Thiết kế bài đạy các môn lớp 2 - Tuần 10 - Nguyễn Thị Xuyên

Thiết kế bài đạy các môn lớp 2 - Tuần 10 - Nguyễn Thị Xuyên

Tập đọc

 Tiết 28 + 29: SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ

 I/ Mục tiêu:

 - Ngắt, nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ rõ ý, bước đầu biết đọc

 phân biệt lời kể và lời nhân vật.

 Hiểu ND: Sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hiện tấm lòng kính

 yêu, sự quan tâm tới ông bà ( trả lời được các câu hỏi trong SGK )

 - Rèn cho học sinh có kĩ năng đọc diễn cảm.

 - Giáo dục học sinh biết kính trọng và thương yêu ông bà.

 II/ Đồ dùng dạy – học:

 - GV: Tranh vẽ phóng to như SGK.

 - HS: SGK

 

doc 23 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 419Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài đạy các môn lớp 2 - Tuần 10 - Nguyễn Thị Xuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10
 Ngày soạn: 26/ 10/ 2012
 Ngày dạy: Thứ hai ngày 29 tháng 10 năm 2012
Hoạt động tập thể
 Tiết 10: CHÀO CỜ
________________________________________________________
Âm nhạc
Tiết 10: ÔN TẬP BÀI HÁT: CHÚC MỪNG SINH NHẬT
( Đ/ C Cúc soạn và dạy )
______________________________________________________
Tập đọc
 Tiết 28 + 29: SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ
 I/ Mục tiêu:
 - Ngắt, nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ rõ ý, bước đầu biết đọc
 phân biệt lời kể và lời nhân vật.
 Hiểu ND: Sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hiện tấm lòng kính
 yêu, sự quan tâm tới ông bà ( trả lời được các câu hỏi trong SGK )
 - Rèn cho học sinh có kĩ năng đọc diễn cảm.
 - Giáo dục học sinh biết kính trọng và thương yêu ông bà. 
 II/ Đồ dùng dạy – học: 
 - GV: Tranh vẽ phóng to như SGK.
 - HS: SGK
 III/ Hoạt động dạy – học:
Tiết 1
 I/ Kiểm tra bài cũ:
 - GV gọi 2 em đọc bài: Người thẫy cũ + trả lời câu hỏi về nội dung bài.
 - GV nhận xét, ghi điểm.
 II/ Bài mới:
 a/ Giới thiệu bài:
 - Giới thiệu chủ điểm và bài học: Sáng kiến của bé Hà.
 b/ Luyện đọc: 
 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài. 
 - Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp từng câu.
 - Hướng dẫn HS luyện đọc từ khó. GV nhận xét. 
 - HS đọc từ khó: Lập đông, sáng kiến, ngày lễ, rét, trăm tuổi, sức khỏe.
 - Hướng dẫn đọc lời nhân vật, luyện đọc câu văn dài, GV nhận xét, sửa sai.
 - Bố ơi,/ sao không có ngày của ông bà,/ bố nhỉ ? //
 - Hai bố con bàn nhau/ lấy ngày lập đông hàng năm/ làm ngày ông bà/ vì khi trời 
 bắt đầu rét,/ mọi người cần chăm lo sức khỏe/ cho các cụ già//
 - Món quà ông thích nhất hôm nay/ là chùm điểm mười của cháu đấy//
 - Học sinh đọc đoạn trước lớp + GV giảng từ mới: Cây sáng kiến, lập đông, chúc 
 thọ.
 - Học sinh đọc nhóm ( nhóm trưởng chỉ đạo )
 - GV chia nhóm, cho học sinh thi đọc giữa các nhóm ( đọc đoạn 3 )
 - GV nhận xét, ghi điểm.
 - Lớp đọc đồng thanh.
Tiết 2
 c/ Tìm hiểu bài 
 - GV gọi 1 em đọc toàn bài + lớp đọc thầm.
 - GV gọi học sinh đọc đoạn 1, 2, 3. 
 - GV nêi câu hỏi, HS trả lời, GV nhận xét, bổ xung:
 1/ Bé Hà có sáng kiến gì ? ( Tổ chức ngày lễ cho ông bà )
 2/ Hai bố con chọn ngày nào làm " ngày ông bà " Vì sao ? 
 - Chọn ngày lập đông hàng năm làm ngày lễ vì trời bắt đầu rét, mọi người cần 
 chăm lo sức khỏe cho các cụ già.
 3/ Bé Hà còn băn khoăn chuyện gì ?
 - Chưa biết nên chọn quà gì để mừng ông bà.
 4/ Hà đã tặng ông bà món quà gì ?
 - Bé Hà tặng ông bà chùm điểm mười.
 5/ Bé Hà trong câu chuyện là một cô bé như thế nào ?
 - Hà là một cô bé ngoan, có nhiều sáng kiến và rất kính yêu ông bà.
 - GV hướng dẫn học sinh nêu nội dung bài, GV nhận xét, bổ xung.
 */ Nội dung: Qua bài nói lên sự yêu thương, kính trọng của bé Hà đối với ông bà.
 */ Hướng dẫn học sinh luyện đọc lại bài tập đọc ( đọc phân vai )
 - GV nhận xét, ghi điểm.
 IV/ Củng cố - dặn dò
 - GV hệ thống lại nội dung bài, nhận xét tiết học, các em về ôn lại bài. 
_________________________________________________________
 Chiều: Toán
 Tiết 46: LUYỆN TẬP
 I/ Mục tiêu:
 - Biết tìm x trong các bài tập dạng: x + a = b, a + x = b ( với a,b là các số có
 không quá hai chữ số ) Biết giải bài toán có một phép trừ.
 - Rèn cho học sinh có kĩ năng giải toán đúng, nhanh.
 - Giáo dục học sinh yêu thích học môn toán.
 II/ Đồ dùng dạy – học:
 - GV: Phiếu học tập viết sẵn BT 5 ( 46 )
 - HS: SGK.
 III/ Hoạt động dạy – học:
 1/ Kiểm tra bài cũ:
 - GV nêu câu hỏi, HS trả lời, GV nhận xét, ghi điểm.
 +/ Muốn tìm một số hạng ta làm như thế nào ?
 - Muốn tìm một số hạng ta lấy tổng trừ đi số hạng kia.
 2/ Bài mới:
 a/ Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay các em học tiết: Luyện tập.
 b/ Hướng dẫn làm bài tập
 */ Bài tập 1 ( 46 ) 
 - GV gọi 2 em đọc yêu cầu bài tập, hướng dẫn học sinh làm vào bảng con, GV
 nhận xét, bổ xung.
 +/ Tìm x:
 X + 8 = 10 X + 7 = 10 30 + X = 58
 X = 10 – 8 X = 10 = 7 X = 58 = 30
 X = 2 X = 3 X = 28
 */ Bài tập 2 cột 1,2 ( 46 )
 - GV gọi 2 em đọc yêu cầu, học sinh nhẩm, đọc kết quả, GV nhận xét, sửa sai.
 +/ Tính nhẩm:
 9 + 1 = 10 8 + 2 = 10
 10 – 9 = 1 10 – 8 = 2
 10 – 1 = 9 10 – 2 = 8
 */ Bài tập 4 ( 46 )
 - GV gọi 2 em đọc yêu cầu bài tập, GV tóm tắt lên bảng, hướng dẫn HS làm vào
 vở, GV thu bài chấm, nhận xét.
Tóm tắt
Cam, quýt: 45 quả
 Cam: 25 quả
 Quýt: ... quả ?
Bài giải
Có số quả quýt là:
 45 – 25 = 20 ( quả )
 Đáp số: 20 quả.
 */ Bài tập 5 ( 46 )
 - GV gọi 2 em đọc yêu cầu bài tập, hướng dẫn học sinh làm vào phiếu học tập, đọc
 bài làm của mình, GV nhận xét, sửa sai.
 +/ Tìm x, biết X + 5 = 5
 A. X = 5
 B. X = 10
C. X = 0
 IV/ Củng cố – dặn dò:
 - GV hệ thống lại nội dung bài, nhận xét tiết học, về các em ôn lại bài.
________________________________________________________
Tiếng việt ( luyện tập )
Tiết 28: RÈN ĐỌC BÀI: SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ
 I/ Mục tiêu:
 - Học sinh nắm được nội dung bài, đọc đúng bài văn xuôi: Sáng kiến của Bé
 Hà, đọc các từ khó chính xác, không mắc lỗi.
 - Rèn cho học sinh có kĩ năng đọc diễn cảm.
 - Giáo dục học sinh biết thương yêu, kính trọng ông bà.
 II/ Đồ dùng dạy – học:
 - GV: Phiếu học tập.
 - HS: Bảng con, phấn.
 III/ Hoạt động dạy – học:
 1/ Giới thiệu bài: 
 - Tiết hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em đọc bài: Sáng kiến của Bé Hà.
 2/ Hướng dẫn đọc bài:
 - GV đọc mẫu lần 1 + lớp đọc thầm.
 - Học sinh đọc nối tiếp từng câu ( mỗi em đọc 1 câu )
 - Hướng dẫn học sinh luyện đọc từ khó: Sáng kiến, ngày lễ, lập đông, sức khỏe, 
 suy nghĩ, trăm tuổi.
 - Đọc từng đoạn trước lớp ( mỗi em đọc 1 đoạn )
 - Đọc nhóm ( nhóm trưởng chỉ đạo )
 - Thi đọc giữa các nhóm, GV nhận xét, ghi điểm.
 - Lớp đọc đồng thanh.
 - GV nêu câu hỏi, HS trả lời về nội dung bài, GV nhận xét:
 1/ Bé Hà có sáng kiến gì ? ( Tổ chức ngày lễ cho ông bà )
 2/ Hai bố con chọn ngày nào là ngày lễ của ông bà ? Vì sao ?
 - Chọn ngày lập đông hàng năm làm ngày lễ vì khi trời bắt đầu rét, mọi người cần 
 chăm lo sức khỏe cho các cụ già.
 3/ Bé Hà còn băn khoăn chuyện gì ?
 - Chưa biết nên chọn quà gì để mừng ông bà. 
 4/ Hà đã tặng ông bà món quà gì ?
 - Bé Hà đã tặng ông bà chùm điểm mười.
 5/ Bé Hà trong câu chuyện là một cô bé như thế nào ?
 - Hà là một cô bé ngoan, nhiều sáng kiến và rất thương yêu ông bà.
 - Gọi học sinh đọc bài cá nhân, thi đọc giữa các nhóm, GV nhận xét chung.
 IV/ Củng cố – dặn dò: GV hệ thống lại nội dung bài, nhận xét tiết học, về các em
 đọc lại bài nhiều lần.
________________________________________________________
Tự học
Tiết 12: RÈN VIẾT BÀI: THƯƠNG ÔNG
 I/ Mục tiêu:
 - Học sinh nắm được nội dung bài, viết đúng khổ thơ 3,4 trong bài: Thương ông 
 ông, viết không mắc lỗi chính tả, sạch sẽ.
 - Rèn cho học sinh có kĩ năng viết đúng, nhanh.
 - Giáo dục học sinh có ý thức rèn vở sạch, chữ đẹp.
 II/ Đồ dùng dạy – học:
 - GV: Phiếu học tập.
 - HS: Vở viết bài, bảng con, phấn.
 III/ Hoạt động dạy – học:
 1/ Giới thiệu bài: Tiết hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em viết bài: Thương ông.
 2/ Hướng dẫn viết bài:
 - GV đọc mẫu đoạn viết + lớp đọc thầm.
 - GV nêu câu hỏi, HS trả lời, GV nhận xét, sửa sai.
 +/ Chân ông đau như thế nào ? ( Nó sưng nó tấy, đi phải chống gậy )
 +/ Bé Việt đã làm gì để giúp và an ủi ông ?
 - Việt nói với ông là khi nào ông đau, ông nói mấy câu: “ Không đau! không đau!”
 - Biếu ông cái kẹo.
 +/ Tìm những câu thơ cho thấy nhờ bé Việt, ông quên cả đau ?
 - Ông phải phì cười, và ông gật đầu: Khỏi rồi! tài nhỉ!
 */ Hướng dẫn học sinh viết từ khó vào bảng con: Sáng trong, phì cười, thủ thỉ, gật
 đầu, lập tức.
 - GV nhận xét, bổ xung.
 - GV đọc mẫu lần 2, đọc cho học sinh viết bài, đọc cho học sinh soát lỗi, GV thu
 bài chấm, nhận xét.
 IV/ Củng cố – dặn dò:
 - GV hệ thống lại nội dung bài, nhận xét tiết học, về các em viết lại cho đẹp.
__________________________________________________________________
 Ngày soạn: 27/ 10/ 2012
 Ngày dạy: Chiều, Thứ ba ngày 30 tháng 10 năm 2012
Đạo đức
 Tiết 10: CHĂM CHỈ HỌC TẬP ( TIẾT 2 )
 I/ Mục tiêu:
 - Học sinh nêu được một số biểu hiện của chăm chỉ học tập, biết được lợi ích 
 của việc chăm chỉ học tập. Biết được chăm chỉ học tập là nhiệm vụ của học sinh,
 thực hiện chăm chỉ học tập hàng ngày.
 - Rèn cho học sinh có kĩ năng chăm học ở lớp cũng như ở nhà.
 - Giáo dục học sinh có ý thức chăm chỉ học tập và biết nhắc bạn bè chăm chỉ 
 học tập hàng ngày.
 II/ Đồ dùng dạy - học:
 - GV: Phiếu học tập.
 - HS: Vở BT đạo đức.
 III/ Hoạt động dạy - học:
1/ Kiểm tra bài cũ: GV nêu câu hỏi, HS trả lời, GV nhận xét, ghi điểm.
 +/ Như thế nào là chăm chỉ học tập ?
 +/ Chăm chỉ học tập mang lại lợi ích gì?
 2/ Bài mới: 
 a/ Giới thiệu bài
 - Tiết hôm nay các em sẽ học bài: Chăm chỉ học tập ( tiết 2 )
 b/ Hướng dẫn tìm hiểu bài
 */ Hoạt động 1: đóng vai	
 +/ Giáo viên nêu tình huống:
 +/ Hôm nay khi Hà chuẩn bị đi học cùng với bạn thì bà ngoại đến chơi. Đã lâu
 Hà chưa gặp bà nên Hà mừng lắm và bà cũng mừng. Hà băn khoăn không biết nên
 làm gì ?
 - Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm về cách ứng xử, phân vai.
 - Từng nhóm học thảo luận cách ứng xử, phân vai cho nhau.
 - Một số nhóm học sinh diễn vai theo cách ứng xử của mình, lớp nhận xét góp ý
 từng lần diễn. 
 - Giáo viên nhận xét và ủng hộ ý kiến: Hà nên đi học, sau buổi chiều sẽ về chơi 
 với bà.
 - Giáo viên nêu thêm tình huống:
 +/ Hôm nay nhà có giỗ, Nam đòi mẹ cho nghỉ học. Theo em Nam làm như thế có
 đúng không ?
 - Từng nhóm thảo luận cách ứng xử, phân vai cho nhau, một số nhóm học sinh
 trình bày ý kiến.
 */ GV kết luận: Nam nên đi học, học về ăn giỗ sau. Học sinh cần phải đi học đều
 và đúng giờ.
 */ Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
 - Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi để bày tỏ thái độ tán thành hay
 không tán thành bằng cách giơ thẻ, tán thành giơ thẻ đỏ, không tán thành giơ thẻ
 xanh, lưỡng lự giơ thẻ vàng.
 - GV đọc tình huống, đại diện nhóm giơ thẻ, GV nhận xét.
 a/ Chỉ những bạn học không giỏi mới chăm chỉ.
 b/ Cần chăm học hằng ngày và khi chuẩn bị kiểm tra. 
 c/ Chăm chị học tập là góp phần vào thành tích học tâp của tổ, của lớp.
 d/ Chăm chỉ học tập là hằng ngày phải học đến khuya.
 */ Hoạt động 3: Phân tích tiểu phẩ ... h:
 - - -
 17 65 82
 3/ Bài mới:
 a/ Giới thiệu bài
 - Tiết toán hôm nay các em sẽ học bài: 51 - 15 
 b/ Giới thiệu phép trừ 51 - 15
 - GV yêu cầu học sinh xếp lên bàn 51 que tính ( Học sinh tự xếp 51 que tính lên 
 bàn )
 - GV nêu bài toán có 51 que tính, bớt 15 que tính, còn lại bao nhiêu que tính ?
 - 2 em nêu lại bài toán.
 - GV hướng dẫn học sinh thao tác trên que tính tìm kết quả, nêu cách làm.
 - Học sinh thao tác trên que tính để tìm ra kết quả là 36. 
 - GV thao tác lại cho học sinh quan sát. 
 - GV hướng dẫn học sinh cách thực hiện phép tính theo cột hàng dọc.
 - GV nhận xét, sửa sai.
 - 1 em lên bảng thực hiện phép tính.
 - 
 36
 - 1 không trừ được 5, lấy 11 trừ 5 bằng 6, viết 6, nhớ 1. 
 - 1 thêm 1 bằng 2, 5 trừ 2 bằng 3, viết 3. 
 - GV gọi học nhắc lại cách tính vài lần CN + ĐT
 c/ Luyện tập
 */ Bài tập 1 cột 1, 2, 3 ( 50 )
 - GV gọi 2 em đọc yêu cầu bài tập, hướng dẫn học sinh làm vào bảng con, GV 
 nhận xét, sửa sai.
 +/ Tính:
 - - - - - - 
 35 14 32 29 45 27
 */ Bài tập 2 phần a, b ( 50 )
 - GV gọi 2 em đọc yêu cầu, hướng dẫn học sinh làm vào vở nháp, đổi tráo vở 
 kiểm tra bạn, GV nhận xét, bổ xung.
 - Học sinh làm bài vào vở nháp.
 +/ Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lượt là:
 a/ 81 và 14 b/ 51 và 25
 - - 
 67 26
 */ Bài tập 4 ( 50 )
 - GV gọi 2 em đọc yêu cầu, GV vẽ hình mẫu lên bảng, hướng dẫn học sinh vẽ vào
 phiếu học tập + 1 em lên bảng vẽ, GV nhận xét.
 IV/ Củng cố - dặn dò 
 - GV hệ thống lại nội dung bài, nhận xét tiết học, các em về ôn bài và làm bài tập
 1 cột 4, 5 và bài tập 3 ( 50 )
Tập làm văn
 Tiết 10: KỂ VỀ NGƯỜI THÂN
 I/ Mục tiêu:
 - Biết kể về ông bà hoặc người thân, dựa theo câu hỏi gợi ý ( BT 1 )
 Viết được một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu về ông bà hoặc người thân ( BT 2 )
 - Rèn cho học sinh có kĩ năng viết văn ngắn gọn, đủ ý, hay.
 - Giáo dục học sinh biết yêu quí người thân trong gia đình.
 II/ Đồ dùng dạy - học:
 - GV: Tranh vẽ như SGK, bảng phụ.
 - HS: Vở viết bài.
 III/ Hoạt động dạy - học:
 1/ Kiểm tra bài cũ:
 - GV gọi 3 em nói những câu mời, nhờ, đề nghị hoặc xin lỗi người khác.
 - GV nhận xét, ghi điểm.
 2/ Bài mới:
 a/ Giới thiệu bài: Tiết tập làm văn hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em kể về thân 
 người thân.
 b/ Hướng dẫn làm bài tập
 */ Bài tập 1 ( 85 )
 - GV gọi 2 em đọc yêu cầu và đọc các câu hỏi gợi ý, hướng dẫn học sinh trả lời
 - Gọi 1 HS làm bài mẫu. GV hỏi từng câu cho HS trả lời.
 - Yêu cầu HS làm việc theo cặp, từng cặp HS hỏi – đáp với nhau theo các câu hỏi 
 của bài.
 - Gọi HS trình bày trước lớp, nghe và chỉnh sửa lỗi cho các em.
 */ Bài tập 2 ( 85 )
 - Gv gọi 2 em đọc yêu cầu, hướng dẫn học sinh viết bài vào vở. Chú ý HS viết câu 
 văn liền mạch, cuối câu có dấu chấm, chữ cái đầu câu viết hoa.
 - HS viết bài vào vở. Đọc bài viết trước lớp, cả lớp nghe, nhận xét.
 */ Ví dụ: Ông của em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Ông từng là một công
 nhân mỏ. Ông rất yêu quý em. Hằng ngày ông dạy em học bài rồi lại chơi trò chơi 
 với em. Ông khuyên em phải chăm chỉ học hành. Em rất yêu quí ông.
 - GV nhận xét, ghi điểm.
 IV/Củng cố – Dặn dò:
 - GV hệ thống lại nội dung bài, nhận xét tiết học.
 - Dặn dò: Về nhà các em suy nghĩ thêm và kể thêm nhiều điều khác về ông bà và 
 người thân. Về những kỉ niệm em vẫn nhớ về người thân, về ông bà của mình.
_______________________________________________________
Chính tả ( nghe viết )
 Tiết 20: ÔNG VÀ CHÁU
 I/ Mục tiêu:
 - Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng hai khổ thơ. Làm được bài
 tập 2, bài tập 3/ a, b hoặc bài tập chính tả phương ngữ do GV soạn.
 - Rèn cho học sinh có kĩ năng viết sạch, đẹp không sai lỗi chính tả.
 - Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn vở sạch, chữ đẹp.
 II/ Đồ dùng dạy – học:
 - GV: Bảng phụ chép sẵn bài tập 2,3 ( 85 )
 - HS: Bảng con, phấn.
III/ Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I/ Kiểmtra bài cũ: 
- Học sinh lên bảng làm bài tập 2/ b 
( 79 ) 
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
II/ Bài mới: 
1/ Giới thiệu bài:
- Tiết hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em viết bài: Ông và cháu.
2/ Hướng dẫn viết bài:
- GV đọc mẫu bài viết + lớp đọc thầm.
- GV nêu câu hỏi, HS trả lời, GV nhận xét: 
1/ Khi ông và cháu thi vật với nhau thì ai là người thắng cuộc ?
2/ Khi đó ông đã nói gì với cháu ?
- Hướng dẫn học sinh viết từ khó vào bảng con.
- GV nhận xét, sửa sai.
- GV đọc mẫu lần 2 + lớp ĐT theo.
- GV đọc cho học sinh viết bài vào vở.
- GV quan sát, theo dõi, uốn nắn học sinh. 
- Đọc lại cho học sinh soát lỗi. 
- GV thu bài chấm, nhận xét. 
3/ Hướng dẫn làm bài tập
*/ Bài tập 1 ( 85 )
- Gọi 2 em đọc yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn học sinh tìm và nêu miệng.
- GV ghi lên bảng, nhận xét.
*/ Bài tập 3/ a ( 85 )
- Gọi 2 em đọc yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn HS làm vào vở, GV 
nhận xét, bổ xung.
IV/ Củng cố – dặn dò:
- GV hệ thống lại nội dung bài, nhận xét tiết học, về các em viết lại cho đẹp hơn.
- Học sinh lên bảng làm bài tập.
- Học sinh nghe giới thiệu bài.
- Học sinh đọc thầm theo.
- Ông và cháu thi vật với nhau thi cháu luôn là người thắng cuộc. 
- Ông nói: Cháu khỏe hơn ông nhiều. Ông là buổi trời chiều. Cháu là ngày rạng sáng.
- Học sinh viết từ khó vào bảng con:
- Vật thi, keo, thủ thỉ, rạng sáng, trời chiều.
- Học sinh viết bài vào vở.
- Học sinh soát lỗi bằng bút chì.
- 8 em nộp bài để chấm điểm.
- 2 em đọc yêu cầu bài tập.
- Học sinh nêu miệng, em khác nhận xét, bổ xung.
+/ Tìm 3 chữ bắt đầu bằng c, 3 chữ bắt đầu bằng k ?
- Công, cò, cam.
- Kèn, kiềng, kiếm.
- 2 em đọc yêu cầu bài tập.
- Học sinh làm vào vở.
a/ Điền vào chỗ trống: l hay n ?
Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy. 
- Học sinh nhắc lại nội dung bài.
_________________________________________________________
Giáo dục ngoài giờ lên lớp
Tiết 12: CHÚC MỪNG NGÀY HỘI CỦA CÁC THẦY, CÔ GIÁO
 I/ Mục tiêu:
 - Giáo dục sự kính trọng, lòng biết ơn của học sinh đối với công lao to lớn của
 thầy giáo, cô giáo. Phát triển ở học sinh lòng yêu trường, yêu lớp.
 - Rèn cho học sinh các kĩ năng sống: tự nhận thức, xác định mục mục tiêu, bày
 tỏ, chia sẻ, hợp tác.
 - Giáo dục học sinh luôn kính trọng và yêu quí các thầy, cô giáo.
 */ Quy mô hoạt động:
 - Tổ chức theo quy mô lớp.
 II/ Tài liệu và phương tiện:
 - Mỗi học sinh chuẩn bị một đoạn văn ngắn chúc mừng các thầy, cô giáo.
 - Các bài hát chúc mừng các thầy, cô giáo.
 - Sân khấu, micrô, loa ( nếu tổ chức quy mô lớp hoặc trường )
 - Hoa quả, bánh kẹo để liên hoan chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam
 III/ Cách tiến hành:
 */ Bước 1: Chuẩn bị:
 - GV ( ban tổ chức lễ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam ) phối hợp với ban đại
 diện cha mẹ học sinh gợi ý, hướng dẫn học sinh hình thức tổ chức chào mừng
 Ngày nhà giáo Việt nam của lớp trước ngày Nhà giáo Việt Nam một tuần lễ.
 - Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ trong buổi lễ.
 - Chuẩn bị hoa quả, bánh kẹo cho buổi liên hoan chào mừng.
 - Chuẩn bị hoa tươi của tập thể lớp để tặng các thầy, cô giáo.
 - Mỗi học sinh một bông hoa tươi ( bó hoa tươi ) để tặng các thầy, cô giáo.
 - Chuẩn bị bài phát biểu chào mừng của lớp, phân công học sinh dẫn chương trình,
 đại diện học sinh đọc lời chào mừng của lớp.
 - Dự kiến chương trình buối lễ, khách mời.
 - Phân công trang trí lớp.
 - Lọ hoa tươi, khăn trải bàn.
 - Viết lời chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam ( trang trí trên bảng của lớp )
 */ Bước 2: Tiến hành buổi lễ.
 - Lớp học được trang hoang đẹp đẽ với hoa tươi và các băng rôn, lời chúc mừng
 ngày Nhà giáo Việt Nam.
 - Bàn ghế của lớp được sắp xếp phù hợp với hoạt động.
 - MC dẫn chương trình: Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, khách mời.
 - Chương trình ca nhạc chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam.
 - Đại diện học sinh đọc lời chúc mừng các thầy, cô giáo nhân ngày Nhà giáo Việt
 Nam.
 - Đại diện học sinh lên tặng hoa chúc mừng các thầy, cô giáo.
 - Đại diện thầy, cô giáo phát biểu.
 - Đại diện ban phụ huynh học sinh phát biểu chào mừng, tôn vinh các thầy, cô giáo
 nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.
 - Các tiết mục văn nghệ ( ca hát, ngâm thơ, kể chuyện ... ) của các học sinh được
 trình diễn xen kẽ trong buổi liên hoan chào mừng, tạo không khí vui tươi, đầm ấm
 thắm đậm tình thầy trò.
 IV/ Củng cố – dặn dò:
 - GV hệ thống lại nội dung bài, nhận xét tiết học, về các em ôn lại bài.
_______________________________________________________
Hoạt động tập thể
Tiết 9: KIỂM ĐIỂM TUẦN 10 - PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN 11
 I/ Mục tiêu:
 - Học sinh biết được nội dung sinh hoạt, thấy được ưu, khuyết điểm trong tuần
 có hướng sửa chữa và phát huy.
 - Rèn cho học sinh có ý thức chấp hành tốt nội quy của lớp.
 - Giáo dục học sinh có ý thức tổ chức kỷ luật cao.
 II/ Đồ dùng dạy - học: 
 - GV: Nội dung sinh hoạt
 - HS : Tư tưởng nhận thức
 III/ Các hoạt động dạy - học:
 1/ Đánh giá hoạt động trong tuần 10
 - Đa số các em đi học đều, đúng giờ, mặc trang phục đúng theo qui định.
 - Các em đều ngoan ngoãn, lễ phép biết chào hỏi thầy, cô giáo và người lớn tuổi:
 Điểm, Thuý, Loan, Hằng, Thanh, Xuân.
 - Các em đều có ý thức học tập, chú ý nghe giảng, trong lớp hăng hái phát biểu ý
 kiến xây dựng bài: Điểm, Hằng, Loan, Tuyển, Hiếu.
 - Bên cạnh đó còn một số em hay nói chuyện riêng trong lớp, chưa chú ý nghe
 giảng: Trường.
 - Vệ sinh: Vệ sinh trường lớp sạch sẽ, gọn gàng, vệ sinh các nhân còn một số em
 ăn mặc luộm thuộm, đầu tóc chưa gọn gàng: Trường.
 - Tuyên dương 1 em có ý thức đi học giải toán trên mạng: Điểm.
 2/ Kế hoach tuần 11
 - Thi đua lập thành tích chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/ 11 
 - Duy trì nề nếp dạy và học, duy trì tốt sĩ số học sinh.
 - Giáo dục học sinh bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp ở lớp cũng như ở nhà.
 - Có đầy đủ đò dùng học tập khi đến lớp, ôn tập để chuẩn bị thi định kì lần 1.
 trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
 - Vệ sinh các nhân, vệ sinh lớp học sạch sẽ, gọn gàng.
 - Về nhà phải học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
 IV/ Củng cố - dặn dò: Thực hiện tốt phương hướng đề ra.
__________________________________________________________________
 TỔ TRƯỞNG KIỂM TRA BGH KIỂM TRA

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 2 tuan 10 CKTKN NTX.doc