Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần dạy 5 - Trường TH TT Mỹ Long

Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần dạy 5 - Trường TH TT Mỹ Long

tập đọc

chiếc bút mực (t13,14)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Hiểu nội dung: Cô giáo khen ngợi bạn Mai là cô bé chăm ngoan, biết giúp đỡ bạn.

- Trả lời được câu hỏi 2, 3, 4, 5 trong SGK.

- HS khá, giỏi: Trả lời được câu hỏi 1 trong SGK.

2. Kĩ năng:

- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc rõ lời nhận vật trong bài.

- Tốc độ có thể đạt khoảng 35 tiếng/phút.

3. Thái độ:

- Biết nhiệt tình giúp đỡ bạn.

II. Đồ dùng dạy học

 

doc 34 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 447Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần dạy 5 - Trường TH TT Mỹ Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN :5
Thứ hai ngày 12 tháng 9 năm 2011
Chào cờ
*****************
TẬP ĐỌC
CHIẾC BÚT MỰC (T13,14)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Hiểu nội dung: Cô giáo khen ngợi bạn Mai là cô bé chăm ngoan, biết giúp đỡ bạn.
- Trả lời được câu hỏi 2, 3, 4, 5 trong SGK.
- HS khá, giỏi: Trả lời được câu hỏi 1 trong SGK.
2. Kĩ năng:
- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc rõ lời nhận vật trong bài.
- Tốc độ có thể đạt khoảng 35 tiếng/phút.
3. Thái độ:
- Biết nhiệt tình giúp đỡ bạn.
II. Đồ dùng dạy học
Tranh minh họa bài học trong SGK.
III. Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Ổn định:
B. Bài cũ:
Trên chiếc bè
GV nhận xét ghi điểm.
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài.
Chủ điểm và bài học
HS quan sát tranh minh họa chủ điểm. Sang tuần 5, tuần 6, các em sẽ học các bài gắn với chủ điểm có tên gọi “Trường học”.Bài đọc chiếc bút mực mở đầu chủ điểm.
Cho HS quan sát tranh minh họa bài.
GV hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
GV: Để hiểu chuyện gìõ xảy ra trong lớp học và câu chuyện muốn nói với các em điều gì, các em hãy đọc bài: “Chiếc bút mực”.
GV ghi tưạ bài.
2. Luyện đọc.
2.1 GV đọc mẫu toàn bài.
Giọng kể chậm rãi; giọng Lan buồn, giọng Mai dứt khoát, pha chút nuối tiếc, giọng cô giáo diụ dàng, thân mật.
2.2 Hướng dẫn HS luyện đọc
Bài chiếc bút mực chia làm mấy đoạn?
+ Đoạn 1:Từ đầu đến đâu?
+ Đoạn 2:Từ đầu đến đâu?
+ Đoạn 3:Từ đầu đến đâu?
+ Đoạn 4:Từ đầu đến đâu?
Hôm nay, các em luyện đọc cả 4 đoạn này.
a, GV cho HS nối tiếp nhau mỗi em đọc một câu.
GV: Trong đoạn 1 ; đoạn 2 từ nào khó đọc?
(hồi hộp, buồn)
Đoạn 3;4 từ nào khó đọc?
(nức nở, nước mắt, loay hoay, tiếc).
GV ghi các từ khó lên bảng.
Cho HS đọc cá nhân.
b, Đọc từng đoạn trước lớp
GV gọi 4 HS – mỗi em đọc 1 đoạn nối tiếp nhau.
HS khác nhận xét bạn đọc.
GV treo bảng phụ ghi các câu:
Thế là trong lớp / chỉ còn mình em / viết bút chì.//
Nhưng hôm nay / cô cũng định cho em viết bút mực / vì em viết khá rồi.//
GV:Hướng dẫn HS nghỉ hơi ngắn ở dấu /
Trong 2 câu trên đọc nhấn giọng ở những từ nào?
GV: Cho 2 HS đọc 2 câu trên bảng phụ.
GV nhận xét sưả cách đọc.
GV hỏi: Giọng đọc.
Giọng của Lan đọc như thế nào?
Giọng của Mai đọc như thế nào?
Giọng của cô giáo đọc như thế nào?
c, Học sinh về nhóm đọc.
Mỗi HS đọc một đoạn.
HS ở các nhóm lần lượt đọc nối tiếp nhau.
d, Thi đọc giữa các nhóm.
4 Nhóm đọc đồng thanh 4 đoạn.
Mỗi nhóm 1 em (4 em) thi đọc.
HS khác nhận xét bạn đọc đúng hay nhất.
Cả lớp đồng thanh.
D. Củng cố:
- Gọi HS đọc lại diễn cảm 1 đoạn trong bài và hỏi nghĩa từ.
E. Dặn dò:
Về nhà đọc chuyễn nhiều lần.
Các nhóm phân vai: người dẫn chuyện, cô giáo, Lan, Mai.để tiết học sau, các nhóm thi đọc toàn chuyện theo vai.
2HS đọc bài, trả lời câu hỏi.
HS nhận xét.
HS quan sát tranh.
Các bạn đang ngồi tập viết trong lớp, viết bằng bút mực, trước mỗi bạn có một lọ mực
HS nhắc tựa bài.
HS theo dõi.
4 đoạn
HS trả lời theo đọan trong bài
HS 2 bàn cuối đọc.
HS nêu từ khó.
HS nêu từ khó.
3HS đọc 3 từ.
HS đọc đoạn.
HS nhận xét.
HS chú ý theo dõi.
- mình em, vì em viết khá rồi
HS đọc.
2 HS đọc câu.
- Giọng Lan buồn
Giọng Mai dứt khoát
Diụ dàng, thân mật
HS đọc theo nhóm.
Các nhóm đọc ĐT.
HS các nhóm thi đọc.
HS nhận xét, bình chọn.
Cả lớp đọc ĐT.
Tiết 2
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ:
GV: gọi 4 HS đọc 4 đoạn bài chiếc bút mực
HS khác nhận xét, GV cho điểm.
2.Bài mới
a, Giới thiệu:
Hôm nay, chúng mình cùng tìm hiểu nội dung bài: “Chiếc bút mực”.
b, Tìm hiểu bài:
Gọi HS khá đọc mẫu toàn bài.
HS đọc đoạn 1; đoạn 2.
GV: Những từ ngữ nào cho biết Mai mong được viết bút mực?
GV: cho HS trao đổi với nhau từng cặp:
Đaị diện các nhóm nêu ý kiến.
GV: Hồi hộp là thế nào?
GV: Chuyện gì đã xảy ra với Lan?
Cho HS trao đổi nhanh trong bàn. Cho HS nêu ý kiến
GV: Lan được viết bút mực nhưng lại quên bút, Lan buồn, gục đầu xuống bàn khóc nức nở.
Lúc này Mai loay hoay với hộp đựng bút. Loay hoay là thế nào?
Vì sao Mai loay hoay mãi với hộp bút.
Cuối cùng Mai quyết định ra sao?
Cho HS đọc câu hỏi 4.
GV cho HS trao đổi từng cặp.
GV cho HS khác nhận xét.
Vì sao cô giáo khen Mai?
Cho HS đưa ra nhiều ý kiến.
GV: Mai là cô bé tốt bụng, chân thật. Em cũng tiếc khi phải đưa bút cho bạn mượn, tiếc khi biết cô giáo cũng cho mình viết bút mực (mà mình đã cho bạn mượn mất rồi). Nhưng em luôn hành động đúng vì em biết nhường nhịn, giúp đỡ bạn.
GV cho HS nêu nội dung bài?
GV: ghi bảng ý chính.
c, Luyện đọc lại.
GV: Cho HS các nhóm phân vai (người dẫn chuyện, Lan, Mai, cô giáo).
Cho các nhóm thi đọc theo vai.
Cho HS nhận xét bình chọn nhóm nào đọc hay nhất, bạn nào đọc tốt nhất.
3. Củng cố – Dặn dò:
GV: Câu chuyện nói về điều gì?
Em thích nhân vật nào trong tuyện vì sao?
Về nhà quan sát tranh để chuẩn bị cho tiết kể chuyện chiếc bút mực, đọc yêu cầu kể trong SGK.
2 HS đọc nối tiếp.
HS nhận xét.
1 HS đọc toàn bài.
1 HS đọc đoạn 1;2.
Từng cặp 2 HS trao đổi: Thấy Lan được cô giáo cho viết bút mực. Mai hồi hộp nhìn cô. Mai buồn lắm vì trong lớp chỉ còn em viết bút chì
HS xem chú giải trả lời.
HS trao đổi.
HS trả lời.
Vì nưả muốn cho mượn bút, nửa lại tiếc
Mai lấy bút mực đưa cho Lan mượn
HS đọc câu hỏi 4.
HS trao đổi.
- Mai thấy tiếc nhưng rồi em vẫn nói: “Cứ để bạn Lan viết trước”.
- Cô giáo khen Mai vì Mai ngoan, biết giúp đỡ bạn bè / Mai đáng khen vì em biết nhường nhịn giúp đỡ bạn 
- HS lắng nghe
HS trao đổi
HS nêu: Mai là cô bé ngoan biết giúp bạn
HS các nhóm phân vai.
HS nhận xét.
Nói về chuyện bạn bè thương yêu giúp đỡ nhau.
thích Mai vì Mai biết giúp đỡ bạn bè / vì Mai là người bạn tốt, thương bạn /. Thích cô giaó vì cô giaó yêu thương HS
TOÁN
38 + 25 (T21)
A. Mục tiêu
- Biết thực hiện phép tính cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 38 + 25.
- Biết giải bài toán bằng một phép tính cộng các số với số đo có đơn vị dm.
- Biết thực hiện phép tính 9 hoặc 8 cộng với một số để so sánh hai số.
+ Bài tập cần làm: Bài 1 (cột 1, 2, 3), Bài 3, Bài 4 (cột 1).
B. Đồ dùng dạy học Que tính, bảng gài.
C. Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Ổn định: Nhắc HS chuẩn bị đồ dùng học tập.
II. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi HS lên bảng thực hiện các yêu cầu:
Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính: 29+ 8
- GV nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu: Phép cộng có nhớ dạng 38+ 25
- GV ghi tựa bài lên bảng.
2. Tiến hành bài dạy:
a. Giới thiệu phép cộng 38 + 25
Bước 1. Giới thiệu.
- GV nêu bài toán: Có 38 que tính, thêm 25 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?
- Để biết có tất cả bao nhiêu que tính ta làm như thế nào?
- GV ghi lên bảng 38+ 25 =?
Bước 2: Tìm kết quả:
GV yêu cầu sử dụng que tính để tìm kết quả.
GV cầm 3 bó que tính và 8 que tính rời giơ lên cho HS và hỏi: “â có bao nhiêu que tính?”
GV cầm 3 bó que tính và 8 que tính rời gài vào bảng gài. GV cho HS lấy 3 bó que tính và 8 que tính rời để trên bàn.
GV lấy tiếp 2 bó que tính và 5 que tính rời gài lên bảng gài, 2 bó đặt thẳng dưới 3 bó, 5 que rời đặt dứơi 8 que rời và hỏi HS:
GVâ lấy thêm bao nhiêu que tính?
- GV chỉ vào các bó que tính và các que rời rồi hỏi: “Các em hãy tính xem có tất cả bao nhiêu que tính?”
- GV gộp 8 que rời với 2 que tính rời ở dưới là 10 que tính, bó thành một bó một chục que.
Hỏi: Các em đếm xem có tất cả bao nhiêu bó que tính?
6 bó que tính là mấy chục que tính?
6 chục que tính với 3 que tính rời là mấy qtính?
Bước 3: Đặt tính và tính:
Gọi 1 HS lên bảng đặt tính và tính, thực hiện phép tính sau đó nêu lại cách làm của mình.
- Gọi 1 HS nhận xét bài làm của bạn
- Gọi 1 HS nêu lại cách tính.
b. Thực hành:
Bài 1: Bài yêu cầu gì?
- Các em làm bài vào vở bài tập
- Gọi 3 HS lên bảng làm, mỗi em làm 3 phép tính.
- Gọi 3 HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét.
Bài 3: Gọi 1 HS đọc đề bài
Vẽ hình lên bảng và hỏi: Đoạn đường từ A đến C gồm có mấy đoạn?
Độ dài của mỗi đoạn như thế nào?
Muốn biết con kiến đi hết đoạn đường dài bao nhiêu dm ta làm như thế nào? Các em giải bài tập vào vơ. Gọi 1 HS đọc bài giải của mình.
Bài 4: Bài toán yêu cầu gì?
Khi muốn so sánh các tổng này với nhau ta làm gì trước tiên?
HS làm bài vào vở. Gọi 2 HS lên bảng lớp làm.
Khi so sánh 9 + 7 và 9 + 6 ngoài cách tính tổng rồi so sánh ta còn cách nào không?
Không cần thực hiện phép tính hãy giải thích: 9 + 8 = 8 + 9
IV. Củng cố kiến thức – kĩ năng:
- GV nêu câu hỏi hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.- Gọi HS lên bảng nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính 38+ 25
V. Dặn dò:- Hướng dẫn HS về nhà xem lại bài, tự ôn lại các kiến thức, kĩ năng đã học.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết Toán tiếp sau: Luyện tập.
- Nhận xét tiết học.
- HS hát; tự soạn các học cụ cần thiết
- HS thực hiện theo yêu cầu.
+ HS 1: Đặt tính rồi tính: 48+ 5; 29+ 8.
+ HS 2: Giải bài toán: Có 28 hòn bi, thêm 5 hòn bi. Hỏi  ... hành bài và đặt tên cho bài.
a.Bài tập 1: (Miệng)
- GV gọi HS đọc bài
- GV hướng dẫn HS: Các em phải quan sát kĩ từng tranh, đọc lời nhân vật trong tranh. Sau đó đọc câu hỏi dưới mỗi bức tranh, thầm trả lời từng câu hỏi.
- GV cho các nhóm báo cáo từng tranh.
GV nhận xét.
- 1 HS giỏi dựa vào 4 câu hỏi kể lại câu chuyện.
b. Bài tập 2: (miệng)
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
Cả lớp suy nghĩ.
- GV cho HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
GV nhận xét – kết luận những tên hợp lí.
Ví dụ: không vẽ lên tường, bức vẽ, đẹp mà không đẹp.
3.Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS thực hành tra mục lục sách khi đọc truyện, xem sách.
- 2 HS đóng vai Tuấn, Hà.
Tuấn nói: Mình xin lỗi Hà.
- 2 HS đóng vai Lan, Mai.
Lan nói: Mình cảm ơn Mai rất nhiều.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS quan sát tranh: HS thảo luận nhóm.
.- Đại diện các nhóm báo cáo.
- Các nhóm khác bổ sung.
- HS nói lại yêu cầu bài.
TOÁN
LUYỆN TẬP (T25)
A. Mục tiêu
- Biết giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn trong các tình huống khác nhau.
- Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 4.
B. Đồ dùng dạy học
C. Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Ổn định: GV nhắc HS chuẩn bị đồ dùng học tập.
II. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi HS lên bảng thực hiện lại bài tập 3
- GV nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu: Trong giờ học toán hôm nay chúng ta sẽ học về luyện tập cách giải bài toán về nhiều hơn
- GV ghi tựa bài lên bảng.
2. Tiến hành bài dạy:
a. Luyện tập – thực hành
Bài 1:
- HS đọc đề bài (có thể nêu đề bài bằng cách đưa ra đồ dùng trực quan).
- Gọi 1 HS lên bảng ghi tóm tắt.
- Để biết trong hộp có bao nhiêu bút chì ta phải làm gì?
- Tại sao?
- Yêu cầu HS trình bày bài giải.
- Nhận xét và cho điểm HS
Bài 2:- Yêu cầu HS dựa vào tóm tắt và đọc đề toán (có thể chia nhỏ thành những câu bằng cách:đặt câu hỏi về số biêu ảnh của An, số bưu ảnh của Bình hơn An)
- Yêu cầu HS tự làm bài.
Bài 4:- Gọi một HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS làm bài.
Tóm tắt:
AB dài: 10cm
CD dài hơn AB: 2cm
CD dài c cm?
- Yêu cầu HS nêu cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước và vẽ.
IV. Củng cố kiến thức – kĩ năng:
- GV nêu câu hỏi hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
* Trò chơi thi sáng tác đề toán theo số
- Cách chơi: Chọn hai đội chơi. GV đưa ra cặp số, chẳng hạn 7 và 5.Yêu cầu HS đặt đè toán trong đó có sử dụng hai số đó và viết tất cả các đề toán có thể sử dụng hai số trên (Bài toán chỉ giải bằng một phép tính). Thời gian chơi là 5 phút. Sau 5 phút đội nào có nhiều đề đúng hơn thì đội đó thắng cuộc.
- Một số đề toán tham khảo:
1. Ngọc có 7 que ti(nh. Hà có nhiều hơn Ngọc 5 que tính. Hỏi Hà có nhiều hơn Ngọc là bao nhiêu que tính?
2. Ngọc có 5 que tính, Hà có 5 que tính. Hỏi Ngọc và Hà có tất cả bao nhiêu que tính?
3. Ngọc có 5 que tính. Hà có nhiều hơn Ngọc 7 que tính. Hỏi Hà có bao nhiêu que tính?
V. Dặn dò:
- Hướng dẫn HS về nhà xem lại bài, tự ôn lại các kiến thức, kĩ năng đã học.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết Toán tiếp sau: 7 cộng với một số. 7 + 5
- Nhận xét tiết học.
- HS hát; tự soạn các học cụ cần thiết cho tiết học
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS nhận xét bài làm của bạn.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc tựa bài.
HS đọc đề bài
- Viết tóm tắt:
- Cốc có: 6 bút chì
Hộp nhiều hơn Cốc: 2 bút chì
Hộp có:  bút chì?
- Thực hiện phép cộng 6+ 2.
- Vì trong Hộp có nhiều hơn Cốc 2 bút chì
Bài giải:
Số bút chì trong hộp có là:
6+ 2 = 8 (Bút chì)
Đáp số: 8 bút chì.
- An có 11 bưu ảnh, Bình có nhiều hơn An 3 bưu ảnh.Hỏi Bình có bao nhiêu bưu ảnh?
- HS làm bài vào vở bài tập, 1 em HS trình bày lân bảng lớp:
Bài giải:
Số bưu ảnh của Bình có là:
11+ 3 = 14 (bưu ảnh)
Đáp số: 14 bưu ảnh.
- Đọc đề bài
- Ghi tóm tắt và trình bày bài giải
Bài giải:
Đoạn thẳng CD dài là:
10+ 2 = 12 (cm)
Đáp số: 12 cm
- Trả lời và thực hành vẽ.
- HS trả lời và thực hiện theo yêu cầu.
- HS ghi nhớ thực hiện.
- HS ghi nhớ thực hiện.
- HS tự rút kinh nghiệm học tập.
KỂ CHUYỆN
CHIẾC BÚT MỰC (T5)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Dựa theo tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện Chiếc bút mực (BT1)
- HS khá, giỏi: Bước đầu kể lại toàn bộ câu chuyện (BT2)
2. Kĩ năng:
- Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời của bạn.
3. Thái độ:
- Biết nhiệt tình giúp đỡ bạn.
II. Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ trong SGK phóng to.
Hộp bút, bút mực.
III. Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/Kiểm tra bài cũ :
Gọi 4 HS lên bảng kể lại chuyện Bím tóc đuôi sam.
Gọi HS nhận xét về nội dung, cách kể.
Cho HS điểm.
2/ Dạy học bài mới :
a. Giới thiêu bài:
Tiết trước lớp mình đã học bài tập đọc Chiếc bút nực. Hôm nay lớp mình cùng kể lại câu chuyện nhé
b. Hướng dẫn kể chuyện :
- Kể lại từng đoạn câu chuyện.
Hướng dẫn HS nói câu mở đầu
Hướng dẫn kể theo từng bức tranh
Bức tranh 1
Yêu cầu HS quan sát tranh và đặt câu hỏi cho HS kể lại nội dung của tranh:
Cô giáo hỏi Lan lên bàn cô làm gì?
Thái độ của Mai thế nào?
Khi không được viết bút mực thái độ của Mai ra sao?
Gọi một số HS kể lại nội dung bức tranh 1, khuyến khích các em nói bằng lời của mình.
Tiến hành tương tự với các bức tranh còn lại.
Bức tranh 2
Chuyện gì đã xẩy ra với bạn Lan ?
Khi biết mình quên bút bạn Lan đã làm gì?
Lúc đó thái độ của Mai thế nào?
Vì sao Mai lại loay hoay với hộp bút nhỉ?
Bức tranh 3
Bạn Mai đã làm gì?
Mai đã nói gì với Lan?
Bức tranh 4
Thái độ của cô giáo thế nào?
Khi biết mình được viết bút mực, Mai cảm thấy thế nào?
Cô giáo cho Mai mượn bút và nói gì?
c. Kể lại toàn bộ câu chuyện
Giáo viên có thể chọn một trong hai hình thức sau:
Gọi 4 HS kể nối tiếp từng bức tranh.
Kể phân vai
Hướng dẫn HS nhận vai.
HS kể lại chuyện 2 lần.
Lần 1: GV là người dẫn chuyện.
Lưu ý: Sử dụng các đồ dùng trực quan.
Lần 2: 4 HS phối hợp với nhau để kể lại câu chuyện.
Nhận xét, cho điểm.
3/ Củng cố dặn dò.
Trong câu chuyện này con thích nhân vật nào? Vì sao?
Theo con ai là người bạn tốt?
Dặn HS về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe.
4 HS kể theo vai (người dẫn chuyện, Hà, Tuấn, thầy giáo). HS theo dõi bạn kể.
Nhân xét
Một hôm, ở lớp 1A, HS đã bắt đầu viết bút mực, chỉ còn có Mai và Lan vẫn phải viết bút chì.
Cô gọi Lan lên bàn cô lấy mực.
Mai hồi hộp nhìn cô.
Mai rất buồn chỉ vì cả lớp chỉ còn một mình em viết bút chì.
Một số HS kể lại. Cả lớp theo giỏi và nhận xét sau mỗi lần có bạn kể.
Lan không mang bút.
Lan khóc nức nỡ.
Mai đang loay hoay với cái hộp bút.
Mai nủa muốn cho bạn mượn, nửa không muốn.
Mai đã đưa bút cho Lan mượn
Bạn cầm lấy, mình đang viết bút chì.
- Cô giáo rất vui.
Mai thấy hối tiếc.
Cô cho em mượn. Em thật đáng khen.
Người dẫn chuyện: giọng thông thả, chậm rãi.
Cô giáo: giọng dịu dàng, thân mật.
Lan: giọng buồn
Mai: giọng dứt khoát nhưng có chút nuối tiếc.
MĨ THUẬT
 NẶN HOẶC VẼ, XÉ DÁN CON VẬT (T5)
*********************
SINH HOẠT TẬP THỂ (T5)
I. Mục tiêu:
- KH phụ đạo HS yếu ở 2 mơn Tốn, TV.
- Xây dựng và giúp đỡ những HS yếu học tốt hơn.
-Sơ kết các hoạt động tuần 5-Kế hoạch tuần 6
II. Hoạt động trên lớp:
1. Sơ kết tuần 5:
- Các tổ trưởng báo cáo về các mặt trong tuần (vệ sinh, chuyên cần, học tập,tác phong đạo đức).
- Lớp trưởng báo cáo chung những mặt thực hiện được trong tuần.
- GV nhận xét – tổng kết – tuyên dương.
-Trao đổi hòa giải cho học sinh những gì mà các em còn thắc mắc hoặc chưa hiểu.
-Xếp hạng cho các tổ.
- Nhận xét, đánh giá bài thi KTCLĐN của HS.
 + Mơn Tốn: G: ; K: ; TB: ; Y: .
+ Mơn TV: G: ; K: ; TB: ; Y: .
2. Kế hoạch tuần 6:
Khắc phục hạn chế tuần qua
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hướng tới
*về học tập:
- KH Phụ đạo HS yếu ở 2 mơn: Tốn, TV trong giờ ơn luyện ( Nhi, Tính, Tho).
- Các em phải bao tập và giữ ĐDHT cẩn thận.
- Nhắc nhở HS viết chữ ẩu cần rèn luyện them ở nhà.
-Rèn luyện giọng đọc đối với HS đọc yếu, cịn sai.
- GD HS cĩ thĩi quen phải đọc bài và làm bài ở nhà trước khi vào lớp.
*Về vệ sinh:
- Nhắc nhở HS xếp hàng và tập thể dục cho đúng, đều, nhanh nhẹn.
-Thực hiện tốt khu vệ sinh.
-vệ sinh lớp học kể cả sân trường, kê bàn ghế ngay ngắn.
* về tác phong đạo đức:
- Thực hiện đầy đủ về nội qui HS.
- Lể phép vâng lời thầy cơ, người lớn.
- Tan học xếp hàng ra về, đi về phía phải khơng xơ đẩy nhau hoặc đi hang ba.
	EThực hiện tốt về học tập, vệ sinh, tác phong đạo đức ở tuần sau.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 2 tuan 5 ckt kns 2012 2013(1).doc