Theo dõi
-Làm bài
-Đọc bài của mình
HS khác nhận xét
Bài 2:
- Đọc yêu cầu
- Theo dõi
- HS làm bài

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 3 BUOI CHIEU TUAN 1 + 2.doc