Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần số 19, 20

Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần số 19, 20

Thứ hai, ngày 4 tháng 1 năm 2010

TẬP ĐỌC

 TIẾT 55 + 56 CHUYỆN BỐN MÙA. + GD.BVMT

I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

 - Đọc rành mạch toàn bài ; biết ngắt , nghỉ hơi đúng sau các dấu câu .

- Biết đọc phân biệt giọng người kể chuyện với giọng các nhân vật: Bà Đất, bốn nàng Xuân, Hạ, Thu, Đông.

- Hiểu ý nghĩa : Bốn ma xun , hạ , thu , đông , mỗi mùa mỗi vẽ đẹp riêng , đều có ích cho cuộc sống ( trả lời được CH 1,2,4 )

- GDHS yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống

II/ ĐỒ ĐÙNG DẠY HỌC: GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.

 - Bảng phụ viết sẵn câu văn, đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc.- HS : Sách Tiếng Việt.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 19 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 704Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần số 19, 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 19
Thứ hai, ngày 4 tháng 1 năm 2010
TẬP ĐỌC
 TIẾT 55 + 56 CHUYỆN BỐN MÙA. + GD.BVMT
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
 - Đọc rành mạch tồn bài ; biết ngắt , nghỉ hơi đúng sau các dấu câu .
- Biết đọc phân biệt giọng người kể chuyện với giọng các nhân vật: Bà Đất, bốn nàng Xuân, Hạ, Thu, Đông.
- Hiểu ý nghĩa : Bốn mùa xuân , hạ , thu , đơng , mỗi mùa mỗi vẽ đẹp riêng , đều cĩ ích cho cuộc sống ( trả lời được CH 1,2,4 )
- GDHS yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống
II/ ĐỒ ĐÙNG DẠY HỌC: GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
 - Bảng phụ viết sẵn câu văn, đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc.- HS : Sách Tiếng Việt.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi chú
A. Ổn định: 1’
GV giới thiệu chủ điểm của sách tiếng việt 2 tập 2.
B Dạy bài mới: 25’Giới thiệu bài: 5’
 - GV yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK, TLCH: “ Tranh vẽ những ai? Họ đang làm gì? Muốn biết bà cụ và các cô gái là ai, họ đang nói với nhau điều gì, các em hãy đọc Chuyện bốn mùa.
Hoạt động 1: Luyện đọc: 20’
 - GV đọc mẫu, phát âm rõ, chính xác giọng đọc nhẹ nhàng, đọc phân biệt lời các nhân vật. Nhấn giọng từ ngữ gợi tả gợi cảm.
 - Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghiã từ.
a) Đọc từng câu:
 - GV hướng dẫn HS đọc đúng các từ khó như hướng dẫn SGV.
b) Đọc từng đoạn trước lớp.
 - GV hướng dẫn HS ngắt nghỉ hơi và nhấn giọng các câu như trong hướng dẫn SGV.
 - GV giải nghĩa thêm: Thiếu nhi ( trẻ em dưới 16 tuổi).
c) Đọc từng đoạn trong nhóm.
 - GV theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
d) Thi đọc giữa các nhóm.
e) Cả lớp đọc đồng thanh.
. Hoạt động 2:. GD Bảo vệ môi trường
 -Bài văn ca ngợi điều gì ?
- Em làm gì để giữ gìn vẻ đẹp của 4 mùa?
- HS mở MLS TV2 tập 2,1 em đọc 7 chủ điểm. Chủ điểm mở đầu : Bốn mùa.
- HS quan sát tranh minh hoạ và TLCH.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn.- Chú ý luyện đọc đúng.
 - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài.
- HS đọc các từ ngữ được chú giải sau bài.
- Lần lượt từng HS trong nhóm đọc, HS khác nghe, góp ý.
- Đại diện các nhóm thi đọc đoạn 2.
Bài văn ca ngợi vẻ đẹp của bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông, mỗi mùa đều có vẻ đẹp riêng và đều có ích cho cuộc sống
-Không phá hoại cây xanh, không vứt rác bừa bãi
TẬP ĐỌC
 CHUYỆN BỐN MÙA.+ GD BVMT (TIẾT 2)
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi chú
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu bài: 20’
- Yêu cầu H/s đọc 01 đoạn 
Bốn nàng tiên trong truyện tượng trưng cho những mùa nào trong năm?
- Yêu cầu H/s xác định trong tranh các nàng tiên: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
+ “Đâm chồi nảy lộc” SGK.
+ “Đơm””bập bùng” SGK
- Yêu cầu H/s đọc đoạn 2.
Yêu cầu 1 H/s đọc câu hỏi 2 ở SGK.
- Các em có biết vì sao khi xuân về, vườn cây nào cũng đâm chồi nẩy lộc không? 
- Mùa xuân có gì hay theo lời Bà Đất?
- Theo em, lời bà Đất và nàng Đông nói về mùa xuân có khác nhau không?
- Câu hỏi 3: G/V chia 3 nhóm, phát giấy và bút dạ cho các nhó viết câu trả lời ngắn gọn.
+ “Tựu trường” là gì?
+ Em thích mùa nào? Vì sao?.
+ Nội dung bài nói gì?
 - GV hướng dẫn Hs đọc thầm từng đoạn, cả bài, sau đó GV nêu câu hỏi cho Hs trả lời.
2. Hoạt động 2: Luyện đọc lại: 10’
 - GV hướng dẫn 2,3 nhóm HS thi đọc truyện theo vai.
3. Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò: 5’
 Nội dung bài nói gì?
- GV hướng dẫn HS liên hệ nội dung bài học với thực tế ở địa phương.
- Bốn nàng tiên trên tượng trưng cho bốn mùa trong năm: Xuân, Hạ, Thu , Đông.
- H/s chỉ.
- Trả lời: Xuân về, vườn cây nào cũng đâm chồi nảy lộc. 
- Vào xuân tiết trời ấm áp, có mưa xuân rất thuận lợi cho cây cối phát triển, đâm chồi lộc.
- Xuân làm cho cây cối xanh tốt.
- Không khác nhau vì cả hai đều nói điều hay của mùa xuân.
- Trả lời ở giấy, nhận xét.
- Trả lời SGK.
- Trả lời theo suy nghĩ
- Bài văn ca ngợi bốn mùa Xuân, hạ, Thu, Đông. Mỗi mùa đều có vẽ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống.
- HS đọc truyện theo vai.
- HS nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay.
- Bài văn ca ngợi bốn mùa Xuân, hạ, Thu, Đông. Mỗi mùa đều có vẽ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống.
HS khá , giỏi trả lời được câu hỏi 3
Thứ ba, ngày 5 tháng 1 năm 2010
CHÍNH TẢ
 TIẾT 37: CHUYỆN BỐN MÙA
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
 - Chép chính xác bài CT , trình bày đúng đoạn văn xuơi .
Làm được BT2 a / b hoặc BT(3) a / b 
Luyện viết đúng và nhớ cách viết những chữ có âm hoặc dấu dễ lẫn: l/n dấu hỏi, dấu ngã.
GDHS viết đúng tiếng Việt
II/ ĐỒ ĐÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Bảng lớp viết đoạn văn cần chép. 	Bảng quay viết sẵn nội dung BT2a.
 - Hs : Phấn, bảng con.	Vở bài tập Tiếng Việt.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi chú
A. Ổn định: 1’
B. Kiểm tra bài cũ: 4’
C. Dạy bài mới: 25’
 1. Giới thiệu bài: 5’
 2. Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép : 10’
 - GV đọc đoạn chép trên bảng.
 - Đoạn chép này ghi lời của ai trong truyện 4 mùa?
 - Bà Đất nói gì?
 - Hướng dẫn HS nhận xét.
 - Đoạn chép có những tên riêng nào?
 - Những tên ấy phải viết như thế nào?
 - GV đọc các từ khó: Tựu trường, ấp ủ, các tên riêng.
b) HS chép bài:
 - GV theo dõi uốn nắn.
c) Chấm, chữa bài.
 - GV chấm 7 bài, nhận xét.
3. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả. 10’
 a)Bài tập 2: 
 - GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
b) Bài tập 3: 
 - GV giúp HS hoàn chỉnh bài tập.
4. Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò: 5’
 - GV nhận xét tiết học, khen những HS chép bài chính tả chính xác, trình bày đẹp.
 - Yêu cầu những em còn mắc lỗi chính tả viết vào vở nhiều lần cho đúng những chữ còn chép sai.
- 2 HS nhìn bảng đọc lại.
- Lời bà Đất.
- Bà Đất khen nàng tiên mỗi người một vẻ đều có ích, đều đáng yêu.
- Xuân, Hạ, Thu, Đông.
- Viết hoa.
- HS viết vào bảng con.
- HS chép bài vào vở.
- HS tự chữa lỗi bằng bút mực.
- 1 HS đọc yêu cầu .
- 2 HS làm bài trên bảng quay.
- Cả lớp làm vào VBT.
- Lớp nhận xét bài bạn.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Cả lớp đọc thầm chuyện bốn mùa, viết các chữ theo yêu cầu trên vào VBT.
KỂ CHUYỆN
 TIẾT 19: CHUYỆN BỐN MÙA + GDBVMT
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh , kể lại được đoạn một (BT1) ; biết kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện (BT2)
- Có khả năng theo tập trung dõi bạn kể chuyện. Biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời của bạn.
II/ ĐỒ ĐÙNG DẠY HỌC: - GV: 4 tranh minh hoạ đoạn 1.
 - HS: Trang phục đơn giản để đóng vai các nhân vật.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi chú
A. Ổn định:1’
B. Kiểm tra bài cũ: 4’
 - GV yêu cầu 4,5 HS nói tên câu chuyện đã học trong HK I làm em thích nhất. Sau đó kiểm tra khả năng nhớ truyện đã đọc, từng cặp HS đối đáp 1 em nói tên truyện em kia nói tên nhân vật chính của truyện hoặc ngược lại.
C. Dạy bài mới: 25’
 1. Giới thiệu bài: 5’
 - Trong giờ học hôm nay , các em sẽ kể lại : “Chuyện bốn mùa theo 3 cách”
2. Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện. 20’
 a) Hướng dẫn kể lại đoạn 1 theo tranh.
 - GV hướng dẫn HS quan sát 4 tranh trong SGK, đọc lời bắt đầu đoạn dưới mỗi tranh nhận ra từng nàng tiên: Xuân, Hạ, Thu, Đông qua y phục và cảnh làm nền trong từng tranh.
 - Gọi 2,3 HS kể đoạn 1 câu truyện trước lớp.
 - GV nhận xét.
b) Kể lại toàn bộ câu chuyện.
 - GV mời đại diện các nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện.
c) Dựng lại câu chuyện theo các vai.
 - GV mời 1 HS nhắc thế nào là dựng lại câu chuyện theo vai?
 - GV cùng 2 HS thực hành dựng lại 4 dòng đầu.
 - GV nhập vai người kể, một em là Đông, một em là Xuân.
 - Cách thi:
 + Chọn mỗi nhóm 1 đại diện, mỗi đại diện nhập một vai. Đại diện nào nhập vai tốt nhất là nhóm đó thắng.
 - GV công bố số điểm của các giám khảo trước lớp cùng với điểm của mình, kết luận nhóm kể hay nhất.
3. GD BVMT : - Để cuộc sống luôn luôn tươi đẹp, các em phải làm gì ?
- Để cuộc sống luôn luôn tươi đẹp, các em phải làm gì ?
4. Hoạt động 2: Củng cố- Dặn dò: 5’
 - GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS, nhóm kể tốt , những HS chăm chú nghe bạn kể, có nhận xét chính xác, nhắc HS chú ý để thấy vẻ đẹp riêng của mỗi mùa.
- HS 1: Truyện có bà cụ mài thỏi sắt là truyện gì?
- HS 2: Có công nên kim.
- 1 HS đọc yêu cầu 1.
- 2 HS kể lại đoạn 1 câu truyện trước lớp.
- Lớp nhận xét.
- Từng HS kể đoạn 1 trong nhóm.
- Từng HS kể đoạn 1 trong nhóm. Sau đó 2 ,3 em kể toàn bộ câu chuyện.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời.
- Từng nhóm HS phân vai thi kể chuyện trước lớp.
- Một nhóm HS làm giám khảo, sau , mỗi nhóm kể, giám khảo cho điểm và giơ bảng con lên.
- Giữ gìn môi trường trong lành, trồng cây xanh, bảo vệ nguồn nước .
HS khá , giỏi thực hiện được BT3.
------------™&˜-------------
Thứ tư, ngày 6 tháng 1 năm 2010
TẬP ĐỌC
 TIẾT 57: THƯ TRUNG THU
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng các câu văn trong bài , đọc ngắt nhịp các câu thơ hợp lí .
- Hiểu ND: tình yêu thương của Bác Hồ dành cho thiếu nhi Việt Nam ( trả lời được các CH và học thuộc đoạn thơ trong bài )
- GDHS yêu quý Bác Hồ
II/ ĐỒ ĐÙNG DẠY HỌC:
 GV : Tranh minh hoạ bài đọc. Thêm tranh ảnh Bác Hồ với thiếu nhi.
HS: V ...  gì về mùa xuân?
 - GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà nói với cha mẹ, người thân về những điều mới học.
- HS 1: Thần Gió làm gì khiến Ông Mạnh nối giận?
- HS 2: Kể việc làm của Ông Mạnh chống thần gió.
- HS mở SGK theo dõi.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
- HS luyện đọc từng từ khó.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài.
- HS đọc các từ được chú giải cuối bài đọc.
- Lần lượt từng HS trong nhóm đọc, HS khác nghe, góp ý.
- Đại diện các nhóm thi đọc.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- Hoa mận tàn báo hiệu mùa xuân đến.
- Ở miền Bắc: Có hoa đào, còn ở miền Nam có hoa mai.
- Bầu trời ngày càng thêm xanh, nắng vàng ngày càng rực rỡ.
Vườn cây đâm chồi, nẩy lộc, ra hoa tràn ngập tiếng hót của các lòi chim và bóng chim bay nhảy.
- Ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân.
HS khá , giỏi trả lời được đầy đủ CH3.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 TIẾT 20: TỪ NGỮ VỀ THỜI TIẾT- ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI KHI NÀO?
DẤU CHẤM- DẤU CHẤM THAN.
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Nhận biết được một số từ ngữ chỉ thời tiết bốn mùa ( BT1) .
- Biết dùng các cụm từ bao giờ , lúc nào , tháng mấy , mấy giờ thay cho cụm từ khi nào để hỏi về thời điểm (BT2) ; điền đúng dấu câu vào đoạn văn ( BT3)
- GDHS yêu tiếng Việt
II/ ĐỒ ĐÙNG DẠY HỌC: - GV: Bảng con ghi sẵn 6 từ ở BT1. Bảng phụ viết nội dung ở BT3.
 - HS: Vở bài tập Tiếng Việt.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi chú
A. Ổn định: 1’
B. Kiểm tra bài cũ: 4’
 - GV nêu tên tháng, những đặc điểm hay của mỗi mùa, cả lớp viết tên màu vào bảng con.
 - Tháng 10, 11.
 - Cho HS nhớ ngày tựu trường.
C. Dạy bài mới: 25’ Giới thiệu bài: 5’ - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập. 20’
 a) Bài tập 1:
 - GV đưa bảng con ghi sẵn từng từ ngữ cần chọn.
 - GV chỉ định 1 HS nói tên màu, kết hợp với từ ngữ trên bảng con.
 - Lần lượt như vậy đến 6 từ.
 - GV nhắc HS nhớ từ ngữ chỉ thời tiết từng mùa.
b) Bài tập 2:
 - GV hướng dẫn HS cách làm bài: Đọc câu văn, lần lượt thay cụm từ khi nào trong câu văn đó bằng cụm từ bao giờ, lúc nàokiểm tra xem trường hợp nào thay được, trường hợp nào không thay được.
c) Bài tập 3: - GV treo bảng phụ viết sẵn nội dung BT3 ( 2 lần) mời 2 HS lên bảng làm bài.
 - GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
3. Hoạt động 2: Củng cố- Dặn dò: 5’
 - GV nhận xét tiết học.
 - Yêu cầu HS về nhà chuẩn bị bút, vở TV.
- Mùa Đông.
- Mùa Thu.
- 1 HS đọc yêu cầu. Cả lớp dọc thầm lại.
- HS cả lớp đồng thanh đọc từ ngữ đó.
- 2, 3 HS nói lại lời giải của toàn bài.
- 1 HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài vào VBT.
- Một số HS trình bày kết quả.
- Lớp và giáo viên nhận xét, kết luận.
 + Những từ ngữ thay được cụm từ khi nào: Bao giờ, lúc nào, tháng mấy
 + Những từ ngữ không thay được cụm từ khi nào: Mấy giờ.
- 1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- HS làm bài vào VBT.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- Lớp nhận xét.
------------™&˜-------------
Thứ năm, ngày 14 tháng 1 năm 2010
CHÍNH TẢ
 TIẾT 40: MƯA BÓNG MÂY
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Nghe - viết chính xác bài CT , trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ và các dấu câu trong bài .
- Làm được BT2 a / b. Tiếp tục luyện viết đúng và nhớ cách viết những từ có âm, vần dễ lẫn : s/x, iêt/iêc.
II/ ĐỒ ĐÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Bảng phụ ghi sẵn nội dung BT2, không ghi các từ trong ngoặc đơn.
 - HS: Vở bài tập Tiếng Việt.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi chú
A. Ổn định: 1’
B. Kiểm tra bài cũ: 4’
 - GV kiểm tra 3 HS.
 - GV đọc cho HS viết các từ: Hoa sen, cây xoan, con sáo, cá diếc, diệt ruồi, tai điếc, chảy xiết.
C. Dạy bài mới: 25’ Giới thiệu bài: 5’
 - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 
Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe, viết. 10’
a) Hướng dẫn HS chuẩn bị.
 - GV đọc diễn cảm các bài thơ một lần.
 - Giúp HS nắm vững nội dung bài thơ.
 - GV nêu câu hỏi ( SGV).
 - Giúp HS nhận xét.
 - Bài thơ ấy có mấy khổ thơ, mỗi khổ có mấy dòng, mỗi dòng có mấy chữ?
b) GV đọc- HS viết bài:
 - GV đọc từng dòng thơ.
c) Chấm, chữa bài.
 - GV chấm 7 bài, nhận xét.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập. 10’
Bài tập 2:
 - GV nêu yêu cầu, treo bảng phụ.
 - GV gọi 4 HS lên bảng làm bài.
 - GV nhận xét.
Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò: 5’
 - GV nhận xét tiết học, tuyên dương các bài viết đúng, đẹp trình bày đúng quy định, yêu cầu HS về nhà viết lại vài lần cho nhớ những chữ viết sai trong bài chính tả.
- 3 HS viết bảng.
- Cả lớp viết vào bảng con.
- 2 HS đọc lại.
- HS trả lời.
- 3 khổ, mỗi khổ 4 dòng có 5 chữ.
- HS tìm chữ có vần ươi ( cười), ươt ( ướt), vần oang ( thoáng), ay ( tay).
- HS viết bảng con: Thoảng, cười, tay, dung dăng.
- HS viết bài vào vở.
- HS tự sửa lên bảng bằng bút chì.
- Cả lớp làm vào VBT.
- 4 HS lên bảng lớp làm, đọc kết quả.
- Lớp nhận xét.
Thứ sáu, ngày 15 tháng 1 năm 2010
TẬP LÀM VĂN
 TIẾT 20: KỂ NGẮN VỀ BỐN MÙA.
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Đọc và trả lời đúng câu hỏi về nội dung bài văn ngắn ( BT1) .
- Dựa vào gợi ý , viết được đoạn văn ngắn ( từ 3 đên 5 câu ) về mùa hè ( BT2)
II/ ĐỒ ĐÙNG DẠY HỌC: - GV: Một số tranh ảnh về mùa hè. - HS: Vở bài tập Tiếng Việt.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi chú
A. Ổn định: 1’
B. Kiểm tra bài cũ: 4’
 - GV kiểm tra 4 HS thực hành đối đáp ( Nói lời chào, lời tự giới thiệu theo 2 tình huống).
C. Dạy bài mới: 25’
 1. Giới thiệu bài: 5’
2. Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập: 20’
a) Bài tập 1: - GV nhận xét kết luận .
 - GV bình luận : Để tả được quang cảnh đầu xuân, nhà văn Tô Hoài đã quan sát rất tinh tế, sử dụng nhiều giác quan khi quan sát. Nhờ vậy Ông đã viết được đoạn văn miêu tả mùa xuân rất ngắn gọn mà thú vị, độc đáo. Các em muốn tả được cảnh vật xung quanh cũng cần học quan sát.
b) Bài tập 2: 
 - GV nhắc nhở HS viết đoạn văn bằng cách bám sát theo 4 câu hỏi gợi ý nhưng có thể bổ sung thêm những ý mới.
 - GV nhận xét, bình chọn người viết đoạn văn hay chấm điểm một số bài viết tốt.
3. Hoạt động 2: Củng cố- Dặn dò: 5’
 - GV nhận xét tiết học, yêu cầu HS về đọc lại đoạn văn tả mùa hè các em đã viết ở lớp cho cha, mẹ người thân nghe.
- HS 1: Vai Ông đến xin cô giáo cho cháu.
- HS 2: Vai lớp trưởng đáp lời chào của người Ông và nói với Ông như thế nào?
- HS 3: Vai bạn nhỏ đang ở nhà một mình.
- HS 4: Chú thợ mộc đến gõ cửa giới thiệu mình là thợ mộc đến theo yêu cầu của bố để sữa cái bàn. HS 4 đáp lại lời chú thợ mộc như thế nào?
- 2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài
( lệnh, đoạn văn và các câu hỏi ). Cả lớp đọc thầm.
- HS trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc các yêu cầu của bài và các câu hỏi gợi ý.
- Cả lớp đọc thầm theo.
- HS làm bài vào VBT.
- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc bài viết.
- Lớp nhận xét.
------------™&˜-------------
TẬP VIẾT
 TIẾT 20: CHỮ HOA: Q
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Viết đúng chữ hoa Q ( 1 dịng cỡ vừa , 1 dịng cỡ nhỏ ) , chữ và câu ứng dụng : Qu ( 1 dịng cỡ vừa , 1 dịng cỡ nhỏ ) Quê hương tươi đẹp .
GDHS rèn chữ viết, giữ vở sạch
II/ ĐỒ ĐÙNG DẠY HỌC: - GV: Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li.
 Quê ( Dòng 1), Quê hương tươi đẹp ( dòng 2).Mẫu chữ Q đặt trong khung chữ.
 - HS: VTV.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi chú
A. Ổn định: 1’
B. Kiểm tra bài cũ: 4’
C. Dạy bài mới: 25’Giới thiệu bài: 3’- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa. 5’
a) Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét cấu tạo chữ Q.
 - Cấu tạo: Chữ Q cỡ vừa cao 5 li, gồm 2 nét, nét 1 giống chữ O, nét 2 là nét lượn ngang, giống như dấu ngã lớn.
 - Cách viết: Như hướng dẫn SGV.
 - GV viết mẫu chữ Q lên bảng vừa viết vừa nhắc lại cách viết.
b) Hướng dẫn HS viết bảng con.
 - GV nhận xét, uốn nắn, nhắc HS quy trình viết.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết cụm từ ứng dụng: 7’
a) Giới thiệu cụm từ ứng dụng:
b) HS quan sát cụm từ ứng dụng trên bảng, nêu nhận xét.
 - Những chữ cái cao 2,5 li.
 Cao 2 li.
 Cao 1,5 li.
 Cao 1 li.
 - Cách đặt dấu thanh chứa chữ.
 - Khoảng cách giữa các chữ.
 - GV viết mẫu Quê trên dòng kẻ, nhắc HS lưu ý nét lượn Q nối vào nét 1 của chữ u.
c) Hướng dẫn HS viết bảng con chữ Q.
 - GV nhận xét, uốn nắn, nhắc lại cách viết.
4. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS viết vào vở. 5’
 - GV nêu yêu cầu viết như SGV.
5. Hoạt động 4: Chấm, chữa bài. 5’
 - GV chấm 7 bài, nêu nhận xét để HS rút kinh nghiệm.
6. Hoạt động 5: Củng cố- Dặn dò: 5’
 - GV nhận xét chung tiết học, khen những HS viết đẹp.
 - GV dặn HS về nhà viết thêm các dòng trong VTV.
- HS quan sát và nhận xét.
 Q 
- HS quan sát.
- HS tập viết chữ Q 2,3 lượt.
- HS đọc cụm từ: “ Quê hương tươi đẹp”
- HS nêu cách hiểu: Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương.
- Q, h, g.
- đ, p.
- t.
- u, ê, ư, ơ, n, i, e.
- Bằng khoảng cách viết con chữ O.
- HS tập viết chữ Quê 2, 3 lượt.
- HS khá giỏi viết thêm 1 dòng cỡ nhỏ.
 Quê hương tươi đẹp
------------™&˜-------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTV 19-20.doc