Thiết kế bài đạy các môn lớp 5 - Tuần 11

Thiết kế bài đạy các môn lớp 5 - Tuần 11

Tiết 1: CHÀO CỜ - SINH HOẠT LỚP

1. Tập trung toàn trường- chào cờ.

 2. Sinh hoạt chủ nhiệm.

I.Mục tiêu:

 - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 6.

- Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân.

- Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân.

II. Lên lớp:

1. Nhận xét, đánh giá tuần 9.

Nề nếp, học tập, vệ sinh, hoạt động khác.

 2. Triển khai kế hoạch tuần 10:

- Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT – TKB tuần 10.

 - Tiếp tục duy trì SS, tỉ lệ chuyên cần, nề nếp ra vào lớp, nghỉ học phải xin phép.

- Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp.

- Thi đua hoa điểm 10 giữa các tổ. Giúp bạn cùng tiến.

- Kiểm tra sách vở dụng cụ học tập. Tiếp tục rèn : giữ vở sạch, viết chữ đẹp.

- Thực hiện VS trong và ngoài lớp. Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.

- Nhắc nhở động viên học sinh đóng góp các loại quỹ theo quy định.

 

doc 36 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 530Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài đạy các môn lớp 5 - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn 11
TUẦN 11
 Thứ hai ngày 29 tháng 10 năm 2012
Tiết 1: CHÀO CỜ - SINH HOẠT LỚP
1. Tập trung toàn trường- chào cờ.
	2. Sinh hoạt chủ nhiệm.
I.Mục tiêu:
 - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 6.
- Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân.
- Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân.
II. Lên lớp:
1. Nhận xét, đánh giá tuần 9.
Nề nếp, học tập, vệ sinh, hoạt động khác.
 2. Triển khai kế hoạch tuần 10:
- Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT – TKB tuần 10.
 	 - Tiếp tục duy trì SS, tỉ lệ chuyên cần, nề nếp ra vào lớp, nghỉ học phải xin phép.
- Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp. 
- Thi đua hoa điểm 10 giữa các tổ. Giúp bạn cùng tiến.
- Kiểm tra sách vở dụng cụ học tập. Tiếp tục rèn : giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
- Thực hiện VS trong và ngoài lớp. Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.
- Nhắc nhở động viên học sinh đóng góp các loại quỹ theo quy định.
3. Tổ chức sinh hoạt ngoại khoá.
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu về : Kĩ năng đi xe đạp an toàn.
Giúp HS: 
+ Biết những quy định đối với những người đi xe đạp trên đường phố theo luật ATGT.
+ Biết cách lên, xuống xe và dừng , đỗ xe an toàn trên đường phố.
4. Củng cố :
Gọi HS nhắc lại công việc tuần tới.
	Gv nhận xét.
5. Dặn dò: Thực hiện tốt công việc tuần tới.
Tiết 2 : TẬP ĐỌC
CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ
I. Mục tiêu:
	- Đọc diễn cảm được bài văn với giọng hồn nhiên (bé Thu); giọng hiền từ (người ông). 
	- Hiểu nội dung: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu.
	- Trả lời được các câu hỏi trong SGK. Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh.
II. Đồ dùng dạy học
	- Tranh minh họa trong SGK.
	- Bảng phụ ghi đoạn 3.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới
- Giới thiệu: 
 + Cho xem tranh minh họa chủ điểm và giới thiệu: 
 .Chủ điểm Giữ lấy màu xanh 
 . Bài Chuyện một khu vườn nhỏ 
4. Phát triển các hoật động.
* HĐ1: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc.
- Yêu cầu HS khá giỏi đọc bài.
- Giới thiệu tranh minh họa.
- Yêu cầu từng nhóm 3 HS nối tiếp nhau đọc theo 3 đoạn:
 + Đoạn 1: Câu đầu.
 + Đoạn 2: Tiếp theo  đến không phải là vườn.
 + Đoạn 3: Phần còn lại.
- Kết hợp sửa lỗi phát âm và giải thích từ ngữ mới, khó.
- Yêu cầu đọc theo cặp.
- Yêu cầu HS khá giỏi đọc lại bài.
- Đọc mẫu.
b) Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu đọc thầm, đọc lướt bài, thảo luận và lần lượt trả lời các câu hỏi: 
 + Bé Thu thích ra ban công để làm gì ?
 + Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có đặc điểm gì nổi bật ?
 + Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, bé Thu muốn báo ngay cho Hằng biết ?
 + Em hiểu " Đất lành chim đậu" là thế nào ?
- Nhận xét, chốt lại ý đúng sau mỗi câu trả lời.
* HĐ2: Hướng dẫn đọc diễn cảm (10 phút)
- Yêu cầu 3 HS khá giỏi tiếp nối nhau đọc diễn cảm toàn bài.
- Hướng dẫn đọc diễn cảm: giọng bé Thu hồn nhiên; giọng người ông hiền từ. 
 + Treo bảng phụ và hướng dẫn đọc.
 + Đọc mẫu đoạn 3.
 + Yêu cầu theo cặp.
 + Tổ chức thi đọc diễn cảm.
 + Nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.
* HĐ3: Củng cố .
- Yêu cầu thảo luận và trả lời câu hỏi: Nêu ý nghĩa, nội dung của bài văn.
- Nhận xét, chốt ý và ghi nội dung bài.
- Ở phố chợ, đất hẹp người đông, để nhà có một khu vườn không phải là dễ. Tuy nhiên, với một vài chậu hoa kiểng, chúng ta có thể làm cho không gian ngôi nhà thêm đẹp hơn và không khí thoáng mát hơn.
5. Dặn dò .
- Nhận xét tiết học.
- Tập đọc và trả lời các câu hỏi sau bài.
- Chuẩn bị bài Tiếng vọng.
- Hát vui.
- Quan sát tranh và nghe giới thiệu.
- Nhắc tựa bài.
- 1 HS đọc to.
- Quan sát tranh.
- Từng nhóm 3 HS tiếp nối nhau đọc tùng đoạn.
- Luyện đọc, đọc thầm chú giải và tìm hiểu từ ngữ khó, mới. 
- Luyện đọc nhóm đôi.
- HS khá giỏi đọc.
- Lắng nghe.
- Thực hiện theo yêu cầu:
 + Nghe ông kể từng loài cây.
 + Cây quỳnh: lá dày, giữ được nước; cây hoa ti gôn: thò những cái râu 
 + Vì muồn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn.
 + Nơi thanh bình, yên ổn sẽ có người sống, 
- Nhận xét và bổ sung sau mỗi câu trả lời.
- HS khá giỏi được chỉ định tiếp nối nhau đọc diễn cảm.
- Chú ý.
- Lắng nghe.
- Đọc diễn cảm với bạn ngồi cạnh.
- Xung phong thi đọc.
- Nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt.
- Tiếp nối nhau trả lời và nhắc lại nội dung bài: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu.
Tiết 3 : TOÁN 
	 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Biết tính tổng nhiều số thập phân, tính bằng cách thuận tiện nhất. (BT1; BT2a,b).
- Biết so sánh các số thập phân, giải bài toán với các số thập phân (cột 1 của BT3; BT4).
- HS khá giỏi làm cả 4 bài tập.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bảng nhóm và bảng con.
III. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- Yêu cầu HS:
 + Nêu tính chất kết hợp của phép cộng số thập phân.
 + Tùy theo đối tượng HS, yêu cầu làm lại BT3 trong SGK.
- Nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới
- Giới thiệu: Luyện tập.
4. Phát triển các hoạt động.
* HĐ 1: Thực hành
- Bài 1 (5 phút): Rèn kĩ năng tính tổng nhiều số thập phân
 + Nêu yêu cầu bài.
 + Ghi bảng lần lượt từng câu, yêu cầu thực hiện vào bảng con.
 + Nhận xét, sửa chữa: a) 65,45 b) 47,66
- Bài 2 (8 phút): Rèn kĩ năng tính bằng cách thuận tiện nhất
 + Gọi HS đọc yêu cầu bài.
 + Hỗ trợ HS: 
 . Vận dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp một cách thích hợp.
 . Cả lớp làm câu a, b; HS khá giỏi thực hiện cả 4 câu.
 + Yêu cầu HS thực hiện vào vở, phát bảng nhóm cho 2 đối tượng HS thực hiện.
 + Nhận xét, sửa chữa:
a) 14,68 b) 18,6 c) 10.7 d) 19
- Bài 3 (5 phút): Rèn kĩ năng so sánh các số thập phân
 + Nêu yêu cầu bài.
 + Yêu cầu thực hiện cột 1; HS khá giỏi thực hiện cả bài vào vở. Yêu cầu 2 đối tượng HS thực hiện trên bảng.
 + Nhận xét, sửa chữa. 
- Bài 4 (7 phút): rèn kĩ năng giải toán với các số thập phân.
 + Gọi HS đọc yêu cầu bài.
 + Ghi bảng tóm tắt:
Tóm tắt: 28,4m
Ngày 1: 2,2m
Ngày 2: 1,5m m?
Ngày 3: 
 + Yêu cầu 1 HS làm trên bảng, lớp làm vào vở.
 + Nhận xét, sửa chữa. 
* HĐ2: Củng cố (5 phút)
- Yêu cầu nhắc lại tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân.
- Nắm được kiến thức bài học, các em có thể vận dụng vào bài tập cũng như trong thực tế cuộc sống một cách thuận tiện và thích hợp nhất .
5. Dặn dò (1 phút)
- Nhận xét tiết học.
- Làm lại các bài tập trên lớp vào vở, HS khá giỏi cả 4 bài trong SGK.
- Chuẩn bị bài trừ hai số thập phân.
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện theo yêu cầu.
- Nhắc tựa bài.
- Xác định yêu cầu.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét, đối chiếu kết quả.
- 2 HS đọc to.
- Chú ý.
- Các đối tượng thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét, đối chiếu kết quả.
- Xác định yêu cầu bài.
- Thực hiện theo yêu cầu:
3,6 + 5,8 > 8,9 5,7 + 8,8 = 14,5
7,56 0,08 + 0,4 
- Nhận xét, bổ sung.
- Tiếp nối nhau nêu.
- Thực hiện theo yêu cầu:
Số mét vải ngày thứ hai dệt là:
28,4 + 2,2 = 30,6 (m)
Số mét vải ngày thứ ba dệt là:
30,6 + 1,5 = 32,1 (m)
Số mét vải cả ba ngày dệt là:
28,4 + 30,6 + 32,1 = 91,1 (m)
 Đáp số: 91,1m
Tiết 4: KHOA HỌC
ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ
(tiếp theo)
I. Mục tiêu:
	 Ôn tập kiến thức về:
	- Đặc điểm sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì.
	- Cách phòng tránh bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A, nhiễm HIV/AIDS.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Hình trang 44 SGK.
	- Giấy, bút màu.
III. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định (1 phút)
2/ Kiểm tra bài cũ (5 phút) Ôn tập.
- Nhận xét, ghi điểm.
3/ Bài mới
 Giới thiệu: Ôn tập: Con người và sức khỏe.
4.Phát triển các hoạt động 
* Hoạt động 1: (25 phút)
- Mục tiêu: Vẽ được tranh vận động phòng tránh sử dụng các chất gây nghiện (hoặc xâm hại trẻ em hoặc HIV/AIDS hoặc tai nạn giao thông)
- Cách tiến hành: 
 + Chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu quan sát hình 2, 3 trang 44 SGK, thảo luận về nội dung từng hình. Từ đó đề xuất nội dung tranh của nhóm và phân công nhau vẽ.
 + Yêu cầu trình bày sản phẩm. 
 + Nhận xét và tuyên dương.
* HĐ2: Củng cố (3 phút)
Với các bức tranh đã vẽ, các em sẽ là những tuyên truyền viên vận động mọi người cùng phòng tránh sử dụng các chất gây nghiện và phòng chống HIV/AIDS, tai nạn giao thông.
5/ Dặn dò (1 phút)
- Nhận xét tiết học. 
- Nói cho mọi người nghe về những điều đã học.
- Chuẩn bị bài Tre, mây, song.
- Hát vui.
- HS được chỉ định trả lời câu hỏi.
- Nhắc tựa bài.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thực hiện theo yêu cầu.
- Các nhóm trưng bày tranh vẽ.
- Nhận xét, góp ý.
	Thứ ba ngày 30 tháng 10 năm 2012
Tiết 1: CHÍNH TẢ
 Nghe-viết
LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. Mục tiêu:
	- Viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức văn bản luật. 
	- Làm được BT2a/b, hoặc BT3a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II. Đồ dùng dạy học
	- Phiếu để HS bốc thăm tìm từ ngữ ở BT2.
- Bảng nhóm.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định (1 phút)
2/ Kiểm tra bài cũ (1 phút)
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Các em nghe để viết đúng bài chính tả Luật Bảo vệ môi trường đồng thời ôn lại cách viết những từ ngữ có âm cuối n hoặc ng.
Phát triển các hoạt động 
* HĐ1: Hướng dẫn nghe - viết (20 phút)
- Đọc bài chính tả với giọng thong thả, rõ ràng, phát âm chính xác. 
- Yêu cầu HS đọc. 
- Yêu cầu trả lời câu hỏi: Điều 3 khoản 3 Luật Bảo vệ môi trường nói gì ?
- Ghi bảng những từ dễ viết sai, những từ ngữ viết trong dấu ngoặc kép và hướng dẫn cách viết.
- Nhắc nhở:
 + Ngồi viết đúng tư thế. Viết chữ đúng khổ quy định.
 + Trình bày sạch sẽ, đúng theo hình thức văn bản luật. 
- Đọc từng câu, từng cụm từ với giọng rõ ràng. 
- Đọc lại bài chính tả.
- Chấm chữa 8 bài và yêu cầu soát lỗi theo cặp.
- Nêu nhận xét chung và chữa lỗi phổ biến.
* HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập
- Bài tập 2 (7 phút)
 + Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
 + Giúp HS hiểu yêu cầu bài.
 + Chia lớp thành 5 nhóm. Yêu cầu đại diện nhóm lên bốc thăm và trình bày từ ngữ chứa các âm, vần đã bốc thăm được lên bảng. 
 + Nhận xét, sửa chữa. 
 ... 
- Luyện đọc, đọc thầm chú giải và tìm hiểu từ ngữ khó, mới. 
- Luyện đọc với bạn ngồi cạnh.
- HS khá giỏi đọc.
- Lắng nghe.
- Thực hiện theo yêu cầu:
 + Chết trong cơn bão, xác lạnh ngắt, bị mèo tha đi; những quả trứng trong tổ không bao giờ nở.
 + HS khá giỏi trả lời: Vì ích kỉ, vô tình đã gây nên cái chết đau lòng.
 + Những quả trứng không có mẹ ấp ủ.
 + Lời hối hận muộn màng, Kẻ vô tâm, 
- Nhận xét và bổ sung sau mỗi câu trả lời.
- HS khá giỏi được chỉ định tiếp nối nhau đọc diễn cảm.
- Chú ý.
- Lắng nghe.
- Đọc diễn cảm với bạn ngồi cạnh.
- Xung phong thi đọc.
- Nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt.
- Tiếp nối nhau trả lời và nhắc lại nội dung bài: Đừng vô tình trước những sinh linh bé nhỏ trong thế giới quanh ta. Cảm nhận được tâm trạng ân hận, day dứt của tác giả: vô tâm đã gây nên cái chết của chú chim sẽ nhỏ.
TOÁN
Luyện tập
*****
I. Mục tiêu
- Biết trừ hai số thập phân (BT1).
- Biết tìm một thành phần chưa biết của phép cộng, trừ các số thập phân (BT2a, c).
- Biết cách trừ một số cho một tổng (BT4a).
- HS khá giỏi làm cả 4 bài tập.
II. Đồ dùng dạy học
	Bảng phụ ghi bài tập 4a.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định (1 phút)
2/ Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- Yêu cầu HS:
 + Nêu quy tắc trừ hai số thập phân.
 + Tùy theo đối tượng, yêu cầu làm lại các BT trong SGK.
- Nhận xét, ghi điểm. 
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Các bài tập thực hành hôm nay sẽ giúp các em củng cố các kiến thức về trừ hai số thập phân; tìm một thành phần chưa biết của phép cộng, trừ các số thập phân cũng như biết cách trừ một số cho một tổng qua bài Luyện tập.
- Ghi bảng tựa bài.
* Thực hành
- Bài 1(10 phút): Rèn kĩ năng trừ hai số thập phân 
 + Nêu yêu cầu bài tập 1.
 + Ghi bảng lần lượt từng phép tính, yêu cầu đặt tính và tính vào bảng con. 
 + Nhận xét, sửa chữa và lưu ý câu d:
a) 38,81 b) 43,73 c) 45,24 d) 47,55
- Bài 2 (5 phút): Rèn kĩ năng tìm một thành phần chưa biết của phép cộng, trừ các số thập phân 
 + Nêu yêu cầu bài.
 + Ghi bảng lần lượt từng câu, yêu cầu nêu cách tìm các thành phần chưa biết của phép cộng, trừ các số thập phân trong từng câu. 
 + Yêu cầu làm vào vở câu a, c; phát bảng nhóm cho 1 HS thực hiện.
 + Yêu cầu trình bày kết quả.
 + Nhận xét, sửa chữa:
a) x + 4,32 = 8,67 c) x - 3,64 = 5,86
 x = 8,67 - 4,32 x = 5,86 - 3,64
 x = 4,35 x = 2,22
- Bài 4 (3 phút): Rèn kĩ năng trừ một số cho một tổng 
 + Gọi HS đọc yêu cầu bài 4a
 + Hỗ trợ:
 . Tính giá trị của a - b - c và a - (b + c).
 . So sánh hai giá trị vừa tìm được.
 + Treo bảng phụ lên bảng, yêu cầu 1 HS thực hiện, lớp làm vào vở. 
 + Nhận xét, sửa chữa. 
4/ Củng cố (5 phút)
- Hướng dẫn bài tập ở nhà:
 + Bài 3: (7 phút)
 . Gọi HS đọc yêu cầu bài.
 . Tóm tắt bằng sơ đồ:
 4,8kg
Quả thứ nhất:
Quả thứ hai : ? kg 1,2kg 14,5 kg
Quả thứ ba : ? kg
 + Bài 4 : 
 . Gọi HS đọc yêu cầu bài 4b
 . Yêu cầu thực hiện theo hai cách 
- Qua các bài tập thực hành, các em rèn cho mình kĩ năng vận dụng phép tính trừ hai số thập phân vào bài tập và thực tế.
5/ Dặn dò (1 phút)
- Nhận xét tiết học. 
- Làm lại các bài tập vào vở; HS khá giỏi làm toàn bộ cả 4 bài. 
- Chuẩn bị bài Luyện tập chung.
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện theo yêu cầu.
- Nhắc tựa bài.
- Xác định yêu cầu bài tập.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét, đối chiếu kết quả.
- Xác định yêu cầu.
- Tùy theo yêu cầu của từng câu, tiếp nối nhau nêu cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Treo bảng và trình bày kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS đọc to.
- Chú ý.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét, bổ sung.
- Chú ý.
Lâm nghiệp và thủy sản
 *****
I. Mục đích, yêu cầu
	- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố lâm nghiệp và thủy sản ở nước ta: 
	 + Lâm nghiệp gồm các hoạt động trồng rừng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và lâm sản; phân bố chủ yếu ở vùng núi và trung du. 
	 + Ngành thủy sản gồm các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản; phân bố ở vùng ven biển và những nơi có nhiều sông, hồ ở các đồng bằng.
 	- Sử dụng sơ đồ, lược đồ, bảng số liệu, biểu đồ để bước đầu nhạn xét về cơ cấu và phân bố của lâm nghiệp và thủy sản.
	- HS khá giỏi biết nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thủy sản: vùng biển rộng có nhiều hải sản, mạng lưới sông, ngòi dày đặc, người dân có nhiều kinh nghiệm, nhu cầu về thủy sản ngày càng tăng; đồng thời biết các biện pháp bảo vệ rừng. II. Đồ dùng dạy học
	- Tranh, ảnh về trồng và bảo vệ rừng; nuôi trồng và khai thác thủy sản.
- Bản đồ Kinh tế Việt Nam. 
- Biểu đồ sản lượng thủy hải sản.
 III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định (1 phút)
2/ Kiểm tra bài cũ (5phút)
- Yêu cầu trả lời câu hỏi:
 + Kể một số loại cây trồng ở nước ta. Cây nào được trồng nhiều nhất ?
 + Nêu sự phân bố cây trồng và vật nuôi ở nước ta.
- Nhận xét, ghi điểm.
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Với sông ngòi chằng chịt và rừng của nước ta thì tình hình phát triển và phân bố lâm nghiệp và thủy sản ở nước ta có đặc điểm như thế nào ? Bài Lâm nghiệp và thủy sản sẽ giúp các em nắm rõ hơn.
- Ghi bảng tựa bài.
* Hoạt động 1 : Lâm nghiệp (10 phút)
- Yêu cầu thảo luận và trả lời câu hỏi: Kể tên các hoạt động chính của ngành lâm nghiệp nước ta.
- Nhận xét, chốt lại ý đúng. 
- Yêu cầu quan sát bảng số liệu và thảo luận theo nhóm đôi câu hỏi: Hãy nêu nhận xét về sự thay đổidiện tích rừng của nước ta.
- Giải thích: Tổng diện tích rừng = diện tích rừng tự nhiên + diện tích rừng trồng.
- Yêu cầu trình bày kết quả.
- Yêu cầu HS khá giỏi trả lời câu hỏi: Nêu những biện pháp bảo vệ rừng.
- Nhận xét, kết luận và cho xem tranh, ảnh về trồng rừng, bảo vệ rừng
* Hoạt động 2: Ngành thủy sản (10 phút)
- Chia lớp thành nhóm 6, yêu cầu thảo luận và trả lời câu hỏi sau: 
 + Kể tên một số loài thủy sản mà em biết. 
 + Kể tên các hoạt động chính của ngành thủy sản.
 + Dựa vào biểu đồ sản lượng thủy sản, hãy so sánh sản lượng thủy sản của năm 1990 với năm 2003 ?
- Yêu cầu trình bày kết quả.
- Yêu cầu HS khá giỏi trả lời câu hỏi: Nước ta có những điều kiện nào để phát triển ngành thủy sản ?
- Nhận xét, chốt lại ý đúng.
4/ Củng cố (3 phút)
- Ghi bảng nội dung ghi nhớ và yêu cầu đọc lại.
- Lâm nghiệp và thủy sản có vai trò quan trọng trong đời sống của nhân dân ta. Do vậy, chúng ta kiên quyết đối với những hành vi khai thác rừng và đánh bắt thủy sản một cách bừa bãi; đồng thời phải bảo vệ rừng và nuôi trồng thủy sản một cách hợp lí.
5/ Dặn dò (1 phút)
- Nhận xét tiết học.
- Xem lại bài đã học và vận dụng những điều đã học vào thực tế.
- Ghi vào vở nội dung ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài Công nghiệp.
- Hát vui.
- HS được chỉ định trả lời câu hỏi.
- Nhắc tựa bài.
- Tham khảo SGK, thảo luận và tiếp nối nhau phát biểu: Lâm nghiệp gồm các hoạt động trồng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và các lâm sản khác.
- Nhận xét, bổ sung.
- Quan sát bảng số liệu và thảo luận câu hỏi với bạn ngồi cạnh.
- Chú ý.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
- HS khá giỏi tiếp nối nhau trình bày: Khai thác rừng một cách hợp lí, trồng và bảo vệ rừng.
- Nhận xét, bổ sung và quan sát tranh, ảnh.
- Tham khảo SGK, nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động:
 + Tôm, cua, cá 
 + Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
 + Sản lượng khai thác nhiều hơn nuôi trồng.
- Đại diện nhóm tiếp nối trình bày.
- HS khá giỏi tiếp nối nhau trình bày: Vùng biển rộng có nhiều hải sản, mạng lưới sông, ngòi dày đặc, người dân có nhiều kinh nghiệm, nhu cầu về thủy sản ngày càng tăng.
- Nhận xét, bổ sung.
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
Sóc Trăng 
những ngày đầu sau cách mạng tháng Tám
************
I. Mục đích, yêu cầu
	- HS biết: sau cách mạng tháng Tám, Đảng bộ Sóc Trăng đã có nhiều biện pháp củng cố chính quyền cách mạng, giải quyết kịp thời những yêu cầu thiết thực trong đời sống nhân dân, tạo niềm tin và sự nhiệt tình của nhân dân đối với cách mạng.
- Giáo dục các em lòng yêu quê hương, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao ý thức học tập góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước.
 II. Đồ dùng dạy học
- Ảnh đồng chí Dương Kỳ Hiệp.
- Phiếu học tập.
 III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định (1 phút)
2/ Kiểm tra bài cũ (5phút)
- Yêu cầu trả lời các câu hỏi:
 + Kể lại diễn biến Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945 ở Sóc Trăng.
 + Nêu ý nghĩa của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8 - 1945.
- Nhận xét, ghi điểm
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Sau thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8 - 1945, Đảng bộ Sóc Trăng đã làm gì để củng cố chính quyền và chăm lo đời sống nhân dân trong tỉnh. Bài Sóc Trăng những ngày đầu sau cách mạng tháng Tám sẽ giúp các em hiểu.
- Ghi bảng tựa bài.
* Hoạt động 1 (10 phút)
- Treo ảnh đồng chí Dương Kỳ Hiệp và giới thiệu về chủ tịch Ủy ban hành chánh tỉnh Sóc Trăng tháng 8 - 1945.
- Chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu, yêu cầu thảo luận, hoàn thành phiếu học tập: 
PHIẾU HỌC TẬP
Trả lời các câu hỏi sau:
 + Sau cách mạng tháng Tám, hệ thống chính quyền, đoàn thể của tỉnh ta có những bước phát triển như thế nào ?
 + Đời sống nhân dân của tỉnh ta lúc bấy giờ như thế nào ? Đảng bộ và chính quyền đã có những chủ trương gì ?
 - Yêu cầu trình bày kết quả.
- Nhận xét, chốt ý.
* Hoạt động 2 (7 phút)
- Yêu cầu suy nghĩ và trả lời các câu hỏi: 
 + Sau khi những chủ trương của Chính phủ và Ủy ban nhân dân Nam bộ, đời sống của nhân dân có gì khác so với trước ?
 + Em có suy nghĩ gì về chủ trương mà Đảng bộ đã thực hiện ?
 - Nhận xét, tuyên dương HS nêu đúng, chốt ý. 
4/ Củng cố (4phút)
- Ghi bảng nội dung bài học.
- Sau cách mạng tháng Tám, đời sống nhân dân ta gặp nhiều khó khăn nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, những khó khăn đó đã được giải quyết đáng kể. 5/ Dặn dò (1 phút)
- Nhận xét tiết học. 
- Xem lại bài đã học và ghi nội dung ghi nhớ vào vở.
- Chuẩn bị bài Khu căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng.
- Hát vui.
- HS được chỉ định trả lời câu hỏi.
- Nhắc tựa bài.
- Quan sát ảnh và nghe giới thiệu.
- Tham khảo tài liệu, nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động theo yêu cầu.
- Đại diện nhóm trình bày. 
- Nhận xét, bổ sung.
- Suy nghĩ và lần lượt nối tiếp nhau phát biểu. 
- Nhận xét, bổ sung.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan 11 moi.doc