Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần số 4 năm 2012

Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần số 4 năm 2012

TIẾT 2 : TOÁN

§21: 28 + 25

I. MỤC TIÊU

Giúp học sinh:

 Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 38 + 25.

 Biết giải bài toán bằng mootjk phép cộng các số với số đo có đơn vị dm.

 Biết thực hiện phép tính 9 hoặc 8 cộng với một số để so sánh hai số.

 Học sinh có ý thức học tập.

II. ĐỒ DÙNG GIẢNG DẠY:

Bảng gài, que tính.

 

doc 43 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 556Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần số 4 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
Thứ hai ngày 1 tháng 10 năm 2012
TIẾT 1 : CHÀO CỜ: 
TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG
TIẾT 2 : TOÁN 
§21: 28 + 25
I. MỤC TIÊU
Giúp học sinh:
Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 38 + 25.
Biết giải bài toán bằng mootjk phép cộng các số với số đo có đơn vị dm.
Biết thực hiện phép tính 9 hoặc 8 cộng với một số để so sánh hai số.
Học sinh có ý thức học tập.
II. ĐỒ DÙNG GIẢNG DẠY:
Bảng gài, que tính.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.
Ổn định lớp:
2.
Kiểm tra:
Đọc: 48 + 5, 29 + 8.
Nhận xét, cho điểm học sinh.
2 học sinh lên bảng đặt tính rồi tính.
3.
Bài mới:
a.
Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài.
b.
Giới thiệu phép cộng 38 + 25:
Nêu bài toán: Có 38 que tính , thêm 25 que tính. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?
Đặt tính và thực hiện phép tính.
Yêu cầu học sinh khác nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính 38 + 25.
Học sinh nghe + phân tích đề.
Học sinh thao tác trên que tính để tìm kết quả: Có 63 que tính.
1 học sinh lên bảng:
 59
+
 5
 64
 * 8 + 5 = 13, viết 3 nhớ 1.
 * 3 + 2 = 5 nhớ 1 là 6 viết 6.
4.
Thực hành:
Bài 1: Tính
Gọi học sinh nhận xét bài trên bảng.
.
Bài 3:
Muốn biết con kiến phải đi hết đoạn đường dài bao nhiêu dm ta làm thế nào?
Chấm một số bài.
Bài 4: ( cột 1)
Khi muốn so sánh các tổng này với nhau ta làm gì trước tiên?
Khi so sánh 9 + 7 và 9 + 6 ta so sánh thế nào? Vì sao?
 Còn cách so sánh khác không?
Nhận xét, cho điểm.
* Học sinh nêu yêu cầu bài.
Tự làm bài vào vở (cột 1, 2, 3). 
3 học sinh lên bảng.
* Đọc đề bài.
Thực hiện phép cộng: 28 dm + 34 dm.
Học sinh tự giải bài vào vở.
Con kiến đi đoạn đường dài là:
28 + 34 = 62 (dm)
Đáp số: 62 dm.
* Nêu yêu cầu của bài.
Tính tổng trước rồi so sánh.
Học sinh làm bài. 3 học sinh lên bảng.
Vài học sinh nêu:
+ Tính tổng 2 vế, rồi so sánh kết quả.
+ Ta thấy 9 = 9, 7 > 6, 
 vậy 9 +7 > 9 + 6
5.
Củng cố, dặn dò:
Học sinh nhắc lại cách đặt tính 38 + 25 và cách thực hiện phép tính.
Tổng kết, nhận xét tiết học.
TIẾT 3&4 : TẬP ĐỌC 
§ 16&17: CHIẾC BÚT MỰC
I. MỤC TIÊU
1. Đọc trơn được cả bài. Đọc đúng các từ: lớp, mực, nức nở, loay hoay. Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu, giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.
2. Hiểu nghĩa các từ: hồi hộp, ngạc nhiên, loay hoay.
Hiểu nội dung bài: Cô giáo khen ngợi bạn Mai là một cô bé ngoan, tốt bụng, biết giúp đỡ bạn.
II. ĐỒ DÙNG GIẢNG DẠY:
Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1
1.
Kiểm tra bài cũ:
Đọc bài: Trên chiếc bè.
Nhận xét, cho điểm.
2 học sinh đọc + trả lời câu hỏi.
2.
Bài mới:
a.
Giới thiệu bài: Dùng tranh minh học để giới thiệu bài.
b.
Luyện đọc:
* Đọc mẫu toàn bài.
Giọng kể chậm rãi, giọng Lan buồn, giọng Mai dứt khoát, pha chút nuối tiếc, giọng cô giáo dịu dàng, thân mật.
* Hướng dẫn đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
Đọc từng từ, câu.
Theo dõi, sửa sai cho học sinh.
Đọc từng đoạn.
Chú ý đọc đúng (gắn bảng phụ)
- Thế là trong lớp / chỉ còn mình em / viết bút chì.//
- Nhưng hôm nay / cô cũng định cho em viết bút mực / vì em viết khá rồi.//
Giúp học sinh hiểu nghĩa từ: (SGK-41)
Hồi hộp, Loay hoay, Ngạc nhiên.
Thi đọc giữa các nhóm.
Học sinh lắng nghe.
1 học sinh khá đọc, cả lớp đọc thầm.
Nối tiếp nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn.
Đọc từ: bút mực, lớp, buồn, nức nở, loay hoay.
Nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
Luyện ngắt câu.
Đọc từng đoạn trong nhóm.
Đọc cá nhân, đồng thanh.
Tiết 2
c.
Tìm hiểu đoạn:
Trong lớp, bạn nào vẫn phải viết bút chì?
Từ ngữ nào cho thấy Mai rất được mong viết bút mực?
Chuyện gì xảy ra với Lan?
Vì sao Mai loay hoay mãi với cái hộp bút?
Cuối cùng Mai đã làm gì?
Khi biết mình cũng được viết bút mực, Mai nghĩ và nói thế nào?
Vì sao cô giáo khen Mai?
* Đọc thầm đoạn 1.
Bạn Mai và Lan.
* Đọc đoạn 2.
Hồi hộp nhìn cô, buồn lắm.
* Đọc đoạn 3, 4.
Lan quên bút ở nhà.
Vì Mai nửa muốn cho bạn mượn, nửa lại không muốn.
Đưa bút cho Lan mượn.
Mai thấy tiếc nhưng rồi em vẫn nói: “Cứ để bạn Lan viết trước”.
Vì Mai ngoan, biết giúp đỡ bạn bè.
d.
Luyện đọc lại
Đọc theo vai.
Nhận xét, bình chọn cá nhân, nhóm đọc tốt nhất.
2-3 nhóm, mỗi nhóm 4 học sinh tự phân các vai.
Thi đọc toàn truyện.
3.
Củng cố, dặn dò:
Câu chuyện này nói về điều gì?
Em thích nhân vật nào trong truyện, vì sao?
Nói về chuyện bạn bè thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau.
Nhận xét giờ học.
Đọc lại chuyện, chuẩn bị bài sau.
BUỔI CHIỀU
 TIẾT 1 : THỂ DỤC 
§ 9: ĐỘNG TÁC VƯƠN THỞ, TAY, CHÂN, LƯỜN CỦA BÀI TD PHÁT TRIỂN CHUNG – TRÒ CHƠI KÉO CƯA LỪA XẺ
I. MỤC TIÊU:
	- Biết cách thực hiện 5 động tác vươn thở, tay, chân, lườn và bụng của bài thể dục phát triển chung (Chưa yêu cầu thuộc thứ tự từng động tác của bài thể dục).
	- Biết cách chơi và thực hiện theo yêu cầu của trò chơi.
II. ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG TIỆN:
Địa điểm: Trên sân tập, vệ sinh an toàn nơi tập.
Phương tiện: Chuẩn bị còi.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP 
ND
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Phần mở đầu
2. Phần cơ bản
3. Phần kết thúc
6-8 ph
24-25 ph
5-6ph
*Tập hợp 3 hàng dọc: Phổ biến ND và yêu cầu giờ học.
+Cho h/s tập các động tác khởi động
Chuyển đội hình hàng dọc thành đội hình vòng tròn và ngược lại.
+HD h/s cách chuyển đội hình, đọc thuộc khẩu lệnh chuyển đội hình.
+Cho h/s thực hiện chuyển đội hình từ hàng dọc thành vòng tròn và ngược lại.
Ôn 4 ĐT TD đã học:
Chơi trò chơi: Cho h/s chọn 1 trong 4 trò chơi đã học
Củng cố bài: Chuyển đội hình về hàng dọc, yêu cầu h/s tập các động tác thả lỏng.
*Dặn dò: VN ôn tập 4 ĐT TD đã học
Tập hợp, nghe phổ biến n/d, y/c, dóng hàng, điểm số.
+Đứng vỗ tay và hát.
+ Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp.
+ Vài h/s lên tập 4 ĐT đã học.
Nghe g/v h/dẫn cách chuyển đội hình.
+HS Từ đội hình hàng dọc chuyển thành đội hình vòng tròn , rồi cho h/s quay mặt vào tâm, rồi lại chuyển đội hình về đội hình ban đầu( vài lượt).
+ Sau 4 lượt thực hiện cho h/s đứng quay mặt vào nhau tập bài thể dục phát triển chung.
Ôn 4 ĐT TD vài lượt ( cả lớp, tổ, cá nhân).
Chơi trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ”
Cúi người thả lỏng( 4-5 lượt)
+Nhảy thả lỏng, sau đó thu nhỏ vòng tròn.
+Nhắc lại các động tác TD đã học.
+ Đi theo hàng về lớp.
TIẾT 2 : ĐỌC SÁCH 
GV HƯỚNG DẪN HS LÊN THƯ VIỆN VÀ ĐỌC SÁCH 
 TIẾT 3 : HƯỚNG DẪN HỌC 
LUYỆN TẬP TOÁN TUẦN 1-TIẾT 1
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố cho học sinh nắm chắc kiến thức đã học về các công thức 8 cộng với 1 số, cộng có nhớ vận dụng làm tính giải toán
- Giúp học sinh yêu thích học môn Toán.
II. ĐỒ DÙNG :
Vở luyện tập toán.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.
Ổn định lớp:
2.
Kiểm tra:
- Gọi 3 HS đọc bảng 8 cộng với 1 số
- Nhận xét, cho điểm.
Học sinh làm theo yêu cầu của GV.
3.
Bài mới:
a.
Giới thiệu bài: (Nêu mục tiêu của bài)
b.
*Hướng dẫn HS làm bài tập ‘Tiết 1” trong vở luyện tập toán.
+ Bài 1: Yêu cầu HS tính nhẩm
- GV nhận xét, chữa bài.
+ Bài 2: Ghi bảng
- Gọi 4 HS lên bảng làm bài
nhận xét, chữa bài. 
+ Bài 3: Treo bảng phụ
+ Bài 4: Cho HS đọc đề bài toán hoàn chỉnh, HD HS phân tích đề bài và trình bày bài giảng
+ Bài 5: HD HS làm bài
Thu 1 số vở chấm điểm
- HS nối tiếp nêu kết quả phép tính nhẩm 
- HS làm bài vào vở.
+ HS nêu yêu cầu bài.
- 4 HS lên bảng thực hiện, lớp làm bài vào vở
+ Đọc đề bài.
+ HS nối tiếp lên điền kết quả vào bảng phụ
+ Lớp làm bài vào vở
+ Nhận xét chữa bài 
- 2 HS lên bảng trình bày bài giải
- Lớp làm bài vào vở
- HS trình bày bài vào vở
4.
Củng cố, dặn dò:
Nhắc lại nội dung của bài.
Nhận xét giờ học.
Dặn dò học sinh chuẩn bị bài cho ngày mai.
Thứ ba ngày 3 tháng 10 năm 2012
TIẾT 1 : TOÁN: 
§ 22: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh củng cố về: 
Thuộc bảng 8 cộng với một số.
Biết thự hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 28 + 55; 38 + 25.
Biết giải bài toán theo tóm tắt với một phép cộng.
Học sinh yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG :
 Bảng phụ 
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1.
Ổn định lớp:
2.
Bài mới:
a.
Giới thiệu bài: (nêu mục tiêu của bài):
b.
Luyện tập:
Bài 1: Làm miệng:
Yêu cầu học sinh nhẩm và nối tiếp nhau đọc ngay kết quả của từng phép tính.
Bài 2: yêu cầu gì?
Yêu cầu học sinh làm vào vở. 3 học sinh lên bảng làm bài.
Gọi học sinh nhận xét bài trên bảng.
1 – 2 học sinh nêu cách đặt tính và thực hiện.
Tính nhẩm:
 8 + 2 = 10 8 + 3 = 11 8 + 4 = 12
 8 + 6 = 14 8 + 7 = 15 8 + 8 = 16
18 + 6 = 24 18 + 7 = 25 18 + 8 = 26
Đặt tính rồi tính:
 38 + 15 48 + 24 68 + 13
 68
+
 13
 81
 48
+
 24
 72
 38
+
 15
 53
Bài 3: yêu cầu gì?
Bài toán cho biết gì?
hỏi gì?
Đọc đề bài dựa vào tóm tắt.
Yêu cầu học sinh tự làm vào vở, 1 học sinh lên bảng giải.
Nhận xét cho điểm học sinh.
*Bài 4; 5: cho HS làm nếu còn thời gian.
Bài 4: (gắn bảng phụ)
Bài yêu cầu gì?
Yêu cầu học sinh tự làm bài.
Đọc chữa bài.
Bài 5: yêu cầu gì?
Yêu cầu học sinh làm bài.
Khoanh vào chữ nào? Vì sao?
Giải bài toán theo tóm tắt:
Gói kẹo chanh : 28 cái
 kẹo dừa : 26 cái
Cả hai gói :  cái?
1 – 2 học sinh đọc đề.
Số kẹo cả hai gói có là:
 28 + 26 = 54 (cái kẹo)
 Đáp số: 54 cái kẹo
Số?
28
37
48
73
+ 9
+ 11
+ 25
Khoanh vào chữ đặt trước kết qủa đúng: 28 + 4 = ?
A. 68 C. 32
B. 22 D. 24
3.
Củng cố, dặn dò:
Chấm, nhận xét 1 số bài.
Tổng kết giờ học.
TIẾT 2 : KỂ CHUYỆN 
§ 5: CHIẾC BÚT MỰC
I. MỤC TIÊU:
1. Rèn luyện kỹ năng nói:
Dựa vào trí nhớ, tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn câu chuyện: Chiếc bút mực.
HS khá, giỏi kể lại toàn bộ nội dung câu chuyện: Chiếc bút mực.
(Biết kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.)
2. Rèn kỹ năng nghe:
Tập trung theo dõi bạn kể, biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.
II. ĐỒ DÙNG :
Tiêu trí đánh giá.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1.
Kiểm tra:
Gọi 4 học sinh lên bảng kể lại chuyện: Bím tóc đuôi sam.ranh minh hoạ trong SGK/ biết nhận xét đánh giá lời kể của bạnm kể tiếp kể cho phù hợp với nội dung.__________________________
4 học sinh kể theo vai.
2.
Bài mới:
a.
Giới thiệu bài: Kể lại chuyện: Chiếc bút mực
b.
Hướng dẫn kể chuyện:
* Kể từng đoạn theo tranh.
Nêu yêu cầu của bài:
Tranh 1:
Tranh 2:
Tranh 3:
Tranh 4:
Kể trước lớp ... .
TIẾT 2 : LUYỆN TỪ VÀ CÂU: 
§5: TÊN RIÊNG – KIỂU CÂU: AI LÀ GÌ?
MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
Phân biệt được các từ chỉ sự vật nói chung với tên riêng của từng sự vật và nắm được quy tắc viết hoa tên riêng Việt Nam.
Bước đầu biết viết hoa tên riêng Việt Nam.
Biết đặt câu theo mẫu: Ai (cái gì, con gì) là gì? 
ĐỒ DÙNG:
Bảng phụ 
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.
Kiểm tra:
Tìm 1 số từ chỉ tên người, tên vật.
Nhận xét cho điểm từng học sinh.
2 học sinh trả lời miệng.
3 học sinh lên bảng đặt câu có từ chỉ người, chỉ vật và gạch chân dưới từ đó.
2.
Bài mới:
a.
Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài.
b.
Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: (gắn bảng phụ)
Tìm thêm các từ giống các từ ở cột 2.
Các từ ở cột 1 dùng để làm gì?
Kết luận: các từ dùng để gọi tên 1 loại sự vật nói chung không phải viết hoa.
Các từ ở cột 2 có ý nghĩa gì?
Kết luận: các từ dùng để gọi tên riêng của một sự vật cụ thể phải viết hoa.
Þ Đọc phần đóng khung SGK – 44. 
Bài 2: Hãy viết:
a. Tên 2 bạn trong lớp.
 b. Tên 1 dòng sông ở địa phương.
Nhận xét, cho điểm 4 học sinh.
Tại sao lại viết hoa tên của bạn và tên của dòng sông?
Bài 3: Đặt câu theo mẫu: Ai (cái gì, con gì) là gì? 
a. Giới thiệu trường em.
c. Giới thiệu làng của em.
*Đọc yêu cầu bài.
(sông) Hồng, (núi) Tản Viên, (thành phố) Hà Đông, (học sinh) Tạ Anh Tú.
Gọi tên 1 loại sự vật.
Học sinh nhắc lại (cá nhân, đồng thanh).
Gọi tên riêng của 1 sự vật cụ thể.
Học sinh nhắc lại (cá nhân, đồng thanh).
3 – 5 học sinh đọc lại, cả lớp đọc đồng thanh.
* Đọc yêu cầu của bài.
4 học sinh lên bảng, cả lớp làm bài.
2 học sinh viết (Khánh Hạ, Long Vũ).
2 học sinh viết (sông Đáy,sông Hoà Bình).
Vì là tên riêng của 1 bạn, tên riêng 1 dòng sông.
* Đọc yêu cầu của bài.
Mỗi yêu cầu gọi 3 – 5 học sinh nói.
Trường em là trường Tiểu học Tam Hưng (Trường em là một ngôi trường khang trang, sạch đẹp).
Làng em là làng Văn Khê (làng em là làng văn hoá)
3.
Củng cố, dặn dò:
Chấm 1 số bài.
Tổng kết bài và chuẩn bị bài sau.
TIẾT 3 : ÂM NHẠC: 
TIẾT 1: NGHE HÁT QUỐC CA
(Đ/c Liên dạy)
TIẾT 4 : CHÍNH TẢ (Nghe - viết)
§ 10: CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM
I. MỤC TIÊU
Giúp học sinh:
Nghe, viết lại chính xác, trình bày đúng hai khổ thơ đầu trong bài: Cái trống trường em.
Biết cách trình bày một bài thơ 4 chữ. Chữ cái đầu mỗi dòng thơ phải viết hoa. Bắt đầu viết từ ô thứ 3. Khi hết khổ thơ để cách một dòng.
Làm được bài tập 2, bài tập 3.
Học sinh có ý thức rèn chữ , giữ vở.
II. ĐỒ DÙNG GIẢNG DẠY:
Bảng phụ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.
Kiểm tra:
Đọc: chia quà, đêm khuya, nóng lực, lon ton..
Nhận xét, chữa bài.
2 học sinh lên bảng viết bài.
2.
Bài mới:
a.
Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài.
b.
Hướng dẫn viết chính tả: 
Đọc 2 khổ thơ đầu.
Tìm những từ ngữ tả cái trống như con người.
Một khổ thơ có mấy dòng?
Tìm các chữ cái được viết hoa và cho biết vì sao phải viết hoa?
Đọc: trống, trường, suốt, nằm, ngẫm nghĩ.
Đọc chính tả.
Đọc soát bài.
Đọc đồng thanh.
Nghĩ, ngẫm nghĩ, buồn.
Có 4 dòng thơ.
C, M, S, Tr, B vì đó là chữ đầu dòng thơ.
Học sinh viết bảng con.
Học sinh viết bài vào vở.
Học sinh đổi vở soát bài.
c.
Bài tập: 
Bài 2a) Điền l hay n:
ong anh đáy ước in trời
Thành xây khói biếc on phơi bóng vàng.
2b) tiến hành tương tự.
Bài 3: Thi tìm nhanh:
Chia lớp thành 3 nhóm
Tuyên dương các nhóm tìm được nhiều tiếng.
Đọc yêu cầu bài.
1 học sinh làm mẫu (miệng).
Cả lớp làm vào vở, 1 học sinh lên bảng.
N1: Tiếng có chứa l/n.
N2: Tiếng có chứa en/eng.
N3: Tiếng có chứa im/iêm.
Đại diện nhóm trình bày.
Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
3.
Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học.
Chép lại bài vào vở bài tập Tiếng Việt.
Thứ sáu ngày 5 tháng 10 năm 2012
TIẾT 1 : TOÁN: 
§ 25: LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU
Giúp học sinh:
Biết giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn trong các tình huống khác nhau.
Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG GIẢNG DẠY:
Viết sẵn tóm tắt bài 2 ra bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.
Ổn định lớp:
2.
Bài mới:
a.
Giới thiệu bài: (Nêu mục tiêu của bài)
b.
Bài 1: Yêu cầu gì?
Học sinh đọc đề, tóm tắt:
Để biết trong hộp có bao nhiêu bút chì ta phải làm gì?
Tại sao?
Nhận xét, ghi điểm học sinh.
Cốc có : 6 bút chì
Hộp nhiều hơn cốc : 2 bút chì
Hộp có : . bút chì?
Thực hiện phép cộng 6 + 2
Vì hộp có nhiều hơn cốc 2 bút chì.
Học sinh trình bày vào vở. 1 học sinh lên bảng.
Số bút chì trong hộp có là:
6 + 2 = 8 (bút chì)
 Đáp số: 8 bút chì.
c.
Bài 2: (gắn bảng phụ)
Học sinh dựa vào tóm tắt đọc đề toán.
- Theo dõi kèm HS yếu.
Học sinh tự làm vào vở.
Số bưu ảnh của Bình có là:
11 + 3 = 14 (bưu ảnh)
 Đáp số: 14 bưu ảnh.
d.
Bài 4a:
Học sinh đọc đề bài.
Tóm tắt:
AB dài : 10 cm
CD dài hơn AB : 2 cm
CD dài :  cm?
 b. Vẽ đoạn thẳng CD.
Tự ghi tóm tắt rồi giải.
Bài giải
Đoạn thẳng CD dài là:
10 + 2 = 12 (cm)
Đáp số: 12 cm.
- HS vẽ vào vở.
3.
Củng cố, dặn dò:
Chấm 1 số bài.
Nhận xét giờ học. Về nhà chuẩn bị bài tiết 26.
TIẾT 2 : THỂ DỤC: 
§ 10: HỌC ĐỘNG TÁC BỤNG- CHUYỂN ĐỘI HÌNH HÀNG NGANG THÀNH ĐỘI HÌNH VÒNG TRÒN VÀ NGƯỢC LẠI
I MỤC TIÊU
Ôn 4 động tác: vươn thở, tay, chân, lườn. Học động tác bụng. Yêu cầu thực hiện được ĐT ở mức tương đối chính xác và đúng hướng.
Học chuyển đội hình hàng ngang thành đội hình vòng tròn và ngược lại. Yêu cầu thực hiện được ĐT nhanh và trật tự.
II ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN 
- Địa điểm : Trên sân tập sạch sẽ.
- Phương tiện: Còi, tranh của bài TD.
III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
Nội dung
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Phần mở đầu
2.Phần cơ bản
3. Phần kết thúc
4-5 ph
24-25 ph
5-6 ph
Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ dạy.
Cho h/s tập một số động tác khởi động.
Chuyển đội hình hàng ngang thành vòng tròn và ngược lại :
+ Chuyển đội hình từ hàng dọc thành đội hình hàng ngang, sau đó kiểm tra bài cũ cho h/s .
+Từ đội hình hàng ngang chuyển thành đội hình vòng tròn ( vài lượt )
+Từ đội hình vòng tròn cho h/s đứng quay mặt vào tâm( để tập TD )
Học động tác bụng:
+GV tập mẫu ( vài lượt).
+GV hô, sửa lỗi sai cho h/s.
Trò chơi “ Kéo cưa lừa xẻ”
HD h/s chơi .
Cúi người thả lỏng, nhảy thả lỏng.
+ Cùng h/s củng cố bài 
+ Chơi trò chơi “ chạy ngược chiều theo tín hiệu”
+ Giao bài tập về nhà cho h/s.
Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số.
+Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
+Xoay các khớp cổ tay, cẳng tay, cánh tay( mỗi động tác mỗi chiều 4-5 lần)
Từ hàng dọc chuyển đội hình về hàng ngang, kiểm tra bài cũ ( tập 4 động tác)
+ Từ đội hình hàng ngang chuyển đội hình về vòng tròn( ngược lại)
+Từ đội hình đó cho h/s quay mặt vào tâm.
Học động tác bụng:
+ Theo dõi g/v tập mẫu, tập theo g/v.
+ Cả lớp tập theo sự hướng dẫn của g/v ( nhiều lượt).
Chơi trò chơi: “ Kéo cưa lừa xẻ”
+ Vài em lên chơi thử, cho cả lớp chơi.
Đứng tại chỗ cúi người thả lỏng.
+ Nhảy thả lỏng.
+Vài h/s lên chơi trò chơi thử, cả lớp chơi trò chơi thật.
+ Nghe g/v nhận xét giờ học.
+ Nhận bài tập về nhà.
TIẾT 3 : TẬP LÀM VĂN: 
§ 5: TRẢ LỜI CÂU HỎI. ĐẶT TÊN CHO BÀI
LUYỆN TẬP VỀ MỤC LỤC SÁCH
I. MỤC TIÊU
Giúp học sinh:
Biết dựa vào tranh vẽ trả lời được câu hỏi rõ ràng đúng ý.Bước đầu biết tổ chức các câu thành bài và đặt tên cho bài.
Biết đọc mục lục 1 tuần học, ghi ( hoặc nói) được tên các bài tập trong tuần đó.
II. ĐỒ DÙNG GIẢNG DẠY:
Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.
Kiểm tra:
Nói 1 vài câu xin lỗi Hà.
Nói 1 vài câu cảm ơn Mai.
2 học sinh đóng vai Tuấn và Hà (Bím tóc đuôi sam).
2 học sinh đóng vai Lan và Mai (Chiếc bút mực).
2.
Bài mới:
a.
Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài.
b.
Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1: (làm miệng)
Bức tranh 1:
Bạn trai đang vẽ ở đâu?
Bức tranh 2:
Bạn trai nói gì với bạn gái?
Bức tranh 3:
Bạn gái nhận xét như thế nào?
Bức tranh 4:
Hai bạn đang làm gì?
Vì sao không nên vẽ bậy?
Em hãy trình bày nối tiếp từng bức tranh để được câu chuyện.
Bài 2: yêu cầu gì?
Bài 3: yêu cầu gì?
Yêu cầu học sinh đọc các bài tập đọc.
Nhận xét, chỉnh sửa.
* Đọc yêu cầu của bài.
Học sinh quan sát rồi trả lời câu hỏi:
Bạn trai đang vẽ 1 con ngựa lên bức tường ở trường học.
Mình vẽ có đẹp không?
Vẽ lên tường làm xấu tường lớp.
Quét vôi lại bức tường cho sạch.
Vẽ bậy làm bẩn tường, xấu môi trường xung quanh.
1 – 2 học sinh khá giỏi trình bày.
Học sinh có thể viết các câu trả lời vào vở bài tập Tiếng Việt – trang 36.
* Đặt tên cho câu chuyện (bài 1).
Học sinh nối tiếp nói tên câu chuyện của mình. Ví dụ: Đẹp mà không đẹp, Bức vẽ,
* Đọc - Viết tên các bài tập đọc trong tuần 6.
Học sinh đọc thầm mục lục tuần 6.
Học sinh lập mục lục các bài tập đọc.
Đọc bài làm của mình. tuần 6.mình. ví dụ:ng Việt - trang lên kết các câu thành 1 câu chuyện.__________________________
3.
Củng cố, dặn dò:
Câu chuyện: Bức vẽ trên tường khuyên chúng ta điều gì?
Tổng kết giờ học.
Không nên vẽ bậy lên tường.
TIẾT 4 : SINH HOẠT: 
§ 5: NHẬN XÉT TRONG TUẦN
I. MỤC TIÊU
- Học sinh nắm được những ưu điểm, tồn tại của lớp, của mình trong tuần qua
- Có hướng phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm
- Nắm được kế hoạch tuần tới để thực hiện
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
Cả lớp hát bài: Bốn phương trời 
- GV nhận xét tình hình chung về các mặt: Trong tuần qua, tất cả các em đều rất cố gắng trong học tập cũng như các phong trào khác
- Đi học chuyên cần, đúng giờ
- Đồ dùng học tập đầy đủ
- Làm tốt phong trào giữ vở sạch, viết chữ đẹp
- Trang phục đúng quy định
-Vệ sinh trường lớp sạch sẽ 
-Không có tình trạng ăn quà vặt , nói tục.
-Học bài và làm bài tập đầy đủ 
- Ý thức xây dựng bài tốt: 
* Tồn tại:
- Một số em còn nói chuyện riêng: Anh , Nghĩa 
*Thống nhất xếp thứ tự các tổ 
- Xếp loại tổ như sau: Tổ 2: hạng nhất
 Tổ 1, Tổ 3: hạng nhì
3.Kế hoạch tuần tới:
- Thi đua học tốt, dành nhiều bông hoa điểm 10
- Duy trì sĩ số, xây dựng nề nếp lớp
- Đồ dùng học tập đầy đủ
- Trang phục sạch sẽ, đúng quy định
- Làm tốt phong trào giữ vở sạch, viết chữ đẹp
-Học bài và làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp 
-Không được ăn quà vặt 
4.Tổ chức trò chơi:
- Cả lớp thực hiện trò chơi “Con thỏ”
- Hát tập thể bài “Cả nhà thương nhau”
5.Dặn dò:
- Khắc phục những tồn tại trong tuần qua, phát huy hơn nữa những ưu điểm trong tuần tới.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 2 TUAN 5(2).doc