Giáo án Tổng hợp lớp 2, học kì I - Tuần 1

Giáo án Tổng hợp lớp 2, học kì I - Tuần 1

1. Ổn định tổ chức:

 Kiểm tra sĩ số + nề nếp học tập.

2. Kiểm tra bài cũ :

- Kiểm tra dụng cụ của HS

3. Dạy bài mới :

a/ - Giới thiệu 8 chủ điểm trong HKI.

 - Giới thiệu bài - Ghi đề:

b/ Luyện đọc :

* GV đọc diễn cảm toàn bài.

* Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.

- Đọc từng câu: Rút ra từ HS đọc sai để đọc đúng: nắn nót, mải miết, nguêch ngoạc, ôn tồn.

- Đọc từng đoạn trước lớp.

+ Luyện đọc đúng câu văn dài.

- Đọc từng đoạn trong nhóm.

- Đọc thi từng đoạn giữa các nhóm.

 - Đọc đồng thanh đoạn 3.

 

doc 70 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1226Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp lớp 2, học kì I - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 1
 Từ ngày: 17 / 8 / 2009 
 Đến ngày: 21 / 8 / 2009 
THỨ
MÔN
 TÊN BÀI DẠY
Ghi chú
2 / 17 / 8
HĐTT
Tập đọc
Tập đọc
Toán
Đạo đức
 Chào cờ
 Có công mài sắt, có ngày nên kim
 “
 Ôn tập các số đến 100.
 Học tập sinh hoạt đúng giờ ( T.1)
3 / 18 / 8
Kể chuyện
Toán
Chính tả
Thủ công
 Có công mài sắt, có ngày nên kim
 Ôn tập các số đến 100 (TT)
 Tập chép: Có công mài sắt, có ngày nên kim
 Gấp tên lửa (T.1)
4 / 19 / 8
Tập đọc
Toán
Tập viết
(Mĩ thuật)
(Âm nhạc)
 Tự thuật
 Số hạng – Tổng - Hiệu
 Chữ hoa A
5 / 20 / 8
(LTVC)
(Thể dục)
(Toán)
TNXH
 Cơ quan vận động.
6 / 21 / 8
Chính tả
Toán
Tập làm văn
Thể dục
HĐTT
 Nghe viết:Ngày hôm qua đâu rồi 
 Đềø-xi-mét 
 Tự giới thiệu – Câu và bài.
 Bài 2
 Sinh hoạt lớp
 Thứ hai / 17 / 8 / 2009
Hoạt động tập thể: Chào cờ đầu tuần 
 1) Chào cờ:
 - Đội hướng dẫn chào cờ
 - GV trực nhận xét
 - Đội trực đánh giá ưu khuyết điểm của các lớp
 - Ý kiến của BGH , TPT
 2) Hoạt động tập thể:
 * Mục tiêu :
 - Ôn lại các bài hát tập thể
 * Nội dung :
 - Sinh hoạt trong lớp
 + Lớp trưởng điều khiển lớp sinh hoạt tập thể.
 Ôn lại 3 bài hát đã học
 + Em yêu trường em
 + Bầu bí thương nhau
 + Nhanh bước nhanh nhi đồng
Tập đọc: Có công mài sắt, có ngày nên kim (2tiết)
I/ Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ: nắn nót, mải miết, nguêïch ngoạc, ôn tồn.
- Biết ngắt hơi sau dấu phẩy, nghỉ hơi sau dấu chấm.
- Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật 
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu.
- Hiểu nghĩa các từ: ngáp ngắn ngáp dài, nắn nót, nguệch ngoạc, mải miết, ôn tồn, thành tài.
- Hiểu nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ “ Có công mài sắt có ngày nên kim”
- Rút ra được lời khuyên từ câu chuyện: Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công. 
3. Giáo dục HS cần chăm chỉ, chịu khó trong học tập thì nhất định sẽ học giỏi. 
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV: tranh minh hoạ bài đọc SGK. Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.
III/ Các hoạt động dạy học : 
TG
Giáo viên
Học Sinh
3’
2’
35’
15’
20’
4’
1’
 Tiết 1
1. Ổn định tổ chức: 
 Kiểm tra sĩ số + nề nếp học tập.
2. Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra dụng cụ của HS
3. Dạy bài mới :
a/ - Giới thiệu 8 chủ điểm trong HKI.
 - Giới thiệu bài - Ghi đề:
b/ Luyện đọc : 
* GV đọc diễn cảm toàn bài.
* Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu: Rút ra từ HS đọc sai để đọc đúng: nắn nót, mải miết, nguêïch ngoạc, ôn tồn.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
+ Luyện đọc đúng câu văn dài.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Đọc thi từng đoạn giữa các nhóm.
 - Đọc đồng thanh đoạn 3.
 Tiết 2
c/ Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
Câu 1:
+ Lúc đầu, cậu bé học hành như thế nào?
Giúp HS hiểu nghĩatừ: ngáp ngắn ngáp dài, nguệch ngoạc 
Câu 2 : + Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì?
 Giúp HS hiểu nghĩatừ: mải miết
Câu 3: + Bà cụ giảng giải như thế nào?(cho hs xem tranh )
Giúp HS hiểu nghĩatừ :thành tài 
Câu 4: + Câu chuyện khuyên ta điều gì?
 * Nội dung bài nói gì?
d) Luyện đọc lại :
-Yêu cầu HS đọc thi giữa các nhóm theo cách đọc phân vai. 
-Yêu cầu hs bình chọn CN, nhóm đọc hay. 
4) Củng cố - dặn dò :
+ Câu tục ngữ : “Có công mài sắt có ngày nên kim” có nghĩa bóng là gì?
5) Nhận xét - Dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS quan sát tranh SGK. 
- HS lắng nghe.
- Cá nhân, đồng thanh.
- HS đọc nối tiếp nhau từng câu.
+ “ Mỗi khi cầm quyển sách,/ cậu chỉ đọc vài dòng/ đã ngáp ngắn ngáp dài,/rồi bỏ dở.//đđ 
- Đọc nối tiếp.
- Cử đại diện đọc thi.Bình chọn nhóm đọc hay.
- HS đồng thanh .
- HS đọc từng đoạn để trả lời.
+ Mỗi khi cầm quyển sách cậu chỉ đọc được vài dòng là chán, bỏ đi chơi. Viết chỉ được mấy chữ đầu nắn nót rồi viết nguệch ngoạc cho xong.
+ Mải miết mài thỏi sẳt vào tảng đá.
+ Mỗi ngày cháu thành tài .
+ Chăm chỉ học tập . 
* Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công .
- HS đọc thi.
- HS bình chọn CN, nhóm đọc hay.
+ Nếu kiên trì ,chịu khó rèn luyện thì việc gì cũng thành công.
Rút kinh nghiệm :
.....
..
Toán: Ôn tập các số đến 100
I/ Mục tiêu : 
 Giúp HS củng cố :
 -Viết các số từ 0 đến 100, thứ tự của các số, số có 1, 2 chữ số, số liến trước, số liền sau của một số.
 - Giúp HS nhận biết và viết số đẹp.
 - Giáo dục HS yêu thích môn học toán.
II/ Đồ dùng dạy học :
GV: bảng các ô vuông.
HS: SGK, bảng con.
III/ Hoạt động dạy học:
TG
Giáo viên
Học Sinh
1’
2’
30’
5’
2’
1) Ổn định tổ chức:
2) Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra dụng cụ học tập HS
3) Dạy bài mới:
a) Giơí thiệu bài - Ghi đề: 
b) Hướng dẫn HS làm bài tập:
- GV hướng dẫn HS làm và chấm chữa từng bài.
Bài 1: - Y/c HS làm bảng con hoặc miệng.
a/ Nêu tiếp các số có 1 chữ số.
b/ Số bé nhất có 1 chữ số.
c/ Số lớn nhất có 1 chữ số.
Bài 2:
a/ Nêu tiếp các số có 2 chữ số.
b/ Số bé nhất có 2 chữ số.
c/ Số lớn nhất có 2 chữ số.
+ Có bao nhiêu số có 2 chữ số?
Bài 3: - Gọi HS đọc đề. 
+ Bài tập yêu cầu gì?
- Y/c HS dựa vào kết quả của BT 2 để làm.
a/ Số liền sau của 39.
b/ Số liền trước của 90.
c/ Số liền trước của 99.
d/ Số liền sau của 99.
+ Nêu cách tìm số liền trước của 1 số? 
+ Nêu cách tìm số liền sau của 1 số? 
4) Củng cố : ( trò chơi)
a/ Tìm nhanh số liền trước của các số: 71, 73, 75, 69.
b/ Tìm nhanh số liền sau của các số: 38, 76, 92, 17.
- Chọn 1 HS tìm đúng và nhanh nhất tuyên dương.
5) Nhận xét - dặn dò:
- Gv nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà hoàn thành bài tập và chuẩn bị bài sau. 
Hát
- Sau khi GV sửa xong HS đổi vở để chấm chữa.
a/ 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9
b/ 0
c/ 9
- HS lần lượt nêu theo hàng ngang.
- 10
- 99
+ 90 số.
- 1 HS đọc .
+ Viết số liền trước, liền sau của 1 số.
a/ 40
b/ 89
c/ 98
d/ 100
+ Lấy số đó trừ đi 1 đơn vị.
+ Lấy số đó cộng thêm 1 đơn vị.
- HS làm vào bảng con.
a/ 70, 72, 74, 68.
b/ 39, 77, 93, 18.
 Rút kinh nghiệm :
.
.
Đạo đức: Học tập, sinh hoạt đúng giờ (tiết 1)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức: HS hiểu các biểu hiện cụ thể và lợi ích của việc học tập và sinh hoạt đúng giờ
2. Kỉ năng: HS biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hợp lí cho bản thân và thực hiện đúng thời gian biểu.
3. Thái độ: HS có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập, sinh hoạt đúng giờ.
II/ Đồ dùng dạy học:
GV: Dụng cụ phục vụ trò chơi đóng vai.
HS : vở bài tập đạo đức.
III/ Các hoạt động dạy học.
TG
Giáo viên
Học Sinh
1’
2’
30’
2’
1) Ổn định tổ chức:
2) Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra đồø dùng học tập của HS 
3) Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài – Ghi đề:
b. Các hoạt động:
Hoạt động1:Bày tỏ ý kiến.
* Mục tiêu: HS có ý kiến riêng và biết bày tỏ ý kiến trước các hành động.
* Cách tiến hành: GV giao cho mỗi nhóm 1 tình huống thảo luận việc nào làm đúng việc nào làm sai, tại sao đúng (sai)?.
+ Tình huống 1: Trong giờ học toán cô giáo đang hướng dẫn cả lớp làm bài tập. Bạn Lan đang tranh thủ làm bài tập Tviệt, còn bạn Tùng vẽ máy bay trên vở nháp.
+ Tình huống 2: Cả nhà đang ăn cơm vui vẻ, riêng bạn Dương vừa ăn cơm vừa xem truyện.
- Gọi đại diện nhóm báo cáo.
- GV theo dõi nhận xét và kết luận.
* Kết kuận: Làm hai việc cùng một lúc không phải là học tập, sinh hoat đúng giờ.
 Qua hoạt động 1 các em đã thấy cần phải làm việc, học tập và sinh hoạt đúng giờ.
Hoạt động 2: Xử lí tình huống
* Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong từng tình huống cụ thể.
* Cách tiến hành.
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ: Mỗi nhóm nhâïn 1 tình huống thảo luận và đóng vai.
+ Tình huống 1: Ngọc đang ngồi xem một chương trình ti vi rất hay, mẹ nhắc Ngọc là đến giờ đi ngủ.
+ Tình huống 2: Đầu giờ HS xếp hàng vào lớp, Tịnh và Lai đi học muộn, khoác cặp đứng ở cổng trường. Tịnh rủ bạn: “ Đằng nào cũng bị muộn rồi, chúng mình đi chơi bắn bi đi”
* GV kết luận: Mỗi tình huống có nhiều cách ứng xử. Chúng ta nên biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp nhất.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm: “ Giờ nào việc nấy” 
* Mục tiêu: Giúp HS biết công việc cụ thể cần làm và thời gian thực hiện để học tập và sinh hoạt đúng giờ
GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm thảo luận: N1: Buổi sáng em làm những việc gì? 
N2: Buồi chiều em làm những việc gì?
N3: Buổi trưa em làm nhưng việc gì?
N4: Buổi tối em làm những việc gì?
- GV kết luận: Cần sắp xếp thời gian hợp lí để đủ thời gian học tập vui chơi, làm việc nhà và nghỉ ngơi. 
4) Củng cố , dặn dò:
- Các em cần học tập và sinh hoạt như thế nào?
- Chuẩn bị bài sau: Học tập sinh hoạt đúng giờ. ( Tiết 2)
Hát
- Lớp chia làm 4 nhóm , mỗi nhóm nhận 1 tình huống để thảo luận . - Đại diện nhóm báo cáo.
- Đại diện nhóm báo cáo.
.
-HS nhắc lại kết luận.
-HS đóng vai - Các nhóm khác bổ sung
+ Ngọc nên tắt tivi và đi ngủ đúng giờ để đảm bảo sức khoẻ, không làm mẹ lo lắng.
+ Bạn Lai nên từ chối đi chơi bi và khuyên bạn không nên bỏ học.
-HS nhắc lại kết luận
-HS làm việc theo nhóm
.
- Đại diệ ... ường xuyên luyện tập TDTT.
- HS nghe, nhắc lại.
-HS trả lời
 Rút kinh nghiệm : ..
Thủ công:
 Gấp tên lửa ( tiết 2)
I/ Mục tiêu:
 - Như tiết 1.
II/ Chuẩn bị: 
GV: Mẫu tên lửa được gấp bằng giấy thủ công, quy trình gấp.
HS: giấy thủ công, kéo, hồ dán.
III/ Các hoạt động dạy học:
TG
Giáo viên
Học sinh
2’
30’
3’
1) Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
2) Bài mới:
a/Giới thiệu bài: GT mục đích , yêu cầu của tiết học và bài học.
b/ Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn lại các bước.
- Để gấp được tên lửa bằng giấy chúng ta cần thực hiện mấy bước.
-GV treo quy trình lên bảng. 
* Hoạt động2:HS thực hành gấp tên lửa
- GV giới thiệu một số mẫu sáng tạo
- Cho HS thực hành gấp
 GV theo dõi giúp đỡ
*Hoạt động 3 :Trưng bày sản phẩm
- GV nhận xét tuyên dương những sản phẩm đẹp.
- Cho HS thi phóng tên lửa
3) Nhận xét – Dặn dò:
- Cho HS thu gom giấy vụn.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị tiết sau học bài: “Gấp máy bay phản lực”. 
Hát
- HS nhắc lại các bước.
- HS thực hành gấp tên lửa.
-HS trang trí trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- HS tự làm vệ sinh.
Rút kinh nghiệm:
 Thứ sáu, 28 / 8 / 2009
Chính tả: 
 Nghe – viết: Làm việc thật là vui 
 Phân biệt g/gh
I) Mục tiêu: 
1. Rèn kĩ năng viết chính tả: 
-Nghe - viết đoạn cuối trong bài “Làm việc thật là vui”
-Củng cố quy tắc viết g/gh (qua trò chơi thi tìm chữ).
2. Ôn bảng chữ cái.
II) Chuẩn bị: 
 GV:Bảng phụ viết sẵn bài chính ta.
 HS:Vở chính tả, bảng con, bút chì, phấn .
III) Các hoạt động dạy học: 
TG
Giáo viên
Học sinh
1’
4’
30’
3’
2’
1) Ổn định tổ chức:
2) Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS lên bảng viết:xoa đầu, ngoài sân, chim sâu, gắng sức.
3)Bài mới: 
a. Giới thiệu bài - Ghi bảng:
b. Hướng dẫn HS nghe – viết: 
* GV hướng dẫn HS chuẩn bị.
- GV đọc đoạn viết.
- Gọi 2 HS đọc lại.
+Bé trong bài đang làm những việc gì?
+ Bé thấy như thế nào?
- Bài chính tả có mấy câu?
- Câu nào có nhiều dấu phẩy nhất?
- Y/c HS viết chữ khó: quét nhà, nhặt rau, bận rộn.
* HS viết bài vào vở
-GV đọc từng câu, HS chép vào vởû .
* Hướng dẫn chấm lỗi:
-HD chấm từng câu theo bài viết mẫu .
c. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: ( VBT/ Tr 8)
- Cho HS nhắc lại quy tắc viết g/gh.
-Tổ chức dưới hình thức trò chơi ô chữ.
- Y/c HS làm bài.
Bài 2:
- Cho HS ôn lại bảng chữ cái.
- Gọi 1 em lên bảng làm bài tập, cả lớp làm vào vở.
4) Củng cố :
- Cho HS nhắc lại bảng chữ cái.
5) Nhận xét - dặn dò :
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Hát
- 2 HS lên bảng viết - Cả lớp viết bảng con.
- HS lắng nghe .
- 2 HS đọc bài .
+ Làm bài, đi học, quét nhà.
+ Bận rộn nhưng rất vui.
-3câu.
-Câu thứ 2
-HS viết bảng con
- HS viết bài vào vở .
- HS đổi vở chấm và chữa lỗi.
- Đứng trước i,e,ê: viết gh; đứng trước các nguyên âm còn lại viết g.
- Bắt đầu bằng g:gà,gỗ, gõ,...
 gh::ghế, ghe, ghi, .
- 1-2 em đọc lại bảng chữ cái.
- HS sắp xếùp tên theo thứ tự bảng chữ cái:
An, Bằng, Dũng, Huệ, Lan
* Rút kinh nghiệm:
...
.
Toán: Luyện tập chung
I / Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
- Phân tích số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị 
- Phép cộng, phép trừ (tên gọi các thành phần và kết quả của từng phép tính, thực hiện phép tính,...)
- Giải toán có lời văn.
- Quan hệ giữa dmvà cm.
II/ Chuẩn bị:
 GV: Bảng phụ, SGK, phấn màu.
 HS: SGK, bảng con, VBT.
III/Các hoạt động dạy học :
TG
Giáo viên
Học sinh
5’
33’
2’
1) Kiểm tra bài cũ :
- GV ghi bảng và gọi 2 em lên làm: 
 Đặt tính rồi tính.
39 + 20 82 + 17
65 + 13 38 + 21
- GV nhận xét và ghi điểm.
- Gọi 3-4 em mang VBT lên kiểm tra.
2) Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài – Ghi đề:
b) Hướng dẫn HS làm bài tập:
- GV hướng dẫn HS làm lần lượt từng bài (có sửa chữa). 
Bài1: 
- Gọi 1 em đọc đề.
-Y/cầu HS theo mẫu để nêu cách làm.
20 = 20 + 5
Bài2 :
-Y/cầu HS nêu cách tìm tổng và hiệu.
- Cho HS làm bài vào vở
Bài3:
-Y/cầu HS tính. 
- Gọi1 HS lên bảng tính, cả lớp làm vào vở.
Bài4:
- Hướng dẫn HS phân tích đề, rồi giải.
- Nhận xét, nhắc nhở cách trình bày.
Bài5: Yêu cầu HS trả lời miệng.
- Chấm một số vở, nhận xét.
3/ Củng cố – Dặn dò:
Về nhà hoàn thành các bài tập, xem lại bài.
Chuẩn bị bài tiết sau “Kiểm tra”.
-2 HS lên bảng làm bài tập – Lớp làm bảng con.
- HS mang vở lên KT.
-Viết các số 25, 62, 99, 87, 39, 85 theo mẫu.
- Viết thành tổng của số chục và số đơn vị.
-2HS lên bảng làm –Cả lơp làm vào vở 
25=20+5 87=80+7
62=60+2 39=30+9
99=90+9 85=80+5 
- Tìm tổng làm phép cộng, tìm hiệu làm phép trừ.
a)
Số hạng
30
52
 9
7
Số hạng
60
14
10
2
Tổng
90
66
19
9
b)
Số bị trừ
90
66
19
25
Số trừ
60
52
19
15
hiệu
30
14
0
10
-HS tự làm bài vào vở.
-Lớp theo dõi - nhận xét
 Giải:
 Số cam chị hái được là:
 85 - 44 = 41(quả)
 Đáp số: 41 quả cam
 -1dm = 10cm
 -10cm = 1dm
* Rút kinh nghiệm:
Tập làm văn: 
 Chào hỏi. Tự giới thiệu.
I)Mục tiêu :
1. Rèn kĩ năng nghe và nói:
-Biết cách chào hỏi và tự giới thiệu
-Có khả năng tập trung nghebạn phát biểuvà nhận xét ý kiến của bạn.
2. Rèn kĩ năng viết: Biết viết một bản tự thuật ngắn.
II) Đồ dùng dạy học: 
 GV : Tranh minh hoạ BT2 trong SGK. 
 HS :Vở BT.
III) Các hoạt động dạy học :
TG
Giáo viên
Học sinh
1’
4’
30’
3’
2’
1) Ổn định tổ chức :
2) Kiểm tra bài cũ :
- Đọc các câu của BT2 tuần trước.
3)Bài mới :
a)Giới thiệu bài - Ghi đề:
b) Hướng dẫn làm bài tập. ( SGK tr 9)
-Hướng dẫn HS làm chấm – chữa từng bài.
Bài 1: Y/c HS nói lời chào.
a)Chào bố mẹ để đi học
b)chào thầy, cô khi đến trường.
Kết luận: Khi chào hỏi ta phải có thái độ, giọng nói, lời nói, cử chỉ như thế nào?
Bài 2: 
- Yêu cầu HS quan sát tranh
Y/cầu HS đóng vai nhắc lại lời các bạn trong tranh.
Bài 3: (Làm viết)
-Bài tập y/c gì? 
-Y/cầu HS làm vào vở.
-Thu bài –chấm,chữa.
4) Củng cố :
- Khi chào hỏivà tự giới thiệu ta phải như thế nào?
 5) Nhận xét dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Hát.
- 2 em.
- HSLàm miệng
+ Con chào mẹ con đi học.
+ Em chào thầy.
+ Đúng, văn minh, lịch sự.
- Quan sát nhận ra nhân vật bóng nhựa,Bút Thép và Mít.
- Thi đau giữa các nhóm.
- Viết bản tự thuật về mình.
- Cả lớp làm bài
- Chào hỏi đúng, lịch sự, văn minh, tự nhiên.
Rút kinh nghiệm :
Thể dục: Bài số 4
Dàn hàng ngang, dồn hàng. 
Trò chơi “Nhanh lên bạn ơi!”
I. Mục tiêu:
- Ôn một số kĩ năng đội hình đội ngũ . Yêu cầu thực hiện chính xác và đẹp.
- Ôn trò chơi “Nhanh lên bạn ơi!”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
II. Sân bãi, dụng cụ:
- Sân bãi: Trên sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập.
- Dụng cụ: GV chuẩn bị 1 còi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Phần nội dung
ĐLVĐ
Yêu cầu chỉ dẫn kĩ thật
Biện pháp tổ chức
TG
SL
A. Phần mở đầu:
1. Ổn định tổ chức
2. Khởi động
3. KTBC
B. Phần cơ bản:
1. Ôn 
2. Học: Dàn hàng ngang, dồn hàng.
Trò chơi
C. Phần kết thúc:
1. Thả lỏng
2. Củng cố
3. Nhận xét
4. Bài tập về nhà
5. GV xuống lớp.
6-8’
24-26’
3-5’
1lần (2x8)
4-6 lần
6-8 lần
- Cán sự tập hợp lớp, báo cáo.
- GV nhận lớp, phổ biến mục tiêu, yêu cầu giờ học.
- KĐC: Đứng vỗ tay và hát.
 Giậm chân tại chỗ và đếm theo nhịp.
- KĐ chuyên môn:Ôn bài thể dục lớp 1.
- Dàn hàng ngang, dồn hàng.
- Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ, điểm số, quay phải, trái.
+ Lần 1: GV điều khiển.
+ Lần 2: Cán sự điều khiển.
Sau đó GV nhận xét, đánh giá.
- Ôn dồn hàng cách một cánh tay.
 Mỗi lần dồn hàng, GV chọn HS làm chuẩn ở vị trí khác nhau.
- GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi.
 Cho 1 nhóm chơi thử.
 Chơi chính thức có phân thắng thua.
- Đi thường theo 2-3 hàng dọc.
- HS nhắc lại nội dung học.
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
- GV: “Giải tán!”, HS: “Khoẻ!”
- Đội hình 3 hàng dọc:
x x x x x x x 
x x x x x x 
x x x x x x 
- Chuyển thành 3 hàng ngang. 
- Đội hình như phần đầu.
- Đội hình như phần đầu.
Rút kinh nghiệm:
Hoạt động tập thể :
Sinh hoạt lớp
 I/ Mục tiêu : - Giúp HS biết tự quản lớp .
 -Tổng kết hoạt động tuần 2 .
 - Phổ biến công việc tuần 3.
II/ Lên lớp :
 1. Nhận xét, đánh giá tuần 2:
 - Gọi tổ trưởng các tổ lên, GV hướng dẫn nhận xét hoạt động của tổ mình.
 - Lớp trưởng nhận xét chung.
 - GV nhận xét:
 Ưu điểm:
 + Ăn mặc đồng phục đúng quy định, đẹp.
 + Chuẩn bị sách vở đầy đủ, có bao bìa, dán nhãn sạch sẽ.
 + Đi học đầy đủ và đúng giờ.
 + Lớp đã đi vào nề nếp tương đối tốt.
 + Vệ sinh trường lớp sạch sẽ, các em biết giữ vệ sinh cá nhân tốt.
 Tồn tại: 
 - Còn nhiều em chưa mua Bộ đồ dùng học Toán..
 - Vài em vở ghi chép còn lộn xộn (Trọng, Hoài Nam, Tâm).
 2. Phương hướng tuần tới:
 - Phân công đôi bạn cùng tiến để giúp nhau học tập.
 - Mua đủ đồ dùng học tập, nhất là môn Toán.
 - Tiếp tục ổn định nề nếp học tập, sinh hoạt.
 - Chuẩn bị một vài tiết mục văn nghệ cho ngày khai giảng.
 3. Sinh hoạt văn nghệ:
 - HS hát 1 số bài hát mà các em thích.
 Cây và hoa bên lăng Bác

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 1.doc