Giáo án Tổng hợp các môn học Khối 2 - Tuần 24

Giáo án Tổng hợp các môn học Khối 2 - Tuần 24

Tiết 2: Toán

LUYỆN TẬP.

I.Mục tiêu: Giúp học sinh

 - Củng cố kĩ năng giải bài toán có lời văn bằng 1 phép tính chia.

 - Củng cố về tên gọi các thành phần và kết quả trong phép nhân.

II.Đồ dùng dạy học.

 - Viết sẵn bài tập 3 lên bảng phụ.

III.Các hoạt động dạy học chủ yếu.

 

doc 20 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 538Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học Khối 2 - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24
Thứ hai ngày 26 tháng 2 năm 2007.
Tiết 1: Chào cờ.
Tiết 2: Toán
Luyện tập.
I.Mục tiêu: Giúp học sinh
 - Củng cố kĩ năng giải bài toán có lời văn bằng 1 phép tính chia.
 - Củng cố về tên gọi các thành phần và kết quả trong phép nhân.
II.Đồ dùng dạy học.
 - Viết sẵn bài tập 3 lên bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ.
 - Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập sau:
Tìm x: x x 3 = 18
 2 x x = 14
 - Yêu cầu cả lớp làm bảng con.
B.Dạy bài mới.
1.Giới thiệu bài.
2.Luyện tập.
*Bài 1:
 - Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
 - x là gì trong các thành phần chưa biết của phép tính ?
 - Muốn tìm một thừa số trong phép nhân ta làm thế nào ?
 - Yêu cầu HS làm bài, chữa bài.
*Bài 2:
- Yêu cầu HS tự làm bài và chữa bài.
- Hãy nêu cách tìm số hạng trong một tổng ?
*Bài 3:
- Nêu yêu cầu của bài tập ?
- GV treo bảng đã viết sẵn ND bài tập.
- Yêu cầu HS đọc tên các dòng trong bảng.
- Nêu cách tìm tích, tìm thừa số trong phép nhân ?
- HS tự làm bài và chữa bài. GV chốt lại kết quả bài làm đúng.
*Bài 4:
- GV giúp HS tìm hiểu đề:
 + Có tất cả bao nhiêu kg gạo ?
 + Làm thế nào để tìm được số gạo trong mỗi túi ?
- Yêu cầu HS làm bài, gọi 1 HS lên bảng chữa bài. GV nhận xét.
*Bài 5:
- Yêu cầu HS đọc thầm bài , nêu yêu cầu của bài ?
- Tự làm bài. GV chấm bài của một vài em, nhận xét.
C.Củng cố dặn dò.
 - GV nhận xét giờ học.
 - Về nhà xem lại bài, ôn lại bảng nhân 2.
 - 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm bảng con.
 - HS nhận xét.
 - 1 HS đọc đề bài, lớp theo dõi.
 - x là thừa số chưa biết.
- Lấy tích chia cho thừa số đã biết.
- Làm bài vào vở, chữa bài.
- 3 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào nháp.
- Lấy tổng trừ đi số hạng kia.
- 1 HS đọc đề bài, đọc các dòng trong bảng.
- HS nêu, HS nhận xét.
- HS làm bài vào vở. 1 HS lên làm trên bảng phụ.
- Có 12 kg gạo, chia đều vào 3 túi.
- Thực hiện phép chia: 12 : 3
Bài giải.
Mỗi túi có số kg gạo là:
12 : 3 = 4 ( kg)
 Đáp số 4 kg
- HS đọc thầm, nêu yêu cầu của bài.
- Làm bài vào vở, chữa bài.
- HS nghe nhận xét, dặn dò.
Tiết 3,4: Tập đọc
Quả tim khỉ.
I.Mục tiêu:
 - HS đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng, biết đọc phân biệt lời người kể và lời nhân vật ( Khỉ, Cá Sấu).
 - Hiểu các từ ngữ: trấn tĩnh, bội bạc, tẽn tò...
 - Hiểu ND câu chuyện: Khỉ kết bạn với Cá Sấu, bị Cá Sấu lừa nhưng đã khôn khéo thoát nạn. Những kẻ bội bạc, giả dối như Cá Sấu không bao giờ có bạn.
II.Đồ dùng dạy học.
 - Tranh trong SGK.
 - Bảng phụ viết câu cần hướng dẫn đọc.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài "Sư Tử xuất quân".
- Đặt tên khác cho bài ?
B.Dạy bài mới.
1.Giới thiệu bài.
2.Luyện đọc.
a.GV đọc mẫu toàn bài
b.Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Tìm các từ khó đọc
- GV đọc mẫu, YC HS đọc các từ này.
*Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu.
*Luyện đọc đoạn.
- GV yêu cầu HS đọc chú giải.
- GV hướng dẫn HS đọc từng đoạn, hướng dẫn ngắt nghỉ hơi đúng.
- Luyện đọc theo đoạn.
*Luyện đọc theo nhóm
*Thi đọc.
*Đọc đồng thanh.
Tiết 2.
3.Tìm hiểu bài.
- Tìm từ ngữ miêu tả hình dáng của Cá Sấu ?
 - Khỉ gặp Cá Sấu trong hoàn cảnh nào ?
- Cá Sấu định lừa Khỉ ra sao ?
- Tìm từ ngữ miêu tả thái độ của Khỉ khi biết bị Cá Sấu lừa ?
- Khỉ đã nghĩ ra mẹo gì để thoát nạn ?
- Theo em Khỉ là con vật như thế nào ?
- Còn Cá Sấu là con vật như thế nào ?
- Chuyện muốn nói với chúng ta điều gì ?
C.Củng cố dặn dò.
- YC HS đọc chuyện theo vai.
- Nhận xét giờ học, dặn dò chuẩn bị giờ sau.
- 2 HS lên bảng đọc bài, HS lớp nhận xét.
- HS nêu.
- 1 HS khá đọc, lớp đọc thầm.
- Leo trèo, quẫy mạnh, sần sùi...
- HS luyện đọc.
*HS đọc nối tiếp từng câu.
- 1 HS đọc chú giải.
- 4 HS nối tiếp đọc 4 đoạn.
- Đọc theo nhóm 4.
- Các nhóm cử đại diện lên thi đọc.
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1.
- Da sần sùi, dài thượt, răng nhọn hoắt, mắt ti hí...
- Cá Sấu nước mắt chảy dài vì không có ai chơi.
- Cá Sấu giả vờ mời Khỉ đến nhà chơi và định lấy quả tim của Khỉ.
- Đầu tiên Khỉ hoảng sợ sau đó Khỉ lấy lại bình tĩnh.
- Khỉ lừa lại Cá Sấu bằng cách hứa vẫn giúp và nói rằng quả tim của Khỉ đang để ở nhà.
- Khỉ là người bạn tốt và rất thông minh.
- Cá Sấu là con vật bội bạc.
*Phải chân thật trong tình bạn.
- 3 HS đọc truyện theo vai.
- HS nghe nhận xét , dặn dò.
Thứ ba ngày 27 tháng 2 năm 2007.
Tiết 1: Toán.
Bảng chia 4.
I.Mục tiêu.
Giúp HS : + Lập bảng chia 4 dựa vào bảng nhân 4.
 + Thực hành chia cho 4 (chia trong bảng)
 + áp dụng bảng chia 4 để giải toán có lời văn.
II.Đồ dùng dạy học.
 - Các tấm bìa mỗi tấm có 4 chấm tròn.
 - Bảng nhóm cho HS làm bài tập 3.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập sau:
Tìm x:
 x x 3 = 18 x x 3 = 27
 2 x x = 18 x x 2 = 18
- Gọi HS đọc thuộc lòng bảng nhân 4.
B.Dạy bài mới.
1.Lập bảng chia 4
- Giúp HS lập bảng chia 4 dựa vào bảng nhân 4: GV cho phép nhân có thừa số là 4, HS lập phép chia dựa vào phép nhân đã cho có số chia là 4.
2.Học thuộc lòng bảng chia 4.
- Yêu cầu HS đọc đồng thanh bảng chia 4.
- Tìm điểm chung của các phép tính trong bảng chia 4 ?
- Nhận xét kết quả của các phép chia trong bảng chia 4 ?
- Yêu cầu HS đọc số được đem chia trong các phép tính của bảng chia 4.
*GV đây chính là dãy số đếm thêm 4 từ 4 đến 40.
3.Luyện tập thực hành.
a.Bài 1:
- Yêu cầu HS tự làm bài, đổi vở để KT bài lẫn nhau.
b.Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Muốn biết 1 hàng có bao nhiêu HS em làm thế nào ?
- Gọi 1 HS lên bảng làm, HS lớp làm vào vở.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả bài làm đúng.
c.Bài 3:
- Gv hướng dẫn tương tự bài 2.
- HS tự làm bài GV thu chấm, nhận xét.
C.Củng cố, dặn dò.
- Gọi HS đọc thuộc lòng bảng chia 4.
- Dặn về nhà đọc thuộc bảng chia 4, chuẩn bị cho giờ sau.
- 2 HS lên bảng làm, HS lớp làm bảng con.
- 1 HS đọc thuộc lòng bảng nhân 4.
- HS lập bảng chia 4 từ các phép tính của bảng nhân 4.
4 x 1 = 4 4 : 4 = 1
4 x 2 = 8 8 : 4 = 2
4 x 3 = 12 12 : 4 = 3....
- HS đọc đồng thanh bảng chia 4.
- Các phép tính trong bảng chia 4 có dạng một số chia cho 4.
- Các kết quả lần lượt là: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10.
- HS đọc : 4, 8, 12, 16, 20, 24, 28, 32, 36, 40.
- Làm bài theo yêu cầu. 2 HS ngồi cạnh đổi vở kiểm tra chéo.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 1 HS lên tóm tắt và giải bài toán, lớp làm vào vở.
Tóm tắt:
4 hàng: 32 học sinh.
1 hàng: ? học sinh.
Bài giải.
1 hàng có số học sinh là:
 32 : 4 = 8(học sinh)
 Đáp số : 8 học sinh.
- HS tự làm bài, chấm, chữa bài.
- 2 HS đọc thuộc lòng bảng chia 4.
- HS nghe nhận xét, dặn dò.
Tiết 2: Âm nhạc.
( Đ/C Suy dạy)
Tiết 3: Kể chuyện.
Quả tim khỉ.
I.Mục tiêu.
- HS dựa vào tranh minh hoạ và gợi ý của GV tái hiện được ND của từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
- Dựng lại câu chuyện theo các vai.- Biết thể hiện lời kể tự nhiên, sinh động, biết thay đổi giọng kể phù hợp với từng nhân vật.
- Biết theo dõi, nhận xét, đánh giá lời bạn kể.
II.Đồ dùng dạy học.
- Tranh trong SGK.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ.
 - 3 HS lên bảng kể theo vai câu chuyện "Bác sĩ Sói"
 - GV nhận xét, cho điểm HS.
B.Dạy bài mới.
1.Giới thiệu bài.
2.Hướng dẫn kể chuyện.
a.Kể từng đoạn câu chuyện.
*Bước 1: Kể trong nhóm.
 - GV yêu cầu HS kể theo nhóm đôi dựa vào tranh minh hoạ và gợi ý kể chuyện.
*Bước 2: Kể trước lớp
 - Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp.
 - GV theo dõi, đặt câu hỏi gợi ý nếu HS còn lúng túng.
b.Kể lại toàn bộ câu chuyện.
 - Yêu cầu HS kể chuyện theo vai.
 - Gọi nhiều HS kể.
 - GV nhận xét, hướng dẫn cho HS kể cho đúng giọng của các nhân vật.
C.Củng cố dặn dò.
 - Qua câu chuyện em rút ra bài học gì ?
 - GV nhận xét giờ học. Dặn HS hoàn thành bài trong giờ tự học. Chuẩn bị cho giờ sau.
 - 3 HS lên bảng kể chuyện.
 - HS lớp nhận xét.
- Mỗi HS kể về một bức tranh. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung thêm cho bạn.
- Các nhóm cử đại diện lên kể.
- HS lớp nhận xét về nội dung, cách diễn đạt.
- HS kể theo vai: Người dẫn chuyện, Khỉ, Cá Sấu.
- HS trả lời theo suy nghĩ.
- HS nghe nhận xét, dặn dò.
Tiết 4: Chính tả.
Nghe - viết: Quả tim khỉ.
I.Mục tiêu.
- HS nghe viết đúng một đoạn trong bài : Quả tim Khỉ.
- Củng cố quy tắc chính tả s / x, ut / uc.
II.Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ ghi sẵn ND các bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2 HS lên bảng viết, lớp viết vào nháp: le te, long lanh, nồng nàn, lo lắng.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
B.Dạy bài mới.
1.Giới thiệu bài.
2.Hướng dẫn viết chính tả.
a.Ghi nhớ nội dung.
 - GV đọc bài viết.
 + Đoạn văn có những nhân vật nào ?
 + Vì sao Cá Sấu lại khóc ?
 + Khỉ đã đối xử với Cá Sấu như thế nào?
b.Hướng dẫn trình bày.
 - Đoạn trích có mấy câu ?
 - Chữ nào trong bài phải viết hoa ?
 - Đoạn trích sử dụng những dấu câu nào?
c.Hướng dẫn viết từ khó.
 - Cá Sấu, nghe, những, hoa quả...
d.Viết chính tả.
 - GV đọc cho HS viết bài, đọc cho HS soát lỗi.
e.Chấm bài, nhận xét.
 - Thu chấm 6-7 bài, nhận xét.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập.
*Bài 2:
 - Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
 - Yêu cầu HS lên bảng làm.
 - Gọi HS nhận xét, GV chốt lại kết quả bài làm đúng.
 - GV nhận xét, cho điểm HS.
*Bài 3:
 - Tổ chức cho HS làm bài dưới hình thức trò chơi.
+ GV treo bảng phụ ghi sẵn nội dung.
+ GV nêu yêu cầu, chia lớp làm 2 nhóm và cho HS thực hành chơi.
 - GV nhận xét, công bố nhóm thắng cuộc.
C.Củng cố dặn dò.
 - Nhận xét giờ học.
 - Dặn HS hoàn thành bài trong giờ tự học.
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con.
- HS lớp nhận xét.
- 1 HS đọc lại, lớp dọc thầm theo.
+ Khỉ và Cá Sấu.
+ Vì chẳng có ai chơi với Cá Sấu.
+ Thăm hỏi, kết bạn và hái quả cho Cá Sấu ăn.
- Có 6 câu.
- Cá Sấu, Khỉ - tên riêng, và các chữ đầu câu.
- Dấu chấm, dấu phẩy.
- HS luyện viết bảng con.
- HS nghe và viết bài.
- HS soát lỗi.
- Điền s/x vào chỗ trống.
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở, nhận xét.
- Lớp chia làm hai đội chơi trò chơi thi tìm tên con vật...
VD: sói, sư tử, sóc, sứa, sò...
- HS ng ... ầu và nét móc ngược phải.
- HS quan sát GV viết mẫu.
- HS trả lời, HS khác nhận xét.
- HS nêu, HS khác nhắc lại.
- HS luyện viết tay không.
- HS luyện viết bảng con.
- Đọc : ươm cây gây rừng.
- Có 4 chữ: ươm, cây, gây, rừng.
- Chữ g, y cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
- Luyện viết bảng con: ươm.
- HS viết bài vào vở theo yêu cầu.
- HS nghe nhận xét, dặn dò.
Tiết 4: Tự nhiên - xã hội
Cây sống ở đâu.
I.Mục tiêu.
- HS biết cây có thể sống ở khắp nơi: Trên cạn, dưới nước và cây có rễ hút được chất bổ dưỡng trong không khí.
- HS yêu thích sưu tầm cây cối.
- HS biết bảo vệ cây cối.
II.Đồ dùng dạy học.
- ảnh minh hoạ trong SGK trang 50, 51.
- Bút dạ bảng, giấy A3, phấn màu.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1.Giới thiệu bài.
 2.Hoạt động 1: Cây sống ở đâu?
*Bước 1:
GV nêu yêu cầu: Hãy kể về một loại cây mà em biết theo các nội dung sau:
 + Tên cây.
 + Cây được trồng ở đâu ?
*Bước 2: Làm việc với SGK.
- Yêu cầu : Thảo luận nhóm, chỉ và nói tên cây, nơi cây được trồng.
 + Hình 1:
 + Hình 2:
 + Hình 3:
 + Hình 4:
- Yêu cầu các nhóm trình bày.
- Vậy cây có thể trồng được ở những đâu?
3.Hoạt động 2: Trò chơi "Cây sống ở đâu".
*GV phổ biến luật chơi:
- Chia lớp làm 2 đội.
*Đội 1: 1 bạn đứng lên nói tên 1 loại cây.
*Đội 2: 1 bạn nhanh, đứng lên nói tên loại cây đó sống ở đâu.
- Ai nói đúng được 1 điểm.
*GV làm trọng tài cho HS chơi.
4.Hoạt động 3: Thi nói về loại cây.
- GV yêu cầu HS mang tranh mình đã chuẩn bị lên thuyết trình, giới thiệu cho cả lớp biết về loại cây ấy theo trình tự sau:
 + Tên cây.
 + Nơi sống của loài cây đó.
 + Mô tả qua về đặc điểm của loài cây đó.
5.Hoạt động 4: Phát triển, mở rộng.
- Cây có thể sống ở đâu ?
- Cây thường được trồng ở đâu ?
- Cây có đẹp không ?
6.Củng cố dặn dò.
* GV chốt kiến thức của bài.
- Nhận xét, dặn dò.
- HS kể. VD:
 + Cây mít
 + Trồng ở ngoài vườn, trên cạn
- HS thảo luận nhóm, nêu :
+ Hình 1: Cây thông, trồng ở trong rừng, trên cạn. rễ đâm sâu dưới đất.
+ Hình 2: Cây hoa súng, trồng trên mặt hồ, dưới nước...
+ Hình 3: Cây phong lan, sống bám ở thân cây khác, rễ vươn ra ngoài không khí.
+ Hình 4: Cây dừa, trồng trên cạn, rễ ăn sâu dưới đất
- Trồng ở trên cạn, dưới nước, trên không.
- HS nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- Gọi 1 cặp HS lên chơi mẫu.
- 2 đội thực hành chơi.
- HS lên trình bày.
- HS lớp nhận xét, bổ sung.
VD: Cây bàng.
+ Sống trên cạn.
+ Thân cây cao, to, tán lá xoè rộng, lá to như chiếc quạt mo, rễ cây sâu dưới đất.
- Trên cạn, dưới nước, trên không.
- Trong rừng, trong sân trường, trong công viên....
- HS nghe nhận xét, dặn dò.
Thứ sáu ngày 2 tháng 3 năm 2007.
Tiết 1: Mĩ thuật.
Vẽ theo mẫu: Vẽ con vật.
I.Mục tiêu.
- HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm một số con vật quen thuộc.
- Biết cách vẽ con vật.
- Vẽ được con vật theo ý thích.
II.Chuẩn bị.
- ảnh một số con vật.
- Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ.
- Bài vẽ con vật của HS năm trước.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 A.Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 B.Dạy bài mới.
1.Giới thiệu bài.
2.Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
- Kể một số con vật quen thuộc mà em biết ?
- GV cho HS xem ảnh một số con vật, nêu nhận xét:
 + Tên con vật ?
 + Các bộ phận chính ?
 + Đặc điểm của con vật ?
3.Hoạt động 2: Cách vẽ con vật.
- GV giới thiệu hình minh hoạ để HS nhận ra cách vẽ.
- GV vẽ phác lên bảng cho HS quan sát.
4.Hoạt động 3: Thực hành.
- GV gợi ý HS : + Chọn con vật định vẽ.
 + Vẽ hình vừa với phần giấy
 + Vẽ các bộ phận lớn.
 + Vẽ các bộ phận khác. Chú ý đến đặc điểm và dáng của con vật.
 + Vẽ màu theo ý thích.
5.Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- Yêu cầu HS nhận xét và tìm ra bài vẽ đẹp theo cảm nhận riêng.
- GV nhận xét, bổ sung, chỉ ra bài vẽ đẹp.
C.Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương HS có bài vẽ đẹp.
- Dặn dò chuẩn bị cho giờ sau.
- Lớp trưởng kiểm tra và báo cáo.
- Con mèo, con chó, con lợn....
- HS quan sát và nêu nhận xét.
+ HS nêu.
+ Đầu, mình, chân....
+ Con trâu thân dài, đầu có sừng, Con voi thân to, đầu có vòi. Con thỏ thân nhỏ, tai dài... 
- HS quan sát và nêu cách vẽ:
+ Vẽ bộ phận lớn trước, bộ phận nhỏ sau.
+ Vẽ chi tiết cho đúng, rõ đặc điểm của con vật.
- HS chọn con vật định vẽ.
- Vẽ con vật theo ý thích vào phần giấy đã chuẩn bị trong vở tập vẽ.
- Vẽ màu theo ý thích.
- HS nhận xét bài vẽ của bạn, của mình, chọn ra bài vẽ đẹp.
- HS nghe nhận xét, dặn dò.
Tiết 2: Toán
Bảng chia 5.
I.Mục tiêu.
- Giúp HS : + lập bảng chia 5.
 + Thực hành chia 5 (Chia trong bảng)
 + áp dụng bảng chia 5 để giải bài toán có liên quan.
 + Củng cố về tên gọi thành phần và kết quả trong phép chia.
II.Đồ dùng dạy học.
- Các tấm bìa, mỗi tấm có 5 chấm tròn.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 A.Kiểm tra bài cũ.
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bảng chia 4.
B.Dạy bài mới.
1.Hướng dẫn HS lập bảng chia 5.
- GV gắn lên bảng 4 tấm bìa, mỗi tấm có 5 chấm tròn:
+ 4 tấm bìa có bao nhiêu chấm tròn ?
+ Hãy nêu phép tính tìm số chấm tròn ?
- GV nêu bài toán: Trên các tấm bìa có tất cả 20 chấm tròn. Biết mỗi tấm bìa có 5 chấm tròn, hỏi có tất cả bao nhiêu tấm bìa ?
- Đọc phép tính thích hợp tìm số tấm bìa ?
- GV viết lên bảng: 20 : 5 = 4
- Yêu cầu HS đọc.
* Tiến hành tương tự với các phép tính khác.
2.Học thuộc bảng chia 5.
- Yêu cầu HS đọc đồng thanh bảng chia 5.
- Tìm điểm chung của các phép chia trong bảng chia 5 ?
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bảng chia 5.
- Thi đọc thuộc lòng bảng chia 5.
3.Luyện tập thực hành.
a.Bài 1:
- Nêu yêu cầu của bài tập ?
- Muốn tìm thương ta làm thế nào ?
- Yêu cầu HS làm bài, chữa bài.
b.Bài 2:
- GV giúp HS nắm yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- 1 HS lên bảng chữa bài.
- GV chốt lại kết quả bài làm đúng.
c.Bài 3:
- Hướng dẫn tương tự bài 2.
C.Củng cố dặn dò.
- Gọi HS đọc thuộc lòng bảng chia 5.
- GV nhận xét giờ học, dặn dò...
- 2 HS lên bảng đọc thuộc lòng bảng chia 4.
- 4 tấm bìa có 20 chấm tròn.
 5 x 4 = 20
- HS phân tích bài toán và trả lời: Có tất cả 4 tấm bìa.
 20 : 5 = 4
- HS lớp đọc đồng thanh.
- HS đọc đồng thanh.
- Các phép chia trong bảng chia 5 đều có dạng một số chia cho 5...
- HS tự học thuộc bảng chia 5.
- Thi đọc thuộc bảng chia 5.
- Điền số thích hợp vào ô trống trong bảng.
- Lấy số bị chia chia cho số chia.
- 1 HS đọc đề bài.
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét bài .
- HS tự làm bài, chữa bài.
- 2 HS đọc thuộc bảng chia 5.
- Nghe nhận xét, dặn dò.
Tiết 3: Chính tả.
Nghe - viết : Voi nhà.
I.Mục tiêu.
 - HS nghe và viết lại đúng đoạn: Con voi lúc lắc vòi ...hướng bản trển trong bài : Voi nhà.
 - Làm đúng các BT chính tả phân biệt s/x,ut/uc.
II.Đồ dùng dạy học :
 - Bảng phụ ghi ND các BT chính tả.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của giáo viên
hoạt động của học sinh.
 A.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng viết, lớp viết vở nháp: phù sa, xa xôi, ngôi sao, lao xao.
B. Dạy học bài mới:
1.Giới thiệu bài.
2.Hướng dẫn viết chính tả:
a,Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc đoạn văn viết.
- Mọi người lo lắng như thế nào?
- Con voi đã làm gì để giúp các chiến sĩ ?
- Đọan trích có mấy câu?
- Hãy đọc câu nói của Tứ?
- Câu nói của Tứ được viết cùng những đấu câu nào ?
- Những chữ nào trong bài được viết hoa? Vì sao?
.- Y/C HS viết các từ khó: lúc lắc, lo lắng, quặp, lôi mạnh...
b-Viết chính tả:
c-Soát lỗi- chấm bài.
3-Hướng dãn HS làm BT chính tả.
a.Bài 2a: Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Treo bảng phụ ghi sẵn ND BT.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài
- Y/C lớp làm bài vào vở bài tập.
- Nhận xét, chữa bài.
b.Bài 2b.
- Yêu cầu HS đọc đề bài, tự làm bài.
- Đọc bài làm. GV chốt lại kết quả bài làm đúng.
C.Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học, dặn HS hoàn thành bài trong giờ tự học. 
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết vào nháp.
- Nhận xét bài viết.
- 1 HS đọc lại, lớp theo dõi.
+ Lo voi đập tan xe.
+ Quặp chặt vòi vào đầu xe, co mình lại lôi mạnh chiếc xe qua.
- Có 7 câu.
- HS đọc.
- Đặt sau dấu hai chấm, dấu gạch ngang, cuối câu có dấu chấm than.
- HS nêu.
- HS luyện viết bảng con.
- HS nghe GV đọc, viết bài.
- Soát lỗi.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài theo yêu cầu.
Đáp án: sâu bọ, xâu kim, củ sắn, xắn tay, sinh sống, xinh đẹp...
- HS đọc đề bài, tự làm bài.
- Đọc bài làm, nhận xét.
- HS nghe nhận xét, dặn dò.
Tiết 4: Tập làm văn.
Đáp lời phủ định. Nghe - trả lời câu hỏi.
I.Mục tiêu.
- HS biết đáp lời phủ định của người khác bằng lời của em trong các tình huống giao tiếp hàng ngày.
- Nghe chuyện ngắn vui "Vì sao" Trả lời các câu hỏi về ND chuyện.
- Biết ghi nhớ và có thể kể lại câu chuyện theo lời của mình.
II.Đồ dùng dạy học.
- Các tình huống viết vào giấy.
- Các câu hỏi gợi ý viết ra bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 A.Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS làm lại bài tập 3 của tiết trước.
- GV nhận xét, cho điểm.
B.Dạy bài mới.
1.Giới thiệu bài.
2.Hướng dẫn HS làm bài tập.
a.Bài 1:
- Yêu cầu HS quan sát tranh và hỏi:
+ Bức tranh minh hoạ điều gì ?
+ Khi gọi điện thoại đến, bạn nói thế nào ?
+ Cô chủ nhà nói thế nào?
+ Lời nói của cô chủ nhà là lời phủ định... bạn HS đã nói thế nào ?
*GV yêu cầu 2 HS lên bảng đóng vai thể hiện lại tình huống trên.
b.Bài 2: Thực hành.
- GV viết sẵn các tình huống vào bảng phụ.
- Gọi 2 HS lên bảng thực hành.
- Gọi HS khác nhận xét, bổ sung.
c.Bài 3:
- GV kể chuyện 2 lần.
- Treo bảng phụ ghi câu hỏi, hướng dẫn HS trả lời từng câu hỏi.
- Gọi HS kể lại câu chuyện.
- GV nhận xét, cho điểm.
C.Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS hoàn thành bài trong giờ tự học.
- 1 HS lên bảng làm, HS lớp nhận xét.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
+ 1 bạn HS gọi điện thoại ...
+ "Cô cho cháu gặp bạn Hoa ạ."
+ "ở đây không có Hoa."
+ "Thế ạ! Cháu xin lỗi cô."
- 2 HS lên bảng đóng vai.
*VD : Tình huống a.
+ HS 1: Cô làm ơn chỉ giúp cháu nhà bác Hạnh ở đâu ạ ?
+ HS 2: Rất tiếc cô không biết.
- HS nghe kể chuyện.
- HS trả lời các câu hỏi theo hướng dẫn.
- HS kể chuyện trước lớp.
- HS nhận xét bạn kể.
- HS nghe nhận xét, dặn dò.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_khoi_2_tuan_24.doc