Tuần 1 Bài 1:
Tiết 1 HỌC TẬP VÀ SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ
I/ MỤC TIÊU
1.Kiến thức: - HS hiểu các biểu hiện cụ thể và lợi ích của học tập, sinh hoạt đúng giờ
2. Kỹ năng: -HS biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hợp lý cho bản thân và thực hiện đúng thời gian biểu.
- GD KNS: +Kỹ năng lập kế hoạch để học tập, sinh hoạt đúng giờ.
+Kỹ năng tư duy phê phán, đánh giá hành vi sinh hoạt, học tập không đúng giờ và chưa đúng giờ.
3.Thái độ: Có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập, sinh hoạt đúng giờ
II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
1. GV: Dụng cụ sắm vai HĐ2- tiết 1, phiếu giao việc HĐ1, HĐ2.
2. HS : Vở BT đạo đức.
Ngày dạy: ............................. Tuần 1 Bài 1: Tiết 1 HỌC TẬP VÀ SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ I/ MỤC TIÊU 1.Kiến thức: - HS hiểu các biểu hiện cụ thể và lợi ích của học tập, sinh hoạt đúng giờ 2. Kỹ năng: -HS biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hợp lý cho bản thân và thực hiện đúng thời gian biểu. - GD KNS: +Kỹ năng lập kế hoạch để học tập, sinh hoạt đúng giờ. +Kỹ năng tư duy phê phán, đánh giá hành vi sinh hoạt, học tập không đúng giờ và chưa đúng giờ. 3.Thái độ: Có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập, sinh hoạt đúng giờ II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 1. GV: Dụng cụ sắm vai HĐ2- tiết 1, phiếu giao việc HĐ1, HĐ2. 2. HS : Vở BT đạo đức. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Ổn định, tổ chức lớp -Bắt giọng cho HS hát đầu giờ -HS hát. 2.Bài cũ: Không có 3.Dạy bài mới: -Giới thiệu bài: Học tập và sinh hoạt đúng giờ giúp chúng ta thực hiện tốt mọi công việc và cuộc sống chúng ta có nề nếp hơn. Để biết thế nào là học tập và sinh hoạt đúng giờ, chúng ta cùng đi vào bài 1 “Học tập.” -HS lắng nghe. a/.Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến «Mục tiêu: +HS có ý kiến riêng và biết bày tỏ ý kiến trước các hành động. +GDKNS: tư duy phê phán. «Cách tiến hành: -GV chia nhóm và giao nhiệm vụ: +TH1: Trong giờ học Toán, cô giáo đang hướng dẫn cả lớp làm bài tập. Bạn Lan tranh thủ làm BT Tiếng Việt, còn bạn Tùng vẽ máy bay trên vở nháp. +TH2: Cả nhà đang ăn cơm vui vẻ, riêng bạn Dương vừa ăn cơm vừa xem truyện. -Mỗi nhóm nhận bày tỏ ý kiến về việc làm trong 1 tình huống, việc nào đúng, việc nào sai? Tại sao đúng/sai? -Tổ chức cho HS thảo luận nhóm- thời gian: 3’ GV đi đến từng nhóm quan sát, giúp đỡ. -Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận. -Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả TL -Các nhóm trình bày. -Tổ chức cho HS trao đổi, tranh luận giữa các nhóm. -Các nhóm trao đổi ý kiến, tranh luận giữa các nhóm -GV nhận xét, kết luận: -HS lắng nghe. +Giờ học Toán mà Lan, Tùng ngồi làm việc khác, không chú ý nghe cô hướng dẫn sẽ không hiểu bài, ảnh hưởng tới kết quả học tập. Như vậy, trong giờ học các em đã không làm tròn bổn phận, trách nhiệm của các em và chính điều đó làm ảnh hưởng đến quyền được học tập của các em. Lan và Tùng nên cùng làm BT Toán với các bạn. +Vừa ăn, vừa xem truyện có hại cho sức khỏe. Dương nên ngừng xem truyện và cùng ăn với cả nhà. Ø Làm 2 việc cùng 1 lúc không phải là học tập sinh hoạt đúng giờ. b/.Hoạt động 2: Xử lý tình huống: «Mục tiêu: +HS biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong tình huống cụ thể +GDKNS: đánh giá hành vi. «Cách tiến hành: -GV chia nhóm và giao nhiệm vụ: +TH1: Ngọc đang ngồi xem một chương trình ti vi rất hay. Mẹ nhắc Ngọc đế giờ đi ngủ. Theo em, bạn Ngọc nên ứng xử ntn? Em hãy lựa chọn giúp Ngọc cách ứng xử phù hợp trong tình huống đó. Vì sao cách ứng xử đó là phù hợp? +TH2: Đầu giờ HS xếp hàng vào lớp. Tịnh và Lai đi học muộn, khoác cặp đứng ở cổng trường. Tịnh rủ bạn: “đằng nào cũng bị muộn rồi, chúng mình đi mua bi đi!”. Em hãy lựa chọn giúp Lai cách ứng xử phù hợp trong tình huống đó và giải thích lý do. -Mỗi nhóm lựa chọn 1 cách ứng xử phù hợp để chuẩn bị đóng vai. -Tổ chức cho HS thảo luận nhóm chuẩn bị đóng vai (5’). GV đến từng nhóm giúp đỡ. -Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai 1 tình huống. -Mời các nhóm lên đóng vai -Các nhóm lên đóng vai -Tổ chức HS trao đổi, tranh luận giữa các nhóm. -Các nhóm trao đổi ý kiến, tranh luận giữa các nhóm -GV nhận xét HS các nhóm có biết đánh giá hành vi chưa và kết luận: +TH1: Ngọc nên tắt ti vi và đi ngủ đúng giờ để đảm bảo sức khỏe không làm mẹ lo lắng. +TH2:Bạn Lai nên từ chối đi mua bi và khuyên bạn không nên bỏ học đi làm việc khác. -HS lắng nghe. ØMỗi tình huống có nhiều cách ứng xử. Chúng ta nên biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp nhất. c/.Hoạt động 3: Xử lý tình huống: «Mục tiêu: +HS biết công việc cụ thể cần làm và thời gian thực hiện để học tập và sinh hoạt đúng giờ. +GDKNS: Kỹ năng lập kế hoạch để học tập, sinh hoạt đúng giờ. «Cách tiến hành: -GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm. +N1: Buổi sáng, em làm những việc gì? +N2: Buổi trưa, em làm những việc gì? +N3: Buổi chiều, em làm những việc gì? +N4: Buổi tối, em làm những việc gì? -Mỗi tổ là một nhóm nhận nhiệm vụ. -Tổ chức cho HS thảo luận nhóm chuẩn bị lập kế hoạch cho mình (3’). GV đến từng nhóm giúp đỡ. -Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận lập kế hoạch cho mình. -Mời các nhóm lên trình bày. -Các nhóm lên trình bày. -Tổ chức cho HS trao đổi, tranh luận giữa các nhóm. -Các nhóm trao đổi ý kiến, tranh luận giữa các nhóm -GV nhận xét HS có biết lập kế hoạch chưa, kết luận: Cần sắp xếp thời gian hợp lí để đủ thời gian học tập, vui chơi, làm việc nhà và nghỉ ngơi. -HS lắng nghe. 4.Hoạt động tiếp nối: -Viết lên bảng câu : “Giờ nào việc nấy”. -HS đọc đồng thanh -Hướng dẫn HS thựa hành ở nhà: Cùng cha mẹ xây dựng thời gian biểu và thực hiện theo thời gian biểu đó -HS tiếp thu và thực hiện. -Nhận xét tiết học, tuyên dương những cá nhân, nhóm học tập tích cực. -HS lắng nghe. «Rút kinh nghiệm tiết dạy: Ngày dạy: ............................. Tuần 2 Bài 1: Tiết 2 HỌC TẬP VÀ SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ I/ MỤC TIÊU 1.Kiến thức: HS hiểu các biểu hiện cụ thể và lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ. 2. Kỹ năng: -Bày tỏ ý kiến và tự nhận biết thêm về lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ. - GD KNS: +Kỹ năng quản lí thời gian để học tập và sinh hoạt đúng giờ. +Kỹ năng lập kế hoạch để học tập, sinh hoạt đúng giờ. +Kỹ năng tư duy phê phán, đánh giá hành vi sinh hoạt, học tập không đúng giờ và chưa đúng giờ. 3.Thái độ: Có ý thức thực hiện học tập, sinh hoạt đúng giờ. II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Thẻ 3 màu: đỏ, xanh, trắng, bảng ghi BT4, Vở BT đạo đức 2. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Ổn định, tổ chức lớp -Bắt giọng cho HS hát đầu giờ -HS hát. 2.Bài cũ: Kiểm tra 1 số thời gian biểu mà HS lập ở nhà -Nhận xét. -HS mở BTVN để giáo viên kiểm tra. 3.Dạy bài mới: -Giới thiệu bài: Nhằm giúp các em có kỹ năng quản lí thời gian để học tập và sinh hoạt đúng giờ, biết lập kế hoạch để học tập, sinh hoạt đúng giờ. Hôm nay chúng ta đi vào tiết 2 của bài 1 “Học tập và sinh hoạt đúng giờ”. -HS lắng nghe. a/.Hoạt động 1: Thảo luận lớp «Mục tiêu: +HS biết bày tỏ ý kiến, thái độ của mình trước việc làm đúng. +GDKNS: kỹ năng tư duy. -2 HS đọc YC bài tập «Cách tiến hành: -Phát bìa cho HS và qui định màu -HS lưu ý màu đỏ: tán thành, xanh: không tán thành, trắng: không biết. -GV lần lượt đọc từng ý kiến. -Giơ tấm bìa theo từng câu GV đọc và nói rõ lí do vì sao? a.Trẻ em không cần học tập, sinh hoạt đúng giờ. -Sai, vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ => Kết quả học tập của mình làm bố mẹ, thầy cô lo lắng. b.Học tập, sinh hoạt đúng giờ giúp em mau tiến bộ. -Đúng, vì như vậy em mới học giỏi, mau tiến bộ. c.Cùng một lúc em có thể vừa học vừa chơi -Sai vì sẽ không tập trung chú ý, kết quả học tập sẽ thấp, mất nhiều thời gian, đây là thói quen xấu. d. Sinh hoạt đúng giờ có lợi cho sức khoẻ - Đúng. - GVNXKL: Học tập, sinh hoạt đúng giờ có lợi cho sức khoẻ và việc học tập của em. - HS chú lắng nghe b/. Hoạt động 2: Hành động cần làm «Mục tiêu: HS nhận biết thêm về lợi ích của học tập và sinh hoạt đúng giờ, cách thức thể hiện. «Cách tiến hành: -Chia nhóm 4 nhóm, giao việc. Các nhóm ghi vào bảng con: -Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận ghi kết quả. +N1: Ghi ích lợi của việc học tập đúng giờ. -Học giỏi, tiếp thu nhanh +N2: Ghi ích lợi khi sinh hoạt đúng giờ -Có lợi cho sức khoẻ +N3: Ghi những việc làm để học tập đúng giờ. -Giờ nào làm việc ấy, chăm chỉ nghe giảng +N4: Ghi những việc làm để sinh hoạt đúng giờ. -Có KH thời gian cụ thể cho từng việc, nhờ người lớn nhắc nhở -Cho HS từng nhóm so sánh để loại trừ kết quả ghi giống nhau. -HS từng nhóm so sánh -HS nhóm 1 ghép cùng nhóm 3, nhóm 2 ghép cùng nhóm 4. để từng cặp tương ứng: muốn đạt kết quả kia thì phải làm thế này. Nếu chưa có cặp tương ứng thì phải tìm cách bổ sung cho đủ cặp. +N1 ghép N3: VD: Học giỏi × chăm chỉ học bài, làm BT; tiếp thu nhanh ×chú ý nghe giảng. + N2 ghép với nhóm 4, VD: Ngủ đúng giờ × Không bị mệt mỏi; ăn đúng giờ × Đảm bảo sức khoẻ. => Kết luận: Việc học tập, sinh hoạt đúng giờ giúp chúng ta học tập kết quả cao hơn thoải mái hơn. Vì vậy việc học tập sinh hoạt đúng giờ là việc làm cần thiết. -HS lắng nghe. c/. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm: -YC 2 bạn trao đổi với nhau về thời gian biểu của mình : đã hợp lí chưa? Nhận xét. - Thảo luận nhóm đôi. - HS trao đổi - Nhận xét - Trình bày trước lớp. => Thời gian biểu nên hợp lí với điều kiện của từng em. Việc thực hiện đúng thời gian biểu sẽ giúp ta làm việc học tập có kết quả và đảm bảo sức khoẻ. 4/. Củng cố – dặn dò: - Cần học tập, sinh hoạt đúng giờ để đảm bảo sức khoẻ, học hành mau tiến bộ. -HS tiếp thu. - VN thực hiện theo thời gian biểu đã lập - Nhận xét chung tiết học . /. -HS thực hiện. -Lắng nghe. «Rút kinh nghiệm tiết dạy: Ngày dạy: ............................. TUẦN 3 Bài 2: TIẾT 1 BIẾT NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI I/ MỤC TIÊU 1.Kiến thức: Học sinh hiểu khi có lỗi thì nên nhận lỗi và sửa lỗi để mau tiến bộ và được mọi người yêu quý. Như thế mới là người dũng cảm, trung thực 2.Kỹ năng: -HS biết tự nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi, biết nhắc bạn sửa lỗi và nhận lỗi -GDKNS: +Kỹ năng Ra quyết định và giải quyết vấn đề trong tình huống mắc lỗi. +Kỹ năng Đảm nhận trách nhiệm. 3. Thái độ: HS biết ủng hộ, cảm phục các bạn biết nhận lỗi và sửa lỗi II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 1. GV: Phiếu thảo luận nhóm của HĐ1 (Tiết 1 ) 2. HS : Vở BT đạo đức III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định, tổ chức lớp -Hát đầu giờ 2. Kiểm tra bài cũ: + Giờ trước các em được học bài gì? -Học tập, sinh hoạt đúng giờ. +Theo em các bạn HS không cần học tập đúng giờ là đúng hay sai? Vì sao? - Nhận xét - đánh giá. -Sai, vì sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập, làm Bố Mẹ, thầy cô lo lắng. 3.Dạy bài mới -Giới thiệu bài: Trong cuộc sống không ai tránh khỏi những lỗi lầm, nhưng có biết nhận lồi hay không. Qua bài hôm nay chún ... Biết bảo vệ loài vật có ích trong cuộc sống hàng ngày. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : GV : Tranh ảnh, mẫu vật các loài vật có ích. HS : Vở bài tập III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn định : Hát 2. Kiểm tra bài cũ : -Tại sao cần phải giúp đỡ người khuyết tật ? - Kiểm tra VBT - Nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới : a/ Giới thiệu bài : “Bảo vệ loài vật có ích” b/ Các hoạt động dạy học : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC * Hoạt động 1: Trò chơi đố vui Đoán xem con gì ? Mục Tiêu : Giúp hs nhận biết ích lợi của một số loài vật có ích. -GV phổ biến luật chơi. -Gv ghi ích lợi của các loài vật có ích lên bảng. -Kết luận : Hầu hết các loài vật đều có ích cho cuộc sống. *Hoạt động 2 : Thảo luận theo nhóm . Mục tiêu : Giúp hs hiểu được sự cần thiết phải tham gia bảo vệ loài vật có ích. -GV chia nhóm và nêu câu hỏi. -Gv kết luận : Cần phải bảo vệ loài vật có ích, *Hoạt động 3 : Nhận xét đúng sai Mục tiêu : Giúp hs phân biệt các việc làm dúng, sai khi đối xử với loài vật. GDSDNLTK&HQ. -GV cho hs quan sát tranh và phân biệt các việc làm đúng sai. +Mời HS trình bày. Kết luận : +Các bạn trong tranh 1,3,4 biết bảo vệ chăm sóc các loài vật, Bằng và Đạt trong tranh 2 có hành động sai.. +Chúng ta cần bảo vệ các loài vật có ích để giữ gìn môi trường trong lành, góp phần giữ vệ sinh nơi công cộng, duy trì và phát triển cuộc sống một cách bền vững. Bảo vệ và phát triển loài vật có ích là một trong các hướng bảo vệ, phát triền nông nghiệp bền vững, giảm các chi phí về năng lượng. -Hs chơi theo tổ. -Hs nêu lại. -Các nhóm thảo luận. -Đại diện nhóm trình bày. -Hs thảo luận, bày tỏ ý kiến. -Đại diện trình bày. 4.Củng cố : - Vì sao cần phải bảo vệ loài vật có ích ? -GV nhận xét. IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1 phút) -Nhận xét - Xem lại bài. -Chuẩn bị “Tiết 2” «Rút kinh nghiệm tiết dạy: Thứngàytháng.năm Tuần 31 Bài 13 Tiết 2 BẢO VỆ LOÀI VẬT CÓ ÍCH I. MỤC TIÊU : Hs hiểu : - Hiểu một số ích lợi của các loài vật đối với đời sống con người. - GDSDNLTK&HQ: Chúng ta cần bảo vệ các loài vật có ích để giữ gìn môi trường trong lành, góp phần giữ vệ sinh nơi công cộng, duy trì và phát triển cuộc sống một cách bền vững. Bảo vệ và phát triển loài vật có ích là một trong các hướng bảo vệ, phát triền nông nghiệp bền vững, giảm các chi phí về năng lượng. - Đồng tình với những ai biết yêu quý, bảo vệ các loài vật.Không đồng tình, phê bình những hành động sai trái làm tổn hại đến các loài vật. - Phân biệt hành vi đúng hoặc sai đối với vật có ích. - Biết bảo vệ loài vật có ích trong cuộc sống hàng ngày II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : GV : Dụng cụ sắm vai HS : VBT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn định : Hát 2. Kiểm tra bài cũ : -Vì sao cần phải bảo vệ loài vật có ích ? - Nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới : a/ Giới thiệu bài : “ Bảo vệ loài vật có ích” b/ Các hoạt động dạy học : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC * Hoạt động 1: Thảo luận nhóm Mục Tiêu : Giúp hs biết lựa chọn cách đối xử đúng với loài vật. -GV chia nhóm và nêu yêu cầu từng tính huống -GV kết luận :Em nên khuyên ngăn các bạn và nếu các bạn không nghe thì mách người lớn để bảo vệ loài vật có ích. *Hoạt động 2 : Chơi đóng vai Mục tiêu : Giúp hs biết ứng xử phù hợp, biết tham gia bảo vệ loài vật có ích -Gv nêu tình huống. -Gv nhận xét đánh giá -GV Kết luận : Trong tình huống đó, An cần khuyên ngăn bạn không trèo cây, *Hoạt động 3 : Tự liên hệ Mục tiêu : Hs biết chia sẻ kinh nghiệm bảo vệ loài vật có ích. -Gv nêu yêu cầu HS tự liên hệ. -Gv kết luận, tuyên dương những hs biết bảo vệ loài vật có ích. Kết kuận chung : Hầu hết các loài vật đều có ích cho con người, +Lin hệ GDSDNLTK&HQ: Bảo vệ và phát triển loài vật có ích là một trong các hướng bảo vệ, phát triền nông nghiệp bền vững, giảm các chi phí về năng lượng -Hs thảo luận theo nhóm. -Đại diện nhóm trình bày. -Các nhóm lên đóng vai. -Lớp nhận xét. -Hs tự liên hệ 4.Củng cố : - Vì sao ta cần phải bảo vệ loài vật có ích ? -GV nhận xét. IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: -Nhận xét - Xem lại bài – Hs biết bảo vệ loài vật có ích. «Rút kinh nghiệm tiết dạy: Thứngàytháng.năm Tuần 32 Bài BIẾT GIỮ GÌN VỆ SINH BÃI BIỂN ( Dành cho địa phương ) A. MỤC TIÊU. HS hiểu: Vì sao cần giữ vệ sinh nơi bãi biển. Cần làm gì và cần tránh những việc gì để giữ vệ sinh bãi biển. HS biết giữ vệ sinh bãi biển. HS có thái độ tôn trọng những quy định về trật tự, vệ sinh nơi bãi biển. B. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN. Tranh ảnh. Một số sản vật ở biển. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH *HĐ1: Cho HS quan sát một số sản vật từ biển. MT: HS biết ích lợi của biển -GV giơ tranh ảnh hoặc mẫu vật các loài hải sản từ biển để HS nêu tên gọi và nêu ích lợi của chúng đối với con người. VD: Cá, tôm, cua nguồn thực phẩm cung cấp chất đạm cần thiết cho con người. -Muối ăn không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày. -Những sản vật đó được lấy từ đâu? *HĐ2: Cho HS thảo luận nhóm. -Chia lớp thành 4 nhóm. -Phát cho mỗi nhóm 1 hoặc 2 bức tranh về môi trường biển bị ô nhiễm. -Cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. -Cho HS nhận xét. -GV kết luận: Cần phải bảo vệ môi trường biển để bảo vệ tài nguyên của biển, giữ sạch bãi tắm để thu hút khách du lịch. *HĐ3: Cho HS chơi sắm vai. -GV đưa ra tình huống: -Em cùng bố mẹ đi tắm biển, gia đình em mang theo đồ ăn và ăn tại trên bãi biển. -Tuyên dương nhóm diễn xuất hay. -HS quan sát tranh theo gợi ý của GV và trả lời. -Được lấy từ biển. -Mỗi nhóm là một tổ. -Các nhóm nhận tranh thảo luận theo nội dung câu hỏi: -Do đâu mà môi trường biển bị ô nhiễm? -Môi trường biển bị ô nhiễm sẽ có tác hại gì? -Làm thế nào để giữ sạch môi trường biển? -HS thảo luận, phân vai và thể hiện vai sắm. -HS phân tích hành vi đúng hoặc sai của các vai trong từng nhóm. D.CỦNG CỐ-DẶN DÒ:-Cho HS nhắc lại tênbài -Dặn HS nhớ làm theo. -Nhận xét tiết học. «Rút kinh nghiệm tiết dạy: Thứngàytháng.năm Tuần 33 Bài MỘT NGÀY VÌ BẠN NGHÈO ( Dành cho địa phương ) A. MỤC TIÊU. 1. HS hiểu: Vì sao cần giúp đỡ bạn nghèo. Cần làm gì để giúp đỡ bạn nghèo. Những bạn nghèo có quyền được đối xử bình đẳng, có quyền được hỗ trợ, giúp đỡ. 2. HS có những việc làm thiết thực giúp đỡ bạn nghèo tuỳ theo khả năng của bản thân. 3. HS có thái độ thông cảm, không phân biệt đối xử với bạn nghèo. B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. GIÁO VIÊN HỌC SINH *HĐ1: Quan sát tranh. MT: Giúp HS nhận biết được một số hành vi cụ thể về giúp đỡ bạn nghèo. -GV treo tranh và cho cả lớp quan sát nhận xét về việc làm của các bạn trong tranh. -Nội dung tranh: Các bạn góp tập vở, quần áo, cặp sách..... -GV hỏi: Tranh vẽ gì? Các bạn làm việc đó để làm gì? Nếu em có mặt ở đó em sẽ làm gì? Vì sao? -GV cho từng cặp HS thảo luận. -Cho đại diện các nhóm trình bày bổ sung ý kiến. -GV kết luận: Chúng ta cần giúp đỡ các bạn nghèo để thể hiện tình cảm bạn bè cần phải quan tâm giúp đỡ lẫn nhau khi bạn gặp khó khăn. *HĐ2: Thảo luận cặp đôi. MT: Giúp HS hiểu được sự cần thiết và một số việc làm để giúp đỡ người khuyết tật. -GV yêu cầu các cặp thảo luận nêu những việc làm có thể để giúp đỡ bãn nghèo. -Gọi một vài HS trình bày kết quả trước lớp. -Cho cả lớp bổ sung tranh luận. -GV kết luận: Tuỳ theo khả năng và điều kiện thực tế, các em có thể giúp đỡ bạn nghèo bằng những các khác nhau có thể tặng cho bạn quần áo cũ, tặng bạn tập vở, sách, cặp.....hoặc góp tiền giúp bạn nghèo. *HĐ3: Làm phiếu bài tập: -Cho HS làm phiếu bài tập. *Nội dung phiếu: Điền dấu x vào trước ý kiến đúng: a) Giúp đỡ bạn nghèo là việc làm mà tất cả HS đều nên làm. b) Chỉ cần giúp đỡ bạn nghèo trong lớp mình. c) Phân biết đố xử với bạn nghèo là vi phạm quyền trẻ em. d) Giúp đỡ bạn nghèo là làm bớt đi những khó khăn cho bạn. -Chấm một số bài, nhận xét. -Cho HS bày tỏ ý kiến. *HĐ4: Liên hệ thực tế. -Ở trường từ đầu năm em đã tham gia những hoạt động nào để giúp đỡ bạn nghèo? -Quan sát tranh. -HS thảo luận theo cặp. -Một vài HS trình bày ý kiến. -HS kể cho nhau nghe những việc làm có thể giúp đỡ bạn nghèo. -4, 5 HS trình bày ý kiến. -HS khác bổ sung ý kiến. -Lắng nghe. -Cả lớp làm bài. -HS kể các hoạt động. VD: Góp tiền ủng hộ các bạn nghèo trong thành phố. -Hoạt động “Một ngày vì bạn nghèo” ủng hộ tiền, để giúp đỡ các bạn nghèo trong trường. -Hoạt động: “Làm kế hoạch nhỏ” thu gom vỏ lon bia ủng hộ bạn nghèo. -Hoạt động: “Thăm và tặng quà cho các bạn trường tiểu học Long Sơn”..... C. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: -Nhận xét tiết học. -Tuyên dương những bạn ngoan, tích cực phát biểu. «Rút kinh nghiệm tiết dạy: Thứngàytháng.năm Tuần 34 Bài ÔN TẬP CUỐI NĂM A. MỤC TIÊU. Củng cố cho HS về một số hành vi: thật thà, khi nhặt được của rơi trả lại cho người mất, lịch sự khi nhận và gọi điện thoại, khi đến nhà người khác, biết nói lời yêu cầu, đề nghị. Bồi dưỡng cho HS tình cảm yêu quý bạn bè, yêu quý người tàn tật và quan tâm giúp đỡ họ HS có thói quen nhặt được của rơi trả lại người mất, có ý thức bảo vệ các con vật có ích, có ý thức khi đến nhà bạn..... B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. GIÁO VIÊN HỌC SINH *HĐ1: Thảo luận nhóm. -Chia lớp làm 4 mhóm. -Phát nội dung thảo luận cho từng nhóm. *HĐ2:Làm việc trước lớp. -Cho các nhóm cử đại diện trình bày ý kiến thảo luận. -Cho HS nhận xét, bổ sung. *HĐ3: Trò chơi sắm vai. -Cho các nhóm chơi sắm vai. -Cho HS nhận xét hành vi đúng hoặc sai của các vai. -Nhận xét nhóm có vai diễn hay nhất, lời thoại hay nhất. -Nhóm 1: Thảo luận 2 nội dung: + Trả lại của rơi. + Biết nói lời yêu cầu, đề nghị. -Nhóm 2: + Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại. + Lịch sự khi đến nhà người khác. -Nhóm 3: + Giúp đỡ người tàn tật. -Nhóm 4: + Bảo vệ loài vật có ich -Đại diện các nhóm trình bày ý kiến thảo luận của nhóm mình. -Các nhóm khác nhận xét bổ sung. -Các nhóm tự chọn một trong hai nội dung vừa thảo luận để xây dựng kịch bản và tự phân vai. -HS trong nhóm tự phân vai và tập sắm vai. -Các nhóm thể hiện vai sắm. -HS nhận xét các hành vi đúng sai của các vai. C. CỦNG CỐ DẶN DÒ.-Nhận xét tiết học. -Dặn HS xem lại bài, giờ sau kiểm tra. «Rút kinh nghiệm tiết dạy: TUẦN 35. KIỂM TRA CUỐI NĂM. DUYỆT DUYỆT
Tài liệu đính kèm: