Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần lễ 20 năm học 2011 (chuẩn)

Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần lễ 20 năm học 2011 (chuẩn)

 I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

-Lập bảng nhân 4 (4 nhân với 1.2.3 10) và học thuộc bảng nhân 4.

-Thực hành nhân 4, giải bài toán và đếm thêm 4.

- Học thuộc bảng nhân 4, tính kết quả của phép nhân đúng, nhanh, chính xác.

- Phát triển tư duy toán học.

II.CHUẨN BỊ :

Giáo viên : Các tấm bìa mỗi tấm bìa có 4 chấm tròn.

Học sinh : Sách, vở BT, nháp.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1. Ổn định: Hát .

 2. Kiểm tra bài cũ: Tính nhẩm :

 -3 x 4 -6 x 3

 -4 x 3 -2 x 5

 -Nhận xét.

3. Dạy bài mới:

 

doc 30 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 857Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần lễ 20 năm học 2011 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn	Ngày dạy 	
TUẦN: 20	MÔN: Toán	
TIẾT: 98	BÀI: BẢNG NHÂN 4
 I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
-Lập bảng nhân 4 (4 nhân với 1.2.3  10) và học thuộc bảng nhân 4.
-Thực hành nhân 4, giải bài toán và đếm thêm 4.
- Học thuộc bảng nhân 4, tính kết quả của phép nhân đúng, nhanh, chính xác.
- Phát triển tư duy toán học.
II.CHUẨN BỊ :
Giáo viên : Các tấm bìa mỗi tấm bìa có 4 chấm tròn.
Học sinh : Sách, vở BT, nháp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định: Hát .
	2. Kiểm tra bài cũ: Tính nhẩm :
	-3 x 4	-6 x 3
	-4 x 3	-2 x 5
	-Nhận xét.
3. Dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
GHI CHÚ
Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Lập bảng nhân 4.
Mục tiêu : Lập bảng nhân 4 (4 nhân với 1.2.3 . . . . 10) và học thuộc bảng nhân 4.
-Giáo viên giới thiệu các tờ bìa mỗi tờ bìa có 4 chấm tròn.
-Giảng giải: Gắn 1 tờ bìa lên bảng và nêu : mỗi tấm bìa có 4 chấm tròn, ta lấy 1 tấm bìa, tức là 4 chấm tròn được lấy 1 lần, ta viết : 4 x 1 = 4. Đọc là : bốn nhân một bằng bốn.
-GV viết : 4 x 1 = 4.
-Giáo viên gắn 2 tấm bìa, mỗi tấm có 4 chấm tròn lên bảng và hỏi : 4 chấm tròn được lấy mấy lần ?
-GV nói: 4 x 2 = 4 + 4 = 8, như vậy 4 x 2 =?
-Viết tiếp : 4 x 2 = 8
-Ghi bảng tiếp : 4 x 3 = 12. . .
 4 x 10 = 40
-Đây là bảng nhân 4.
Hoạt động 2: Luyện tập.
Mục tiêu : Thực hành nhân 4, giải bài toán và đếm thêm 4.
Bài 1 : Yêu cầu HS tự làm bài.
Bài 2 : Gọi 1 em đọc đề.
-Nhận xét.
Bài 3 : Yêu cầu gì ?
4
8
12
24
40
-Các số cần tìm có đặc điểm gì ?
-Em hãy đếm thêm từ 4®40 và từ 40®4.
-Bảng nhân 4.
-Nhận xét : mỗi tờ bìa có 4 chấm tròn.
-5-6 em đọc lại “bốn nhân một bằng bốn”
-Vài em nhắc lại.
-HS thực hiện.
-4 chấm tròn được lấy 2 lần.
-4 x 2 = 8.
-Vài em đọc 4 x 2 = 8.
-Tương tự học sinh lập tiếp phép nhân 4 x 3 ®4 x 10
-HS đọc bảng nhân 4, và HTL
-Tự làm bài, sửa bài.
-1 em đọc đề.
-Tóm tắt.
1 ô tô : 4 bánh xe.
5 ô tô : ? bánh xe.
Giải.
Số bánh xe của 5 ô tô :
4 x 5 = 20 (bánh xe)
Đáp số : 20 bánh xe.
-Đếm thêm 4 và viết số thích hợp vào ô trống.
4
8
12
16
20
24
28
32
36
40
-Mỗi số cần tìm đều bằng số đứng liền trước nó cộng với 4.
-Vàiemđọc: 4,8,12,16,20,24,28,32,36,40
-HS đếm thêm, đếm bớt.
-2 em HTL bảng nhân 4.
	4. Củng cố: Nhận xét tiết học.
	5. Dặn dò: Học bảng nhân 4.
v Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn	Ngày dạy 	
TUẦN: 20	MÔN: Luyện từ và câu	
TIẾT: 20	BÀI: TỪ NGỮ VỀ THỜI TIẾT.
ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI KHI NÀO? DẤU
CHẤM, DẤU CHẤM THAN.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Mở rộng vốn từ về thời tiết.
- Biết dùng các cụm từ : bao giờ. lúc nào, tháng mấy, mấy giờ thay cho cụm từ khi nào để hỏi về thời điểm.
- Biết dùng dấu chấm và dấu chấm than vào ô trống trong đoạn văn đã cho.
- Đặt câu và trả lời câu hỏi thành thạo.
- Phát triển tư duy ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ :
Giáo viên : 6 bảng con ghi sẵn 6 từ ngữ ở BT1. Viết nội dung BT3.
Học sinh : Sách, vở BT, nháp.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định: Hát tập thể
	2. Kiểm tra bài cũ:
	-Nêu tên các tháng hoặc nêu những đặc điểm của mỗi mùa ?
	-Cho học sinh nhớ ngày khai trường :
	-Nhận xét, cho điểm.
3. Dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
GHI CHÚ
Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Làm bài tập (miệng).
Mục tiêu : Mở rộng vốn từ về thời tiết. Biết dùng các cụm từ : bao giờ. lúc nào, tháng mấy, mấy giờ thay cho cụm từ khi nào để hỏi về thời điểm.
Bài 1 :Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
-Giáo viên giơ bảng con ghi sẵn các từ : 
+nóng bức. ấm áp, giá lạnh.
-Em hãy nói tên mùa hợp với từ ngữ : nóng bức, giá lạnh, ấm áp.
-Giáo viên ghi bảng và nêu đó là các từ ngữ chỉ thời tiết của từng mùa. 
Bài 2 : Làm bài miệng.
-Giáo viên hướng dẫn : Đọc từng câu văn, lần lượt thay cụm từ khi nào trong câu văn đó bằng các cụm từ : bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ. Kiểm tra xem trường hợp nào thay được, không thay được.
-Những từ ngữ thay được cụm từ khi nào là những từ ngữ nào ?
-Những từ ngữ không thay được cụm từ khi nào là từ ngữ nào ?
-Giảng thêm : Bạn làm bài tập này mấy giờ ? là hỏi về lượng thời gian làm bài tập mấy giờ đồng hồ, không phải hỏi về thời điểm làm bài (vào lúc mấy giờ).
-Nhận xét.
Hoạt động 2 : Làm bài viết.
Mục tiêu : Biết dùng dấu chấm và dấu chấm than vào ô trống trong đoạn văn đã cho.
Bài 3 : (viết).
-Nhận xét, chốt lời giải đúng (SGV/ tr 35).
-HS nhắc tựa bài.
-1 em đọc , cả lớp đọc thầm.
-Vài em đọc các từ.
-HS nói tên mùa hợp với từ ngữ vào bảng con.
-nóng bức – mùa hạ. 
-Ấm áp – mùa xuân. 
-Giá lạnh- mùa đông. 
-Nhận xét. Nhiều em đọc lại.
-1 em nêu yêu cầu. Đọc thầm.
-HS làm vở BT.
-1 số học sinh trình bày kết quả.
-Bạn làm bài tập này khi nào ?
-Bao giờ, lúc nào, tháng mấy.
-mấy giờ.
-a/Khi nào (bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ) lớp bạn đi thăm viện bảo tàng ?
b/Khi nào (bao giờ, lúc nào, tháng mấy) trường bạn nghỉ hè ?
c/Bạn làm bài tập này khi nào ? (bao giờ, lúc nào, tháng mấy).
d/Bạn gặp cô giáo khi nào ? (bao giờ, lúc nào, tháng mấy).
-1 em nêu yêu cầu. Đọc thầm.
-Học sinh làm bài vào vở. Viết từ cuối cùng của câu và dấu câu cần điền.
-2 em lên bảng làm bài. Nhận xét.
-Đại điện 2 em lên dán bảng.
	4. Củng cố: Nhận xét tiết học.
	5. Dặn dò: Ôn lại tên các tháng và mùa.
v Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn	Ngày dạy 	
TUẦN: 20	MÔN: Tập viết	
TIẾT: 20	 BÀI: CHỮ HOA Q
 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 
-Viết đúng, viết đẹp chữ Q hoa theo cỡ chữ vừa, cỡ nhỏ; cụm từ ứng dụng : “Quê hương tươi đẹp” theo cỡ nhỏ.
- Biết cách nối nét từ chữ hoa Q sang chữ cái đứng liền sau.
-Ý thức rèn tính cẩn thận, giữ gìn vở sạch sẽ.
II. CHUẨN BỊ :
Giáo viên : Mẫu chữ Q hoa. Bảng phụ .
Học sinh : Vở Tập viết, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1.Ổn định: Hát .
	2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở tập viết của một số học sinh.
	-Cho học sinh viết một số chữ P – Phong vào bảng con.
	-Nhận xét.
3. Dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
GHI CHÚ
Hoạt động 1: Giới thiệu bài : Giáo viên giới thiệu nội dung và yêu cầu bài học.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết chữ hoa.
Mục tiêu : Biết độ cao, nối nét , khoảng cách giữa các chữ, tiếng.
A. Quan sát số nét, quy trình viết :
-Chữ Q hoa cao mấy li ?
-Chữ Q hoa gồm có những nét cơ bản nào ?
-Cách viết : Vừa nói vừa tô trong khung chữ : Chữ Chữ Q gồm có hai nét : nét 1 giống nét 1 của chữ O, nét 2 từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút xuống gần ĐK2 , viết nét lượn ngang từ trong lòng chữ ra ngoài, DB trên ĐK2.
-Hướng dẫn viết mẫu.
Chữ Q hoa.
-Giáo viên viết mẫu (vừa viết vừa nói).
B/ Viết bảng :
-Yêu cầu HS viết 2 chữ Q vào bảng.
C/ Viết cụm từ ứng dụng :
-Yêu cầu học sinh mở vở tập viết đọc cụm từ ứng dụng.
D/ Quan sát và nhận xét :
-Nêu cách hiểu cụm từ trên ?
Nêu : Cụm từ này tả cảnh đẹp của quê hương.
-Cụm từ này gồm có mấy tiếng ? Gồm những tiếng nào ?
-Độ cao của các chữ trong cụm từ “Quê hương tươi đẹp”ø như thế nào ?
-Cách đặt dấu thanh như thế nào ?
-Khoảng cách giữa các chữ (tiếng ) như thế nào ?
Viết bảng.
Hoạt động 3 : Viết vở.
Mục tiêu : Biết viết Q - Quê theo cỡ vừa và nhỏ, cụm từ ứng dụng viết cỡ nhỏ.
-Hướng dẫn viết vở.
 1 dòng
2 dòng
1 dòng
1 dòng
 2 dòng
-Chữ Q hoa, Quê hương tươi đẹp
-Chữ Q cỡ vừa cao 5 li.
-Chữ Q gồm có hai nét : nét 1 giống chữ O, nét 2 là nét lượn ngang, giống như một dấu ngã lớn.
-3- 5 em nhắc lại.
-2ø-3 em nhắc lại.
-2-3 em nhắc lại cách viết chữ Q.
-Cả lớp viết trên không.
-Viết vào bảng con Q
-2-3 em đọc : Quê hương tươi đẹp.
-Quan sát.
-1 em nêu : Ca ngợi cảnh đẹp của quê hương.
-1 em nhắc lại.
-4 tiếng : Quê, hương, tươi, đẹp.
-Chữ Q, h, g cao 2,5 li, chữ đ, p cao 2 li, chữ r cao 1,5 li, các chữ còn lại cao 1 li.
-Bằng khoảng cách viết 1ù chữ cái o.
-Bảng con : Q - Quê
-Viết vở.
 -Q ( cỡ vừa : cao 5 li)
-Q (cỡ nhỏ :cao 2,5 li)
-Quê (cỡ vừa)
-Quê (cỡ nhỏ)
-Quê hương tươi đẹp 
 ( cỡ nhỏ)
	4. Củng cố: Nhận xét bài viết của học sinh.
	-Nhận xét tiết học.
	5. Dặn dò: Viết bài nhà/ tr 6
v Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn	Ngày dạy 	
TUẦN: 20	MÔN: Toán	
TIẾT:99 	BÀI: LUYỆN TẬP
 I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Củng cố việc ghi nhớ bảng nhân 4 qua thực hành tính, giải bài toán.
- Bước đầu nhận biết (qua các ví dụ bằng số) tính chất giao hoán của phép nhân.
- Rèn tính nhanh đúng.
- Phát triển tư duy toán học.
II. CHUẨN BỊ :
Giáo viên : Ghi bảng bài 3.
Học sinh : Sách toán, vở BT, bảng con, nháp.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định: Hát tập thể
	2. Kiểm tra bài cũ: Cho HS làm bảng con, bảng lớp.
	4 x 5 = 4 x 3 = 4 x 8 =
	Tóm tắt :
	1 bộ ấm chén : 4 chiếc
	4 bộ ấm chén : ? chiếc 
 	-Nhận xét.
 3. Dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
GHI CHÚ
Hoạt động 1 : Làm bài tập.
Mục tiêu : Củng cố việc ghi nhớ bảng nhân 4 qua thực hành tính, giải bài toán Bước đầu nhận biết (qua các ví dụ bằng số) tính chất giao hoán của phép nhân.
Bài 1 : GV kiểm tra HTL bảng nhân 2,3,4.
-Phần a : Em nhẩm  ... øi.
-Quan sát.
-Cả lớp quan sát tranh và xác định lại thứ tự các tranh.
-4 em lên bảng mỗi em cầm một tờ tranh để trước ngực quay xuống cả lớp tự đứng theo thứ tự tranh từ trái qua phải đúng như nội dung truyện.
-Nhận xét, tham gia sửa chữa nếu bạn xếp sai.
-Vài em được chỉ định kể lại toàn bộ câu chuyện.
-Nhóm 3 em kể theo vai.
-Từng em tiếp nối nhau đặt tên cho câu chuyện.
-Ông Mạnh và Thần Gió.
-Bạn hay thù.
-Thần Gió và ngôi nhà nhỏ.
-Con người chiến thắng Thần Gió.
-Ai thắng ai ?
-Chiến thắng Thần Gió.
-Kể bằng lời của mình. Khi kể phải thay đổi nét mặt cử chỉ điệu bộ..
-Phải biết yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
-Tập kể lại chuyện.
 4. Củng cố : Khi kể chuyện phải chú ý điều gì ?
 -Câu chuyện nói lên điều gì ?
 -Nhận xét tiết học
 5. Dặn dò- Kể lại câu chuyện .
 v Điều chỉnh bổ sung:
 Ngày soạn:..	Ngày dạy:
 TUẦN:20	MÔN: Toán
 TIẾT:97 BÀI:	LUYỆN TẬP 
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Củng cố việc ghi nhớ bảng nhân 3 qua thực hành tính.
 - Giải bài toán đơn về nhân 3. Tìm các số thích hợp của dãy số.
- Tính nhanh, đúng chính xác.
- Phát triển tư duy toán học cho học sinh.
II. CHUẨN BỊ : 
Giáo viên : Ghi bảng bài 1-2.
Học sinh : Sách, vở BT, bảng con, nháp.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Ổn định: Hát.
 2. Kiểm tra bài cũ : 
 -Điền số vào ô trống :HS làm bảng lớp.
Thừa số
3
3
3
3
3
3
Thừa số
9
5
2
4
3
7
Tích
 -Nhận xét, cho điểm.
 3. Dạy bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
GHI CHÚ
 Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Bài tập.
Mục tiêu : Củng cố việc ghi nhớ bảng nhân 3 qua thực hành tính. Giải bài toán đơn về nhân 3. Tìm các số thích hợp của dãy số.
Bài 1 : yêu cầu gì ?
-Hướng dẫn học sinh tự làm bài.
-Nhận xét.
Bài 2 : Hướng dẫn học sinh sử dụng bảng nhân 3 để tìm thừa số thứ hai thích hợp cho mỗi phép nhân.
-Giáo viên nếu : 3 x . . . = 12
-3 nhân với số nào bằng 12 ?
-Phải viết số nào vào chỗ chấm ?
-Nhận xét.
Bài 3 : Gọi HS đọc đề toán.
-Yêu cầu học sinh tóm tắt và giải.
-Nhận xét.
Bài 4 : Yêu cầu HS làm bài.
-Nhận xét, cho điểm.
Bài 5 : Yêu cầu gì ?
-Em hãy nêu đặc điểm của mỗi dãy số ?
-Nhận xét – cho điểm
-Luyện tập.
-Điền số.
-Làm vở theo mẫu sau : 3 x 3 = 9
3 x 8 = 24
3 x 9 = 27
-HS nhẩm 3 x 4 = 12 rồi trả lời ba nhân bốn bằng mười hai.
-Phải viết 4 vào chỗ chấm.
-HS viết 4 (thừa số thứ hai vào chỗ chấm để có 3 x 4 = 12).
-Tương tự học sinh làm tiếp các phép tính còn lại.
-1 em đọc đề.
Tóm tắt.
1 can : 3 lít.
5 can : ? lít.
Giải.
Số lít dầu có trong 5 can :
3 x 5 = 15 (l)
Đáp số : 15 (ldầu)
-Tóm tắt và tự giải.
-Sửa bài.
-Điền số :
-Tự làm bài.
-Bắt đầu từ số thứ hai, mỗi số đều bằng số đứng ngay trước nó cộng với 2 hoặc 3.
a/ 3,6,9,12,15.
b/ 10,12,14,16,18.
 4. Củng cố : Viết thành phép nhân :
 3 + 3 + 3 + 3 + 3 = 15 7 + 7 + 7 = 21
 -Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò:Học thuộc bảng nhân.
v Điều chỉnh bổ sung:
 Ngày soạn:..	Ngày dạy:
 TUẦN:29 	MÔN: Chính tả ( Nghe- viết)
 TIẾT:36 BÀI:	GIÓ
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Nghe viết chính xác không mắc lỗi bài thơ Gió. Biết trình bày bài thơ 7 chữ với 2 khổ thơ
 - Luyện viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm vần dễ lẫn do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương : s/ x, iêt/ iêc.
 - Rèn viết đúng, trình bày sạch, đẹp.
 - Giáo dục học sinh hiểu hiện tượng thời tiết đều có ích cho cuộc sống.
II.CHUẨN BỊ :
Giáo viên : Viết sẵn bài thơ “Gió” . Viết sẵn BT 2a,2b.
Học sinh : Vở chính tả, bảng con, vở BT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Ổn định: Hát.
 2. Kiểm tra bài cũ : 
 -Giáo viên đọc cho học sinh viết những từ các em hay sai.
 -3 em lên bảng. Lớp viết bảng con.
 Nặng nề, lặng lẽ, lo lắng, no nê, la hét, lê la.
 -Nhận xét.
 3. Dạy bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
GHI CHÚ
Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chính tả.
Mục tiêu : Nghe viết chính xác, không mắc lỗi bài thơ Gió. Biết trình bày bài thơ 7 chữ với 2 khổ thơ.
a/ Nội dung bài viết chính tả:
-Giáo viên đọc mẫu bài thơ Gió.
-Trong bài thơ ngọn gió có một số ý thích và các hoạt động như con người. Hãy nêu những ý thích và hoạt động ấy?
b/ Hướng dẫn trình bày .
-Bài viết có mấy khổ thơ ? mỗi khổ có mấy câu, mỗi câu có mấy chữ ?
-Những chữ nào bắt đầu bằng r, gi, d ?
-Những chữ nào có dấu hỏi, dấu ngã ?
c/ Hướng dẫn viết từ khó. Gợi ý cho HS nêu từ khó.
-Ghi bảng. Hướng dẫn phân tích từ khó.
d/ Viết bài.
-Giáo viên đọc cho HS viết (đọc từng câu từng từ).
-Đọc lại. Chấm vở, nhận xét.
Hoạt động 2 : Bài tập.
Mục tiêu : Học sinh viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương : s/ x, iêt/ iêc.
Bài 2 : Yêu cầu gì ?
-GV phát giấy khổ to.
-Hướng dẫn sửa.
-Nhận xét, chốt lời giải đúng (SGV/ tr 30).
Bài 3 : Yêu cầu gì ?
-GV : Cho học sinh chọn câu hoặc câu b làm bảng con.
-Nhận xét, chỉnh sửa .
-Chốt lời giải đúng (SGV/ tr 30).
GD học sinh thời tiết đều có ích lợi cho cuộc sống.
-Chính tả (nghe viết) : Gió.
-2-3 em nhìn bảng đọc lại.
-Gió thích chơi thân với mọi nhà, gió cù mèo mướp, gió rủ ong mật đến thăm hoa, gió đưa những cánh diều bay lên, gió ru cái rủ, gió thèm ăn quả nên trèo bưởi trèo na.
-Bài viết có 2 khổ thơ, mỗi khổ có 4 câu, mỗi câu có 7 chữ.
-gió, rất, rủ, ru, diều.
-ở, khẽ, rủ, bẩy, ngủ, quả, bưởi.
-HS nêu từ khó : khe khẽ, bay bổng, 
trèo na.
-Viết bảng .
-Nghe viết vở.
-Dò bài.
-Chọn bài tập a hoặc bài tập b.
-Điền vào chỗ trống s/ x, iêt/ iêc.
-Trao đổi nhóm ghi ra giấy.
- Nhóm trưởng lên dán bài lên bảng.
-Đại diên nhóm đọc kết quả. Nhận xét.
-Tìm các từ chứa tiếng có âm s/x, hoặc vần iêt/ iêc.
- Một HS làm trên bảng lớp.
- Nhận xét
GDMT
 4.Củng cố : Nhận xét tiết học, tuyên dương HS viết đúng chính tả và làm bài tập đúng.
 5. Dặn dò – Sửa lỗi.
v Điều chỉnh bổ sung:
 Ngày soạn:..	Ngày dạy:
 TUẦN:20 	MÔN: Tập đọc
 TIẾT:54 BÀI:	MÙA XUÂN ĐẾN
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 •-Đọc trơn toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
 •-Biết đọc với giọng tươi vui, nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm.
• -Biết một vài loại cây, loài chim trong bài. Hiểu các từ ngữ : nồng nàn, đỏm dáng, trầm ngâm. Hiểu ý nghĩa bài. Ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân. Mùa xuân đến làm cho cảnh sắc thiên nhiên thay đổi, trở nên tươi đẹp bội phần.
 - Rèn đọc lưu loát, rõ ràng, rành mạch, dứt khoát.
 - Giáo dục học sinh biết mùa xuân đến làm cho cảnh sắc thiên nhiên thay đổi, trở nên tươi đẹp bội phần.
 II. CHUẨN BỊ :
Giáo viên : Tranh “Mùa xuân đến”.
Học sinh : Sách Tiếng việt/ tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Ổn định: Hát.
 2. Kiểm tra bài cũ :Gọi 3 em đọc bài “Ôâng Mạnh thắng Thần Gió” và TLCH.
 -Thần Gió đã làm gì khiến ông Mạnh nổi giận ?
 - Hình ảnh nào chứng tỏ Thần Gió phải bó tay ?
 -Ông Mạnh tượng trưng cho ai, Thần Gió tượng trưng cho ai ?
 -Nhận xét, cho điểm.
 3.Dạy bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
GHI CHÚ
Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Luyện đọc.
Mục tiêu : Đọc trơn toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Biết đọc với giọng tươi vui.
-Giáo viên đọc mẫu toàn bài 
Đọc từng câu :
-Giáo viên uốn nắn cách đọc của từng em.
-Đọc từng đoạn : 
-Bảng phụ : Hướng dẫn luyện đọc câu :
-Kết hợp giảng từ : tàn : khó, rụng, sắp hết tàn.
Đọc từng đoạn trong nhóm.
-Nhận xét, kết luận người đọc tốt nhất.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Mục tiêu : Biết một vài loại cây, loài chim trong bài.. Hiểu ý nghĩa bài. 
-Dấu hiệu nào báo mùa xuân đến ?
-Ngoài dấu hiệu hoa mận tàn, các em còn biết dấu hiệu nào của các loài hoa báo mùa xuân đến ?
-Kể lại những thay đổi của bầu trời và mọi vật khi mùa xuân đến ?
-Tìm những từ ngữ trong bài giúp em cảm nhận được hương vị riêng của mỗi loài hoa xuân, vẻ riêng của mỗi loài chim ?
-Bài văn có ý nghĩa gì ?
-Ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân. Mùa xuân đến làm cho cảnh sắc thiên nhiên thay đổi, trở nên tươi đẹp bội phần chúng ta phải biết bảo vệ.
-Mùa xuân đến.
-Theo dõi đọc thầm.
-1 em đọc lần 2.
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
-HS luyện đọc các từ ngữ: rực rỡ, nảy lộc, nồng nàn, khướu, lắm điều.
-HS tiếp nối nhau đọc nội dung từng đoạn . 
Nhưng trong trí nhớ thơ ngây của chú/ còn mãi sáng ngời hình ảnh một cánh hoa mận trắng,/ biết nở cuối đông để báo trước mùa xuân đến.//
-2 em nhắc lại giảng từ : tàn.
-Chia nhóm:đọc từng đoạn trong nhóm. Đọc cả bài.
-Thi đọc giữa đại diện các nhóm đọc nối tiếp nhau.
-Nhận xét.
-Đọc thầm. 
-Hoa mận tàn báo mùa xuân đến.
-Hoa dào, hoa mai nở. Đó là những loài hoa người dân hai miền thường rang trí nhà trong dịp Tết.
-HS đọc thầm bài và trả lời.
+Sự thay đổi của bầu trời : 
+Sự thay đổi của mọi vật 
+Hương vị riêng của loài hoa 
+Vẻ riêng của mỗi loài chim :
-Ca ngợi cảnh đẹp của mùa xuân.
-Tập đọc bài nhiều lần.
GDMT
 4.Củng cố : Qua bài văn em biết những gì về mùa xuân ?
 -Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò- Đọc bài.
 v Điều chỉnh bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 2 tuan 20(1).doc