Thiết kế bài dạy khối 1 - Tiểu học Quán Toan - Tuần 11

Thiết kế bài dạy khối 1 - Tiểu học Quán Toan - Tuần 11

I Mục tiêu :

- H nhớ lại tên các bài đạo đức đã học

- Thực hành được một số kĩ năng cần thiết qua các bài đạo đức đã học.

II. Đồ dùng học tập :

III. Các hoạt động dạy học:

1. Kiểm tra: Em hãy kể tên các bài đạo đức mà em đã được học.

2. Dạy học bài mới.

a. Hoạt động 1:G kể tên các bài đã họcvà đưa ra các câu hỏi . Qua bài đạo đức :

* Gọn gàng sạch sẽ em cần nhớ điều gì ?

+ Đầu tóc , quần áo phải luôn luôn gọn gàng sạch sẽ.

+ Phải cắt móng tay móng chân thường xuyên.

- Gọn gàng sạch sẽ có tác dụng gì?

 

doc 24 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1052Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy khối 1 - Tiểu học Quán Toan - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11: (Từ ngày 3/11 đến ngày 7/11)
Thứ hai ngày 3 tháng 11 năm 2008
Đạo đức
Thực hành kĩ năng giữa học kì 1
I Mục tiêu : 
- H nhớ lại tên các bài đạo đức đã học
- Thực hành được một số kĩ năng cần thiết qua các bài đạo đức đã học. 
II. Đồ dùng học tập : 
III. Các hoạt động dạy học:
Kiểm tra: Em hãy kể tên các bài đạo đức mà em đã được học.
Dạy học bài mới.
a. Hoạt động 1:G kể tên các bài đã họcvà đưa ra các câu hỏi . Qua bài đạo đức :
* Gọn gàng sạch sẽ em cần nhớ điều gì ? 
+ Đầu tóc , quần áo phải luôn luôn gọn gàng sạch sẽ.
+ Phải cắt móng tay móng chân thường xuyên.
Gọn gàng sạch sẽ có tác dụng gì?
* Bài giữ gìn sách vở đồ dùng học tập em cần nhớ điều gì?
+ Không vẽ bậy , bôi bẩn , xé rách , làm nhàu sách vở.
+ Không dùng sách , vở đánh nhau chơi nghịch.
Giữ sách vở , đồ dùng học tập bền đẹp có tác dụng gì?
? Gia đình em có mấy người. Em hãy kể về gia đình mình.
? Em có yêu quý gia đình em không.
đó chính là nội dung bài gia đình em.
* Bài lễ phép với anh chị nhường nhịn em nhỏ em cần nhớ điều gì? 
- Vì sao phải lễ phép với người lớn? 
- Vì sao phải nhường nhịn em nhỏ?
=> G cho H thực hành luyện nói theo các câu hỏi trên .
=>G chỉnh sửa bổ sung các câu trả lời cuả H 
b.. Hoạt động 2:- H thực hành các kĩ năng cơ bản.
c. Củng cố : - Về nhà tập các kĩ năng cơ bản đó
Thứ tư ngày 5 tháng 11 năm 2008
Tự nhiên xã hội
Bài 11: Gia đình
I.Mục tiêu.
- Giúp H biết gia đình là tổ ấm của em. Bố mẹ, ông bà, cha mẹ, anh chị là những người thân yêu nhất của em.
- Em có quyền được sống với cha mẹ , được cha mẹ yêu thương chăm sóc.
- Kể được về những người trong gia đình mình với các bạn trong lớp.
- Biết yêu quý gia đình và những người thân trong gia đình.
II.Đồ dùng dạy học. 
Vở bài tập - màu vẽ.
III.Các hoạt động dạy học.
*Khởi động (2').
Hát bài: Cả nhà thương nhau.
1.Hoạt động 1 (10') Hoạt động nhóm.
- Mục tiêu: Gia đình là tổ ấm của em.
- Tiến hành.
 	* Bước 1. Chia nhóm. 4H 1 nhóm.
- Quan sát Sgk/24-25. Gia đình Lan có những ai? Lan và mọi người đang làm gì?
- Gia đình Minh có những ai? Họ đang làm gì?
* Bước 2. Đại diện nhóm trình bày.
đ Mỗi người sinh ra đều có bố mẹ và những người thân. Mọi người sống chung trong một mái nhà. Đó là gia đình.
2.Hoạt động 2. (10') Vẽ tranh, trao đổi theo cặp.
- Mục tiêu. H tự vẽ tranh về gia đình mình.
- Tiến hành.
+Cho H mở vở BT/10. Vẽ về gia đình mình.
+H tự kể về gia đình mình (Làm việc theo cặp).
+Cho 2- 4 đôi kể trước lớp.
đ Gia đình là tổ ấm của em. Bố mẹ ông bà, anh chị là những người thân yêu nhất của em.
3.Hoạt động 3. (13') Hoạt động cả lớp.
- Mục tiêu. Mọi người được kể và chia sẻ với các bạn trong lớp về gia đình mình.
- Tiến hành.
- Cho H dựa vào tranh vẽ của mình để giới thiệu cho các bạn về những người thân trong gia đình mình.
*G gợi ý:-Tranh vẽ những ai?
 - Em muốn thể hiện điều gì trong tranh?
đ Mỗi người sinh ra đều có gia đình. Nơi đó em được thương yêu chăm sóc che chở. Em có quyền được sống chung với cha mẹ người thân của mình.
-----------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 6 tháng 11 năm 2008
Thể dục
Bài 11. Thể dục rèn luyện TTCB - trò chơi
I.Mục tiêu.
- Ôn 1 số động tác RLTTCB đã học. Yêu cầu thực hiện ở mức tương đối chính xác.
- Học động tác đứng đưa 1 chân ra trước. 2tay chống hông. Yêu cầu thực hiện được động tác cơ bản đúng.
- Làm quen với trò chơi. "Chuyền bóng tiếp sức" Yêu cầu biết tham gia vào trò chơi.
II.Địa điểm phương tiện.
Sân tập, còi , bóng.
III. Nội dung và phương pháp.
1.Phần mở đầu. (5-7')
-Tập hợp lớp.
- Phổ biến: Ôn các động tác đã học. Học động tác đứng đưa 2 tay....
- Khởi động	+ Đứng vỗ tay - hát
	+ Giậm chân tại chỗ.
	+ Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc.
	+ Đi theo vòng tròn và hít thở sâu.
- Kiểm tra. Tập tư thế cơ bản đứng kiễng gót. 2 tay chống hông. 1 tổ
2.Phần cơ bản. (20-25')
Nội dung
Thời gian
Phương pháp
- Ôn 6 tư thế cơ bản
- Đứng đưa 1 tay ra trước
2 tay chống hông
2 lần
4-5 lần
Lớp trưởng hô - H tập
 TTCB 1 2 3 4
G làm mẫu - hô cho H tập. Sửa xếp 2 hàng dọc. Hàng nọ cách hàng kia 1 m.
-Trò chơi: Chuyền bóng tiếp sức
10-12'
Tổ chức cầm bóng giơ 2 tay lên cao hạ xuống. Chuyền cho bạn, hết hàng chuyền ngược lại. Tổ trưởng cầm bóng hô. "báo cáo xong"
3.Phần kết thúc (5-7')
- Tập hợp lớp đi thường theo nhịp 2,4 hàng dọc.
- Hệ thống bài. - Nhận xét giờ học
Tuần 12: (Từ ngày 10 /11 đến ngày 14/11 )
Thứ hai ngày 10 tháng 11 năm 2008
Đạo đức 
Bài 6. nghiêm trang khi chào cờ ( T1)
I.Mục tiêu.
- H hiểu trẻ em có quyền có quốc tịch.
- Quốc kỳ Việt Nam là cờ đỏ. ở giữa có ngôi sao vàng 5 cánh.
- Quốc kỳ tượng trưng cho đất nước. Cần phải trân trọng giữ gìn.
- Tự hào mình là người Việt Nam. Biết tôn trọng quốc kỳ và yêu quý tổ quốc Việt Nam.
II.Tài liệu.
- 1 lá quốc kỳ,vở bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra (3-5')
- Vì sao phải lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ.
- Đọc bài thơ "làm anh khó đấy"...
2. Dạy học bài mới.
+ Khởi động: Hát bài: Lá cờ Việt Nam đ Nghiêm trang khi chào cờ.
a. Hoạt động 1 (5-6')
Bài 1.Quan sát tranh và cho biết.
+ Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì ?
+ Các bạn đó là người nước nào ? Vì sao em biết ?
đ Các bạn nhỏ trong tranh đang giới thiệu, làm quen với nhau. Mỗi bạn mang một quốc tịch riêng. Việt Nam, Lào, Trung Quốc... Trẻ em có quyền có quốc tịch. Quốc tịch của chúng ta là quốc tịch Việt Nam.
b. Hoạt động 2. (10-12') 
- Chia 4 H 1 nhóm.
+ Quan sát tranh và cho biết: Người trong tranh đang làm gì ?
- Tư thế họ đứng khi chào cờ như thế nào? Vì sao lại đứng nghiêm khi chào cờ.
- Vì sao họ lại sung sướng nâng lá cờ Việt Nam.
- Các nhóm trình bày.
đ Quốc kỳ tượng trưng cho 1 đất nước. Đỉnh lá cờ. Quốc kỳ Việt Nam màu đỏ. ở giữa có ngôi sao vàng 5 cánh.
- Quốc ca là bài hát chính thức của một nước dùng khi chào cờ.
- Khi chào cờ cần:	+ Bỏ mũ nón.
	+ Sửa lại quần áo đầu tóc.
	+ Đứng nghiêm.
	+ Mắt hướng về quốc kỳ.
-> Thể hiện tình yêu tổ quốc Việt Nam.
c. Hoạt động 3 (10') Bài 3.
- H mở vở BT/21.
- Quan sát tranh và cho biết bạn nào chưa nghiêm trang khi chào cờ.
đ Khi chào cờ phải đứng nghiêm trang. Không quay ngang, nói chuyện riêng.
3. Củng cố (3-5')
- Quốc kỳ của nước ta có hình dáng mày sắc thế nào ?
-------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư 12 tháng 11 năm 2008
Tự nhiên xã hội
Bài 12. Nhà ở
I.Mục tiêu :
- Giúp H biết nhà ở là nơi sống của các mọi người trong gia đình .
- Nhà ở có nhiều loại khác nhau và đều có địa chỉ cụ thể.
- H biết được địa chỉ nhà ở của mình.
- Biết kể về ngôi nhà và các đồ dùng trong nhà của em với các bạn trong lớp 
- Biết yêu quý ngôi nhà và các đồ dùng trong nhà .
II.Đồ dùng dạy học .
Sưu tầm một số tranh ảnh về nhà của gia đình ở miên núi , đồng bằng , thành phố 
III.Các hoạt động .
1.Hoạt động 1 . (10‘) Quan sat tranh 
- Mục tiêu. Nhận biết các loại nhà khác nhau ở các vùng khác nhau 
- Tiến hành
+Bước 1 . Cho H mở sách giáo khoa quan sát tranh bài 12 
 . Ngôi nhà này ở đâu ?
 . Em thích ngôi nhà nào ? Vì sao ? 
+Bước 2 . Cho H trình bày trước lớp 
 - G cho H quan sát thêm các tranh đã chuẩn bị. Giải thích cho H hiểu về các dạng nhà và sự cần thiết của nhà ở .
+ Hình 1 . Nhà ở nông thôn
+ Hình 2 . Nhà ở thành phố 
+ Hình 3 . Nhà ở miền núi 
+ Hình 4 . Nhà ở đồng bằng
->Nhà ở là nơi sống và làm việc của mọi người trong gia đình 
2.Hoạt động 2 (15‘) Quan sat theo nhóm nhỏ 
* Mục tiêu. Kể được tên những đồ dùng phổ biến trong nhà 
* Tiến hành .
+Bước 1. Chia 5 nhóm . Mỗi nhóm quan sát 1 tranh / 27 sgk 
 Nêu tên đồ dùng vẽ trong hình 
+Bước 2. Đại diện nhóm trình bày 
 H1 . Đồ dùng ở phòng khách 
 H2 . Đồ dùng trong phòng ăn .
Ngoài những đồ dùng trên em còn biết những loại đồ dùng nào ?
-> Mỗi gia đình đều có những đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt . Việc mua sắm những đồ dùng đó phục vụ và phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình .
3.Hoạt động3 (10‘) Vẽ tranh.
- Mục tiêu . Biết vẽ ngôi nhà của mình và giới thiệu cho các bạn trong lớp 
- Tiến hành. 
+Bước 1. H tự vẽ về ngôi nhà của mình 
+Bước 2. Từng đội tự giới thiệu về ngôi nhà của mình .
+Bước 3. Cho 2 – 3 H giớ thiệu về nhà ở , địa chỉ , đồ dùng trong nhà mình
-> Mỗi người đều có mơ ước có nhà ở tốt đầy đủ đồ dùng sinh hoạt cần thiết .Nhà ở của mỗi người rất khác nhau. Chúng ta cần nhớ địa chỉ nhà ở của mình. Phải yêu quý giữ gìn ngôi nhà của mình . Vì đó là nơi em sống hàng ngày với những người ruột thịt 
----------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 13 tháng 11 năm 2008
Thể dục
Bài 12. thể dục rlttcb - trò chơi vận động
I.Mục tiêu :
- Ôn một số động tác thể dục RLTTCB , yêu cầu thực hiện được động tác ở mức chính xác hơn giờ trước .
- Học động tác đứng đưa hai chân ra sau , hai tay giơ cao thẳng hướng yêu cầu biết thục hiện ở mức cơ bản đúng .
- Ôn trò chơi “ chuyền bóng tiếp sức “ yêu cầu biết tham gia vào trò chơI ở mức bắt đầu có sự chủ động .
II.Địa điểm – Phương tiện :
- Sân tập, còi, bóng 
III.Nội dung và phương pháp lên lớp 
1.Phần mở đầu (6 – 7‘) 
-Tập hợp lớp 
-Khởi động – đứng tại chỗ – vỗ tay – hát 
- Giậm chân tại chỗ theo nhịp 1-2 
- Chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc 30 – 50 m 
- Đi thường theo vòng tròn hí thở sâu 
- Phổ biến : học động tác đứn đưa một chân ra sau , hai tay giơ lên cao 
- Trò chơi “ chuyền bóng tiếp sức”
2.Phần cơ bản (20 – 25‘) 
Nội dung
Thời gian
Phương pháp
- Kiểm tra: Tập TT ĐCB đưa 1 chân...
- Ôn phù hợp
- Đứng kiễng gót 2 tay chống hông.
- Đứng đưa 1 chân ra trước 2 tay chống hông.
- Đứng đưa 1 chân ra sau 2 tay giơ cao thẳng hướng
- Ôn trò chơi truyền bóng 
Tiếp sức
3'
2x4 nhịp
2x4 nhịp
1x2 lần
1x2 lần
2x4 nhịp
2x4 nhịp
5-6'
1 tổ tập 
TTĐCB 
Lớp trưởng điều khiển
Lớp trưởng điều khiển
H xếp 2 hàng dọc chơi
3.Phần kết thúc (5-7')
- Đứng vỗ tay - hát
- Chơi trò chơi diệt các con vật có hại.
- Hệ thống bài học.
Tuần 13 : ( Từ ngày 17/ 11 – 21 / 11 )
Thứ hai ngày 17 tháng 11 năm 2008
Đạo đức 
Bài 6. nghiêm trang khi chào cờ (T2)
I.Mục tiêu :
- H có kĩ năng phân biệt được tư thế đứng chào cờ , với tư thế đứng sai.
-  ... ần
2x4 nhịp
3-5 lần
1-2 lần
1-2 lần
6-8'
Lớp trưởng điều khiển
G quan sát
Lớp trưởng điều khiển
G làm mẫu H tập
Lớp trưởng hô
1. Đứng đưa 2 chân trái ra sau 2tay chống hông.
2. Về TTCB
3.Đưa chân phải ra sau, 2tay chống hông.
4.Về TTĐCB
Xếp 2 hàng chơi
3.Phần kết thúc (5-7')
-Đi thường theo nhịp - hát.
-Trò chơi - Diệt các con vật có hại.
-Hệ thống bài học.
-Nhận xét giờ học.
Rút kinh nghiệm
......................................................................
tuần 14: (Từ ngày 24/11 đến ngày 28/11)
Thư hai ngày 24 tháng 11năm 2008
Đạo đức 
Bài 7. đi học đều và đúng giờ ( T1)
I.Mục tiêu :
- Giúp H biết lợi ích của việc đi học đều và đúng giờ là giúp các em thực hiện tốt quyền được học tập của mình. 
- H thực hiện việc đi học đều và đúng giờ. 
II.Tài liệu và phương tiện 
Tranh phóng VBT/ 23 – 24 .
III.Các hoạt động dạy học
1.Kiểm tra ( 5 ‘ ) 
- Quốc kì của nước ta có hình dàng màu sắc như thế nào ?
- Khi chào cờ phải đứng như thế nào ? Vì sao ?
2.Dạy học bài mới 
a.Hoạt động 1 ( 8 – 10 ‘ ) 
- Quan sát tranh bài 1. Thảo luận nhóm 
- Giáo viên đưa tranh bài 1. Giới thiệu : Thỏ và rùa là hai bạn cùng học cùng một lớp , thỏ nhanh nhẹn còn Rùa thì chậm chạp . Đoán xem chuyện gì đến với hai bạn ?
- Đại diện nhóm trình bày. 
-> Đến giờ học bác Gấu đánh trống vào lớp. Rùa đã ngồi vào bàn học Thỏ la cà, nhởn nhơ ngoài đường, hái hoa, bắt bướm ..
- Vì sao Thỏ nhanh nhẹn lại đi muộn ? 	- Thỏ la cà 
- Rùa chậm chạp lại đến đúng giờ ? 	- Rùa đi một mạch 
- Bạn nào đáng khen ? Vì sao?	- Rùa đáng khen 
- > Thỏ la cà đi muộn, Rùa chậm chạp song cố gắng -> Rùa đáng khen 
b.Hoạt động 2 ( 10 ‘ ) 
- Đóng vai tình huống “Trước giờ đi học “
- G nêu tình huống 
+Mẹ đang gọi con dạy đi học ?
+H đóng vai theo nhóm – Cả lớp nhận xét 
- Nếu có mặt ở đó em sẽ nói gì với bạn ? Vì sao ?
c.Hoạt động 3 ( 5 ‘ ) 
- Bạn nào trong lớp luôn đi học đúng giờ? tuyên dương? 
- Kể những việc cần làm để đi học đúng giờ
3.Củng cố ( 5 ‘ ) 
- Giáo viên nêu kết luận 
=>Được đi học là quyền lợi của trẻ em . Đi học đúng giờ giúp các em thực hiện tốt quyền được đi học của mình .
- Để đi học đúng giờ cần . Chuẩn bị quần áo sách vở đồ dùng đẩy đủ hôm trước . Không thức khuya, để đồng hồ báo thức .
	Rút kinh nghiệm
..............................................................................
................................................................................
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 26 tháng 11 năm 2008
Tự nhiên xã hội
BàI 14. An toàn khi ở nhà
I.Mục tiêu.
- Giúp H biết kể tên 1 số vật nhọn sắc trong nhà có thể gây đứt tay chảy máu.
- Xác định 1 số vật trong nhà có thể gây nóng, bỏng, cháy.
- Biết số điện thoại để báo cứu hoả (114).
II.Đồ dùng
III.Các hoạt động.
a.Hoạt động 1. Quan sát.
- Mục tiêu. Biết cách phòng tránh đứt tay.
- Tiến hành:
Bước 1. Cho H quan sát tranh Sgk/30.
	- Chỉ và nói cho các bạn ở mỗi hình đang làm gì.
	- Dự kiến xem điều gì sẻ xảy ra với các bạn.
	- Khi dùng dao hoặc đồ sắc nhọn, cần chú ý?
	- H thảo luận theo cặp.
Bước 2. Đại diện nhóm trình bày.
đKhi phải dùng dao hoặc những đồ dùng để vở và sắc nhọn cần phải rất cẩn thận để tránh bị đứt tay.
- Những đồ dùng kể trên cần để xa tầm tay trẻ em.
b.Hoạt động 2. Đóng vai.
- Mục tiêu. Nên tránh chơi gần lửa, chất gây cháy.
- Tiến hành.
Bước 1. Chia nhóm nhỏ. Các nhóm thảo luận đóng vai. Quan sát tranh Sgk/31. Đóng vai thể hiện lời nói phù hợp với từng tình huống xảy ra trong từng tranh.
Bước 2. Cho các nhóm trình bày.
- G gợi ý.
+Em có suy nghĩ gì khi thể hiện vai của mình?
+Nhận xét cách ứng xử của từng vai diễn.
+nếu làem em có cách ứng xử nào khác?
+Em có biết số điện thoại gọi cứu hoả ở địa phương mình không.
đKhông được để đèn dầu hoặc các vật gây cháy khác trong màn hay để gần những đồ dùng dễ bắt lửa.
Nên tránh xa những vật và những nơi có thể gây bỏng và cháy. Khi sử dụng các đồ dùng điện phảI cận thận. Không sờ vào phích cắm ổ điện, dây cắm để phòng hở mạch điện chúng ta sẽ bị điện giật. Tìm mọi cách chạy ra xa nơi có lửa cháy, kêu cứu cần nhớ số điện thoại cứu hoả 114
 Rút kinh nghiệm
......................................................................
..................................................................................
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 27 tháng 11 năm 2008
Thể dục
Bài 14. Thể dục RLTTCB – trò chơi.
I.Mục tiêu.
- Ôn 1 số động tác thể dục RLTTCB đã học. Yêu cầu thực hiện ở mức độ tương đối chính xác.
- Làm quen với trò chơi “chạy tiếp sức” Yêu cầu biết tham gia vào trò chơi ở mức ban đầu.
II.Địa điểm phương tiện.
- Sân tập, còi. 2-4 lá cờ.
- Kẻ sân cho trò chơi “chạy tiếp sức”
III.Nội dung và phương pháp lên lớp.
1.Phần mở đầu (5-7’)
-Tập hợp lớp.
- Phổ biến:	- Ôn 1 số động tác RLTTCB.
	- Chơi trò chơi “chạy tiếp sức”.
- Khởi động	- Đứng vỗ tay và hát.
	- Giậm chân tại chỗ.
	-Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, nghiêm, nghỉ
	-Trò chơi “Diệt các con vật có hại”.
2.Phần cơ bản (20-25’).
Nội dung
Thời gian
Phương pháp
Kiểm tra: Đứng đưa chân sang ngang tay chống hông ôn phối hợp
3-4’
1-2 lần
2x4 nhịp
2 tổ tập theo sự điều khiển của tổ trưởng.
Ôn phối hợp
1-2 lần
2x4 nhịp
1.đưa 1 chân ra trước, 2 tay chống hông.
2. 2 tay chống hông.
3. Đưa chân phải ra trước, 2 tay chống hông.
4. Về TTCB.
Trò chơi “chạy tiếp sức”
9-10’
G phổ biến luật chơi, cách chơi em số 1 chạy nhanh qua cờ. Trao khăn cho bạn, em số 2 chạy tiếp đội nào hết người -> thắng. Cho H chơi thử.
3.Phần kết thúc (5-7’)
- Đi thường theo nhịp và hát.
-Hệ thống bài học. -Nhận xét giờ học.
Rút kinh nghiệm
---------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------
tuần 15: (Từ ngày 1/12 đến ngày 5/12)
Thư hai ngày 1 tháng 12 năm 2008
Đạo đức 
Bài 7. ĐI học đều và đúng giờ ( T2)
I.Mục tiêu .
- Giúp H biết ích lợi của việc đi học đều và đúng giờ . H thực hiện việc đi học đều và đúng giờ 
II.Tài liệu và phương tiện. 
 Vở bài tập đạo đức 
III.Các hoạt động dạy học. 
1.Kiểm tra . (15’)
- Để đi học đều và đúng giờ , chúng ta cần làm gì ?
- Vì sao phải đi học đều và đúng giờ ?
2.Dạy bài mới 
a.Hoạt động 1 . Đóng vai tình huống bài 4 
- G đọc nội dung từng tranh bài 4 /24 . H chia 2 nhóm 
- Các nhóm thảo luận H đóng vai trước lớp Cả lớp nhận xét 
- Đi học đều và đúng giờ có lợi gì ?
-> Đi học đều giúp các em được nghe giảng đầy đủ .
b.Hoạt động 2 . Bài 5 .
- H quan sát tranh 
- G hỏi : em nghĩ gì về các bạn trong tranh ?
- H thảo luận theo cặp 
- Đại diện nhóm trình bày . – Nhận xét 
-> Trời mưa , các bạn vẫn đội mũ , mặc áo mưa , vượt khó đI học 
c.Hoạt động 3 . Thảo luận nhóm 
- Đi học đều cò lợi ích gì ? Nghe giảng đầy đủ 
- Cần làm gì để đi học đều và đúng giờ ? Nhờ bố mẹ để đồng hồ ?
- Chỉ nghỉ học khi nào? Nếu nghỉ cần : Khi ốm viết giấy phép làm gì?
- G đọc cho H học thuộc.
 Trò ngoan đến lớp đúng giờ
 Đều đặn đi học, nắng mưa ngại gì ?
-H hát bài : Tới lớp, tới trường .
3.Củng cố (5’)
-Đi học đều và đúng giờ giúp các em học tập tốt , thực hiện tốt quyền được học tập của mình . 
Rút kinh nghiệm
..............................................................................
..................................................................................
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 3 tháng 12 năm 2008
Tự nhiên xã hội
bài 15:Lớp học
I. Mục tiêu: Giúp H biết
Lớp học là nơi các em đến học hàng ngày.
Nói về các thành viên của lớp học và các đồ dùng trong lớp học.
Nói đợc tên lớp, cô giáo chủ nhiệm và 1 số bạn cùng lớp.
Nhận dạng và phân loại (ở mức độ đơn giản)đồ dùng trong lớp học.
Kính trọng thầy cô giáo, đoàn kết với bạn và yêu quý lớp học của mình.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Một số bộ bìa, mỗi bộ gồm nhiều tấm bìa nhỏ, mỗi tấm ghi tên 1 đồ dùng 
 trong lớp học.
III. Các hoạt động dạy học: 
 *Giới thiệu bài(2’)
 + Các em học ở trờng nào? Lớp nào?
 -> Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về lớp học
 *HĐ 1: Quan sát (12-15’)
 1.Mục tiêu: Biết các thành viên của lớp học và các đồ dùng trong lớp học 
 2.Cách tiên hành:
 a) B 1:
 - Chia nhóm 2 H và giao nhiệm vụ quan sát các - H làm việc theo 
 hình ở trang 32,33 SGK, trả lời câu hỏi sau: nhóm 
 +Trong lớp học có những ai và những thứ gì? - Cô giáo, các bạn
 và bàn ghế, bảng 
 + Lớp học của các em gần giống với lớp học - H3
 trong các hình đó?
 + Bạn thích lớp học nào trong các hình đó? Tại sao?
 b) B2:
 G gọi H trả lời trớc lớp
 c)B3 : G và H thảo luận câu hỏi:
 + Kể tên cô giáo,thầy giáo và các bạn của mình.
 + Trong lớp em thờng chơi với ai?
 + Trong lớp của em có những thứ gì? Chúng đợc dùng để làm gì?
 3.G kết luận: Lớp học nào cũng có thầy, cô giáo và H. Trong lớp có bàn 
 ghế cho G và H, bảng, tủ đồ dùng, tranh ảnh...Việc trang trí các thiết bị, đồ dùng dạy học phụ thuộc vào điều kiện của từng trờng.
 *HĐ 2:Thảo luận theo cặp (10’)
 1.Mục tiêu: Giới thiệu về lớp học của mình.
 2 .Cách tiến hành:
 a) B1: H thảo và kể về lớp học của mình với các bạn.
 b) B2: G gọi 1-2H kể về lớp học trớc lớp..
 3.Kết luận:
- Các em cần nhớ tên lớp ,tên trờng của mình.
- Yêu quý lớp học của mình vì đó là nơi các em đến học hàng ngày với thầy cô và các bạn.
*HĐ 3: Trò chơi “Ai nhanh,ai đúng” 
1.Mục tiêu: Nhận dạng và phân loại đồ dùng trong lớp học
 2.Cách tiến hành:
 a) B1:
 + G phát cho mỗi nhóm 1 bộ bìa - H làm thành nhóm 2 đọc lại tên đồ dùng
 + G chia bảng thành các cột dọc 
 tương ứng với số nhóm.
 b)B2:
 + G nêu tên đồ dùng theo yêu - H chọn các tấm bìa ghi tên đồ dùng G và dán lên bảng
-> Nhóm nào nhanh và đúng thì nhóm đó thắng cuộc.
 c) B3: G yêu cầu H nhận xét,đánh giá sau mỗi lợt chơi.
Rút kinh nghiệm
................................................................................
..................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doc11-15x.doc