Giáo án ôn luyện môn Toán + Tiếng Việt - Tuần 9

Giáo án ôn luyện môn Toán + Tiếng Việt - Tuần 9

Tuần 9

Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2010

Luyện Tiếng Việt

TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG, TRẠNG THÁI

DẤU PHẨY

I. Mục tiêu:

 Học sinh được thực hành:

 - Tìm từ chỉ hoạt động, trạng thái trong bài Đổi giày.

 - Sử dụng một số từ chỉ hoạt động, trạng thái để đặt câu.

 - Biết đặt dấu phấy vào chỗ thích hợp trong câu.

II. Đồ dùng:

 G: Bảng phụ ghi bài tập 1; bài tập 3.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 7 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 575Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn luyện môn Toán + Tiếng Việt - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 
Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2010
Luyện Tiếng Việt
Từ chỉ hoạt động, trạng thái
Dấu phẩy
Mục tiêu:
	Học sinh được thực hành:
	- Tìm từ chỉ hoạt động, trạng thái trong bài Đổi giày.
	- Sử dụng một số từ chỉ hoạt động, trạng thái để đặt câu.
 	- Biết đặt dấu phấy vào chỗ thích hợp trong câu.
Đồ dùng:
	G: Bảng phụ ghi bài tập 1; bài tập 3.
Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
 1.Giới thiệu bài: 1’
 2. Hướng dẫn làm bài tập: 35’ 
Bài 1: Gạch chân các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong mẩu chuyện vui Đổi giày:
xỏ, bước, lẩm bẩm, tới, gặp, thấy, đi, nhầm, đổi, chạy, ngắm, lôi, lắc đầu, nói.
Bài 2 Đặt 2 câu với các từ chỉ hoạt động, trạng thái em tìm được ở bài tập 1.
VD: Hằng ngày em đi bộ đến trường.
 Tuấn đang nói chuyện gì đó với Linh.
 Bọn mình thi chạy xem ai chạy nhanh hơn nhé.
Bài 3: Có thể đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong mỗi câu sau:
a) Quanh ta mọi vật mọi người đều làm việc.
b) Bạn Mai học giỏi viết đẹp nhất lớp em.
c) Các bạn học sinh vừa đi vừa nói chuyện ríu tít.
d) Bà luôn yêu thương chăm sóc các cháu từng li từng tí.
3. Củng cố – dặn dò: 5’
 -Nội dung bài .
- Về học bài và CB bài sau.
G: Nêu yêu cầu tiết học + ghi đầu bài 
G: Nêu yêu cầu bài tập
H: Giở SGK trang 68, đọc thầm bài Đổi giày; dùng bút chì gạch chân các từ chỉ hoạt động, trạng thái 
- H: Nối tiếp lên bảng gạch chân các từ chỉ hoạt động, trạng thái =>Nhận xét, KL
H: Ghi các từ chỉ hoạt động trạng thái vào vở.
H : Đọc yêu cầu; G: Hướng dẫn mẫu.
H: nêu miệng kết quả ( Nhiều em)
 => Nhận xét, đánh giá.
H: Tự đặt 2 câu vào vở => Nêu câu mình đặt; G: Chấm điểm 8 bài 
G: Nhận xét, chú ý cách diễn đạt và dùng từ của học sinh.
H: Nêu yêu cầu bài tập; Làm vào vở 
H: Lên bảng điền dấu phẩy=> Nx
G: Nhận xét, sửa chữa - đánh giá
Chốt nội dung
G: Củng cố nội dung bài
-Nhận xét giờ học ; giao việc 
Luyện Tiếng Việt
	 (Luyện viết chữ đẹp): 
chữ hoa G
Mục tiêu:
	Học sinh được thực hành viết đúng chữ hoa G (1dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong tiếng.
Đồ dùng:
G: Mẫu chữ hoa G;bảng phụ viết câu ứng dụng
 H: Vở Thực hành viết đúng viết đẹp.
Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
 1. Giới thiệu bài: 1’
 2. Hướng dẫn luyện viết: 
* Quy trình viết chữ G: 3’
- Độ cao: 4 li; rộng hơn 2 li
* Viết từ, câu ứng dụng: 5’
* Viết bài: 24’
* Chấm, chữa: 4’
3. Củng cố – dặn dò: 3’
 -Nội dung bài .
- Về học bài và CB bài : Ôn tập
G: Nêu yêu cầu tiết học + ghi đầu bài 
H: Nêu lại cách viết chữ hoa G (2 em)
G: Vừa viết trên bảng vừa nêu lại cách viết. 
H: Tô lại chữ mẫu, nhẩm theo ( 2 lượt)
H: Viết bảng con => G: uốn nắn, sửa chữa
G: Nêu từ và các câu ứng dụng có trong bài viết.
H: Nêu ý hiểu về nội dung; H: Viết bảng con từ ứng dụng. => G: Nhận xét
G: Nêu yêu cầu nối giữa chữ hoa với các con chữ trong vần. 
G: Theo dõi, uốn nắn từng H
H: Viết bài
G: Thu bài, chấm 6,7 bài => Nhận xét, đánh giá chung.
H: Nêu lại nội dung bài viết
G: Nhận xét chung, dặn H chuẩn bị bài sau.
Thứ năm ngày 21 tháng 10 năm 2010
Luyện Toán
Luyện: bảng 9, 8, 7, 6 cộng với một số
Mục tiêu:
	Học sinh:
Đọc lại được bảng 9, 8, 7, 6 cộng với một số.
Thực hiện được các phép cộng dạng 9, 8, 7, 6 cộng với một số.
Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Hướng dẫn ôn luyện:
.a. Ôn lại bảng 9, 8, 7, 6 cộng với một số: (10’)
b. Thực hành:
Bài 1: Đặt tính rồi tính: (5’)
59 + 5
79 + 9
69 + 8
28 + 55
25 + 7
37 +18
76 + 38
17 + 8
56 + 25
Bài 2: (8’)
16 + 5  17 + 4
34 + 29  16 + 48
28 + 16  35 + 7
38 + 49  43 + 44
?
>
<
=
Bài 3: Nối phép tính có kết quả thích hợp với ô trống (theo mẫu)
18 + 4
29 + 3
17 + 4
<
57 - 17
33
27 + 6
15 + 7
Bài 4: Điền chữ số thích hợp vào ô trống
 4 5 6
 1 8 8 2 
 3 8 4 7 1
Bài 5: Hình sau có bao nhiêu hình tứ giác?
Đáp án: có 5 hình tứ giác.
3. Củng cố, dặn dò: (3’)
G: Nêu mục tiêu tiết học + ghi bảng
5 -7 đọc lại các bảng cộng.
G: Nêu yêu cầu
H: Nêu cách đặt tính và tính
- Tự viết vào vở – 3 em lên làm bảng
G: Chấm 10 bài => Nhận xét, đánh giá.
H: nêu yêu cầu
G: Hướng dẫn mẫu 1 phép tính.
H: Tự làm bài vào vở – nêu miệng kết quả
- Đổi vở kiểm tra chéo => Nhận xét, đánh giá.
2H đọc yêu cầu; Nêu cách làm
- Nối tiếp lên nối + giải thích
=> Nhận xét, đánh giá
H: Đọc yêu cầu
- Lên bảng làm bài; lớp làm vở
G: Chốt kết quả; H đổi vở kiểm tra chéo
Nhận xét, đánh giá.
H: Nêu yêu cầu – tự đếm hình 
- nêu miệng kết quả + giải thích lí do 
=> Nhận xét, đánh giá.
H: Nêu lại nội dung ôn luyện
G: Nhận xét tiết học; dặn H xem lại bài.
Luyện Toán
Luyện: Đặt tính, tính dạng 36 + 15
Mục tiêu:
	Học sinh đặt tính và tính được các phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 36 + 15; giải toán có liên quan.
Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tổ chức
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Hướng dẫn ôn luyện: 
Bài 1: Đặt tính rồi tính: (10’)
26 + 17 46 + 28 16 + 39
46 + 38 56 + 7 66 + 18
36 + 25 16 + 67 46 + 48
Bài 2: Tính (5’)
 28 + 16 – 44 19 + 36 – 30
 49 – 13 + 14 36 + 17 + 20
 56 + 38 – 44 16 + 79 - 53
Bài 3: (7’)
 Ngăn trên có 36 quyển sách, ngăn dưới có nhiều hơn ngăn trên 5 quyển sách.
a. Ngăn dưới có bao nhiêu quyển sách?
b. Cả hai ngăn có bao nhiêu quyển sách?
Bài giải
a. Số quyển sách ở ngăn trên là:
 36 + 5 = 41 (quyển)
b. Cả hai ngăn có là:
 36 + 41 = 77 (quyển)
 Đáp số: a) 41 quyển sách
 b) 77 quyển sách
Bài 4: Nối hai phép tính có cùng kết quả:
6 + 57
16 + 48
46 + 17
29 + 35
47 + 16
13 + 51
Bài 5: Điền chữ số thích hợp vào chỗ trống:
5
< 
52
9
< 
60
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
G: Nêu mục tiêu tiết học + ghi bảng
H: nêu yêu cầu
G: Hướng dẫn mẫu 1 phép tính.
H: Tự làm bài vào vở – làm bảng con 2 phép tính một lần
- Đổi vở kiểm tra chéo => Nhận xét, đánh giá.
H: nêu yêu cầu
G: Hướng dẫn mẫu 1 phép tính.
H: Tự làm bài vào vở – nêu miệng kết quả
- Đổi vở kiểm tra chéo => Nhận xét, đánh giá.
H: nêu yêu cầu
- Tự tóm tắt và giải phần a
- 1H lên bảng chữa bài – Nhận xét.
G: Hướng dẫn H cách làm phần b từ kết quả của phần a
H: Làm bài vào vở – chấm điểm 10 bài
- Chữa bài, nhận xét, đánh giá chung.
H: Đọc yêu cầu
- Tự tính, ghi kết quả phép tính bằng bút chì, nối
- Nối tiếp lên nối + Giải thích
- Nhận xét, bổ sung
G: Nhận xét, đánh giá chung.
H: Nêu yêu cầu; tự điền; nêu miệng kết quả => Nhận xét, đánh giá chung
H: Nêu lại nội dung ôn luyện
G: Nhận xét chung tiết học; dặn H về nhà xem lại bài.
Luyện Tiếng Việt
Mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị
Kể ngắn theo câu hỏi
Mục tiêu:
	Học sinh được thực hành:
	- Biết nói lời mời, yêu cầu, đề nghị phù hợp với các tình huống giao tiếp đơn giản.
 	- Trả lời được câu hỏi về người bạn thân của mình; viết được khoảng 4, 5 câu nói về người bạn thân. 
Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
1. Giới thiệu bài: 1’
2. Hướng dẫn làm bài tập: 35’
Bài 1: Chọn lời mời, nhờ lịch sự nhất cho những trường hợp sau:
a. Em đang ăn kẹo, bạn em đi ngang qua.
- Ê, này ăn kẹo không?
- Kẹo cao su ngon lắm, cậu ăn không?
- Nhi ơi, kẹo này ngon lắm cậu ăn với tơ đi!
b. Thứ bảy là sinh nhật em, em muốn bạn đến dự sinh nhật.
- Đi sinh nhật tớ vào thứ bảy nhé.
- Linh ơi, thứ bảy này tớ tổ chức sinh nhật, tớ mời cậu đến dự nhé.
- Cởu đi sinh nhật tớ không?
Bài 2: Em nói gì trong những trường hợp sau:
- Em nhìn thấy một bạn học sinh vứt rác ra sân trường.
- Trong giờ trao đổi nhóm, có mấy bạn thảo luận rất to.
- Đang xem phim hay có một bạn đứng che em không xem được nữa.
Bài 3: Em hãy viết khoảng 4, 5 câu nói về người bạn thân nhất của em.
 Người bạn em yêu quý nhất là Minh. Minh vừa xinh đẹp lại học rất giỏi. Sáng nào bạn cũng rủ em đi học. Tối đến em và bạn lại cùng nhau ngồi vào bàn học. Có bài nào khó em không hiểu bạn đều giảng giải giúp em. Nhờ có bạn mà em học ngày càng tiến bộ. Em luôn hành diện vì có được người bạn tốt như thế.
3. Củng cố, dặn dò: 4’
- Nội dung ôn luyện.
- Về xem lại bài, CB bài sau.
G: Giới thiệu trực tiếp
H: Nêu yêu cầu bài tập 
- Thảo luận nhóm 2, nêu câu mời, nhờ lịch sự nhất + giải thích
- Nhận xét, bổ sung
=> G: nhận xét, đánh giá chung, nhấn mạnh khi mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị ta phải dùng lời lẽ sao cho lịch sự phù hợp với hoàn cảnh và làm cho người được mời nhờ, yêu cầu đề nghị dễ nghe nhất.
H: Đọc yêu cầu – Thảo luận N4
- Đóng vai thể hiện cách xử lí tình huống trong đó có sử dụng lời mời, nhờ, yêu cầu đề nghị phù hợp
=> Nhận xét, đánh giá chung; lưu ý học sinh có cử chỉ, điệu bộ và thái độ lịch sự khi mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị.
H: Đọc yêu cầu
G: Dùng câu hỏi gợi ý
+ Bạn thân nhất của em tên là gì?
+ Bạn đó có gì nổi bật?
+ Tình cảm của bạn đối với em như thế nào? 
+ Tình cảm của em đối với bạn như thế nào?
H: Tự viết bài – Chấm điểm 6 bài
- Vài học sinh đọc bài viết=> Nhận xét, đánh giá chung.
H : Trả lời - Nx
- Nhận xét giờ học; giao việc
Thứ sáu ngày 22 tháng 10 năm 2010
Luyện Toán
phép cộng có tổng bằng 100
dạng 90 + ? = 100; 80 + ? = 100
Mục tiêu:
	Học sinh được thực hành cộng các số có hai chữ số có tổng bằng 100 dạng 90 + ? = 100; 80 + ? = 100.
Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tổ chức
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Hướng dẫn ôn luyện: 
.Bài 1: Đặt tính rồi tính:
38 + 62 56 + 44 43 + 57
16 + 84 33 + 67 41 + 59
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
57 + 23 + 20 = 100 17 + 45 +  = 100
16 + 48 +  = 100 34 + 29 +  = 100
Bài 3: Tính nhẩm:
10 + 90 = 100
 60 + 30 =
20 + 50 =
80 + 20 = 
 30 + 40 = 
50 + 50 =
70 + 20 =
 60 + 20 =
40 + 50 =
45kg 
Bài 4: Ngày đầu cửa hàng bán được 45 kg đường. Ngày sau của hàng bán được 55 kg đường. Hỏi cả hai ngày cửa hàng bán được bao nhiêu ki-lô-gam đường?
Tóm tắt 
?kg 
Ngày đầu: 
55kg 
Ngày sau: 
Bài giải
Cả hai ngày cửa hàng bán được là:
 45 + 55 = 100 (kg)
 Đáp số: 100 kg đường
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
G: Nêu mục tiêu tiết học + ghi bảng
H: đọc yêu cầu
- Tự đặt tính và tính
- Nêu cách tính và tính trên bảng
=> Nhận xét, đánh giá chung.
H: Đọc yêu cầu
G: Hướng dẫn mẫu 1 phép tính
H: Tự làm bài vào vở ; ghi kết quả vào bảng con => Nhận xét, đánh giá chung
H: Đọc yêu cầu.
- Nêu cách tính nhẩm; nối tiếp nêu kết quả => nhận xét, bổ sung
G: Nhận xét, đánh giá, Lưu ý học sinh cách nhẩm.
2H đọc yêu cầu
G: Hướng dẫn H phân tích bài toán
H: lên bảng tóm tắt và giải.
- Lớp làm vở => G: Chấm 10 bài
=> Nhận xét, đánh giá.
H: Nêu lại nội dung ôn luyện
G: Nhận xét chung tiết học; dặn H về nhà xem lại bài.
Ngày  tháng năm 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docLUYEN 9.doc