Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần thứ 25 - Trường tiểu học Nghĩa Phú

Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần thứ 25 - Trường tiểu học Nghĩa Phú

Tập đọc

SƠN TINH, THUỶ TINH (Tiết 1)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Hiểu nghĩa các từ: Cầu hôn, lễ vật, ván, nệp (đệp), ngà, cựa, hồng mao,

- Hiểu nội dung bài: Truyện giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở nước ta hằng năm là do Thủy Tinh dâng nước trả thù Sơn Tinh. Qua đó, truyện cũng ca ngợi ý chí kiên cường của nhân dân ta trong việc đắp đê chống lụt lội.

2. Kỹ năng:

- Đọc trơn được cả bài.

- Đọc đúng các từ ngữ khó, các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

- Biết thể hiện tình cảm của các nhân vật qua lời đọc.

3. Thái độ:

- Ham thích học Tiếng Việt.

II. Chuẩn bị

- GV: Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK (Phóng to, nếu có thể). Bảng ghi sẵn các từ, các câu cần luyện ngắt giọng.

- HS: SGK.

 

doc 46 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 520Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần thứ 25 - Trường tiểu học Nghĩa Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
(Từ ngày 21 / 02 đến ngày 25 / 02/ 2011)
Thứ 2
21/ 02/2011
Tập đọc
Tập đọc
Kể chuyện 
Tốn
Sơn Tinh, Thủy Tinh (HS khá, giỏi trả lời dược CH 4)
Sơn Tinh, Thủy Tinh 
Sơn Tinh, Thủy Tinh ( HS khá, giỏi biết phân vai để dựng lại câu chuyện. )( BT 2 ).
Một phần 5 (Bài tập 1, bài 3 )
Thứ 3
22/ 02/2011
Tốn
Chính tả
TNXH
Luyện tập (Bài tập 1, bài 2,bài 3 )
Sơn Tinh, Thủy Tinh 
Một số lồi cây sống trên cạn.
Thứ 4
23/02/2011
Tập đọc
LTVC
Tốn
Tập viết
Bé nhìn biển
TN về sơng biển.Đặt và trả lời câu hỏi vì sao ?
Luyện tập chung (Bài tập 1, bài 3, bài 4 )
Chữ hoa V
Thứ 5
24/02/2011
Tốn
Chính tả
Thủ cơng
Giờ, phút (Bài tập 1, bài 2, bài 3 )
Bé nhìn biển
Làm dây xúc xích trang trí.
Thứ 6
25/02/2011
TLV
Tốn
Đạo đức
SHL
Đáp lời đồng ý, quan sáy tranh, trả lời câu hỏi.
Thực hành xem đồng hồ (Bài tập 1, bài 2,bài 3 )
Thực hành giữa học kì I.
Thứ hai, ngày 21 tháng 02 năm 2011
Tập đọc
SƠN TINH, THUỶ TINH (Tiết 1)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- Hiểu nghĩa các từ: Cầu hôn, lễ vật, ván, nệp (đệp), ngà, cựa, hồng mao,
- Hiểu nội dung bài: Truyện giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở nước ta hằng năm là do Thủy Tinh dâng nước trả thù Sơn Tinh. Qua đó, truyện cũng ca ngợi ý chí kiên cường của nhân dân ta trong việc đắp đê chống lụt lội.
2. Kỹ năng: 
- Đọc trơn được cả bài.
- Đọc đúng các từ ngữ khó, các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Biết thể hiện tình cảm của các nhân vật qua lời đọc.
3. Thái độ: 
- Ham thích học Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị
- GV: Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK (Phóng to, nếu có thể). Bảng ghi sẵn các từ, các câu cần luyện ngắt giọng. 
- HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động: (1’)
2. Bài cũ: (5’) Voi nhà.
- Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài Voi nhà.
- Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới: Giới thiệu: (1’)
4. Phát triển các hoạt động: (28’)
v Hoạt động 1: Luyện đọc. 
1 Phương pháp: Trực quan, thực hành, giảng giải.
a) Đọc mẫu:
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt sau đó gọi 1 HS khá đọc lại bài.
b) Luyện phát âm:
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi đọc bài. Ví dụ: 
+ Tìm các từ có âm đầu l, n, d, r, ch, tr, trong bài. (HS phía Bắc)
+ Tìm các từ có thanh hỏi, thanh ngã, (HS phía Nam)
- Nghe HS trả lời và ghi các từ này lên bảng.
- Đọc mẫu và yêu cầu HS đọc các từ này. (Tập trung vào những HS mắc lỗi phát âm)
c) Luyện đọc đoạn:
- Bài tập đọc có mấy đoạn?
- Các đoạn được phân chia như thế nào?
- Gọi 1 HS đọc đoạn 1.
- Yêu cầu HS xem chú giải và giải nghĩa các từ: cầu hôn.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn văn và cho biết câu văn HS khó ngắt giọng.
- Hướng dẫn HS ngắt giọng câu văn khó. Ví dụ: 
+ Một người là Sơn Tinh,/ chúa miền non cao,/ còn người kia là Thủy Tinh,/ vua vùng nước thẳm.
- Hướng dẫn giọng đọc: Đây là đoạn giới thiệu truyện nên HS cần đọc với giọng thong thả, trang trọng.
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1. Theo dõi HS đọc để chỉnh sửa lỗi (nếu có).
- Hướng dẫn HS đọc đoạn 2 và đoạn 3 tương tự hướng dẫn đoạn 1.
- Đoạn 2, lời vua Hùng đọc với giọng dõng dạc, trang trọng, chú ý nhấn giọng các từ chỉ lễ vật.
- Đoạn 3, tả lại cuộc chiến đấu giữa hai vị thần, đọc giọng cao, hào hùng, chú ý nhấn gịong các từ ngữ như: hô mưa, gọi gió, bốc, dời, nước dâng lên bao nhiêu, núi cao lên bấy nhiêu,
- Yêu cầu HS đọc bài nối tiếp nhau.
- Chia nhóm và theo dõi HS đọc theo nhóm.
v Hoạt động 2: Thi đua đọc.
1 Phương pháp: Thi đua.
d) Thi đọc: 
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm
- GV tổ chức cho các nhóm thi đọc nối tiếp, phân vai. Tổ chức cho các cá nhân thi đọc đoạn 1.
- Nhận xét và tuyên dương các em đọc tốt 
e) Đọc đồng thanh:
- Nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị bài: Tiết 2. 
- Hát.
- 2 HS lên bảng, đọc bài và trả lời câu hỏi của bài.
1 Hình thức: Lớp, nhóm, cá nhân.
- Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
- Mỗi HS đọc 1 câu, đọc nối tiếp từ đầu cho đến hết bài.
- Tìm từ và trả lời theo yêu cầu của GV: 
+ Các từ đó là: Mị Nương, chàng trai, non cao, nói, lễ vật, cơm nếp, nệp bánh chưng, dâng nước lên nước lũ, đồi núi, rút lui, lũ lụt,
+ Các từ đó là: tài giỏi, nước thẳm, lễ vật, đuổi đánh, cửa, biển, lũ,
- 5 đến 7 HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh.
- Bài tập đọc được chia làm 3 đoạn.
+ Đoạn 1: Hùng Vương  nước thẳm.
+ Đoạn 2: Hùng Vương chưa biết chọn ai  được đón dâu về.
+ Đoạn 3: Thủy Tinh đến sau  cũng chịu thua.
- 1 HS khá đọc bài.
- Cầu hôn nghĩa là xin lấy người con gái làm vợ.
- HS trả lời.
- Luyện ngắt giọng câu văn dài theo hướng dẫn của GV.
- Nghe GV hướng dẫn.
- Một số HS đọc đoạn 1.
- Theo dõi hướng dẫn của GV và luyện ngắt giọng các câu: 
+ Hãy đem đủ một trăm ván cơm nếp,/ hai trăm nệp bánh chưng,/ voi chín ngà,/ gà chín cựa,/ ngựa chín hồng mao.//
+ Thủy Tinh đến sau,/ không lấy được Mị Nương,/ đùng đùng tức giận./ cho quân đuổi đánh Sơn Tinh.//
+ Từ đó năm nào Thủy Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh./ gây lũ lụt khắp nơi/ nhưng lần nào Thủy Tinh cũng chịu thua.//
- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài. Mỗi HS đọc một đoạn. Đọc từ đầu cho đến hết bài.
- Lần lượt HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau.
1 Hình thức: Nhóm.
- HS chia nhóm 4 luyện đọc từng đoạn trong nhóm.
- Luyện đọc theo nhóm.
- Thi đọc theo hướng dẫn của GV.
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3.
Tập đọc
SƠN TINH, THUỶ TINH (Tiết 2)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
4. Phát triển các hoạt động: (30’)
v Hoạt động 3: Tìm hiểu bài. 
1 Phương pháp: Đàm tthoại, gợi mở.
- GV đọc mẫu toàn bài lần 2.
- Những ai đến cầu hôn Mị Nương?
- Họ là những vị thần đến từ đâu?
- Đọc đoạn 2 và cho biết Hùng Vương đã phân xử việc hai vị thần đến cầu hôn bằng cách nào?
- Lễ vật mà Hùng Vương yêu cầu gồm những gì?
- Vì sao Thủy Tinh lại đùng đùng nổi giận cho quân đuổi đánh Sơn Tinh?
- Thủy Tinh đã đánh Sơn Tinh bằng cách nào?
- Sơn Tinh đã chống lại Thủy Tinh như thế nào?
- Ai là người chiến thắng trong cuộc chiến đấu này?
- Hãy kể lại toàn bộ cuộc chiến đấu giữa hai vị thần.
- Câu văn nào trong bài cho ta thấy rõ Sơn Tinh luôn luôn là người chiến thắng trong cuộc chiến đấu này?
- Yêu cầu HS thảo luận để trả lời câu hỏi 4.
- GV kết luận: Đây là một câu chuyện truyền thuyết, các nhân vật trong truyện như Sơn Tinh, Thủy Tinh, Hùng Vương, Mị Nương đều được nhân dân ta xây dựng lên bằng trí tưởng tượng phong phú chứ không có thật. Tuy nhiên, câu chuyện lại cho chúng ta biết một sự thật trong cuộc sống có từ hàng nghìn năm nay, đó là nhân dân ta đã chống lũ lụt rất kiên cường.
v Hoạt động 2: Luyện đọc lại bài.
1 Phương pháp: Thực hành.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc lại bài.
- Gọi HS dưới lớp nhận xét và cho điểm sau mỗi lần đọc. Tuyên dương các nhóm đọc tốt. 
5. Củng cố – dặn dò: (5’)
- Gọi 1 HS đọc lại cả bài.
Con thích nhân vật nào nhất? Vì sao?
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà luyện đọc lại bài 
- Chuẩn bị bài sau: Dự báo thời tiết.
1 Hình thức: Cá nhân, lớp.
- HS đọc bài.
- Hai vị thần đến cầu hôn Mị Nương là Sơn Tinh và Thủy Tinh.
- Sơn Tinh đến từ vùng non cao, còn Thủy Tinh đến từ vùng nước thẳm.
- Hùng Vương cho phép ai mang đủ lễ vật cầu hôn đến trước thì được đón Mị Nương về làm vợ.
- Một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.
- Vì Thủy Tinh đến sau Sơn Tinh không lấy được Mị Nương.
- Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, dâng nước cuồn cuộn.
- Sơn Tinh đã bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi chặn dòng nước lũ.
- Sơn Tinh là người chiến thắng.
- Một số HS kể lại.
- Câu văn: Thủy Tinh dâng nước lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại dâng đồi núi cao bấy nhiêu.
- Hai HS ngồi cạnh nhau thảo luận với nhau, sau đó một số HS phát biểu ý kiến.
1 Hình thức: Cá nhân.
- 3 HS lần lượt đọc nối tiếp nhau, mỗi HS đọc 1 đoạn truyện.
- 1 HS đọc bài thành tiếng. Cả lớp theo dõi.
- Con thích Sơn Tinh vì Sơn Tinh là vị thần tượng trưng cho sức mạnh của nhân dân ta.
- Con thích Hùng Vương vì Hùng Vương đã tìm ra giải pháp hợp lí khi hai vị thần cùng đến cầu hôn Mị Nương.
- Con thích Mị Nương vì nàng là một công chúa xinh đẹp
Kể chuyện
SƠN TINH, THỦY TINH
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- Sắp xếp lại thứ tự các bức tranh theo đúng trình tự câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.
2. Kỹ năng: 
- Dựa vào tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện với giọng kể tự nhiên, biết kết hợp lời kể với điệu bộ, cử chỉ, nét mặt cho phù hợp.
3. Thái độ: 
- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
II. Chuẩn bị
- GV: 3 tranh minh hoạ câu chuyện trong SGK (phóng to, nếu có thể). 
- HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động: (1’)
2. Bài cũ: (5’) Quả tim khỉ.
- Gọi 3 HS lên bảng kể lại theo câu chuyện Quả tim khỉ theo hình thức nối tiếp. Mỗi HS kể lại một đoạn.
- Nhận xét và cho điểm HS. 
3. Bài mới: Giới thiệu: (1’)
- Trong tiết kể chuyện này, các con sẽ cùng nhau kể lại câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.
- Ghi tên bài  ... tập yêu cầu chúng ta nói lời đáp cho các tình huống.
- Thảo luận cặp đôi:
a) Cảm ơn cậu. Tớ sẽ trả lại nó ngay sau khi dùng xong./ Cảm ơn cậu. Cậu tốt quá./ Tớ cầm nhé./ 
Tớ cảm ơn cậu nhiều./
b) Cảm ơn em./ Em thảo quá./ Em tốt quá./ Em ngoan quá./
- Từng cặp HS trình bày trước lớp theo hình thức phân vai. Sau mỗi lần các bạn trình bày, cả lớp nhận xét và đưa ra phương án khác nếu có.
- Bức tranh vẽ cảnh biển.
- Nối tiếp nhau trả lời câu hỏi: 
+ Sóng biển cuồn cuộn./ Sóng biển dập dờn./ Sóng biển nhấp nhô./ Sóng biển xanh rờn./ Sóng biển tung bọt trắng xoá./ Sóng biển dập dềnh./ Sóng biển nối đuôi nhau chạy vào bờ cát.
+ Trên mặt biển có tàu thuyền đang căng buồm ra khơi đánh cá./ Những con thuyền đang đánh cá ngoài khơi./ Thuyền dập dềnh trên sóng, hải âu bay lượn trên bầu trời./
+ Mặt trời đang từ từ nhô lên trên nền trời xanh thẳm. Xa xa, từng đàn hải âu bay về phía chân trời.
- HS sắm vai theo nhóm đôi thi đua.
- Lớp nhận xét.
Đạo đức
THỰC HÀNH GIỮA HỌC KỲ II
SINH HOẠT CHỦ NHIỆM
TUẦN 25
I.Mục tiêu:
 - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 25
- Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân.
- Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân.
II. Đánh giá tình hình tuần qua:
 * Nề nếp: - Đi học đầy đủ, đúng giờ.
- Duy trì SS lớp tốt.
 * Học tập: 
- Dạy-học đúng PPCT và TKB, có học bài và làm bài trước khi đến lớp.
- Thi đua hoa điểm 10 : khá tốt.
- HS yếu tiến bộ chậm.
- Chưa khắc phục được tình trạng quên sách vở và đồ dùng học tập.
 * Văn thể mĩ:
- Thực hiện hát đầu giờ, giữa giờ và cuối giờ nghiêm túc.
- Tham gia đầy đủ các buổi thể dục giữa giờ.
- Thực hiện vệ sinh hàng ngày trong các buổi học.
- Vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống : tốt.
 * Hoạt động khác:
- Đóng tiền xây dựng của trường chưa dứt điểm. 
III. Kế hoạch tuần 26:
 * Nề nếp:
- Tiếp tục duy trì Sỉ Số, nề nếp ra vào lớp đúng quy định.
- Nhắc nhở HS đi học đều, nghỉ học phải xin phép.
 * Học tập:
- Tiếp tục thi đua học tập tốt mừng Đảng mừng Xuân.
- Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT – TKB tuần 26
- Tích cực tự ôn tập kiến thức.
- Tổ trực duy trì theo dõi nề nếp học tập và sinh hoạt của lớp.
- Thi đua hoa điểm 10 trong lớp, trong trường.
- Khắc phục tình trạng quên sách vở và đồ dùng học tập ở HS.
 * Vệ sinh:
- Thực hiện VS trong và ngoài lớp.
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.
- Tiếp tục thực hiện trang trí lớp học.
 * Hoạt động khác:
- Nhắc nhở HS tham gia Kế hoạch nhỏ, heo đất và tham gia đầy đủ các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
IV. Tổ chức trò chơi: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Rung chuơng vàng” nhằm ôn tập, củng cố các kiến thức đã học.
Sinh hoạt lớp
I. Nhận xét tuần 25:
 - Đi học chuyên cần, đúng giờ.
 - Sắp hàng ra vào lớp còn chậm. 	
 - Chuẩn bị sách vở, đồ dùng chưa đầy đủ, một số em quên mang vở bài tập.	
 - Tổng kết công tác trong tuần.
II. Công tác tuần 26:
- Phát động thi đua chào mừng ngày 26/3.
- Chuẩn bị hội diễn văn nghệ vào ngày 15/3.
Nhắc nhở nề nếp ra vào lớp và ra về.
Nhắc nhở sách vở và đồ dùng học tập.
- Tiếp tục triển khai thể dục giữa giờ và hát múa sân trường.
- Sinh hoạt Sao Nhi đồng.
III. Sinh hoạt tập thể:
 Múa hát, trò chơi.
Chiều thứ sáu, ngày 27 tháng 02 năm 2009
Tiếng Việt
Luyện: TẬP LÀM VĂN
I. Mục tiêu
 - Ôn tập cách nói lời đáp.
 - Viết một đoạn văn ngắn theo chủ đề.
II. Hoạt động dạy học
1. Hoạt động 1: Nói lời đáp của em trong các trường hợp sau:
- Khi cô hiệu trưởng nhận lời mời đến dự liên hoan văn nghệ ở lớp em.
 + Cảm ơn cô lớp em sẽ rất vui khi có cô đến dự
2. Hoạt động 2: Viết một đoạn văn ngắn 4 đến 5 câu nói về một bạn trong lớp em.
- Thu Hà là lớp trưởng của lớp em. Hà khoẻ khoắn nhanh nhẹn , có làn da trắng mịn và khuôn mặt bầu bĩnh. Đặc biệt hà có đôi mắt tròn xoe thật đáng yêu. Hà hát hay lại học giỏi và luôn quý mến bạn bè nên ai cũng yêu mến Hà.
3. Củng cố - dặn dò:
- 1HS đọc yêu cầu.
- 2 HS thực hành đối đáp.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Cả lớp làm vào giấy.
- Một số em đọc bài viết.
- GV và cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét tiết học.
- HS luyện thêm ở nhà.
BÔI DƯỠNG HỌC SINH
ÔN LUYỆN
I. Mục tiêu
 - Ôn tập phép tính nhân chia, tìm thừa số chưa biết.
 - Nhận biết một phần mấy.
 - Giải toán có phép chia.
II. Hoạt động dạy học
1. Tính:
10 : 2 x 4 = 3 x 5 + 10 =
20 : 5 + 18 = 16 : 4 x 3 =
2. Tìm X:
 X x 3 = 15 5 x X = 30
 X = 15 : 3 X = 30 : 5
 X = 5 X = 6
3. Có 30 cây chuối trồng 5 hàng đều nhau. Hỏi mỗi hàng có mấy cây chuối?
Giải
 Số cây chuối mỗi hàng trồng là:
 30 : 5 = 6 (cây chuối)
 ĐS: 6 cây chuối
4. Tô màu một phần ba số ô vuông:
5. Củng cố - dặn dò:
- HS lên bảng giải.
- HS nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết.
- HS lên bảng giải.
- GV và cả lớp nhận xét.
- HS tóm tắt rồi giải
- GV nhận xét tiết học.
Âm nhạc
Ôn bai hát: CHÚ CHIM NHỎ DỄ THƯƠNG 
I. Mục tiêu
 - Hát đúng giai điệu và lời ca.
 - Hát kết hợp phụ hoạ.
II. Hoạt động dạy học
 1. Hoạt động 1: Ôn bài hát.
 - Hát kết hợp phụ hoạ
2. Hoạt động 2: Sử dụng nhạc cụ gõ đệm theo bài hát.
 - Hát gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca.
3. Hoạt động3: Nghe nhạc.
 - Hát một bài hát thiếu nhi cho HS nghe nhạc.
 4. Củng cố - dặn dò:
- GV chia nhóm.
- Các nhóm biểu diễn trước lớp.
- GV phân công các nhóm sử dụng các nhạc cụ gõ.
- GV chọn bài hát.
- HS nghe – nhận xét.
- GV nhận xét.
- Khen những nhóm hát hay.
Âm nhạc
Ôn bai hát: CHÚ CHIM NHỎ DỄ THƯƠNG 
I. Mục tiêu
 - Hát đúng giai điệu và lời ca.
 - Hát kết hợp phụ hoạ.
II. Hoạt động dạy học
 1. Hoạt động 1: Ôn bài hát.
 - Hát kết hợp phụ hoạ
 2. Hoạt động 2: Sử dụng nhạc cụ gõ đệm theo bài hát.
 - Hát gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca.
3. Hoạt động3: Nghe nhạc.
 - Hát một bài hát thiếu nhi cho HS nghe nhạc.
 4. Củng cố - dặn dò:
- GV chia nhóm.
- Các nhóm biểu diễn trước lớp.
- GV phân công các nhóm sử dụng các nhạc cụ gõ.
- GV chọn bài hát.
- HS nghe – nhận xét.
- GV nhận xét.
- Khen những nhóm hát hay.
Chiều thứ hai, ngày 23 tháng 02 năm 2009
Tiếng Việt
LUYỆN ĐỌC - LUYỆN VIẾT
I. Mục đích
 - Luyện đọc nâng cao bài: SƠN TINH THUỶ TINH.
 - Luyện viết chữ v in nghiêng.
II. Hoạt động dạy học
1. Hoạt động 1: Luyện đọc nâng cao bài: Sơn Tinh Thuỷ Tinh.
a) Luyện phát âm một số từ khó: Dâng, giỏi, chặn , lũ lụt.
b) Các nhóm thi đọc truyện:
- Rút ra ý nghĩa câu chuyện
c) Cả lớp đọc phân vai.
2. Hoạt động 2: Luyện viết chữ V nghiêng trong sách tập viết.
3. Củng cố - dặn dò:
- GV hướng dẫn.
- HS luyện đọc.
- HS luyện phát âm.
- Các nhóm thi dọc.
- GV nêu yêu cầu. 
- HS luyện viết.
- GV nhận xét tiết học.
- Khen những em viết đẹp.
Chiều thứ ba, ngày 24 tháng 02 năm 2009
Hoạt động tập thể
THI ĐUA HỌC TỐT LÀM NHIỀU VIỆC TỐT 
CHÀO MỪNG NGÀY 8-3
I. Mục tiêu
 - Giáo dục HS biết ý nghĩa ngày 8 - 3.
 - HS biết yêu quý mẹ và cô giáo.
II. Hoạt động dạy học
 - GV nêu ý nghĩa ngày 8 - 3.
 - HS sinh hoạt kỷ niệm ngày 8 - 3:
 + Sinh hoạt tập thể: hát múa kể chuyện có nội dung liên quan đến ngày 8 -3.
 + Thi đua giành nhiều bông hoa điểm 10 để tặng mẹ và cô giáo.
III. Củng cố - dặn dò 
 - GV nhận xét tiết học.
Chiều thứ tư, ngày 25 tháng 02 năm 2009
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
 - Củng cố bảng chia 5.
 - Nhận biết một phần năm.
II. Hoạt động dạy học
 Tính nhẩm:
10 : 5 = 2 45 : 5 = 9
35 : 5 = 7 20 : 5 = 4
15 : 5 = 3 50 : 5 = 10
2. Tính:
 5 x 3 = 15 5 x 1 = 5
 15 : 3 = 5 5 : 1 = 5
 15 : 5 = 3 25 : 5 = 5 
3. Có 25 viên bi chia đều cho 5 bạn. Hỏi mỗi bạn có mấy viên bi?
Giải
 Số viên bi mỗi bạn có là:
 25 : 5 = 5 (viên bi )
 ĐS : 5 viên bi
4. Tô màu một phần năm số ô các hình sau:
5.. Củng cố - dặn dò:
- HS nhẩm và nêu kết quả.
- HS lần lượt tính theo từng cột.
- HS nêu tóm tắt rồi giải.
- GV hướng dẫn.
- HS thực hành.
- GV nhận xét.
- HS thực hành ở nhà.
Tự nhiên - Xã hội
Luyện tập bài: MỘT SỐ LOÀI CÂY SỐNG TRÊN CẠN
I. Mục tiêu
 - HS biết cây sống trên cạn và ích lợi của nó.
II. H oạt động dạy học
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm.
Nhóm 1: Quan sát cây cối ở sân trường.
Nhóm 2 quan sát cây cối ở vườn trường.
Sau khi quan sát HS ghi vào phiếu.
Hoạt động 2:
 - Viết tên một số cây sống trên cạn mà bạn biết và nói về ích lợi của những cây đó:
 ..
 ..
 ..
3. Củng cố - dặn dò: 
 - GV nhận xét tiết học.
 - Hướng dẫn thực hành bài học.
Chiều thứ năm, ngày 26 tháng 02 năm 2009
Hoạt động tập thể
THI ĐUA HỌC TỐT LÀM NHIỀU VIỆC TỐT 
CHÀO MỪNG NGÀY 8-3
I. Mục tiêu
 - Giáo dục HS biết ý nghĩa ngày 8 - 3.
 - HS biết yêu quý mẹ và cô giáo.
II. Hoạt động dạy học
 - GV nêu ý nghĩa ngày 8 - 3.
 - HS sinh hoạt kỷ niệm ngày 8 - 3:
 + Sinh hoạt tập thể: hát múa kể chuyện có nội dung liên quan đến ngày 8 -3.
 + Thi đua giành nhiều bông hoa điểm 10 để tặng mẹ và cô giáo.
III. Củng cố - dặn dò 
 - GV nhận xét tiết hoc

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 2 tuan 25(3).doc