Tiết 2, 3: TẬP ĐỌC
Kho báu
I- Mục tiêu :
- Đọc lưu loát được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
- Biết thể hiện lời của từng nhân vật cho phù hợp.
- Hiểu ý nghĩa các từ mới : cơ ngơi, đàng hoàng, hão huyền, kho báu bội thu và các thành ngữ : hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, của ăn của để.
II- Đồ dùng :
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, bảng phụ viết những câu, đoạn văn luyện đọc.
Tuần 28: Thứ hai ngày 21 tháng 03 năm 2011 Tiết 1: Chào cờ Tiết 2, 3: Tập đọc Kho báu I- Mục tiêu : - Đọc lưu loát được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. - Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. - Biết thể hiện lời của từng nhân vật cho phù hợp. - Hiểu ý nghĩa các từ mới : cơ ngơi, đàng hoàng, hão huyền, kho báu bội thu và các thành ngữ : hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, của ăn của để. II- Đồ dùng : - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, bảng phụ viết những câu, đoạn văn luyện đọc. III- Các hoạt động dạy học : Nội dung Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Tiết 1 A- Bài mới: 1- Giới thiệu bài : Nhận xét bài kiểm tra, nhắc nhở những HS chưa đạt điểm cao. Giới thiệu bài mới, đọc mẫu. HS ghi nhớ, cố gắng phấn đấu. HS nghe, theo dõi 2- Luyện đọc : + GV hướng dẫn và đọc mẫu: Giọng kể, đọc chậm rãi, nhẹ nhàng. - HS lắng nghe. + GV hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ : + Đọc từng câu : - GV uốn nắn cho HS. - HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn. - Đọc từ khó : nông dân, quanh năm, hai sương một nắng, lặn mặt trời, lúc nào - HS đọc cá nhân, đồng thanh. + Đọc từng đoạn trước lớp : Giúp HS đọc đúng, uốn nắn cách đọc - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trước lớp. Luyện đọc đoạn trong nhóm + Thi đọc giữa các nhóm : GV + lớp nhận xét, chọn người đọc tốt 1 HS đọc lại toàn bài. Thi đọc theo đoạn Nhận xét Đọc đồng thanh một đoạn 1 HS đọc chú giải SGK. Tiết 2: 3- Hướng dẫn tìm hiểu bài: - HS đọc thầm cả bài. Câu 1: - Tìm những hình ảnh nói nói lên sự cần cù, chịu khó của vợ chồng người nông dân. - Quanh năm hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, ra đồng từ lúc gà gáy sáng lúc nào ngơi tay. - Nhờ chăm chỉ làm ăn, họ đã đạt được điều gì? - Họ gây dựng được một cơ ngơi đàng hoàng. Câu 2: - Trước khi mất, người cha cho các con biết điều gì? - Người cha dặn : Ruộng nhà có một kho báu mà dùng. Câu 3: - Theo lời cha, hai người con đã làm gì? - Họ đào bới cả đám ruộng lên để tìm kho báu. - Kết quả ra sao? - Họ chẳng thấy kho báu đâu và đành phải trồng lúa. Câu 4: - Vì sao mấy vụ liền lúa bội thu? - HS thảo luận nhóm 4 và chọn phương án đúng nhất. - Theo con, kho báu mà hai anh em tìm được là gì? - Là sự chăm chỉ, chuyên cần. Câu 5: - Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì? - Chăm chỉ lao động sẽ được ấm no hạnh phúc. .. 4- Luyện đọc lại : Nhận xét cho điểm. HS thi đọc lại toàn bài Nhận xét B- Củng cố- dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn dò, nhắc nhở. Xem lại bài Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:.......................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... Tiết 4: Toán Kiểm tra định kỳ (Đề bài ghi sổ lưu đề) Tiết 5: Hướng dẫn tự học I- Mục tiêu: - Giúp HS hoàn thiện bài h trong ngày. - Bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu. III- Các hoạt động dạy học: Nội dung Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. ổn định Cho lớp hát một bài Lớp hát 2. Các hoạt động Hoạt động 1 Hoàn thiện bài học môn: Hoạt động 2 Phụ đạo HS yếu Củng cố về phép chia. Cho HS rèn đọc, viết phép chia. Củng cố mối quan hệ phép nhân và phép chia. Thực hiện phép tính: 3 x 5 = 15 : 5 = 15 : 3 = 2 x 6 = 12 : 6 = 12 : 2 = HS đọc, viết phép chia. Từ 1 phép nhân biết viết được 2 phép chia bằng cách lấy tích chia TS này, được TS kia. Làm bài tập, chữa, nhận xét 3 x 5 = 15 15 : 5 = 3 15 : 3 = 5 2 x 6 = 12 12 : 6 = 2 12 : 2 = 6 Hoạt động 3 Bồi dưỡng HS giỏi Viết 1 đoạn văn ngắn tả về loài chim em biết Nội dung cần tả về loài chim. Giúp HS viết được đoạn văn đầy đủ ý. Diễn đạt rõ ràng, rành mạch.. HS viết được đoặn văn ngắn (4-5 câu) tả về 1 loài chim mình biết. Tên loài chim Hình dáng và hành động của chúng, ích lợi và sự bảo vệ của chúng ta. HS viết bài, trình bày, nhận xét 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:.......................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... Tiết 6: mĩ thuật (Đồng chí Hương dạy) Tiết 7: Thể dục (Đồng chí Trung dạy) Thứ ba ngày 22 tháng 03 năm 2011 Tiết 1: chính tả (Nghe viết) Kho báu I- Mục tiêu : - Nghe và viết lại đúng, đẹp đoạn Ngày xưa trồng cà. - Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ua / uơ; l / n; ên / ênh. - Giúp HS rèn chữ viết đẹp và giữ vở sạch sẽ. II- Đồ dùng : - Bảng phụ, vở chính tả III- Các hoạt động dạy học : Nội dung Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1- Giới thiệu bài : - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Bài mới Đọc mẫu bài viết 2 HS đọc lại Hướng dẫn chính tả Nội dung của đoạn văn là gì? Nói về sự chăm chỉ làm lụng của hai vợ chồng người nông dân. - Nội dung của đoạn văn là gì? - Nói về sự chăm chỉ làm lụng của hai vợ chồng người nông dân. - Những từ ngữ nào cho em thấy họ rất cần cù? - Hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, ra đồng từ lúc gà gáy sáng đến lúc mặt trời lặn, hết trồng lúa, trồng khoai, trồng cà. - Đoạn văn có mấy câu? - Trong đoạn văn, những dấu câu nào được sử dụng? - 3 câu. - Dấu chấm, dấu phẩy được sử dụng. Luyện viết Hướng dẫn luyện viết: quanh năm, lặn, cuốc bẫm, gà gáy. Luyện viết bảng lớp, bảng con Nhận xét HS đọc lại các từ trên. Viết bài Dặn dò cách viết Đọc cho HS viết bài. Hướng dẫn soát lỗi Nghe, viết bài vào vở Lớp soát lỗi, ghi lỗi. Chấm và chữa bài Chấm bài, nhận xét, chữa lỗi sai. 3 - Hướng dẫn làm bài tập chính tả: Bài tập 2 : Điền vào chỗ trống ua hay uơ ? - 1 HS nêu yêu cầu của bài. - GV mời 1 HS làm bài tập trên bảng quay. - voi huơ vòi; mùa màng Thuở nhỏ; chanh chua - HS khác làm bài vào vở ô li. - Lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài tập 3 : (a) Gọi HS đọc yêu cầu. Thi tiếp sức Nhận xét, chọn nhóm thắng cuộc Đọc đề bài Thi giữa 2 nhóm Nắng, nơi, lâu, nước 4- Củng cố- dặn dò: Nhận xét tiết học Xem lại bài Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:.......................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... Tiết 2: Toán Đơn vị, chục, trăm, nghìn I- Mục tiêu : - Biết quan hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm. - Nắm được đơn vị nghìn, hiểu được quan hệ giữa trăm và nghìn. - Nhận biết về các số tròn trăm. - Tạo hứng thú cho HS trong giờ học. II- Đồ dùng : - 1 số hình vuông, hình chữ nhật (bộ đồ dùng dạy toán) III- Các hoạt động dạy học : Nội dung Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Giới thiệu bài : - GV nêu yêu cầu của bài học. 2. Bài giảng : * Ôn tập về đơn vị, chục và trăm. - Gắn lên bảng 1 ô vuông và hỏi: Có mấy đơn vị? - Có 1 đơn vị. - Tiếp tục gắn 2, 3 , , 10 ô vuông như phần bài học trong SGK và yêu cầu HS nêu số đơn vị tương tự như trên. - Có 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 đơn vị. - 10 đơn vị còn gọi là gì? - 10 đơn vị còn gọi là 1 chục. - 1 chục bằng bao nhiêu đơn vị? - 1 chục bằng 10 đơn vị. - Viết lên bảng: 10 đơn vị = 1 chục. - Gắn lên bảng các hình chữ nhật biểu diễn chục và yêu cầu HS nêu số chục từ 1 chục (10) đến 10 chục (100) tương tự như đã làm với phần đơn vị. - Nêu: 1 chục - 10; 2 chục - 20; ; 10 chục - 100 - 10 chục bằng mấy trăm? - 10 chục bằng 100 - Viết bảng 10 chục = 100. * Giới thiệu 1 nghìn. + Giới thiệu số tròn trăm. - Gắn lên bảng 1 hình vuông biểu diễn 100 và hỏi: Có mấy trăm? - Có 1 trăm - Gọi 1 HS lên bảng viết số 100 xuống dưới vị trí gắn hình vuông biểu diễn 100. - Viết số 100. - Gắn 2 hình vuông như trên lên bảng và hỏi: Có mấy trăm? - Có 2 trăm. - Yêu cầu HS suy nghĩ và tìm cách viết 200. - Viết số 100. - Để chỉ số lượng là 2 trăm, người ta dùng số 2 trăm, viết là 200. - HS viết bảng con 200. - Lần lượt đưa ra 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 hình vuông như trên để giới thiệu các số 300, 400, - Đọc và viết các số từ 300 đến 900. - Các số từ 100 đến 900 có đặc điểm gì chung? - Những số này gọi là số tròn trăm. - Cùng có 2 chữ số 0 đứng cuối cùng. + Giới thiệu 1000. - Gắn lên bảng 10 hình vuông và hỏi: Có mấy trăm? - Có 10 trăm - 10 trăm được gọi là 1 nghìn. - Viết bảng: 10 trăm = 1 nghìn - HS đọc, viết 1000. - Để chỉ số lượng là 1 nghìn, người ta dùng số 1 nghìn, viết là 1000. 3. Luyện tập : - Số 1000 được viết bởi mấy chữ số? - Nêu lại mối quan hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm, giữa trăm và nghìn. - HS nêu. * Đọc và viết số: - GV gắn các hình vuông biểu diễn một số đơn vị, một số chục, các số tròn trăm bất kì lên bảng, sau đó gọi HS lên bảng đọc và viết số tương ứng. - Đọc và viết số theo hình biểu diễn. * Chọn hình phù hợp với số: - GV đọc một số chục hoặc tròn trăm bất kì, yêu cầu HS sử dụng bộ hình cá nhân của mình để lấy số ô vuông tương ứng với số mà GV đọc. - Thực hành làm việc cá nhân theo hiệu lệnh của GV. 4. Củng cố- dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn dò, nhắc nhở. Xem lại bài Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:.......................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... Tiết 3: Đạo Đức Giúp đỡ người khuyết tật (tiết 1) I- Mục tiêu : - V ... các nhóm khác và đánh giá lẫn nhau. - Các nhóm đưa những tranh ảnh đã sưu tầm được. Dán tranh ảnh vào giấy khổ to theo các cách sau: + Dựa vào cơ quan di chuyển: - Các con vật có chân. - Các con vật vừa có chân vừa có cánh. - Các con vật không có chân. + Dựa vào điều kiện khí hậu nơi các con vật sống: - Các con vật sống được ở xứ nóng. - Các con vật sống được ở xứ lạnh. + Dựa vào nhu cầu của con người: - Các con vật có ích đối với người và gia súc. - Các con vật có hại đối với con người, cây cối mùa màng hay đối với con vật khác. C- Củng cố- dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn dò, nhắc nhở. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:.......................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... Thứ sáu ngày 25 tháng 03 năm 2011 Tiết 1: âm nhạc (bs) (Đồng chí Lý dạy) Tiết 2: Tập làm văn Đáp lời chia vui. Tả ngắn về cây cối I- Mục tiêu : - Biết đáp lại lời chúc mừng của mọi người một cách lịch sự, khiêm tốn, có văn hoá. - Biết trả lời câu hỏi khi tìm hiểu văn bản Quả măng cụt. - Viết các câu trả lời thành đoạn văn có đủ ý, đúng ngữ pháp. II- Đồ dùng : -Tranh minh hoạ SGK. III- Các hoạt động dạy học : Nội dung Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1- Giới thiệu bài : - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2- Hướng dẫn làm bài tập: Bài tập 1: ( miệng) - Hướng dẫn HS quan sát tranh. - Một HS đọc yêu cầu của bài. - Gọi 2 HS lên làm mẫu. - HS 1: Chúc mừng bạn đã đoạt giải cao trong cuộc thi. - HS 2: Cảm ơn bạn rất nhiều. - Yêu cầu HS nhắc lại lời của HS 2, sau đó suy nghĩ để tìm cách nói khác. - Các bạn quan tâm đến tớ nhiều quá, lần sau tớ sẽ cố gắng để đoạt giải cao hơn. / Tớ cảm động quá. Cảm ơn các bạn nhiều lắm./ - Yêu cầu nhiều HS lên bảng thực hành. - 5 cặp HS thực hành nói. Bài tập 2 : ( miệng) - GV đọc mẫu bài Quả măng cụt. - GV cho HS xem tranh (ảnh) hoặc quả măng cụt thật. - HS nêu yêu cầu của bài. - Quan sát. - Cho HS thực hành hỏi đáp theo từng nội dung. - HS hoạt động theo cặp hỏi - đáp trước lớp. VD: HS 1: Quả măng cụt hình gì? HS 2: Quả măng cụt tròn như quả cam. HS 1: Quả to bằng chừng nào? HS 2: Quả to bằng nắm tay trẻ em. HS 1: Quả măng cụt màu gì? HS 2: Quả màu tím sẫm ngả sang đỏ. HS 1: Cuống nó như thế nào? HS 2: Cuống nó to và ngắn, quanh cuống có bốn, năm cái tai tròn và úp vào quả. - Yêu cầu HS nói liền mạch về hình dáng bên ngoài của quả măng cụt. Cho HS chỉ vào quả thật hoặc tranh ảnh cho sinh động. - Nhận xét, cho điểm từng HS. - Phần nói về ruột quả và mùi vị của quả măng cụt. Tiến hành tương tự phần a. Bài tập 3 : ( viết) Yêu cầu HS viết vào vở các câu trả lời trên. Chấm bài, nhận xét, chữa câu sai. 1 HS phát biểu ý kiến. Viết vào vở, lưu ý: chỉ viết những phần trả lời câu hỏi, diễn đạt đủ ý và viết đúng. C- Củng cố- dặn dò: Củng cố kiến thức vừa học Nhận xét tiết học. Dặn dò, nhắc nhở. Thực hành: nói lời chia vui Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:.......................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... Tiết 3: Toán Các số từ 101 đến 110 I- Mục tiêu : Giúp HS củng cố về: - Nhận biết được các số tròn chục từ 101 đến 110 là gồm: 1 trăm, 0 chục và các đơn vị. - Biết cách đọc viết các số tròn chục từ 101 đến 110. - Biết so sánh các số từ 101 đến 110 . - Nắm được thứ tự của các số này. II- Đồ dùng : - Bộ đồ dùng học toán. III- Các hoạt động dạy học : Nội dung Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đọc và viết số từ 110 đến 200. 2 HS đọc, viết số tròn chục từ 110 đến 200. Nhận xét B- Bài mới: 1- Giới thiệu bài : - GV nêu yêu cầu của bài học. HS nghe 2- Bài giảng : * Giới thiệu các số từ 101 đến 110. - Gắn lên bảng hình biểu diễn số 100 và hỏi: Có mấy trăm? - Có 1 trăm, sau đó lên bảng viết 1 vào cột trăm - Gắn thêm một hình vuông nhỏ và hỏi: Có mấy chục và mấy đơn vị? - Có 0 chục và 1 đơn vị. Sau đó lên bảng viết 0 vào cột chục, 1 vào cột đơn vị. - Để chỉ tất cả 1 trăm, o chục 1 đơn vị, trong toán học, người ta dùng số 1 trăm linh 1 và viết là 101. - Giới thiệu số 102, 103 tương tự như giới thiệu số 101. - Yêu cầu HS suy nghĩ và thảo luận để tìm ra cách đọc và cách viết của các số còn lại trong bảng: 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110. - Thảo luận cặp đôi và viết kết quả vào bảng số trong phần bài học. Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận và đọc bài. - Yêu cầu cả lớp đọc lại các số từ 110 đến 110. 3- Luyện tập : Bài 1: (SGK tr 143) Nêu yêu cầu bài tập Hướng dẫn HS cách làm bài tập a. Một trăm linh bảy: 107 b. Một trăm linh chín: 109 1 HS nêu Lớp làm bài, nêu kết quả Chữa, nhận xét Bài 2 : Số? (SGK tr 143) - Vẽ lên bảng tia số như SGK, sau đó, gọi 1 HS lên bảng làm bài. - Nhận xét, cho điểm và yêu cầu HS đọc các số trên tia số theo thứ tự từ bé đến lớn. - HS nêu yêu cầu của bài. - HS làm bài vào vở ô li và chữa. Bài 3 : >, <, =? (SGK tr 143) - Để điền cho đúng, trước hết phải thực hiện so sánh số, sau đó điền dấu ghi lại kết quả so sánh đó. - Yêu cầu HS giải thích cách làm. 101 < 102 106 < 109 102 = 102 103 > 101 105 > 104 105 = 105 109 > 108 109 < 110 Củng cố cách so sánh - HS nêu yêu cầu của bài. - HS làm bài vào vở ô li và chữa. C- Củng cố- dặn dò: Củng cố nội dung bài Nhận xét tiết học Xem lại bài Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:.......................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... Tiết 4: Luyện viết Luyện viết theo nhóm chữ I- Mục tiêu: - Viết theo nhóm chữ: Bài thơ: Hoa tay; khổ thơ lục bát dòng 6 chữ, dòng 8 chữ - Viết đúng cỡ chữ trên dòng kẻ li. - Có ý thức luyện chữ viết đẹp, cách giữ vở. II- Đồ dùng: - GV: Mẫu chữ - HS: Vở ô li luyện viết, bút mực. III- Các hoạt động dạy học: Nội dung Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Bài cũ Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS 2. Bài mới Giới thiệu bài, nêu mục đích, yêu cầu bài học HS nghe a. Giới thiệu chữ mẫu như mục yêu cầu GV viết bài lên bảng Hoa tay Xưa nay nét chữ nết người Uốn cho thật dẻo nở mười hoa tay Yêu người chữ đẹp thơ hay Xứng danh tài đưa dựng xây nước nhà HS quan sát HS quan sát Đọc bài viết b. Viết vở Cho HS viết bài, GV quan sát nhắc nhở HS viết bài c. Chấm bài, nhận xét GV chấm bài và nhận xét bài viết của HS HS nghe 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:.......................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... Tiết 5: Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp I. Mục tiêu: - Kiểm điểm lại các hoạt động trong tuần. - Nhận xét, đánh giá các mặt mạnh, yếu, phương hướng tuần sau. II.Chương trình sinh hoạt: Nội dung Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Giới thiệu bài Nêu mục đích, yêu cầu tiết học HS nghe Đánh giá, nhận xét Kiểm điểm các hoạt động trong tuần. Giúp các tổ hoạt động Lớp trưởng điều khiển các tổ hoạt động Các tổ tự nhận xét, đánh giá, tổ trưởng đại diện tổng hợp và nêu ý kiến Giáo viên nhận xét, đánh giá, chỉ ra những mặt mạnh, yếu ở HS trong tuần. Về học tập: có một số bạn đã cố gắng: Nhận xét, xếp loại tổ Tồn tại: một số bạn còn chưa tập trung trong giờ học; tập đọc còn ngắc ngứ, viết còn chậm. Bầu chọn, xếp loại Giúp HS nhận xét, bầu chọn đúng cá nhân, tổ có nhiều cố gắng trong tuần. Lấy ý kiến bầu chọn cá nhân, tổ suất xắc trong tuần. Biểu quyết bầu chọn. 2. Phương hướng tuần sau Khen những HS có nhiều tiến bộ, phát huy những mặt mạnh đã đạt được. Nhận xét tiết học Đăng kí thực hiện thi đua tuần sau, khắc phục những tồn tại Tiết 6: mĩ thuật (bs) (Đồng chí Hương dạy) Tiết 7: Hướng dẫn tự học I- Mục tiêu: - Giúp HS hoàn thiện bài học trong ngày. - Bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu. III- Các hoạt động dạy học: Nội dung Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. ổn định Cho lớp hát một bài Lớp hát 2. Các hoạt động Hoạt động 1 Hoàn thiện bài học môn: Hoạt động 2 Phụ đạo HS yếu Củng cố kiến thức về phép chia Giúp HS nhớ, nói đúng tên gọi số bị chia, số chia, thương. Củng cố mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia Đọc thuộc lòng bảng chia 2 Nêu tên gọi các thành phần và kết quả của phép chia. Từ 1 phép nhân viết được 2 phép chia tương ứng. 2 x 6 = 12 12 : 2 = 6 12 : 6 = 2 Hoạt động 3 Bồi dưỡng HS giỏi Thi đọc bảng nhân 3 3 x 3 = 9, ta có thể viết được phép chia nào? 3 x 6 = 18 Nhiều HS thi đọc nhanh, đúng: 3 x 3 = 9 ị 9 : 3 = 3 18 : 3 = 6 vì khi lấy tích chia thừa số này được thừa số kia 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:.......................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: