Thiết kế bài đạy các môn lớp 2 - Trường tiểu học Nguyệt Ấn 1 - Tuần 28

Thiết kế bài đạy các môn lớp 2 - Trường tiểu học Nguyệt Ấn 1 - Tuần 28

TẬP ĐỌC

ÔN TẬP GIỮA KÌ II ( TIẾT 1 )

I. MUC TIÊU:

- Đọc rành mạch tương đối lưu loát bài tập đã học ( tốc độ đọc khoảng 85 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.

- Hiểu ND chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn tự sự.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Phiếu Thăm ghi tên các bài Tập đọc

- HS: VBT TV 4

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC:

A. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS

B. Hướng dẫn ôn tập

1. Kiểm tra đọc và HTL ( 1/ 3 học sinh của lớp)

- Học sinh lên bốc thăm, chuẩn bị và đọc theo thứ tự trong sổ điểm

- Giáo viên đặt câu hỏi từng hiểu nội dung sau mỗi lượt đọc

*HĐ3: Hướng dẫn hs làm bài tập

2. Tóm tắt vào bảng nội dung các bài tập đọc là truyện kể đã học trong chủ điểm: “ Người ta là hoa đất”

- Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.

- Giáo viên HD cách thực hiện.

- Học sinh làm vào vở bài tập.

- Học sinh nêu kết quả giáo viên nhậ xét sửa sai, chốt kết quả đúng:

 

doc 24 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 579Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài đạy các môn lớp 2 - Trường tiểu học Nguyệt Ấn 1 - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Kế hoạch giảng dạy tuần 28
 Thứ
 Môn dạy
 Tên bài dạy
Hai
22/3
 Chào cờ
Tập đọc
Chính tả
 Toán
Đạo đức
 Ôn tập tiết 1
Ôn tập
 Luyện tập chung
Tôn trọng luật giao thông
Ba
23/3
LTvà câu
Kể chuyện
Toán
Địa lý
 Khoa học
Ôn tập tiết 2
Ôn tập tiết 3
Giới thiệu tỉ số
Người dân và HĐ sản xuất ĐBDH Miền Trung
Ôn Tập: Vật chất và năng lượng
Tư
24/3
Tập đọc
Lịch sử
 Toán
Thể dục
 Kĩ thuật
 Ôn tập tiết 5
Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long
Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó
Môn TT Tự chọn
 Lắp xe Nôi
Năm
25/3
Tập làm văn
L.T.V.C
 Toán
Khoa học
 Âm nhạc
Ôn tập tiết 6
Kiểm tra định kỳ
 Luyện tập
Ôn tập: Vật chất và năng lượng
 Thiếu nhi thế giới liên hoan
Sáu
26/3
Toán
T .L.V
Mĩ thuật 
 Thể dục
Sinh hoạt
Luyện tập
Ôn tập tiết 8
Vẽ trang trí trang trí lọ hoa
 Môn TT Tự chọn
 Thứ hai ngày 22 tháng 3 năm 2010
Tập đọc
Ôn tập giữa kì II ( tiết 1 )
I. Muc tiêu:
- Đọc rành mạch tương đối lưu loát bài tập đã học ( tốc độ đọc khoảng 85 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
- Hiểu ND chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn tự sự.
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Phiếu Thăm ghi tên các bài Tập đọc
- HS: VBT TV 4
III. Các hoạt động dạy hoc: 
A. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
B. Hướng dẫn ôn tập
1. Kiểm tra đọc và HTL ( 1/ 3 học sinh của lớp)
- Học sinh lên bốc thăm, chuẩn bị và đọc theo thứ tự trong sổ điểm
- Giáo viên đặt câu hỏi từng hiểu nội dung sau mỗi lượt đọc
*HĐ3: Hướng dẫn hs làm bài tập
2. Tóm tắt vào bảng nội dung các bài tập đọc là truyện kể đã học trong chủ điểm: “ Người ta là hoa đất”
- Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Giáo viên HD cách thực hiện.
- Học sinh làm vào vở bài tập.
- Học sinh nêu kết quả giáo viên nhậ xét sửa sai, chốt kết quả đúng:
* Tên bài:
Bài 1: Bốn anh tài.
* Nội dung chính: Ca ngợi sức khỏe, tài năng, nhiệt thành làm việc nghĩa: trừ ác, cứu dân lành của bốn anh em Cẩu Khây.
* Nhân vật: Cẩu Khây, Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng, yêu tinh, Bà lão chăn bò.
Bài 2: Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa
* Nội dung chính: Ca ngợi anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước.
* Nhân vật: Trần Đại Nghĩa.
VI. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học - Dặn học sinh về nhà chuẩn bị ôn về 3 kiểu câu đã học.
Chính tả
ôn tập giữa kì II ( tiết 2 )
I. Mục đích yêu cầu:
	- Nghe - viết đúng bài CT ( tốc đọ viết khoảng 85 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài văn miêu tả.
	- Biết đặt câu theo các kiểu câu đã học ( Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? ) để kể, tả, hay giới thiệu.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: 3 tờ giấy khổ to để 3 HS làm BT 2
- HS: VBT 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
A. Kiểm tra bài cũ: 
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích YC của tiết học 
2. Hướng dẫn HS ôn tập. 
a. Nghe - viết chính tả ( Hoa giấy )
- GV đọc đoạn văn Hoa giấy. HS theo dõi SGK
- HS đọc thầm đoạn văn.
- GV nhắc HS chú ý cách trình bày đoạn văn, những từ ngữ dễ viết sai
? Nội dung đoạn văn là gì? ( Tả vẻ đẹp đặc sắc của hoa giấy )
- GV đọc cho HS viết 
- HS viết bài.
- GV thu bài chấm điểm.
b. Đặt một vài câu để:
+ Kể về hoạt động vui chơi của em và các bạn trong giờ nghỉ giữa buổi học ở trường.
+ Tả các bạn trong lớp em ( tính tình, dáng vẻ )
+ Giới thiệu trong bạn trong tổ của em với chị phụ trách mới của liên đội.
- HS đọc yêu cầu BT.
- HS làm bài cá nhân vào vở BT. 3 HS làm trên giấy khổ to.
- HS lần lượt trình bày kết quả. Lớp và GV nhận xét. 3 HS làm trên giấy khổ to dán bài lên bảng. GV chấm. điểm bài làm tốt, chốt lại lời giải đúng.
VI. Củng cố - dặn dò .
- Nhận xét tiết học 
- Dặn học sinh về nhà học bài. 
 Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được một số tính chất của hình chữ nhật, hình thoi.
- Tính được diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành.
II. Đồ dùng dạy học: 
- HS: VBT T4
Iii. Các hoạt động dạy học: 
A. Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh nêu lại cách tính chu vi, diện tích của hình vuông , HCN
- Giáo viên nhận xét , ghi điểm.
B. Luyện tập , thực hành 
Bài 1: Đúng ghi Đ, sai ghi S
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh quan sát hình trong SGK và làm bài cá nhân vào vở nháp.
- Học sinh nêu miệng kết quả
 - Lớp nhận xét, GV chốt kết quả.
KL: Củng cố kĩ năng nhận biết hình dạng và đặc điểm một số hình đã học .
Bài 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Học sinh làm bài cá nhân theo yêu cầu của bài tập
- 3 HS tiếp nối trình bày kết quả.
- Học sinh, giáo viên thống nhất kết quả.
Bài 3: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Học sinh thảo luận nhóm đôi làm bài tập
- 1 học sinh K, G lên bảng làm bài
- Học sinh nhận xét kết quả trên bảng, giáo viên chữa bài.
KL: Củng cố kĩ năng vận dụng các công thức tính diện tích một số hình đã học vào giải toán.
Bài 4: Giải toán ( Dành cho HS K, G)
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu BT
- HS khá, giỏi nêu cách làm. 
- HS làm bài vào vở nháp
- GV kết luận lời giải đúng:
Bài giải
Nửa chu vi HCN là:
56 : 2 = 28 ( m )
Chiều rộng HCN là:
28 - 18 = 10 ( m )
Diện tích HCN là:
18 x 10 = 180 ( m2 )
 Đáp số: 180 m2
VI. Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Dặn học sinh làm BT trong VB
 Đạo đức
Tôn trọng luật giao thông ( tiết 1 )
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số quy định khi tham gia giao thông( những quy định có liên quan tới HS).
- Phân biệt được hành vi tôn trọng Luật Giao thông và vi phạm Luật giao thông.
- Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông trong cuộc sống hằng ngày.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh, ảnh
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ :
- HS trả lời câu hỏi: Tham gia hoạt động nhân đạo nghĩa là làm những công việc gì?
- GV nhận xét, ghi điểm 
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học
Hoạt động 1 : Trao đổi thông tin
Cách tiến hành :
- 3 học sinh đọc thông tin trong sách giáo khoa, cả lớp đọc thầm 
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4 trả lời các câu hỏi trong SGK ( Thời gian thảo luận là 7 Phút)
- Học sinh tiến hành thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung giáo viên đưa ra nhận xét và chốt lại
KL: Để hạn chế và giảm bớt tai nạn giao thông, mọi người phải tham gia vào việc giữ gìn trật tự an toàn giao thông, mọi lúc, mọi nơi.
- HS TB, yếu nhắc lại
Hoạt động 2: Quan sát và trả lời câu hỏi
Cách tiến hành :
- HS thảo luận cặp đôi qan sát các tranh trong SGK và trả lời câu hỏi:
? Hãy nêu nhận xét về việc thực hiện luật giao thông trong các tranh dưới đây, giải thích vì sao ?
- Đại diện cặp đôi trả lời, cả lớp và GV nhận xét, góp ý. 
KL: Để tránh các tai nạn giao thông có thể xảy ra, mọi người đều phải chấp hành nghiêm chỉnh các luật lệ giao thông. Thực hiện luật giao thông là trách nhiệm của mỗi người dân để tự bảo vệ mình, bảo vệ mọi người và đảm bảo an toàn giao thông .
- HS TB, yếu nhắc lại
VI. Củng cố - Dặn dò: 
- Dặn học sinh về nhà thực hiện luật giao thông và chuẩn bị tiết 2.
Thứ ba ngày 23 tháng 3 năm 2010
Luyện từ và câu
 ôn tập giữa kì II ( tiết 3 )
I. mục tiêu:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
- Nghe - viết đúng bài CT (tốc đọ viết khoảng 85 chữ/ 15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài thơ lục bát. 
II. Đồ dùng dạy học:
- GV:Thăm ghi tên các bài tập đọc .
III. các hoạt động dạy họcchủ yếu.
A. Kiểm tra bài cũ :
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết học.
2. Kiểm tra Tập đọcvà HTL .
( Tiến hành như tiết 1)
3. Nêu tên và nội dung chính các bài tập đọc thuộc chủ điểm: Vẻ đẹp muôn màu, nội dung chính.
- Học sinh thảo luận theo nhóm đôi và làm vào vở bài tập.
- Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh .
- Học sinh trả lời về nội dung bài thơ, bài tập đọc 
- Giáo viên - Học sinh nhận xét chữa bài.
4. Nghe - viết:
- Giáo viên đọc bài thơ Cô Tấm của mẹ học sinh theo dõi SGK
- Học sinh quan sát tranh minh hoạ đọc thầm bài thơ.
? Bài thơ nói lên điều gì?
- Học sinh gấp sgk nghe giáo viên đọc và viết vào vở .
- Giáo viên đọc - Học sinh soát bài .
- Thu vở chấm và nhận xét.
VI. Củng cố - dặn dò.
- Nhận xét tiết học .
- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị trước bài: Kể chuyện ( tiết 4 
Kể chuyện
ôn tập giữa kì II ( tiết 4 )
I. mục tiêu:
- Nắm được một số từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ đã học trong 3 chủ điểm Người ta là hoa đất, Vẻ đẹp muôn màu, Những người quả cảm(BT1, BT2); biết lựa chọn từ thích hợp theo chủ điểm đã học để tạo các cụm từ rõ ý(BT3).
II. Đồ dùng dạy học 
- GV: Phiếu học tập, bảng phụ viết sẵn bài tập 3a, b, c theo hàng ngang 
- HS: VBT 
II. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ: 
B. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học 
2.Hướng dẫn HS ôn tập
Bài 1, 2: Ghi lại các từ ngữ đã học trong tiết mở rộng vốn từ theo chủ điểm.
- HS đọc yêu câu BT.
- GV phát phiếu đã kẻ bảng như SGK cho HS làm bài
- HS lần lượt đọc kết quả. Lớp và GV nhận xét, kết luận bài làm đúng.
Bài 3: Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống
- HS đọc yêu cầu BT.
- HS làm bài vào vở BT.
- GV gắn bảng phụ đã viết sẵn nội dung BT, mời 3 HS lên bảng làm bài.
- Lớp nhận xét, GV chốt lời giải đúng:
a. tài đức, tài hoa
b. đẹp mắt, dẹp trời, đẹp đẽ.
c. dũng sĩ, dũng khí, Dũng cảm
VI. Củng cố - dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm lại vào vở BT. 
Toán 
Giới thiệu tỉ số
I. Mục tiêu:
- Biết lập tỉ số của hai đại lượng cùng loại.
II. đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ
- HS: VBT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh nêu lại cách tính chu vi, diện tích của hình vuông , HCN
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu trực tiếp
2. Giới thiệu tỉ số 5: 7 và 7: 5 
- GV nêu ví dụ ( SGK ), HS nghe và nêu lại bài toán 
- GV hướng dẫn HS vễ sơ đồ bài toán.
- GV giới thiệu:
+ Tỉ số của xe tải và số xe khách là 5:7 h ... ập cho HS 
- HS làm việc cá nhân vào phiếu.
- HS lần lượt nêu miệng kết quả.
- Lớp nhận xét, GV chốt kết quả đúng.
Câu 2: Vẽ lại sơ đồ sau ( SGK ) vào vở rồi điền các từ cho trước( SGK ) vào vị trí của mỗi mũi tên cho thích hợp.
- HS đọc yêu cầu BT.
- HS vẽ sơ đồ vào vở 
- HS đứng tại chỗ giải thích và đọc các từ vừa điền.
- Lớp nhận xét, GV kết luận.
Câu 3: Tại sao khi gõ tay xuống bàn người ta nghe thấy tiếng gõ?
- HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét, GV chốt câu trả lời đúng.
VI. Củng cố - dặn dò . - Nhận xét tiết học. Dăn HS về chuẩn bị tiết 2.
 Mỹ Thuật
Vẽ trang trí : Trang trí lọ hoa.
I. Mục tiêu:
- Hiểu vẻ đẹp về hình dáng và cách trang trí ở lọ hoa.
- Biết cách vẽ trangẻtí lọ hoa.
- Vẽ trang trí được lọ hoa theo ý thích.
II. Chuẩn bị:
 1- Giáo viên: - Chuẩn bị một vài lọ hoa có hình dáng và trang trí khác nhau.
	 - Một lọ hoa không trang trí
 - Bài vẽ của học sinh năm trước,
	 - Hình hướng dẫn cách vẽ.
 2- Học sinh: - Giấy vẽ,
	 - Bút chì, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Bài cũ:
Bài mới : 
- Giới thiệu bài.
*HĐ1: Quan sát NX.
 - Giáo viên giới thiệu một số lọ hoa gợi ý để học sinh nhận biết
+ Hình dáng các lọ hoa
+ Các bộ phận của lọ hoa,
+ Cách trang trí trên lọ hoa 
+ Tỉ lệ giữa các bộ phận của lọ
+ Cách trang trí và vẽ màu 
 - Học sinh quan sát HS giỏi nhận xét HS TB nhắc lại. 
* HĐ2: Cách trang trí .
 - Giáo viên giới thiệu hình gợi ý cách vẽ.
+ Cách sắp xếp hoạ tiết( có rất nhiều cách trang trí)
+ Tìm và vẽ hoạ tiết theo ý thích,
 - Giáo viên có thể vẽ trực tiếp lên bảng để học sinh quan sát. 
 - HS quan sát cách vẽ và nêu, HS TB nhắc lại. 
*HĐ 3: Thực hành 
 - Cho học sinh quan sát một số bài của học sinh
 - Gợi ý và hướng dẫn bổ sung để học sinh hoàn thành bài tại lớp	
 - Học sinh quan sát và có thể thực hành theo nhóm. 
*HĐ 4: Nhận xét đánh giá:
 - Chọn một số bài treo bảng.
 - Hướng dẫn học sinh nhận xét 
 - Học sinh nhận xét theo cảm nhận riêng
- Giáo viên tóm tắt và đánh giá.
Củng cố - Dặn dò : 
Khen ngợi những học sinh có bài làm tốt. Chuẩn bị bài sau.
 Thứ sáu ngày 26 tháng 3 năm 2010
Tập làm văn
Kiểm tra Định kì giữa kỳ II ( Tiết 8 )
( kiểm tra theo phiếu )
 âm nhạc
 học : thiếu nhi thế giới liên hoan
I . Mục tiêu :
	- Biết hát theo giai điệu và lời 1.
	- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. 
II. Gv chuẩn bị :
 	- Nhạc cụ gõ .
 	- Hát chuẩn xác BH .
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
1. Phần mở đầu: 
 	- Giới thiệu nội dung tiết học .
2. Phần hoạt động : 
 Hoạt động 1 : Dạy BH: Thiếu nhi thế giới liên hoan 
 	- Giới thiệu bài . 
- Hs chú ý lắng nghe .
 	- Hát mẫu BH .
 	 - Cho hs đọc lời ca 
 	- Gv giải thích “khôn ngăn” nghĩa là “không	ngăn được” ; “cơn chiến chinh” nghĩa là “cuộc chiến tranh”.
 - Dạy bài hát từng câu theo lối móc xích đến - Học hát theo h/d . hết bài .
 	- Tập xong cho hs luyện hát nhiều lần theo tổ nhóm .
 Hoạt động 2 : Củng cố BH 
 	- Hướng dẫn hs tập trình bày BH theo cách hát đối đáp và hoà giọng .
	+ Hát đối đáp : Đoạn 1 .
	+ Hoà giọng : Đoạn 2 .
 - Chia lớp thành các tổ , mỗi tổ trình bày cách hát trên một lần . 
 - Hs thực hiện .
3. Phần kết thúc : 
 	- Cho hs hát lại BH vừa học .
 	- Dặn các em về học thuộc lời BH .
 Toán
 Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Giải được bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
II. đồ dùng dạy học:
- HS: VBT 
III. các hoạt động dạy học chủ yếu: 
A. Kiểm tra bài cũ :
- 1 HS lên bảng làm BT: Tổng của hai số là 333. Tỉ số của hai số đó là 2 / 7. Tìm hai số đó.
- GV nhận xét, ghi điểm
B. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: Giải toán
- HS đọc yêu cầu BT.
- HS làm bài cá nhân và nêu kết quả.
- 1 HS TB lên bảng chữa bài.
Bài giải
Tổng số phần bằng nhau là:
3 + 1 = 4 ( phần )
Đoạn thứ nhất dài là:
28 : 4 x 3 = 21 ( m )
Đoạn thứ hai dài là:
28 – 21 = 7 ( m )
 Đáp số: Đoạn 1: 21 m
 Đoạn 2: 7 m
Bài 2: Giải toán ( Dành cho HS K, G)
- HS đọc yêu cầu BT.
- HS khá nêu các bước giải.
+ Vẽ sơ đồ
+ Tìm tổng số phần bằng nhau
+ Tìm số bạn trai, bạn gái
- HS làm BT vào vở nháp
- GV kết luận đúng, sai.
Bài 3: Giải toán.
- HS đọc yêu cầu BT
- Làm bài vào vở nháp
- 1 HS TB lên bảng làm bài. Lớp, GV chốt lời giải đúng:
VI. Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét tiết học. Dặn học sinh về nhà học bài. 
Thể dục
môn tự chọn trò chơi: “trao tín gậy”
i. mục tiêu:
- Biết cách thực hiện động tác tâng cầu bằng đùi, đỡ chuyền cầu bằng mu bàn chân.
	- Bước đầu biết cách thực hiện cách cầm bóng 150g, tư thế đứng chuẩn bị - ngắm đích - ném bóng.
	- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi. Biết cách thực hiện động tác dùng bàn tay đập bóng nảy liên tục xuống mặt đất. Biết cách trao nhận tín gậy khi chơi trò chơi.
ii. địa điểm-phương tiện:	
- Sân tập vệ sinh an toàn sạch.
	- Dây nhảy 28 chiếc. Bóng số 4.
iii. phương pháp tổ chức dạy học:
1. Phần mở đầu
- GV nhận lớp, HS khởi động
 	+ Xoay các khớp.
 	+ Bài thể dục. 
Cán sự điều hành HS k/động. 
2. Phần cơ bản
* Ôn cách cầm bóng và tư thế chuẩn bị - ngắm đích - ném (chưa ném bóng đi và có ném vào đích).
+ Động tác: (Như bài 46). 
+ Động tác chuẩn bị - ngắm đích - ném bóng. Khi thực hiện động tác ném, dùng lực của cách tay, cẳng tay ném bóng đi lòng bàn tay hướng ra ngoài, mắt nhìn hướng ném, cổ tay và các ngón tay điều chỉnh hướng bóng đến, các ngón tay miết vào bóng tạo lực. Tay còn lại buông tự nhiên. Sau khi ném bóng song hơi ngã người về trước giữ thăng bằng.
* Trò chơi: “Trao tín gậy”.
- Mục đích: Rèn luyện khéo léo, nhanh nhẹn, phối hợp.
- GV nêu tên động tác, làm mẫu, phân tích kỷ thuật lại.
+ Lần 1: GV điều hành, HS tập đồng loạt (mô phỏng không bóng). GV q/s sữa sai.
+ Lần 2: Chia tổ cán sự điều hành, GV quan sát sữa sai.
+ Lần 3: GV điều hành HS tập với bóng. GV q/s sữa sai.
- (HS K, G bước đầu thực hiện được động tác, HS TB, Y biết cách thực hiện động tác).
- GV nhắc lại cách chơi, gọi 1 HS nhắc lại cách chơi, GV tổ chức chơi.
3. Phần kết thúc
* Học sinh thả lỏng cùng GV hệ thống và nhận xét bài học.
- HS thả lỏng cùng GV nhận xét bài học.
Sinh hoạt tập thể
Địa lí
người dân và hoạt động sản xuất ổ đồng bằng 
duyên hảI miền trung
I. mục tiêu: 
Học xong bài này học sinh biết:trình bày một số nét tiêu biểu về một số hoạt động KTế như du lịch, công nghiệp ;
- Khai tác các thông tin để giải thích sự phát triển của một số ngành kinh tế ở ĐBDHMT 
- Nét đẹp trong sinh hoạt của người sân nhiều tỉnh MT thể hiện qua việc tổ chức lễ hội. 
II. Đồ Dùng Dạy Học.
- GV: - Bản đồ hành chính Việt Nam.
III. các hoạt động dạy học chủ yếu.
A. Kiểm tra bài cũ : 
- 2 HS lên đọc tên các đồng bằng duyên hải MT và chỉ trên lược đồ ?
- GV nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu trực tiếp
2. Hoạt động du lịch ở ĐBDHMT 
- Giáo viên treo bản đồ lên bảng
- Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi :
? Các dải ĐBDHMT nằm ở vị trí nào so với biển ? ( nằm sát biển, có nhiều bãi biển đẹp, thu hút khách du lịch )
- Yêu cầu HS quan sát hình 9, GV giới thiệu bãi biển Nha Trang. 
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi kể cho nhau nghe những bãi biển mà HS đã được đến, hoặc được nhìn thấy, được nghe thấy. 
- Yêu cầu HS kể trước lớp 
? Điều kiện phất triển du lịch ở ĐBDHMT có tác dụng gì đối với cuộc sống của người sân ? ( HSK,G TRả Lời : ...Có thêm việc làm , tăng thu nhập )
KL: Du lịch ở ĐBDHMT phát triển người dân có thêm việc làm, tăng thu nhập là cơ hội để nhân dân các vùng đến tham quan và nghỉ ngơi .
- 2 HS TB, yếu nhắc lại 
3. Phát triển công nghiẹp 
- Giáo viên hỏi HS :
? ở vị trí ven biển ĐBDHMT có thể phát triển loại đường giao thông nào ? (đường biển )
? Việc đi lại bằng tàu, thuyền là điều kiện để phát triển ngành công nghiệp gì ?
(...ngành đóng tàu và sửa chữa tàu )
- Yêu cầu HS quan sát hình 10, GV giới thiệu xưởng sửa chữa tàu thuyền 
- GV giới thiệu: ĐBDHMT còn phát triển ngành công nghiệp mía đường 
? Kể tên các sản phẩm làm từ mía đường ?
- Yêu cầu HS quan sát H11và cho biết các công việc để sản xuất đường từ mía? 
? Qua các hoạt động tìm hiểu trên hãy cho biết: Người dân ở đồng bằng DHMT có những hoạt động sản xuất nào ?
KL: Người dân ở ĐBDHMT có thêm những hoạt động kinh tế mới; phục vụ du lịch, làm việc trong nhà máy đóng, sửa chũa tàu, nhà máy đường, các khu công nghiệp.
- HSTB, yếu nhắc lại. 
4. Lễ hội ở ĐBDHMT 
- Yêu cầu HS đọc SGK , vận dụng nhũng hiểu biết của mình kể tên các lễ hội nổi tiếng ở vùng ĐBDHMT ?
KL: Các HĐ lễ hội cũng là dịp để thu hút khách du lịch từ các vùng khác đến tham dự .
VI. Củng cố - dặn dò :
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn học sinh về nhà học bài. 
 Kĩ thuật
Lắp xe nôi
I-Mục tiêu:
	- HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe nôi.
	- Lắp được từng bộ phận và lắp ráp xe nôi đúng kĩ thuật, đúng qui trình.
	- Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe nôi.
II-Đồ dùng dạy học: 
- G/V và h/s : Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
- GV : Mẫu xe nôi đã lắp sẵn 
III-Các hoạt động dạy học:
1-Kiểm tra đồ dùng của h/s
2-Bài mới: Giới thiệu bài
*HĐ1: HS thực hành lắp xe nôi 
chọn chi tiết 
– HS chọn đúng đủ các chi tiết theo sgk và để riêng từng loại vào nắp hợp 
- GV kiểm tra và giúp đỡ hs chọn đúng cà đủ các chi tiết để lắp xe nôi .
b)Lắp từng bộ phận 
- 1 hs đọc phần ghi nhớ . hs khác góp ý bổ sung 
- HS thực hành lắp . Trong quá trình lắp các em lưu ý nột số điểm sau:
+Vị trí trong ngoài của các thanh .
+Lắp các thanh chữ U dài vào đúng hàng lỗ trên tấm lớn .
+Vị trí tấm nhỏ với tấm chữ Ukhi lắp thành xe và mui xe .
Lắp ráp xe nôi 
- Y/c hs lắp theo qui trình trong sgk , chú ý vặn chắc các mối ghép để xe không bị xộc xệch .
- Khi lắp xong phải kiểm tra lại sự chửên động của xe, trong khi thực hành gv giúp đỡ hs còn lúng túng .
*HĐ2: Đánh giá kq học tập của hs
- HS trưng bày sản phẩm thực hành .
- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá 
- HS tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn 
- GV nhận xét , đánh giá kq học tập của hs 
- HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp .
3/ Củng cố – dặn dò .
- Nhận xét chung tiết học 
- Dặn h/s về nhà đọc trước bài mới chuẩn bị học bài lắp xe đẩy hàng .

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 28 - LAN 2010.doc