Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần 13 năm 2007

Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần 13 năm 2007

 MỸ THUẬT Tiết 13

Vẽ đề tài vườn hoa hoặc công viên

Tgdk: 35’

A. Mục tiêu:

- HS thấy được ích lợi của vườn hoa và công viên.

- HS vẽ được một bức tranh đề tài Vườn hoa hay Công viên theo ý thích.

- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường.

B. Đồ dùng dạy – học:

GV: Tranh ảnh về vườn hoa hoặc công viên.

HS: Vở tập vẽ, màu, bút chì.

C. Các hoạt động dạy – học:

1. Bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập.

- GV nhận xét.

2. Bài mới: Giới thiệu bài

Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài.

- GV cho HS quan sát tranh ảnh về vườn hoa hay công viên và gợi ý HS nhận xét:

+ Vườn hoa hay công viên trồng rất nhiều hoa và cây với nhiều màu sắc khác nhau, có ghế đá.

+ HS kể một số vườn hoa hay công viên mà em biết.

- GV nhận xét.

 

doc 18 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 645Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần 13 năm 2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
( Từ 30 /11 đến 6 /12 )
Môn
Tiết
Tên bài dạy
Sáu
30/11
Mỹ thuật
13
Vẽ tranh đề tài vườn hoa hoặc công viên
Đạo đức
13
Quan tâm, giúp đỡ bạn bè (tiết 2)
Toán
61
14 trừ đi một số 14 – 8 (cột cuối a,b bài 1/tr 61)
Tập đọc
37+38
Bông hoa Niềm Vui
 Hai
3/12
Chào cờ
Thể dục
25
Trò chơi: Bỏ khăn, nhóm 3 nhóm 7
Kể chuyện
13
Bông hoa Niềm Vui
Toán
62
34 -8 ( cột 4, 5 bài 1,2 tr 62)
Chính tả
25
Tập chép: Bông hoa niềm Vui
 Ba
4/12
Toán
63
54 – 18 ( Câu b bài 1 tr 63)
LT& Câu
13
Từ ngữ về công việc gia đình. Câu kiểu Ai làm gì?
Thủ công
13
Gấp, cắt, dán hình tròn
GDNK
2
Em chăm sóc răng của em
Tư
5/12
Thể dục
26
Điểm số 1-2, 1-2 theo đội hình vòng tròn. Trò chơi:
Tập đọc
39
Quà của bố
Toán
64
Luyện tập ( cột giữa bài 2/tr 64) 
Tập viết
13
Chữ hoa L
TN-XH
13
Giữ gìn môi trường xung quanh nhà ở
Năm
6/12
Chính tả
26
Nghe – viết: Quà của bố + chấm GVS-VCĐ
Toán 
65
15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
TLV
13
Kể về gia đình
Âm nhạc
13
Học hát: chiến sĩ tí hon
Qui ước viết tắt trong giáo án:
HS : Học sinh
GV : Giáo viên
sgk : Sách giáo khoa
sgv ( SGV): sách giáo viên
vbt : Vở bài tập
TLCH: Trả lời câu hỏi.
BTVN: Bài tập về nhà
Thứ sáu ngày 30 tháng 11 năm 2007
 MỸ THUẬT Tiết 13
Vẽ đề tài vườn hoa hoặc công viên
Tgdk: 35’
A. Mục tiêu:
- HS thấy được ích lợi của vườn hoa và công viên.
- HS vẽ được một bức tranh đề tài Vườn hoa hay Công viên theo ý thích.
- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường.
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: Tranh ảnh về vườn hoa hoặc công viên.
HS: Vở tập vẽ, màu, bút chì.
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập.
- GV nhận xét.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài.
- GV cho HS quan sát tranh ảnh về vườn hoa hay công viên và gợi ý HS nhận xét:
+ Vườn hoa hay công viên trồng rất nhiều hoa và cây với nhiều màu sắc khác nhau, có ghế đá.
+ HS kể một số vườn hoa hay công viên mà em biết.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ tranh vườn hoa hay công viên.
- GV hướng dẫn cách vẽ tranh vườn hoa có thể có thêm người đang dạo chơi, ngắm hoa, có chim chóc, hoặc cảnh vật khác cho tranh thêm sinh động.
Bước 1: hình ảnh chính vẽ trước
Bước 2: vẽ thêm các hình ảnh phụ
Bước 3: Vẽ màu cho phù hợp làm tươi sáng bức tranh.
- HS theo dõi
Hoạt động 3: Thực hành
- GV nhắc nhở HS vẽ vừa vời khung giấy.
- Sắp xếp các hình ảnh cho phù hợp.
- HS thực hành vẽ tranh – GV hướng dẫn thêm cho HS còn lung túng.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
GV nêu tiêu chí đánh giá một sản phẩm:
+ Vẽ đúng đề tài.
+ Có bố cục và màu sắc đẹp.
- GV chọn một số bài vẽ của HS cùng lớp nhận xét, đánh giá.
- Tuyên dương bạn vẽ đẹp.
- Động viên, khuyến khích những HS chưa hòan thành bài về nhà tiếp tục hoàn thành.
3. Củng cố, dặn dò:
- Giáo dục HS biết bảo vệ vườn hoa của công, bảo vệ thiên nhiên và môi trường.
- Sưu tầm tranh của các bạn thiếu nhi.
 D. Bổ sung:
................................................................................................................................
 ĐẠO ĐỨC Tiết 13
Quan tâm, giúp, đỡ bạn ( tiết 2)
Sgk:18 / tgdk: 35’
A. Mục tiêu: HS biết:
- Cách ứng xử trong một tình huống cụ thể có liên quan đến việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè.
- Biết quan tâm, giúp đỡ bạn trong cuộc sống hằng ngày.
- Có thái độ yêu mến, quan tâm, giúp đỡ bạn xung quanh. 
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: phiếu tình huống
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: 
2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: đoán xem điều gì sẽ xảy ra?
* Mục tiêu: Giúp HS hiểu Cách ứng xử trong một tình huống cụ thể có liên quan đến việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè.
* Cách tiến hành: GV nêu tình huống: Trong giờ kiểm tra. Lam không làm được bài và đã đề nghị Bình cho chép bài. Em đoán xem bạn Bình sẽ ứng xử như thế nào?
GV chốt 3 cách ứng xử chính: + Bình không cho Lam xem bài.
 	 + Bình khuyên Lam tự làm bài.
 + Bình cho Lam nhìn bài.
- HS trình bày cách ứng xử - HS khác nhận xét.
GV kết luận: Quan tâm, giúp đỡ bạn phải đúng lúc, đúng chỗ và không vi phạm nội qui nhà trường.
Hoạt động 2: Tự liên hệ ( bài tập 4)
* Mục tiêu: định hướng cho HS biết quan tâm, giúp đỡ bạn trong cuộc sống hằng ngày.
* Cách tiến hành: - HS đọc yêu cầu bài tập – HS trình bày 
- HS khác nhận xét, đánh giá việc làm của bạn
- GV nhận xét, tuyên dương.
GV kết luận: Cần quan tâm, giúp đỡ bạn bè, đặc biệt là những bạn có hoàn cảnh khó khăn. ( HS đọc ghi nhớ cuối bài)
Hoạt động 3: Trò chơi: Hái hoa dân chủ.
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố các kiến thức, kĩ năng đã học.
* Cách tiến hành:
- HS xung phong lên hái hoa và trả lời câu hỏi
- HS đọc to câu hỏi – HS trả lời từng câu hỏi.
- HS khác nhận xét, tuyên dương.
GV kết luận: cần cư xử tốt với bạn bè, không nên phân biệt đối xử với các bạn nghèo, bạn khuyết tật, bạn khác giới... Đó chính là thực hiện quyền không bị phân biệt đối xử của trẻ em.
3. Củng cố, dặn dò:- GV nhận xét tiết học.
- Tiết sau: Giữ gìn trường lớp sạch sẽ.
D. Bổ sung:
.......................................................................................................................................
........................................................................................................................................
 TOÁN Tiết 61
14 trừ đi một số 14 - 8
Sgk: 61 / vbt:63 / Tgdk: 40’
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Tự lập được bảng trừ có nhớ dạng 14 – 8. Bước đầu thuộc được bảng trừ.
- Biết vận dụng bảng trừ đã học để làm tính và giải toán. Rèn kĩ năng tính nhẩm, đặt tính và giải toán.
- Giáo dục tính cẩn thận chính xác khi học toán.
B. Đồ dùng dạy - học:
GV: phiếu ghi bài tập, đồ dùng dạy toán.
HS: que tính.
C/Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: - Gọi HS lên bảng làm bài tập 4/ tr 60
- GV kiểm tra bài về nhà.
- Nhận xét bài trên bảng – Ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Giới thiệu phép tính 14 - 8 và thành lập bảng trừ.
a. Giới thiệu phép tính 14 - 8.
- GV yêu cầu thao tác trên que tính và tìm kết quả của phép tính: 14-8.
- GV nhận xét, thao tác cho cả lớp quan sát.
b. Hướng dẫn HS lập bảng trừ và học thuộc bảng trừ. 
- GV yêu cầu HS thao tác trên que tính và nêu kết quả - GV ghi bảng. 
 14 - 5 = 9 14 - 8 = 6 
 14 - 6 = 8 14 - 9 = 5 
 14 - 7 = 7 
- HS học thuộc bảng trừ. GV xóa dần kết quả gọi HS luyện đọc.
* Gọi HS yếu đọc thuộc bảng trừ - GV nhận xét , sửa sai, tuyên dương. 
Hoạt động 2: Thực hành 
Bài 1/ vbt: Tính nhẩm
a. HS làm bài – HS nêu miệng kết quả.
- GV cùng lớp nhận xét, sửa sai.
b. HS làm bài – 2 HS lên bảng làm bài – GV kèm HS yếu.
- Lớp nhận xét, sửa bài.
Bài 2/vbt: Đặt tính rồi tính.
- HS nhắc lại các bước đặt tính và tính.
- HS làm bài – HS lên bảng làm bài.
- Lớp nhận xét, sửa bài.
Bài 3/vbt: HS đọc đề toán - GV tóm tắt 
- HS nêu cách giải bài toán – GV nhận xét, hướng dẫn.
- HS làm vbt, một em làm phiếu bài tập – GV kèm HS yếu. 
- Lớp nhận xét, sửa bài. 
3.Củng cố, dặn dò: - Gọi HS đọc lại bảng trừ.
- BTVN: 4/tr 61
- Tiết sau: 34 - 8
D. Bổ sung: .................................................................................................................
.......................................................................................................................................
 TẬP ĐỌC Tiết 47+38
Bông hoa niềm vui
 Sgk:104/ Tgdk:40’ .
A. Mục tiêu: Rèn HS yếu đọc đúng bài tập đọc.
- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng, đọc trơn toàn bài. Biết ngắt, nghỉ hơi đúng. Biết đọc phân biệt lời kể với lời nhân vật.
- Hiểu nghĩa các từ mới: lộng lẫy, chần chừ, nhân hậu, hiếu thảo,...
- Đọc hiểu được nội dung bài: Cảm nhận được lòng hiếu thảo với cha mẹ của bạn học sinh trong câu chuyện. 
- Giáo dục HS hiếu thảo với cha mẹ. 
B. Đồ dùng dạy – học: 
GV: Bảng phụ ghi đoạn hướng dẫn HS đọc.
C. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: Gọi HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi bài Mẹ.
 - GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài- Ghi bảng. 
* Hoạt động 1: Luyện đọc 
Bước 1: Luyện đọc câu
- GV đọc mẫu - HS nghe theo dõi sgk.
- HS nối tiếp câu (2lần) - GV theo dõi, sửa sai. 
- GV hướng dẫn đọc từ khó.
Bước 2: Luyện đọc đoạn
- HS luyện đọc đoạn nối tiếp (2lần)
- GV đưa bảng phụ ghi đoạn khó hướng dẫn ngắt, nghỉ hơi ( sgv/ 237)
- HS luyện đọc đoạn kết hợp GV giải nghĩa từ mới trong sgk/ 104.
- Luyện đọc đoạn trong nhóm - Thi đọc đoạn giữa các nhóm. 
- Lớp nhận xét- GV nhận xét, sửa sai, tuyên dương. 
Bước 3: Cả lớp đồng thanh đoạn 1, 2
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
- HS đọc câu hỏi sgk, đọc thầm bài và TLCH – GV chốt ý từng câu trả lời:
Câu 1: Tìm bông hoa Niềm Vui để đưa vào bệnh viện làm dịu cơn đau.
Câu 2: Không được hái hoa trong trường, trồng chỉ để ngắm vẻ đẹp của hoa. 
Câu 3: Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của cô bé.
Câu 4: Thương bố, tôn trọng nội quy của nhà trường. 
Câu 5: Qua bài học này em hiểu thêm được điều gì?( tấm lòng hiếu thảo của cô bé đối với cha mẹ.)
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
- GV hướng dẫn cách đọc.
- HS tự phân vai đọc trong nhóm. Đại diện 1 số nhóm đọc trước lớp.
* GV rèn cho HS yếu đọc đúng, khi gặp dấu câu, đoạn dài.
- HS nhận xét nhóm bạn đọc – GV nhận xét, sửa sai, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò: Gọi HS đọc lại bài. 
- Chi là một cô bé như thế nào?
- Về nhà đọc lại bài và TLCH
D. Bổ sung: ...................................................................................................................
.......................................................................................................................................
 Thứ hai ngày 2 tháng 12 năm 2007
 KỂ CHUYỆN Tiết 13
 Bông hoa Niềm Vui
Sgk: 105 / Tgdk: 40’
A. Mục tiêu: 
1. Rèn kĩ năng nói:
- Biết kể đoạn mở đầu câu chuyện theo 2 cách: Theo trình tự câu chuyện và thay đổi phần trình tự.
-dựa vào tranh và trí nhớ, biết kể lại nội dung chính của câu chuyện ( đoạn 2, 3)bằng lời của mình.
- Biết tưởng tượng thêm chi tiết trong đoạn cuối câu chuyện ( dành HS giỏi).
2. Rèn kĩ năng nghe: Nghe bạn kể, nhận xét lời kể của bạn.
3. Giáo dục HS kính trọng, yêu thương cha mẹ.
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: Tranh minh họa câu chuyện.
C. Các hoạt động dạy - học :
1. ... ét.
- HS đọc câu ứng dụng, nêu ý nghĩa của câu.
- 2 HS lên bảng viết từ Kề – Cả lớp viết bảng con – GV nhận xét.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài : Chữ hoa L
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét chữ hoa L.
Bước 1: GV gắn chữ mẫu L – HS nhận xét và nêu: 
- Chữ L cao 5 li, 6 đường kẻ ngang, gồm 3 nét: Cong dưới, lượn dọc và lượn ngang.
Bước 2: GV viết lên bảng chữ L và hướng dẫn cách viết – HS theo dõi.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết bảng con.
- GV yêu cầu HS viết chữ L ( 2-3 lần) – GV uốn nắn HS yếu.
- GV hướng dẫn HS viết chữ L cỡ nhỏ - HS viết bảng con.
- GV chọn bảng viết của HS nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 3: Hướng dẫn viết câu ứng dụng : Lá lành đùm lá rách.
- 3 HS đọc câu ứng dụng - GV giải nghĩa câu ứng dụng.
Bước 1: GV đưa câu ứng dụng đã viết trong dòng kẻ li – HS nhận xét và trả lời: 
- Lưng nét cong trái chữ a chạm điểm cuối chữ L
+ Các chữ cao 2, 5 li là: L, h, l 	+ Cao 2 li: đ	
+ Cao 1,25 li: r	+ Các chữ còn lại cao 1 li.
Bước 2: GV viết mẫu chữ Lá và hướng dẫn HS viết
- HS viết bảng con chữ lá – GV nhận xét, sửa sai.
Hoạt động 4: HS viết vở tập viết
- GV nhắc nhở tư thế ngồi viết.
- GV nêu yêu cầu cần viết của bài: viết đúng cỡ chữ, đúng độ cao các con chữ, khoảng cách giữa các chữ....(sgk/246)
- GV theo dõi, uốn nắn, sửa sai cho HS yếu.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc HS ghi nhớ cách viết chữ hoa L.
- GV chấm bài, khen HS giữ vở sạch - viết chữ đẹp.
- Luyện viết thêm bài ở nhà, cẩn thận khi viết bài.
D. Bổ sung: ....................................................................................................................
.........................................................................................................................................
 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI. Tiết 13
Giữ gìn môi trường xung quanh nhà ở
Sgk: 28 / Tgdk: 35’
A. Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể: 
- Kể tên những công việc cần làm để giữ sạch sân, vườn khu vệ sinh và chuồng gia súc. Nêu ích lợi của việc giữ vệ sinh xung quanh nhà ở.
- HS có ý thức: Thực hiện giữ vệ sinh sân, vườn, khu nhà vệ sinh
- Nói với các thành viên trong gia đình cùng thực hiện giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở.
B. Đồ dùng dạy – học: 
GV: Tranh vẽ trong Sgk / 28, 29.
C. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: + Muốn sử dụng đồ dùng bền đẹp ta cần phải lưu ý điều gì? 
+ Khi sử dụng đồ dùng bằng điện ta cần chú ý điều gì?
- Nhận xét đánh giá.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Quan sát tranh Sgk. Theo cặp 2 em: 
* Mục tiêu: HS kể tên những việc cần làm để giữ sạch sân, vườn, khu vệ sinh và chuồng gia súc; Hiểu được ích lợi của việc giữ vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ. 
* Cách tiến hành: GV chia nhóm. 
Bước 1: Hướng dẫn HS quan sát tranh sgk/ tr 28, 29 TLCH:
+ Mọi người trong tranh đang làm gì để môi trường xung quanh được sạch sẽ?
+ Những hình nào cho biết mọi người trong nhà đều tham gia làm vệ sinh xung quanh nhà ở ? - Giữ vệ sinh xung quanh nhà ở có lợi gì?
Bước 2: Đại diện nhóm trình bày – nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- GV chốt ý : sgv/ 49
Hoạt động 2: Thảo luận về vệ sinh xung quanh nhà ở.
*Mục tiêu: HS có ý thức thực hiện giữ vệ sinh sân, vườn, khu vệ sinh . Nói với các thành viên trong gia đình cùng thực hiện giữ vệ sinh xung quanh nhà ở.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc cả lớp.
 - GV liên hệ đến việc giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà nơi HS ở.
 - GV nêu câu hỏi, HS trả lời theo câu hỏi: 
+ Ở nhà em đã làm gì để giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở sạch?
+ Ở xóm em có tổ chức làm vệ sinh hàng tuần chưa? 
+ Nói về vệ sinh nơi em đang ở đã sạch sẽ chưa?
+ gia đình em đã làm gì để giữ môi trường nhà ở sạch sẽ? 
- HS trình bày - Cả lớp nhận xét, tuyên dương.
 - GV chốt ý : Mỗi người cần có ý thức giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh sạch sẽ. Thu gom bao ni lông cũng là hành động giữ vệ sinh môi trường sạch sẽ.
3. Củng cố, dặn dò: Gọi HS nhắc lại nội dung bài.
- Nhắc nhở HS không vứt rác bừa bãi và nói với mọi người trong gia đình về ích lợi của việc giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở.
D. Bổ sung:.................
........................................................................................................................................
Thứ năm ngày 6 tháng 12 năm 2007
 CHÍNH TẢ (Nghe-viết) Tiết 26
Quà của bố
( từ Bố đi câu về...đến mắt thao láo...)
Sgk: 108 / vbt: 57 / tgdk: 40’
A. Mục tiêu:
- HS nghe –viết chính xác, trình bày đúng một đoạn của bài Quà của bố. 
- HS làm đúng các bài tập chính tả các chữ có iê/yê. Phân biệt cách viết dấu thanh dễ lận : thanh hỏi/thanh ngã.
- HS có ý thức rèn luyện chữ viết đúng, đẹp.
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: phiếu bài tập1, 2 b/vbt. 
HS: Vở chính tả, bảng con, sách Tiếng Việt 2/t1, vbtTV2/t1
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: - 2 HS lên bảng viết: khuyên bảo, yếu ớt, kiến đen...
- HS dưới lớp viết bảng con – GV nhận xét.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe - viết chính tả.
Bước 1: GV đọc toàn bài chính tả một lượt.
- 1, 2 HS khá đọc lại bài chính tả.
Bước 2: GV đặt câu hỏi để HS nắm nội dung đoạn chính tả.
- GV đặt câu hỏi sgk để HS nắm cách trình bày bài chính tả.
- GV đọc các từ khó : cà cuống, niềng niễng, nhộn nhạo, thơm lừng, cá sộp, quẫy tóe nước, thao láo ... 
 - HS viết bảng con các từ ngữ khó.
 - GV gạch chân các từ ngữ dễ lẫn lộn – HS đọc lại từ khó.
* GV nhắc nhở tư thế ngồi viết bài.
Bước 3: GV đọc từng câu, cụm từ... – HS viết bài. 
- GV đọc lại toàn bài cho HS dò lại.
Bước 4: HS tự đổi vở soát lại bài - GV chấm bài.
* GV nhận xét chung.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1 /vbt: Điền vào chỗ trống iê hay yê:
- HS tự làm bài – HS lên bảng làm – Lớp nhận xét, sửa sai.
Câu chuyện	yên lặng	viên gạch	luyện tập
Bài tập 2b/ vbt: Điền vào chữ in đậm dấu hỏi hoặc dấu ngã:
- GV gắn bảng phụ - hướng dẫn làm bài.
- HS tự làm bài – 1 HS lên bảng làm bài 
- GV kèm HS yếu làm bài.
- Cả lớp nhận xét, sửa bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- Ghi nhớ các từ đã viết ở bài tập 1 để viết đúng chính tả.
- Về nhà viết lại cho đúng các từ đã viết sai trong bài chính tả.
- Nhận xét tiết học.
D. Bổ sung:................................................................................................................
....................................................................................................................................
 TOÁN Tiết 65
15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
Sgk: 65 / vbt: 67 / Tgdk: 40’
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Tự lập được bảng trừ có nhớ dạng 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
- Bước đầu thuộc được bảng trừ.
- Biết vận dụng bảng trừ đã học để đặt tính trừ theo cột dọc.
- Giáo dục tính cẩn thận chính xác khi học toán.
B. Đồ dùng dạy - học: 
 GV: phiếu ghi bài tập, đồ dùng dạy toán.
 HS: bảng con, que tính.
C. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ:
- HS lên bảng làm bài 3,4/ sgk- 64
- GV kiểm tra bài về nhà – Nhận xét.
- Nhận xét bài tên bảng – Ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: GV hướng dẫn lập các bảng trừ
Bước 1: Giới thiệu phép tính 15 – 7 và lập bảng trừ 15.
- GV yêu cầu HS lấy 15 que tính, GV kiểm tra, sửa sai- GV lấy 15 que tính cài bảng.
- Yêu cầu HS bớt đi 7 que tính - GV cũng lấy bớt đi 7 que tính.
- Hướng dẫn HS thành lập phép tính và tính và tự hoàn thiện bảng trừ 15 trừ đi một số.
Bước 2: GV hướng dẫn HS thao tác trên que tính các phép tính còn lại để lập bảng trừ và học thuộc bảng trừ 15, 16, 17 trừ đi một số. 
- HS học thuộc bảng trừ. GV xóa dần kết quả gọi HS luyện đọc.
* Gọi HS yếu đọc thuộc bảng trừ.
- GV nhận xét , sửa sai, tuyên dương. 
Hoạt động 2: Thực hành 
Bài 1/vbt: Đặt tính rồi tính:
- HS làm bài và nêu miệng kết quả.
- GV cùng lớp nhận xét, sửa sai.
Bài 2/vbt: Nối phép tính với kết quả đúng:
- GV hướng dẫn – HS làm vbt – GV kèm HS yếu. 
- HS lên bảng làm bài – GV cùng lớp nhận xét, sửa bài. 
3.Củng cố, dặn dò: 
-Gọi HS đọc lại bảng trừ.
- BTVN: 1(cột 1,2,3)/sgk - 65
- Tiết sau: 55 - 8, 56 - 7, 37 - 8, 68 - 9
D. Bổ sung: 
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
 TẬP LÀM VĂN Tiết 13
Kể về gia đình
Sgk: 9110/ vbt: 58/ tgdk: 40’
A. Mục tiêu: Giúp HS:
1. Rèn kĩ năng nghe và nói: biết kể về gia đình của mình theo gợi ý.
- Biết nghe bạn kể để nhận xét, góp ý. 
2. Rèn kĩ năng viết: dựa vào những điều đã nói, viết được một đoạn (3 đến 5 câu ) kể về gia đình.Viết rõ ý, dùng từ, đặt câu đúng.(HS yếu có thể viết 2, 3 câu.)
- Giáo dục HS biết yêu thương những người trong gia đình. 
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: bảng phụ viết câu hỏi bài tập 1. phiếu cho HS viết đoạn văn.
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: 
 - HS nhắc lại những việc làm khi gọi điện thoại, nêu ý nghĩa các tín hiệu.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
* Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1/sgk: ( Miệng )
- HS đọc yêu cầu bài tập và gợi ý sgk/110
- 1 HS đoc yêu cầu và nội dung bài tập.- GV nêu rõ yêu cầu bài tập dựa vào câu hỏi để kể chứ không trả lời câu hỏi.
- HS kể về gia đình mình theo cặp.
- Một số HS kể trước lớp – GV cùng lớp nhận xét, tuyên dương.
* GV chốt: Cần diễn đạt câu rõ ràng, ngắn gọn nhưng đủ ý.
Bài tập 2/vbt: (viết – cá nhân) 
- HS đọc yêu cầu bài tập – GV nêu yêu cầu bài tập.
- HS viết đoạn văn vào vbt – GV đến hướng dẫn HS yếu.
- 1 HS viết đoạn văn vào phiếu.
- HS nối tiếp đọc đoạn văn đã viết – GV cùng lớp nhận xét, sửa sai.
- GV ghi điểm những HS viết đoạn văn hay.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung bài học.
- Giáo dục HS biết yêu thương những thành viên trong gia đình.
- Dặn HS viết chưa hay đoạn văn về nhà viết lại.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tập tốt.
D. Bổ sung: ....................................................................................................................
.........................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 13.doc