Giáo án môn học lớp 5 - Trần Văn Sáu - Tuần 29

Giáo án môn học lớp 5 - Trần Văn Sáu - Tuần 29

TẬP ĐỌC

Tiết 57 : Một vụ đắm tàu

I. Mục đích -yêu cầu:

- Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài, đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài Li-vơ-Pun, Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta.

-Hiểu ý nghĩa của câu chuyện. Ca ngợi tình bạn giữa Ma –ri-ô và Giu-li-ét-ta; sự ân cần, dịu dàng, của Giu-li-ét –ta; đức hi sinh cao thượng của câu bé Ma-ri-ô.

-Giáo dục HS về tình cảm bạn bè

- Hỗ trợ đặc biệt: Giúp HS đọc đúng các từ khó trong bài: Li-vơ-Pun, Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta

II. Chuẩn bị: Tranh minh họa chủ điểm, minh họa bài đọc trong sgk .

III. Hoạt động dạy và học :

1.Bài cũ:

 - 3 hs đọc thuộc lòng bài Đất nước và trã lời câu hỏiSGK

2.Bài mới :

 - Giới thiệu bài

 

doc 30 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 450Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học lớp 5 - Trần Văn Sáu - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai , ngày tháng năm 20
TẬP ĐỌC
Tiết 57 : Một vụ đắm tàu
I. Mục đích -yêu cầu: 
- Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài, đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài Li-vơ-Pun, Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta.
-Hiểu ý nghĩa của câu chuyện. Ca ngợi tình bạn giữa Ma –ri-ô và Giu-li-ét-ta; sự ân cần, dịu dàng, của Giu-li-ét –ta; đức hi sinh cao thượng của câu bé Ma-ri-ô.
-Giáo dục HS về tình cảm bạn bè 
- Hỗ trợ đặc biệt: Giúp HS đọc đúng các từ khó trong bài: Li-vơ-Pun, Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta
II. Chuẩn bị: Tranh minh họa chủ điểm, minh họa bài đọc trong sgk .
III. Hoạt động dạy và học :
1.Bài cũ: 
 - 3 hs đọc thuộc lòng bài Đất nước và trã lời câu hỏiSGK 
2.Bài mới :
 - Giới thiệu bài 
Hoạt động của GV
Hoạt động của hs
Hoạt động 1: Luyện đọc 
Mt: Đọc trôi chảy, đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài Li-vơ-Pun, Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta
- GV gọi HS đọc bài một lượt :chú ý đọc giọng trang trọng, tha thiết, nhịp điệu khoan thai, nhấn mạnh những từ ngữ: nằm chót vót, uy nghiêm, vòi vọi, sừng sững 
- GV chia đoạn: 5 Đoạn.
Đoạn 1: Từ đầu => về quê sống với họ hàng 
Đoạn 2 : Tiếp theo => băng cho bạn. 
Đoạn 3: Tiếp theo => Quang cảnh thật hỗn loạn.
Đoạn 4: Tiếp theo => đôi mắt thẫn thờ tuyệt vọng .
Đoạn 5: Phần còn lại .
- Cho HS đọc đoạn nối tiếp :
- Lần 1: HS đọc yếu đọc đoạn nối tiếp kết hợp luyện đọc từ ngữ khó: Li-vơ-pun, Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta
- Lần 2 cho HS tiếp tục đọc nối tiếp và kết hợp giải nghĩa từ trong sgk 
-Lần 3: Cho 2HS đọc lại toàn bài 
- GV đọc diễn cảm toàn bài :
 -Đ1: giọng đọc thong thả, tâm tình.
 -Đ2: đọc nhanh hơn, căng thẳng với những câu tả kể.
- Đ3: đọc với giọng gấp gáp, căng thẳng.
- Đ4: Giọng hồi hộp.
- Đ5: lời Ma-ri-ô thể hiện sự giục giã thốt lên từ đáy lòng. Lời Gu-li-ét-ta nức nở, nghẹn ngào.
+ 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo .
+ HS dùng viết chì đánh dấu đoạn.
+ HS đọc nối tiếp nhau đọc đoạn. kết hợp sửa phát âm và tham gia giải nghĩa từ .
+ 2 HS đọc bài một lượt.
+ Lớp lắng nghe
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Mt: Hiểu ý nghĩa của câu chuyện.
Đoạn 1+2: Gv cho HS đọc thầm và trả lời câu hỏi :
(?)Nêu hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta.? (Ma-ri-ô: Bố mới mất, về quê sống với họ hàng còn Giu-li-ét-ta đang trên đường về nhà gặp lại bố mẹ.)
-GV: Đây là hai bạn nhỏ người I-ta-li-a, rời cảng Li-vơ-pun ở nước anh về I-ta-li-a.
(?)Gu-li-ét-ta chăm sóc Ma-ri-ô như thế nào khi bạn bị thương? ( Thấy Ma-ri-ô bị sóng lớn ập tới, xô cậu ngã dúi, Giu-li-ét-ta hoảng hốt chạy lại, quỳ xuống bên bạn, lau máu trên trán bạn, dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc để băng vết thương cho bạn...)
=> Tình bạn giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta; sự ân cần, dịu dàng, của Giu-li-ét-ta
 Đoạn 3+ 4 : Cho HS đọc và trả lời câu hỏi 
(?)Tai nạn bất ngời xảy ra như thế nào ? ( Cơn bão dữ dội ập tới, sóng lớn phá thủng thân tàu, nước phun vào khoang, con tàu chìm dần giữa biển...)
(?)Ma-ri-ô phản ứng như thế nào khi những người trên xuồng muốn nhận đứa bé nhỏ hơn? ( Quyết định nhường chỗ cho bạn./Cậu hét to, Giu-li-ét-ta, xuống đi  nói rồi cậu ôm ngang lưng bạ thả xuống nước...)
(?)Quyết định nhường bạn xuống xuồng cứu nạn của Ma-ri-ô nói lên điều gì về cậu? (Ma-ri-ô có tâm hồn cao thượng, nhường sự sống cho bạn, hi sinh bản thân vì bạn.)
=> Đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô.
Đoạn 5: HS đọc lướt 
(?)Hãy nêu cảm nghĩ của em về hai nhân vật chính trong truyện? (Ma-ri-ô là người cao thượng, đã nhường sự sống của mình cho bạn còn Giu-li-ét-ta là một bạn gái tốt bụng, giàu tình cảm.)
Nội dung : Ca ngợi tình bạn giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta, sự ân cần, dịu dàng, của Giu-li-ét-ta, đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô.
+ Cả lớp đọc thầm đoạn 1+2 và trả lời các câu hỏi .Theo dõi và bổ sung.
+ HS lắng nghe
+ 1HS đọc đoạn 3+4 – tiếp tục trao đổi và trả lời câu hỏi 
+ HS đọc lướt và trả lời câu hỏi 
+ HS trao đổi và rút ý nghĩa câu chuyện .
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm 
Mt: Đọc diễn cảm toàn bài.
- GV cho 5 HS nối tiếp nhau đọc bài văn, mỗi em đọc một đoạn.
GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm: 
-GV đưa bảng phụ chép đoạn văn cần luyện đọc lên bảng dùng phấn màu đánh dấu ngắt giọng, gạch dưới những từ cần nhấn giọng.
-GV cho đọc diễn cảm theo cặp lại đoạn 5.
-Cho đại diện các nhóm thi đọc diễn cảm – nhận xét bình chọn bạn đọc hay .
+5 HS đọc 5 đoạn, lớp nhận xét .
+ HS theo dõi 
+ HS lắng nghe 
+ Các nhóm đọc 
+ Đại diện thi đọc, lớp theo dõi bình xét bạn đọc hay 
3.Củng cố-Dặn dò:
 -Nhắc lại nội dung bài. Nhận xét tiết học. Học bài, chuẩn bị bài sau “Con gái”
TOÁN
Tiết 141 : Ôn tập về phân số (tiếp theo)
I.Mục tiêu: 
- Giúp HS: Ôn tập biểu tượng về phân số, đọc, viết phân số, tính chất bằng nhau của phân số , so sánh phân số .
- GD học sinh tính cẩn thận, chính xác khi giải toán .
II.Chuẩn bị: HS: Xem trước bài ở nhà 
III.Các hoạt động:
 1. Bài cũ: 
 Quy đồng MS các p / s sau:
2. Bài mới: 
 Giới thiệu bài + Ghi bảng.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập 
Mt: Ôn tập biểu tượng về phân số, đọc, viết phân số, tính chất bằng nhau của phân số , so sánh phân số .
Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở. GV quan sát, giúp đỡ HS yếu.
- Gọi HS đọc kết quả bài làm.
 - GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Kết quả: Khoanh câu D .
Bài 2: -Yêu cầu HS đọc đề bài, làm bài.
GV gợi ý thêm cho hs yếu:
(?)Hãy viết phân số biểu thị số bi từng màu so với toàn bộ số bi?
(?)Xem xét trong các phân số viết được có phân số nào bằng ? 
- GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng : 
Kết quả: Khoanh câu B .
Bài 3: - Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài .
- Gọi 1HS lên bảng làm. GV quan sát giúp đỡ HS còn yếu .
- Gọi HS đọc kết quả và giải thích cách làm . 
- GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng.
Kết quả: 
 ; 
- GV cho HS nhắc lại tính chất bằng nhau của phân số . 
Bài 4: - Yêu cầu HS đọc đề bài thảo luận cách làm và tự làm vào vở . GV theo dõi giúp đỡ HS yếu .
- GV gợi ý : Nhận xét các cặp phân số đã cho xem có thể sử dụng quy tắc so sánh nào ?
- Yêu cầu HS lên bảng làm bài, giải thích cách làm, lớp nhận xét sửa bài .
- GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng :
a. (vì ) b. vì ( 9 > 8 )
c. ( vì )
- GV cho HS nhắc lại cách so sánh phân số khi phân số khác mẫu số, cùng tử số 
Bài 5 : Yêu cầu HS đọc đề bài và thảo luận cách làm .
(?)Muốn sắp xếp đúng theo thứ tự ta phải làm gì ? ( Làm cho 3 ps có cùng mẫu số để so sánh và sắp xếp 1a; so sánh PS với 1, so sánh 2 ps có cùng tử sốâ1b) .
- Yêu cầu HS tự làm vào vở . 
- Gọi 2 HS khá lên bảng làm .
-Yc HS nhận xét sửa bài .
GV chốt kết quả đúng :
 a. b. 
+ 1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm theo.
+ HS làm bài vào vở.
+ HS nối tiếp nhau đọc KQbài, nhận xét kết quả của bạn.
+ 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm theo.
+ 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
+ HS đọc kết quả và giải thích cách làmvà nhận xét.
+ 1 HS đọc đề bài
+1 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
+ HS nhận xét.
+ 1 HS đề bài.Thảo luận cách làm 
+ 3HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
+ HS nhận xét.
+ HS nhắc lại cách so sánh PS ở các trường hợp khác nhau .
-HS đọc đề bài và thảo luận cách làm. Làm vào vở
-2 HS khá lên bảng làm
- HS nhận xét sửa bài
3.Củng cố - Dặn dò:Nhắc lại nội dung bài học, nhận xét tiết học. Chuẩn bị: “ Ôn tập về số thập phân”
ĐẠO ĐỨC
Tuần 29 : Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc (tiết 2)
I. Mục tiêu :
 Giúp học sinh biết:
- Biết tên gọi một vài cơ quan của Liên Hợp Quốc ở Việt Nam; biết một vài hoạt động của các cơ quan Liên Hợp Quốc ở Việt Nam và địa phương .
-Giáo dục học sinh có thái độ tôn trọng và biết hợp tác với các cơ quan Liên Hợp Quốc.
II.Chuẩn bị : Sưu tầm tranh ảnh bài báo nói về các hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc ở Việt Nam hoặc trên thế giới .
III. Hoạt động dạy và học
1.Bài cũ: 
 (?)Liên Hợp Quốc được thành lập khi nào?
 (?)Việt Nam đã trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc khi nào?
2.Bài mới : 
 Giới thiệu bài – Ghi đề .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động1: Chơi trò chơi phóng viên ( bài tập 2,SGK)
Mt: HS thay nhau đóng vai phóng viên và tiến hành phỏng vấn các bạn trong lớp về các vấn đề có liên quan đến tổ chức Liên Hợp Quốc.
Giáo viên phân công một số HS thay nhau đóng vai phóng viên và tiến hành phỏng vấn các bạn trong lớp về các vấn đề có liên quan đến tổ chức Liên Hợp Quốc .
Ví dụ :
(?)Bạn hãy cho biết Liên Hợp Quốc được thành lập khi nào? Trụ sở Liên Hợp Quốc đóng ở đâu? Việt Nam đã trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc khi nào? Bạn hãy kể tên một cơ quan của Liên Hợp Quốc ở Việt Nam mà bạn biết? Bạn hãy kể một việc làm của Liên Hợp Quốc mang lại lợi ích cho trẻ em? Bạn hãy kể một hoạt động của cơ quan Liên Hợp Quốc ở Việt Nam hoặc ở địa phương mà bạn biết ? 
-Cho HS tham gia chơi .
-GV nhận xét và khen những HS trả lời đúng và ha ... sẵn: 5 đề văn của tiết Viết bài văn tả cây cối. Các lỗi tiêu biểu về chính tả, dùng từ, đặt câu trong bài làm của 
III.Các hoạt động – Dạy học:
1. Bàicũ: 1 nhóm đọc lại một trong hai màn kịch đã học ở tiết TLV trước.
2. Bài mới: 
 Giới thiệu bài
Hoạt động của GV
Hoạt động của hs
Hoạt động 1: Nhận xét kết quả bài viết của học sinh
Mt: Biết rút kinh nghiệm về cách bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt trình bày trong bài văn tả cây cối.
-Giáo viên dán giấy đã viết sẵn 5 đề văn của tiết Viết bài văn tả cây cối, hướng dẫn học sinh xác định rõ yêu cầu của đề bài (nội dung + thể loại).
Giáo viên nhận xét về kết quả làm bài của học sinh:
* Ưu điểm chính về các mặt
Ưu điểm:Đa số học sinh nắm vững nội dung yêu cầu đề bài, có kĩ năng quan sát và vận dụng những hiểu biết về bài văn tả cây cối trong khi viết bài, bố cục bài viết rõ ràng, câu văn giàu hình ảnh, sử dụng tốt một số biện pháp tu từ trong khi viết...nhiều học sinh có bài viết hay.
Thiếu sót, hạn chế : Một vài học sinh nắm chưa chắc yêu cầu bài, kĩ năng thực hiện bài văn tả cây cối yếu, nội dung sơ sài, bố cục thiếu rõ ràng, ý lủng củng, chữ viết xấu sai nhiêù lỗi chính tả.
Thông báo kết quả điểm :Điểm cao nhất 9 ( 1 bài) thấp nhất 2 điểm (1 bài)
-HS đọc lại 5 đề, xax1 định yêu cầu của từng đề bài.
-Theo dọi nhận xét của GV.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh chữa bài.
Mt: biết tham gia sửa lỗi chung, phát hiện và sửa các lỗi đã mắc trong bài làm của bản thân và của bạn. 
a)Hướng dẫn hs chữa lỗi chung:
+Lỗi về chính tả: mùi thơm rất rễ chịu, mỗi chùm khoảng 4,5 chái. 
+Lỗi về từ, câu, ý: béo béo của trứng gà, ngọt ngọt của mật ong. Hương thơm gào gạt. Hoa có những chiếc lá nhỏ li ti 
b) Hướng dẫn học sinh chữa lỗi trong bài
-GV yc học sinh đọc lời phê của Gv và sửa lỗi mắc phải.
-GV theo dõi
-HS theo dõi phát hiện lỗi sai, sửa lỗi chung và lỗi riêng.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh học tập những đoạn văn hay.
Mt: Biết viết lại một đoạn trong bài tập làm văn của mình cho hay hơn.
-GVđọc cho hs nghe những đoạn văn hay, sáng tạo của 2 học sinh trong lớp 
-HS trao đổi thảo luận tìm ra cái hay, cái đúng của đoạn văn, bài văn.
-GV tổ chức cho hs chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
-Tổ chức cho hs đọc lại đoạn văn vừa viết 
-HS trao đổi tìm ra cái hay của đoạn văn, bài văn giáo viên đọc.
-HS viết và đọc cho nhau nghe đoạn văn vừa viết
3. Củng cố- dặn dò: 
	GV nhận xét tiết học. YC những học sinh viết bài chưa đạt viết lại cả bài Chuẩn bị: “Ôn tập về văn tả con vật”.
KHOA HỌC
Tiết 58 : Sự sinh sản và nuôi con của chim
I.Mục tiêu: 
-Hình thành biểu tượng về sự phát triển phôi thai của chim trong quả trứng.
- Nói về sự nuôi con của chim.
- Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ động vật các loài chim.
II.Chuẩn bị: Hình vẽ trong SGK trang 118, 119.
III.Các hoạt động dạy và học: 
1. Bài cũ: Sự sinh sản của ếch. 
 (?) Vẽ sơ đồ sinh sản của ếch? 
 (?) Ếch sống ở đâu? Nêu quá trình phát triển của ếch?
2.Bài mới:
 G. T. B
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự phát triển phôi thai của chim trong quả trứng
Mt: Hình thành biểu tượng về sự phát triển phôi thai của chim trong quả trứng.
-GVyc học sinh đọc thông tin SGK và quan sát tranh thảo luận theo nhóm nội dung sau:
(?) So sánh tìm ra sự khác nhau giữa các quả trứng hình 2. 
(?)Em nhìn thấy bộ phận nào của con gà trong hình 2b và 2c và 2 d?
(?) Chỉ vào hình 2a đâu là lòng đỏ, lòng trắng của quả trứng?
(?)So sánh quả trứng hình 2a, hình 2c và quả nào có thời gian ấp lâu hơn?
-Gọi đại diện nhóm lên trình bày
Học sinh khác có thể bổ sung.
*Giáo viên kết luận:
Trứng gà đã được thụ tinh tạo thành hợp tử.Nếu 
được ấp, hợp tử sẽ phát triển thành phôi 
-Trứng gà ấp trong khoảng 21 ngày sẽ nở thành gà con
-Học sinh đọc thông tin SGK, quan sát tranh thảo luận theo nhóm dựa vào câu hỏi trang 118 và 119 / SGK .
-Đại diện nhóm lên trình bày
Hình 2a: Quả trứng chưa ấp có lòng trắng, lòng đỏ riêng biệt.
Hình 2b: Quả trứng đã được ấp 10 ngày, có thể nhìn thấy mắt và chân.
Hình 2 c: Quả trứng đã được 15 ngày, có thể nhìn thấy phần đầu, mỏ, chân, lông gà.
-Hình 2d : Quả trứng đã được ấp khoảng 20 ngày, có thể nhìn thấy đầy đủ các bộ phận của con gà, mắt đang mở (phần lòng đỏ không còn nữa)
Hoạt động 2: Sự nuôi con của chim.
Mt: Hiểu về sự nuôi con của chim.
-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn
(?)Quan sát các hình trang 119 em có nhận xét gì về những con chim non, gà con mới nở, chúng đã tự kiếm mồi được chưa? Ai nuôi chúng?Tại sao?
*Giáo viên nhận xét và kết luận:
+ Chim non mới nở đều yếu ớt, chưa thể tự kiếm mồi được ngay.
+ Chim bố và chim mẹ thay nhau đi kiếm mồi, cho đến khi mọc đủ lông cánh mới có thể tự đi kiếm ăn.
- Quan sát các hình trang 119 em nhận xét, trả lời câu hỏi GV nêu:
-Đại diện các nhóm trình bày, bổ sung.
	3. Củng cố- dặn dò:
Nhận xét tiết học. Xem lại bài. Chuẩn bị: “Sự sinh sản của thú”.
TOÁN
Tiết 145 : Ôn tập về đo độ dài và đo khối lượng (tt)
I. Mục tiêu: 
 Giúp HS:
- Củng cố kỹ năng viết các số đo độ dài và khối lượng dưới dạng STP.
- Củng cố mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài và đơn vị đo khối lượng thông dụng.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 
 -Đổi các số đo sau dưới dạng STP:
 kg= ...kg; m =...m; 5m 6cm=...m; 2 tấn 126 kg= ...tấn
2. Bài mơi: 
 GV giới thiệu bài, ghi bảng.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Thực hành. Làm bài tập
Mt: Củng cố kỹ năng viết các số đo độ dài và khối lượng dưới dạng STP. Củng cố mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài và đơn vị đo khối lượng thông dụng.
Bài 1: Yêu cầu học sinh đọc đề – làm bài.
a/ 4,382 km ; 2,079 km ; 0,7 km
b/ 7,4 m ; 5,09 m ; 5,075m
GV nhấn mạnh kiến thức về chuyển đổi đơn vị đo độ dài nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị liền nhau.
Bài 2: Yêu cầu học sinh đọc đề – làm bài.
a/ 2,350 kg ; 1,065 kg 
b/ 8,760 tấn ; 2,077tấn 
- GV nhấn mạnh kiến thức về chuyển đổi đơn vị đo độ dài nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị liền nhau.
Bài 3: Yêu cầu học sinh đọc đề tổ chưcù cho hs thi làm nhanh theo nhóm
a/ 0,5 m = 50 cm b/ 0,075 km = 75 m
c/ 0,064 kg = 64 g d/ 0,08tấn = 80 kg.
Bài 4: Yêu cầu học sinh đọc đề tổ chưcù cho hs thi làm nhanh theo nhóm
 a/ 3576 m = 3,576 km b/ 53 cm = 0,53 m
c/ 5360 kg = 5,360 tấn d/ 657g = 0,657 kg
-Học sinh đọc đề – làm bài.1 số hs lên bảng làm bài.
-Lớp nhận xét.
- Học sinh đọc đề – làm bài.1 số hs lên bảng làm bài.
-Lớp nhận xét.
-Học sinh đọc đề – làm bài theo nhóm theo yc của GV.
-Các nhóm làm xong dán kết quả, nhận xét.
-Học sinh đọc đề – làm bài theo nhóm theo yc của GV.
-Các nhóm làm xong dán kết quả, nhận xét.
 3.Củng cố - Dặn dò: GV nhận xét tiết học,nhắc lại kiến thức cần nhớ khi chuyển đổi đơn vị đo độ dài, khối lượng. Chuẩn bị: Ôân tập về đo diện tích. 
KĨ THUẬT
Tiết 29 : Lắp máy bay trực thăng (t3)
I.Mục tiêu: 
Học sinh phải :
-Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe cần cẩu.
- Lắp được máy bay trực thăng đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
-Rèn luyện tính cẩn thận khi thực hành.
II. Đồ dùng dạy học:Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn. Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật 
III.Các hoạt động dạy và học
1.Kiểm tra:(sự chuẩn bị của hs cho tiết học)
2.Bài mới: 
GT tiết học	
Hoạt động của GV
Hoạt động của hs
Hoạt động5: Thực hành lắp máy bay trực thăng.
Mt: Lắp được máy bay trực thăng đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
a) Chonï chi tiết:
+ YC hs chọn đúng và đủ các chi tiết 
b) Lắp từng bộ phận 
-GV gọi 1HS đọc phần ghi nhớ SGK về quy trình lắp máy bay trực thăng
-Yc hs quan sát kĩ hình SGK thực hành lắp ráp từng bộ phận
-GV quan sát và uốn nắn kịp thời những nhóm HS còn lúng túng.
c) Lắp ráp máy bay trực thăng(hình 1 SGK)
-GV cho hs lắp ráp theo các bước trong SGK.
-GV nhắc hs khi lắp ráp xong cần:
+Bước lắp thân máy bay vào sàn ca bin và giá đỡ phải lắp đúng vị trí
+Bước lắp giá đỡ sàn ca bin và càng máy bay phải được lắp thật chặt.
-HS đọc ghi nhớ về quy trình lắp máy bay trực thăng.
-Hs quan sát kĩ các hình trong SGK và nội dung của từng bước lắp.
-Theo dõi lưu ý của GV
-Thực hiện lắp theo nhóm.
- Hs lắp ráp theo các bước trong SGK.
Hoạt động 6: Đánh giá sản phẩm.
Mt: Nhận xét đánh giá sản phẩm của các nhóm.
GV tổ chức cho hs trưng bày sản phẩm theo nhóm, chỉ định mỗi nhóm cử 1 đại diện lên đánh giá sản phẩm theo tiêu chuẩn đánh giá GV ghi trên bảng.
-GV nhận xét cùng cả lớp nhận xét.
GV tuyên dương nhóm hoàn thành tốt, nhắc nhở các nhóm hoàn thành ở mức chưa cao.
-Yc hs tháo các chi tiết và xếp các chi tiết vào vị trí các ngăn trong hộp
- Hs trưng bày sản phẩm theo nhóm, chỉ định mỗi nhóm cử 1 đại diện lên đánh giá sản phẩm theo tiêu chuẩn đánh giá GV ghi trên bảng.
-HS tháo các chi tiết và xếp các chi tiết vào vị trí các ngăn trong hộp
3.Củng cố – dặn dò: Nhận xét chung giờ học
 Ban giám hiệu duyệt tuần 29 
Ngày ..

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 29 DA CHINH SUA.doc