Thiết kế bài dạy lớp 2 - Trường Tiểu Học Lê Hữu Trác - Tuần 19

Thiết kế bài dạy lớp 2 - Trường Tiểu Học Lê Hữu Trác - Tuần 19

I. Mục tiêu:

Ở tiết học này, HS

- Nhận biết tổng của nhiều số.

- Biết cách tính tổng của nhiều số.

-Bài tập cần làm: BT1 (cột 2); BT2 (cột 1,3); BT (3a).

II. Đồ dùng dạy - học:

- GV: Bộ thực hành toán.

 

doc 29 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 890Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 2 - Trường Tiểu Học Lê Hữu Trác - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai 
Môn: TOÁN 
Tiết 91 	 Bài: TỔNG CỦA NHIỀU SỐ
I. Mục tiêu: 
Ở tiết học này, HS
- Nhận biết tổng của nhiều số. 
- Biết cách tính tổng của nhiều số. 
-Bài tập cần làm: BT1 (cột 2); BT2 (cột 1,3); BT (3a).
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Bộ thực hành toán.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
 -Trả và chữa bài kiểm tra cuối HKI.
3.Bài mới: 
HĐ 1. Giới thiệu bài
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ 2. Giới thiệu tổng của nhiều số và cách tính.
- GV viết : 2 + 3 + 4 = ? lên bảng và hỏi 
+ Phép cộng trên có tất cả mấy số hạng ?
+ Vậy 2 + 3 + 4 bằng mấy ?
- GV giới thiệu cách viết cột dọc và tính.
- GV viết : 12 + 34 + 40 = ? lên bảng 
-Yêu cầu học sinh đọc phép tính suy nghĩ cách đặt tính và tính để tìm kết quả ?
 - Vậy 12 + 34 + 40 bằng mấy ?
- Yêu cầu lớp nhận xét bài bạn trên bảng, sau đó yêu cầu HS nêu cách đặt tính.
- Khi thực hiện tính cộng theo cột dọc ta bắt đầu cộng từ hàng nào ?
- Hướng dẫn thực hiện: 
15 + 46 + 29 + 8 = 98.
*Lưu ý: Phép cộng có nhớ.
 - Khi đặt tính cho một tổng có nhiều chữ số ta cũng đặt tính như đối với tổng của 2 số. Nghĩa là đặt tính sao cho hàng đơn vị thẳng cột với hàng đơn vị, hàng chục thẳng cột với hàng chục 
b. Luyện tập:
Bài 1 cột 2: Tính 
- GV gọi HS đọc từng tổng rồi đọc kết quả tính.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 2 (cột 1, 3): Khuyến khích HSKG làm thêm cột 2, 4. 
- Hướng dẫn HS tự làm bài vào vở 
- GV nhận xét.
Bài 3: Số: Trò chơi: Ai nhanh sẽ thắng.
- Lưu ý các em muốn tính đúng phải quan sát kĩ các hình vẽ minh hoạ điền các số còn thiếu vào chỗ trống, sau đó thực hiện phép tính.
- Mời 2 nhóm lên bảng làm bài.
- Lớp nhận xét, tuyên dương nhóm thực hiện tốt.
- GV nhận xét, sữa chữa.
4. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS nêu lại cách tính tổng của nhiều số.
- Có thể làm thêm các bài tập còn lại trong bài. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
+ Phép cộng có 3 số hạng.
+ Bằng 9.
- HS quan sát lắng nghe.
- Viết 2 rồi viết 3 xuống dưới 2 rồi viết 4 xuống dưới 3. Sao cho 2, 3, 4 phải thẳng cột với nhau ...
- Tính 2 cộng 3 bằng 5; 5 cộng 4 bằng 9, viết 9. 
- HS đọc 12 + 34 +40 
- Tổng của 12, 34 và 40 
- 1 em lên bảng làm, ở lớp làm vào nháp. 
- Lớp nhận xét bài bạn trên bảng.
- HS nêu.
- Lớp thực hiện đặt tính và tính tương tự như ví dụ trên.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS làm bài trong vở. HS tính nhẩm. HS tự nhận xét tổng 6 + 6 + 6 + 6 có các số hạng đều bằng nhau.
- HS nêu cách tính và nhận ra các tổng có các số hạng bằng nhau (trong bài 2) đó là: 15 + 15 + 15 +15. 
- Một em nêu yêu cầu bài.
- Tự quan sát hình vẽ và thực hiện các phép tính 
- 2 nhóm, mỗi nhóm 3 HS.
12 kg +12 kg + 12 kg = 36 kg
5 l + 5 l +5 l +5 l = 20 l
- HS nhận xétTổng có các số hạng bằng nhau.
- HS nêu. 
- Lắng nghe, thực hiện. 
Môn: TẬP ĐỌC
Tiết 55+56 	 Bài: CHUYỆN BỐN MÙA
I. Mục tiêu: 
Ở tiết học này, HS: 
- Đọc rành mạch toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. 
- Hiểu ý nghĩa: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống (trả lời được CH 1,2,4).
- HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 3.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ viết câu văn cần luyện đọc.
- Tranh vẽ SGK.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sĩ số, HS hát tập thể.
2. Kiểm tra: 
- Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
- Nhận xét chung.
3. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu chủ điểm - bài: 
- Giới thiệu 7 chủ điểm của sách Tiếng Việt 2, tập hai: Ở học kì I, các em đã được học các chủ điểm nói về bản thân, về bạn bè, trường học, thầy, cô, ông bà, cha mẹ, anh em,, những người thân trong nhà. Từ học kì II, sách Tiếng Việt 2 sẽ đưa các em đến với thế giới tự nhiên xung quanh qua các chủ điểm Bốn mùa, Chim chóc, Muông thú, Sông biển, Cây cối. Sách còn cung cấp cho các em những hiểu biết về Bác Hồ, lãnh tụ kính yêu của dân tộc, và về nhân dân Việt Nam qua các chủ điểm Bác Hồ, Nhân dân.
Yêu cầu HS mở mục lục sách Tiếng Việt 2, tập 2, 1 em đọc tên 7 chủ điểm; quan sát tranh minh họa chủ điểm mở đầu - Bốn mùa.
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa bài trong sách, trả lời câu hỏi: Tranh vé những ai ? Họ đang làm gì ? 
Muốn biết bà cụ và các cô gái là ai, họ đang nói với nhau điều gì, các em hãy đọc Chuyện bồn mùa.
HĐ2. HDHS luyện đọc. 
- GV đọc mẫu toàn bài.
- HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ khó.
+ HD đọc từ khó.
+ HS đọc nối tiếp câu.
- HD HS đọc đoạn, kết hợp giải nghĩa từ.
+ HD chia đoạn.
+ HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 1.
+ HD luyện đọc câu khó.
+ HD giải nghĩa từ: đâm chồi nảy lộc, đơm, bập bùng, tựu trường.
+ Yêu cầu HS đọc theo đoạn lần 2.
- HS luyện đọc theo nhóm đôi.
- Thi đọc cá nhân, đồng thanh.
- Nhận xét, đánh giá.
- Yêu cầu HS đọc toàn bài.
 Tiết 2
HĐ3. HD tìm hiểu bài. 
- Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn, bài. Kết hợp trả lời câu hỏi.
 Câu hỏi 1: Bốn nàng tiên trong chuyện tượng trưng cho những mùa nào trong năm?
Câu hỏi 2:
+ Em hãy cho biết mùa xuân có gì hay theo lời của nàng Đông?
GV hỏi thêm: Các em có biết vì sao khi xuân về, vườn nào cũng đâm chồi nảy lộc không?
+ Mùa xuân có gì hay theo như lời của bà Đất?
GV hỏi thêm: Theo em lời của bà Đất và lời của nàng Đông có gì khác nhau không?
Câu hỏi 3: (HSG)
+Mùa hạ, mùa thu, mùa đông có gì hay?
Câu hỏi 4:
+ Em thích nhất mùa nào ? vì sao?
- Nêu nội dung của bài văn?
HĐ 4. HD luyện đọc lại: 
- GV đọc mẫu.
- Gợi ý HS nêu cách đọc từng đoạn, toàn bài.
- HDHS đọc từng đoạn, toàn bài.
- Hướng dẫn HS đọc phân vai.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Lớp và GV nhận xét bạn đọc hay.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Qua câu chuyện giúp em hiểu điều gì? 
- Đọc bài ở nhà. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS hát đầu giờ.
- Hợp tác cùng GV.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
-HS nghe.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Quan sát tranh, nêu ý kiến.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- Lắng nghe, đọc thầm theo.
-Đọc đúng: sung sướng, nảy lộc, trái ngọt, rước, bếp lửa. CN- ĐT
- HS đọc nối tiếp theo câu.
Bài chia làm 2 đoạn:
+Đoạn 1: Từ đầu đến thích em ạ.
+Đoạn 2: Còn lại.
- HS đọc theo đoạn lần 1.
- HS luyện đọc cá nhân. 
- 1 HS đọc chú giải.
- HS đọc theo đoạn lần 2.
- Đọc trong nhóm đôi.
- Đọc cá nhân, đồng thanh.
- Tham gia nhận xét, đánh giá.
- HS đọc đồng thanh.
- HS đọc thầm từng đoạn, bài. Kết hợp trả lời câu hỏi.
+ Bốn nàng tiên trong chuyện tượng trưng cho 4 mùa trong năm: xuân, hạ, thu, đông.
+ Xuân về vườn cây nào cũng đâm chồi nảy lộc.
+Vào xuân thời tiết ấm áp, có mưa xuân, rất thuận lợi cho cây cối phát triển, đâm chồi nảy lộc.
+ Xuân về cây lá tốt tươi.
+ Không khác nhau, vì cả hai đều nói cái hay của mùa xuân, xuân về cây lá tốt tươi, cây cối đâm chồi nảy lộc.
+Mùa hạ có nắng làm cho trái ngọt, hoa thơm, có những ngày nghỉ hè của học trò.
 Mùa thu có vườn bưởi chín vàng, có đêm trăng rằm rước đền phá cỗ, trời xanh cao, HS nhớ ngày tựu trường.
 Mùa đông có bếp lửa bập bùng, giấc ngủ áp trông chăn, ấp ủ mấm sống để xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc.
- HS phát biểu tự do.
- HS nêu: Bài văn ca ngợi bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống.
- Lắng nghe, đọc thầm theo.
- Nêu cách đọc từng đoạn trong bài, ví dụ:
+ Cháu có công ấp ủ mầm sống / để xuân về / cây cối đâm chồi nảy lộc.//
- Lắng nghe, thực hiện.
- HS đọc phân vai theo nhóm.
- HS thi đọc theo nhóm.
- HS nhận xét.
- Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mỗi mùa đều có vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống. Biết tự chăm sóc sức khoẻ theo từng mùa.
- Lắng nghe, thực hiện.
Môn: ĐẠO ĐỨC
Tiết 19 	Bài: TRẢ LẠI CỦA RƠI
(Tiết 1)
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS biết:
-Khi nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại của rơi cho người mất.
- Trả lại của rơi cho người mất là người thật thà, được mọi người quý trọng.
- Quý trọng những người thật thà, không tham của rơi.
- Tích hợp giáo dục HS: Trả lại của rơi thể hiện đức tính thật thà, thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy.
- KNS: Xác định giá trị bản thân; giải quyết vấn đề trong tình huống nhặt được của rơi.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh ảnh trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra: 
- Gọi 2 HS nêu những việc đã làm để giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng.
- Nhận xét, đánh giá.
2.Giới thiệu bài.
- Giới thiệu, ghi tiêu đề bài.
3. Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài :
- Nêu yêu cầu tiết học, nhắc lại tiêu đề bài.
HĐ 2. Quan sát tranh, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Treo tranh, yêu cầu quan sát, nhận xét.
- Theo các em 2 bạn đó sẽ có cách giải quyết như thế nào với số tiền vừa nhặt được?
- Nếu em là 1 trong hai bạn nhỏ trong tình huống đó con sẽ giải quyết như thế nào?
* Kết luận: Khi nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại cho người đánh mất. Điều đó sẽ đem lại niềm vui cho họ và cho chính bản thân mình; là biết thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy.
HĐ 3. Bày tỏ thái độ.
- Phát các tấm bìa đã ghi nội dung bài tập 2.
*Kết luận:
- Các ý kiến a, c là đúng. Các ý kiến b, d, đ là sai.
4. Củng cố dặn dò: 
- Yêu cầu lớp hát bài: Bà còng.
+ Bạn Tôm và bạn Tép trong bài có ngoan không? Vì sao?
* Kết luận: Bạn Tôm, Tép nhặt được của rơi trả lại người mất là thật thà được mọi người yêu quý.
- Thực hiện nhặt được của rơi trả lại người mất. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS nêu những việc đã làm để giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng.
- NHận xét, đánh giá cùng giáo viên.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- Lớp quan sát tranh và nói nội dung tranh
- Nội dung tranh: Cảnh 2 HS cùng đi với nhau trên đường. Cả 2 cùng nhìn thấy tờ 20. 000 đồng rơi ở dưới đất. 
- HS nêu cách giải quyết.
+ Tranh giành nhau.
+ Chia đôi số tiền.
+ Tìm cách trả lại cho người mất.
+ Dùng để tiêu chung.
-2 HS 1 nhóm thảo luận tìm cách chọn giải pháp và nói rõ lý do vì sao lựa chọn giải pháp đó.
- Đại diện các nhóm báo cáo.
- Các nhóm khác nhận xét.
- 2 HS đọc nội dung bài tập 2.
- chia nhóm 4, thảo luận rồi điền vào phiếu.
- Các nhóm trình bày bài ... c mừng.
 - Giấy trắng hoặc giấy màu. Kéo, bút màu. 
2. Học sinh: Giấy trắng, hoặc màu cỡ giấy A4, bút chì màu, bút lông, tem thư.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức: 
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Kiểm tra sự chuẩn bị cho giờ học của HS.
- Nhận xét, đánh giá chung.
3. Bài mới: 
HĐ 1. Giới thiệu bài: 
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng. 
HĐ 2. HD quan sát nhận xét:
- Giới thiệu bài mẫu.
- Yêu cầu HS quan sát nêu nhận xét mẫu.
- Thiếp chúc mừng có hình gì?
- Mặt thiếp có trang trí và ghi nội dung chúc mừng ngày gì?
- Hãy kể tên những loại thiếp chúc mừng mà em biết ?
- GV nêu: Thiếp chúc mừng gửi tới người nhận bao giờ cũng đặt trong phong bì. Thiếp chúc mừng được ghi những lời chúc tốt đẹp. 
HĐ 3. HD mẫu:
* Bước 1: Gấp, cắt cắt thiếp chúc mừng.
- Gấp, cắt tờ giấy trắng hoặc giấy thủ công, HCN có chiều dài 20 ô, rộng 15 ô.
- Gấp đôi tờ giấy theo chiều rộng được thiếp chúc mừng có chiều dài 15 ô, kích thước 10 ô.
* Bước 2: Trang trí thiếp chúc mừng.
- Tuỳ thuộc vào ý nghĩa của thiếp chúc mừng mà người ta trang trí khác nhau.
+ Thiếp chúc mừng năm mới thường trang trí cành đào, mai hoặc con vật tượng trưng của năm đó, như: con gà, chó, ngựa,
+ Thiếp chúc mừng sinh nhật thường trang trí những bông hoa.
- Để trang trí thiếp có thể vẽ hình hoặc cắt, dán, xé dán lên mặt ngoài của thiếp và lời chúc mừng bằng tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài. 
HĐ 4. Cho HS thực hành gấp, cắt, hình trên giấy nháp.
- Quan sát, giúp đỡ những em còn lúng túng.
4. Củng cố, dặn dò:
- Để gấp, cắt được thiếp chúc mừng ta cần thực hiện qua những bước nào?
- Chuẩn bị giấy thủ công bài sau thực hành gấp, cắt trang trí thiếp chúc mừng.
- Nhận xét tiết học.
- Hợp tác cùng GV.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
- Quan sát và nêu nhận xét.
- Thiếp chúc mừng có hình chữ nhật.
- Thiếp chúc mừng có trang trí bông hoa và ghi nội dung chúc mừng ngày 20 - 11.
- Thiếp chúc mừng năm mới, sinh nhật, 8-3, 20 - 11,
- Quan sát và lắng nghe.
- Quan sát, lắng nghe.
- Nhắc lại các bước gấp.
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ sáu 
Môn: TẬP LÀM VĂN
Tiết 19 	Bài: ĐÁP LỜI CHÀO, LỜI TỰ GIỚI THIỆU
I. Mục tiêu: 
Ở tiết học này, HS
-Biết nghe và đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu phù hợp với tình huống giao tiếp đơn giản (BT1, BT2). Điền đúng lời đáp vào ô trống trong đoạn đối thoại (BT3)
-Rèn kỹ năng: Biết viết lời chào, lời đáp thành câu.
-GD học sinh có ý thức tự giác, tích cực trong học tập. 
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh hoạ bài tập1
- Viết sẵn ND bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra: 
- Kiểm tra chuẩn bị sách vở học kỳ 2 của HS.
- Nhận xét, đánh giá chung.
3. Bài mới: 
HĐ 1. Giới thiệu bài: 
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ 2. HDHS làm bài tập:
*Bài 1: 
- Yêu cầu đọc bài 1.
- Yêu cầu quan sát tranh, đọc lời của chị phụ trách trong 2 tranh.
- Bức tranh 1 minh hoạ điều gì?
- Bức tranh 2 nói lên điều gì?
- Theo các con bạn nhỏ trong tranh sẽ làm gì? Hãy cùng nhau đóng lại tình huống này thể hiện cách ứng xử mà con cho là đúng.
- Nhận xét, đánh giá.
* Bài 2.
- Hãy nêu yêu cầu bài 2.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và đưa ra lời đáp khi bố mẹ có nhà.
- Yêu cầu đáp lời với trường hợp khi bố mẹ không có nhà.
- Nhận xét, đánh giá.
GV: Cần cảnh giác khi ở nhà một mình thì không nên cho người lạ vào nhà.
* Bài 3:
- Yêu cầu làm bài.
- Nhận xét,đánh giá.
4. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà viết lại đoạn văn. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- Hợp tác cùng giáo viên.
- Lắng nghe và tđiều chỉnh.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
* Theo em các bạn HS trong hai bức tranh dưới đây sẽ đáp lại như thế nào?
- Quan sát tranh, đọc và thảo luận nhóm đôi, trình bày.
+ Chị phụ trách sao: - Chào các em!
+ HS: - Chúng em chào chị ạ!
- Chúng em chào chị phụ trách sao.
+ Chị phụ trách sao: - Tên chị là Hương, chị được cử phụ trách sao của các em.
+ Các em HS: - Chúng em, chào chị, chúng em là sao nhi đồng của lớp 2A4.
- Thực hiện.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nêu yêu cầu bài.
- Cháu chào chú, thưa chú, chú tên là gì ạ, để cháu vào báo cho bố mẹ cháu biết.
- Cháu chào chú xin mời chú vào nhà.
- Cháu chào chú, xin lỗi chú bố mẹ cháu đi vắng rồi ạ, chú tên là gì ạ, để bố mẹ cháu về cháu thưa lại.
- Nhận xét - bình chọn.
- Viết lời đáp của Nam vào vở.
- HS làm bài - đọc bài viết: 
- Chào cháu.
- Cháu chào cô ạ! 
- Cháu cho cô hỏi đây có phải nhà bạn Nam không?
- Dạ, thưa cô đúng ạ! Thưa cô cháu tên là Nam đây ạ.
- Tốt quá. Cô là mẹ của bạn Sơn đây.
- Thế bạn Sơn có chuyện gì không cô?
- Sơn bị sốt. Cô nhờ cháu chuyển giúp cô đơn xin phép Sơn nghỉ học. 
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng gnhe và thực hiện.
Môn: TOÁN
Tiết 95 	Bài: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
Ở tiết học này, HS:
- Thuộc bảng nhân 2.
- Biết vận dụng bảng nhân 2 để thực hiện phép tính nhân có kèm đơn vị đo với một số. 
- Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 2) 
- Biết thừa số, tích. 
- Bài tập cần làm: Bài tập 1; 2; 3 bài tập 5 (cột 2,3,4).
II. Đồ dùng dạy - học:
- Viết sẵn nội dung bài bài tập 4,5 lên bảng.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Gọi hai học sinh đọc bảng nhân 2. 
- Nhận xét, đánh giá.
3.Bài mới: 
HĐ 1. Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ 2. HD HS luyện tập.
Bài 1: Số?
- Bài tập yêu cầu ta làm gì ?
2 
- Viết bảng: x 3 
- Chúng ta điền mấy vào ô trống ? Vì sao? 
- Yêu cầu lớp tiếp tục làm với các dòng khác sau đó mời 1 em đọc chữa bài .
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2: tính (theo mẫu)
- Gọi HS đọc mẫu bài và tự làm bài.
- Gọi học sinh khác nhận xét.
- Nhận xét chung về bài làm của học sinh 
Bài 3: Gọi học sinh đọc đề bài .
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở 
- Gọi một học sinh lên bảng giải.
- Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 5 Cột 2,3,4. HS khá giỏi thực hiện thêm các cột còn lại.
- Bài này yêu cầu ta làm gì ?
- Yêu cầu HS đọc cột đầu tiên trong bảng. 
- Yêu cầu đọc cột thứ 2.
- Dòng cuối cùng trong bảng là gì ?
- Tích là gì ? 
- Yêu cầu lớp dựa vào mẫu để điền đúng tích vào các ô trống. Yêu cầu HS tự làm bài và sau đó lên bảng chữa bài.
- Yêu cầu lớp đọc các phép nhân trong bài tập sau khi đã điền số vào tất cả các ô trống.
4. Củng cố , dặn dò:
- Yêu cầu HS ôn lại bảng nhân 2.
- Dặn về nhà học bài và có thể làm thêm các bài tập còn lại trong bài.
- Nhận xét tiết học.
- Hai học sinh đọc thuộc bảng nhân 2.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- Một em đọc đề bài .
- Điền số thích hợp vào ô trống .
- Điền 6 vào ô vì 2 nhân 3 bằng 6 
- Cả lớp thực hiện làm vào vở các phép tính còn lại. Nêu miệng kết quả 
- Học sinh khác nhận xét bài bạn.
- Một học sinh nêu yêu cầu bài 
- Cả lớp cùng thực hiện làm vào phiếu.
- HS trình bày.
- Một em đọc đề bài sách giáo khoa 
- Cả lớp làm vào vào vở.
- Một học sinh lên bảng giải bài :
Giải
Số bánh xe có tất cả là:
 2 x 8 = 16 ( bánh )
 Đáp số: 16 bánh xe 
- Một HS đọc đề bài: Viết số thích hợp vào ô trống.
- Đọc: Thừa số - thừa số - tích.
- Đọc: Hai , bốn , tám 
- Dòng cuối cùng trong bảng là tích.
- Là kết quả trong phép nhân.
- Thực hiện phép nhân 2 thừa số trong một cột rồi điền kết quả vào ô tích .
- Một em lên bảng làm.
- Lớp làm vào vở. 
- Đọc kết quả các phép nhân 2.
- Hai học sinh nhắc lại bảng nhân 2. 
- Lớp lắng nghe, thực hiện.
TẬP VIẾT
Chữ hoa P
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Viết đúng chữ hoa P (1dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Phong (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), PhΪƑ cảnh hấp dẫn (3 lần).
*HSKG viết đúng và đủ các dòng (tập viết ở lớp) trên trang vở tập viết 2.
 - Giáo dục HS yêu thích môn học, viết chữ đẹp, giữ vở sạch.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Mẫu chữ P hoa trong khung chữ.
- Bảng phụ viết cụm từ ứng dụng.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra: 
- Kiểm tra chuẩn bị cho môn học của học sinh ở học kỳ II.
3. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ2. Hướng dẫn viết chữ hoa P.
a. Quan sát và nhận xét mẫu
 P
 Ǯ
 Ǯ
- Chữ P hoa cao mấy li? Gồm mấy nét? Đó là những nét nào?
- Các con đã học chữ cái hoa nào cũng có nét móc ngược trái?
b. Hướng dẫn cách viết:
- Nêu quy trình viết nét móc ngược trái.
GV viết chữ P: Vừa viết vừa nhắc lại cách viết.
c.Hướng dẫn viết bảng con:
- Yêu cầu HS viết vào bảng con.
- Nhận xét sửa sai.
HĐ3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng.
a.Giới thiệu cụm từ:
PhΪƑ cảnh hấp dẫn.
 ȁȁȁȁȁȁȁ
 ȁȁȁȁȁȁȁ
- Con hiểu từ này như thế nào?
- Có nhận xét gì về độ cao ?
- Các dấu thanh đặt như thế nào ?
b. Hướng dẫn viết chữ: Phong
- Giới thiệu chữ và hướng dẫn cách viết.
- Nhận xét- đánh giá.
HĐ 4. Hướng dẫn viết vở tập viết.
- Nhắc nhở HS về tư thế ngồi viết.
- Yêu cầu HS viết.
HĐ 5. Chấm - chữa bài:
 - Thu 7 - 8 vở để chấm tại lớp.
 - Nhận xét bài vừa chấm.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Hướng dẫn bài tập về nhà. 
- Nhận xét tiết học.
- Hợp tác cùng GV.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- Học sinh quan sát mẫu chữ P trong khung.
- Cao 5 li; Gồm 2 nét, nét móc ngược trái và nét cong tròn có 2 đầu uốn vào trong không đều nhau.
- HS nêu.
- Đặt bút tại giao điểm của các đường kẻ ngang 6 và đường kẻ dọc 3, sau đó viết nét móc lượn cong vào trong. điểm dừng bút nằm trên đường kẻ 2 và ở giữa đường kẻ dọc 2 và 3. 
- HS quan sát GV viết mẫu vào phần bảng mẫu đã kẻ sẵn.
- HS viết bảng con 2 lần. P 
- Đọc PhΪƑ cảnh hấp dẫn.
- Phong cảnh đẹp, ai cũng muốn đến thăm.
- Chữ g, h, P cao 2 li rưỡi. Chữ d cao 2 , chữ p dài 2 li Các chữ còn lại cao 1 li.
- Dấu hỏi đặt trên con chữ a, dấu sắc, dấu ngã đặt trên con chữ â.
- Chữ P và h không có nét nối.
- HS viết trên bảng con.
- Lớp nhận xét sửa sai. 
- Ngồi đúng tư thế viết bài.
- Viết đúng, đẹp theo mẫu các cỡ chữ.
- Lắng nghe, thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 19.doc