Thiết kế bài dạy các môn học lớp 2 - Tuần 2 năm 2012

Thiết kế bài dạy các môn học lớp 2 - Tuần 2 năm 2012

TUẦN 2 : Thứ hai ngày 10 tháng 09 năm 2012

TẬP ĐỌC TIẾT 4

PHẦN THƯỞNG

I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT :

 - Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.

 - Hiểu ND : Câu chuyện đề cao lòng tốt và khuyến khích H/S làm việc tốt. ( trả lời được các câu hỏi 1,2,4 )

 - H/S khá, giỏi trả lời được câu hỏi 3

 - GDKNS :Biết tôn trọng và thừa nhận người khác có những giá trị khác.

 Thể hiện sự cảm thông . .

II/ CHUẨN BỊ:

 1/ GIÁO VIÊN :

 - Tranh minh họa. SGK.

 - PP :Thảo luận nhóm ; Chia sẻ thông tin ;Trình bày ý kiến cá nhân.

 2/ HỌC SINH :

 - Sách Tiếng việt.

 

doc 23 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 417Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn học lớp 2 - Tuần 2 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2 : Thứ hai ngày 10 tháng 09 năm 2012
TẬP ĐỌC TIẾT 4
PHẦN THƯỞNG
I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
 - Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
 - Hiểu ND : Câu chuyện đề cao lòng tốt và khuyến khích H/S làm việc tốt. ( trả lời được các câu hỏi 1,2,4 )
 - H/S khá, giỏi trả lời được câu hỏi 3	
 - GDKNS :Biết tôn trọng và thừa nhận người khác có những giá trị khác.	
 Thể hiện sự cảm thông .	 .
II/ CHUẨN BỊ:
 1/ GIÁO VIÊN :
 - Tranh minh họa. SGK.
 - PP :Thảo luận nhóm ; Chia sẻ thông tin ;Trình bày ý kiến cá nhân.
 2/ HỌC SINH : 
 - Sách Tiếng việt.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.BÀI CŨ :
 - Tiết tập đọc trước em học bài gì?
 - Nhận xét, ghi điểm.
2.DẠY BÀI MỚI :
HOẠT ĐỘNG 1: 
 - Giới thiệu bài: Phần thưởng .
HOẠT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn luyện đọc.
 - Giáo viên đọc bài, đoạn 1, 2 giọng nhẹ nhàng cảm động.
 * Đọc từng câu:
 - Hướng dẫn phát âm các từ có vần khó, các từ dễ viết sai, các từ mới.
Phần thưởng, sáng kiến.
lặng yên, .......
tẩy, thưởng, sẽ, ..........
 * Đọc từng đoạn trước lớp:
 - Chú ý nhấn giọng đúng :
 Một buổi sáng,/ vào giờ ra chơi,/ các bạn trong lớp túm tụm bàn bạc điều gì/ có vẻ bí mật lắm.//
 * Giảng từ: Bí mật, sáng kiến, lặng lẽ. 
 * Đọc từng đoạn trong nhóm :
 - Chia nhóm đọc.
 - Nhận xét.
HOẠT ĐỘNG 3 : Tìm hiểu bài.
 - Hướng dẫn tìm hiểu đoạn 1-2.
 - Nêu câu hỏi .
 Câu 3: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng cho câu hỏi: “ Vì sao Na nhận được phần thưởng ? “
a/ Na được nhận phần thưởng vì Na là HS giỏi của lớp.
b/ Na là một HS có tấm làng tốt với bạn.
c/ Na là một HS thông minh.
TIẾT : 2
 - Các bước giống tiết 1
 * Đọc từng câu.
 - Rèn phát âm: lớp, bước lên, trao, tấm lòng, lặng lẽ,.....
 * Đọc cả đoạn.
 - Hướng dẫn đọc đúng câu:
 Đây là phần thưởng/ cả lớp đề nghị tặng bạn Na.//
 Đỏ bừng mặt,/ cô bé đứng dậy/ bước lên bục.//
 - Giảng :Na xứng đáng được thưởng, vì có tấm lòng tốt. Trong trường học, phần thưởng có nhiều loại: HS giỏi, đạo đức tốt, lao động, văn nghệ, .....
 - Luyện đọc lại.
3.CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 
 + Em học được gì ở bạn Na?
 + Các bạn đề nghị cô giáo thưởng cho Na có tác dụng gì?
 - Gíao dục HS .
 - Tập đọc bài .-Nhận xét tiết học .
-Tự thuật
 -4 em đọc và TLCH
-Theo dõi, đọc thầm.
- HS nối tiếp đọc từng câu trong đoạn.
-Học sinh phát âm.
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn 1-2.
- 4 em nhấn giọng đúng.
- HS yếu đọc nội dung từ .
- Nhóm đôi đọc bài.
-Thi đọc giữa các nhóm.
-Đồng thanh ( đoạn 1-2)
- Đọc thầm đoạn 1-2.
- Cá nhân trả lời .
- HS làm bảng con.
-1 số HS thi đọc lại.
- Chọn bạn đọc hay.
- Tốt bụng, hay giúp đỡ mọi người.
- Biểu dương người tốât việc tốt, khuyến khích việc làm tốt.
 TOÁN TIẾT: 6
 LUYỆN TẬP
I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
 - Biết quan hệ giữa dm và cm để viết số đo có đơn vị là cm thành dm và ngược lại trong trường hợp đơn giản .
 - Nhận biết được độ dài đề-xi-mét trên thước thẳng .
 - Biết ước lượng độ dài trong trường hợp đơn giản .
 - Vẽ được đoạn thẳng có độ dài 1 dm.
II/ CHUẨN BỊ :
 1/ GIÁO VIÊN :
 - Thước thẳng có chia vạch. SGK .
 - PP :Hỏi đáp ; Luyện tập thực hành.
 2/ HỌC SINH : 
 - Sách toán, vở Toán, nháp, bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.BÀI CŨ : 
 - GV ghi: 2 dm, 3 dm, 40 cm.
 - GV đọc: năm đềximét, bảy đềximét một đềximét.
 + 40 xăngtimét bằng bao nhiêu đềximét?
2.DẠY BÀI MỚI : 
HOẠT ĐỘNG 1: 
 - Giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG 2: Bài tập.
 * Bài 1:
 - HS tự làm phần a .
 - Lấy thước kẻ và dùng phấn vạch vào điểm có độ dài 1 dm trên thước.
 - Vẽ đoạn thẳng AB dài 1 dm vào bảng con.
 + Nêu cách vẽ đoạn thẳng dài 1 dm.
 * Bài 2:
 - HS tìm trên thước vạch chỉ 2 dm và dùng phấn đánh dấu.
 + 2 đềximét bằng bao nhiêu xăngtimét?
 * Bài 3: . 
 + Muốn điền đúng phải làm gì?
 Giảng: đổi dm ra cm thêm 1 số 0, đổi cm ra dm bớt 1 số 0.
 - HS làm bài ,
 - GV gọi 1 em đọc và chữa bài.
 - Nhận xét. 
 * Bài 4: 
 + Bài 4 yêu cầu gì? 
 - GV hướng dẫn giải .
3.CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
 - Thực hành đo chiều dài cạnh bàn cạnh ghế, quyển vở.
 - Nhận xét tiết học
- HS đọc,
 -Viết bảng con .
-40 cm = 4 dm.
-1 HS nêu yêu cầu .
- Lớp làm vở .
-Cả lớp chỉ vào vạch vừa đọc to 1 đềximét. Cá nhân vẽ bảng con, đổi bảng kiểm tra.
-HS thao tác, 2 HS kiểm tra nhau.
-HS nêu yêu cầu. Cá nhân tự tìm.
-2 dm = 20 cm, nêu miệng .
- 1HS nêu yêu cầu .
đổi dm ra cm thêm 1 số 0, đổi cm ra dm bớt 1 số 0.
- Lớp làm vở .
-1 em đọc, cả lớp nghe chữa bài.
- Cá nhân trả lời.
- Nêu miệng kết quả.
- Cá nhân thực hành đo .
GHI CHÚ
ĐẠO ĐỨC TIẾT : 2
HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ (TT)
I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
 - Biết lập thời gian biểu hợp lí cho bản thân và thực hiện đúngthời gian biểu .
 - Có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập, sinh hoạt đúng giờ.
II/ CHUẨN BỊ: 
 1/ GIÁO VIÊN : 
 - 3 bìa màu: Đỏ, xanh, trắng ,Phiếu bài tập .
 - PP :Thảo luận nhóm ; Luyện tập thực hành .
 2/ HỌC SINH :
 - SGK . 
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 1 .BÀI CŨ : 
 + Tuần trước em học bài gì?
 - Giáo viên kiểm tra việc thực hiện thời gian biểu.
 2. DẠY BÀI MỚI : 
 - Giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG 1 : Thảo luận.
 - Giáo viên phát 3 bìa màu:
Đỏ- tán thành
Xanh- không tán thành
Trắng- phân vân.
 - GV lần lượt đọc từng ý kiến .
 * kết luận :
 - phần a,b,c (SGV/ tr 21)
 * Kết luận :
 - Học tập và sinh hoạt đúng giờ có lợi cho sức khoẻ và việc học tập của bản thân em.
HOẠT ĐỘNG 2: Hành động cần làm .
 - GV chia nhóm 
 - Mỗi nhóm tự ghi lợi ích khi học tập đúng giờ.
 - Giáo viên gợi ý cho HS thấy những ý tương ứng thì ghép với nhau.
 * Kết luận :
 - Việc học tập, sinh hoạt đúng giowfgiups chúng ta học tập kết quả hơn, thoải mái hơn. Vì vậy, học tập, sinh hoạt đúng giowflaf việc làm cần thiết.
HOẠT ĐỘNG 2 : Thảo luận nhóm.
 - Chia nhóm đôi .
 - Nhận xét.
 * Kết luận :
 - Thời gian biểu nên phì hợp với điều kiện của từng em. Việc thực hiện đúng thời gian biểu sẽ giúp các em làm việc, học tập cókết quả và đảm bảo sức khỏe ,
 + Cần học tập, sinh hoạt đúng giờ có lợi ích gì?
3.CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 
 + Nêu ích lợi của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ? 
 - Rút ra ghi nhớ SGK.
 - Giáo dục tư tưởng. Nhận xét tiết học.
 - Nhận xét tiết học .
- Học tập, sinh hoạt đúng giờ.
-2 em đọc thời gian biểu của mình trước.
- Học tập, sinh hoạt đúng giờ TT
- HS bày tỏ ý kiến cá nhân .
- HS nghe . 
- Mỗi nhóm tiến hành thảo luận và ghi ra giấy màu.
-Nhóm cử 1 bạn lên giải thích.
- Chia 2 nhóm trao đổi về thời gian biểu.
-Đại diện nhóm trình bày.
- HS nghe .
-Đảm bảo sức khoẻ và học tập tốt.
-Cá nhân nhắc lại.
GHI CHÚ
Thứ ba ngày 11 tháng 09 năm 2012
 KỂ CHUYỆN TIẾT : 2
 PHẦN THƯỞNG
I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
 - Dựa vào tranh minh họa và gợi ý SGK , kể lại được từng đoạn câu chuyện (BT 1,2,3).
 - H/S khá, giỏi bước đầu kể lại được toàn bộ câu chuyện (BT4).
II/ CHUẨN BỊ :
 1/ GIÁO VIÊN : 
 - Tranh minh họa.
 - PP : Trực quan;Nhóm.
 2/ HỌC SINH : 
 - Sách tiếng việt, nắm nội dung bài đọc.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.BÀI CŨ :
 - Gọi HS kể lại chuyện.
 - Nhìn tranh kể từng đoạn.
 - Kể toàn bộ câu chuyện. Nhận xét.
2.DẠY BÀI MỚI : 
HOẠT ĐỘNG 1: 
 - Giới thiệu bài :Phần thưởng.
HOẠT ĐỘNG 2 : 
 * Kể từng đoạn .
 - Treo tranh HS quan sát.
 - Chia nhóm
 - Kể từng đoạn theo tranh.
 - Nhận xét.
-Kể chuyện trước lớp.
 * Gợi ý : 
 + Na là 1 cô bé như thế nào?
 + Trong tranh này Na đang làm gì?
 + Các việc làm tốt của Na như thế nào?
 + Na còn băn khoăn điều gì?
 + Cuối năm các bạn bàn tán việc gì? Na làm gì?
 + Các bạn Na đang thì thầm bàn nhau chuyện gì?
 + Cô khen các bạn thế nào?
 + Buổi lễ phát thưởng diễn ra như thế nào?
 + Có điều gì bất ngờ trong buổi lễ này?
 + Khi Na được phần thưởng Na, các bạn và mẹ vui mừng ra sao?
HOẠT ĐỘNG 3 : Kể toàn bộ chuyện.
 - Giáo viên hướng dẫn kể toàn bộ chuyện theo 2 hình thức.
-Nhận xét nội dung, cách diễn đạt.
3.CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 
 + Na là một cô bé như thế nào?
 - Giáo dục tư tưởng. 
 - Tập kể lại.
- Nhận xét tiết học .
- Có công mài sắt có ngày nên kim.
- 4 em kể.
- 1 em kể.
-Phần thưởng.
- Cá nhân quan sát.
- HS trong nhóm lần lượt kể từng đoạn.
- Nhóm cử 1 đại diện thi kể.
-Tốt bụng.
- Đưa Minh nửa cục tẩy.
- Giúp bạn trực nhật.
-Chưa giỏi.
-Điểm thi, phần thưởng. Na lắng nghe.
- Đề nghị cô thưởng Na.
- Ý kiến hay.
- Từng học sinh được thưởng.
- Cô mời Na lên.
- Tưởng nhầm, mừng, khóc.
-1 em kể toàn chuyện.
-1 em kể từng đoạn em khác kể nối tiếp/ trong nhóm.
-Tốt bụng, sẵn sàng giúp đỡ mọi người.
- Kể theo trí nhớ.
GHI CHÚ
 TOÁN TIẾT : 7
 SỐ BỊ TRỪ – SỐ TRỪ – HIỆU
I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Biết số bị trừ, số trừ, hiệu.
 - Biết thực hiện phép trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100.
 - Biết giải bài toán bằng một phép trừ. 
II/ CHUẨN BỊ :
 1/ GIÁO VIÊN :
 - Các thanh thẻ Số bị trừ – số trừ – Hiệu. SGK .
 - PP :Quan sát ; Luyện tập thực hành .
 2/ HỌC SINH : 
 - Sách toán, vở Toán, bảng con, nháp.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.BÀI CŨ : 
- Ghi : 24 + 5 =
56 + 12 =
37 + 22 =
 - Nhận xét.
2.DẠY BÀI MỚI : 
HOẠT ĐỘNG 1 :
 - Giới thiệu bài .
HOẠT ĐỘNG 2 : Số bị trừ-số trừ-hiệu.
 - Viết bảng: 59 – 35 = 24
 - Giảng trong phép trừ 59 – 35 = 24 thì 59 gọi là số bị trừ, 35 gọi là số trừ, 24 gọi là hiệu.
 Ghi : 59 - 35 = 24
 ¯ ¯ ¯
 Số bị trừ số trừ Hiệu.
 + 59 là gì trong phép trừ 59 – 35 = 24?
 + 35 là gì trong phép trừ 59 – 35 = 24?
 + Kết quả của phép trừ gọi là gì?
 - Giới thiệu phép tính cột dọc.
 + 59 – 35 bằng bao nhiêu?
 + 24 gọi là gì?
-Vậy 59 – 35 cũng gọi là hiệu. Hãy nêu hiệu trong phép trừ 59 – 35 = 24.
HOẠT ĐỘNG 3 : Bài tập
 * Bài 1: Quan sát bài mẫu và đọc phép trừ.
 - GV hướng dẫn cột 1 :
 + Số bị trừ, số trừ trong phép tính trên là số nào?
 + Muốn tính hiệu khi biết số bị trừ và số trừ ta làm thế nào?
 - HS làm bài
 * Bài 2 : Hướng dẫn giải .
 - GV hướng dẫn bài a .
 + Bài toán cho biết ?
 + Bài toán yêu cầu gì?
 + Quan sát mẫu và nêu cách đặt tính.
 + Nêu cách viết cách thực hiện theo cột dọc có sử dụng các từ: số bị trừ, số trừ, hiệu.
 - HS làm bài ...  : Làm bài viết .
 * Bài 3 :
 - HS làm bài .
 - Nhận xét.
3.CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
 - Nhận xét .Tuyên dương, 
 - Thực hành tập kể về mình.
 - Nhận xét tiết học .
-2 em trả lời.
-2 em khác nói lại thông tin mà bạn giới thiệu.
- Chào hỏi- tự giới thiệu.
-1 em đọc yêu cầu.
- HS nêu lời chào.
- 1 em đọc yêu cầu.
- Bóng Nhựa, Bút Thép, Mít.
- Chào hai cậu , tớ là Mít, tớ ở thành phố Tí Hon.
- Chào cậu, chúng tớ là Bút Thép và Bóng Nhựa.
 Chúng tớ là học sinh lớp hai.
- Thân mật, lịch sự.
- 3 bạn làm thành 1 nhóm thực hành chào và giới thiệu .
- Làm vở.
- Nhiều em nêu bản Tự thuật của mình.
-Tập cách chào hỏi lịch sự.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI TIẾT :2
BỘ XƯƠNG
I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT:	
 - Nêu được tên và chỉ được vị trí các vùng xương chính của bộ xương : xương đầu, xương mặt, xương sườn, xương sống, xương tay , xương chân.
 - H/S khá, giỏi biết tên các khớp xương của cơ thể.
 - H/S biết được nếu bị gãy xương sẽ rất đau và đi lại khó khăn. 
II/ CHUẨN BỊ :
 1/ GIÁO VIÊN :
 - Tranh, mô hình bộ xương. SGK .
 - PP : Trực quan ; Thảo luận nhóm .
 2/ HỌC SINH : 
 - Sách TNXH
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.BÀI CŨ : 
 - Gọi 4 em làm 1 số động tác :giơ tay, quay cổ, nghiêng người, cúi gập mình.
 + Em cho biết bộ phận nào của cơ thể phải cử động ?
 - Nhận xét.
2.DẠY BÀI MỚI : 
HOẠT ĐỘNG 1 : 
 - Giới thiệu bài:Bộ xương.
HOẠT ĐỘNG 2 : Giới thiệu xương, khớp xương.
 - GV gắn bảng tranh .
 + Quan sát và nói tên một số xương, khớp xương.
 - Chia nhóm.
 - Kiểm tra các nhóm.
 + Theo em hình dạng và kích thước các xương có giống nhau không ?
 + Nêu vai trò của hộp sọ, lồng ngực, cột sống và của các khớp xương : 
 * Kết luận :
 - Bộ xương của cơ thể gồm có rất nhiều xương, khoảng 200 chiếc với kích thước lớn nhỏ khác nhau, làm thành một khung nâng đỡ và bảo vệcác cơ quan quan trọng như bộ não, tim, phổi Nhờ có xương, cơ phối hợp dưới sự điều khiển của hệ thần kinh mà chúng ta cử dộngđược
HOẠT ĐỘNG 3 : Thảo luận .
 - HS quan sát tranh .
 + Tại sao hằng ngày chúng ta phải ngồi, đi, đứng đúng tư thế ?
 + Tại sao các em không nên mang, vác, xách các vật nặng ?
 + Chúng ta cần làm gì để xương phát triển tốt ?
 * Kết luận :
 - Chúng ta đang lớn, xương còn mền, nếu ngồi học không ngay ngắn, ngồi học ở bàn ghế không phù hợp vơi khổ người, nếu phải mang vác nặng hoặc mang, xách không đúng cách sẽ dẫn tới cong , vẹo cột sống.
 - Muốn xương phát triển tootschungs ta cần có thói quen ngồi học ngay ngắn, không mang vác nặng, đi học đeo cạp trên vai .
3.CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 
 - GD,Liên hệ.
 + Nêu cách giữ gìn và bảo vệ bộ xương.
 - Giáo viên giải thích, kết luận.
 - Nhận xét tiết học. - Thực hành đúng bài học.
-4 em thực hiện
-Cá nhân trả lời.
-Bộ xương.
- HS quan sát .
- Làm việc theo cặp trong nhóm.
-Hoạt động cả lớp.
-2 em lên bảng : chỉ vào tranh và nói tên xuơng, khớp xương, em kia gắn phiếu rời tương ứng.
- HS nêu
-Quan sát hình 2,3 / tr 7.
-Thảo luận nhóm.
-Đại diện nhóm trình bày.
GHI CHÚ
TOÁN TIẾT : 10
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT :	
 - Biết viết số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị .
 - Biết số hạng, tổng.
 - Biết số bị trừ, số trừ, hiệu .
 - Biết làm tính cộng, trừ các số có hai chữ số không nhơ trong phạm vi 100.
 - Biết giải bài toán bằng một phép trừ .
II/ CHUẨN BỊ :
 1/ GIÁO VIÊN : 
 - Ghi sẵn bài 2 .SGK .
 - PP : Hỏi đáp ;Luyện tập thực hành.
 2/ HỌC INH :
 - Vở Toán, sách, bảng con.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1 BÀI CŨ :
 - Ghi bảng :
45 + 17 38 + 26 
 91 – 47 83 – 46
 - Nhận xét .
2.BÀI MỚI :
HOẠT ĐỘNG1:
 - Giới thiệu bài: Luyện tập chung .
HOẠT ĐỘNG 2 :Bài tập.
 * Bài 1: 
 - GV hướng dẫn : 
25 = 20 + 5
 - HS làm bài .
 * Bài 2 : Ghi bảng kẻ sẵn.
Số hạng
30
52
9
7
Số hạng
60
14
10
2
Tổng
-Đọc các chữ ghi ở cột đầu.
-Số cần điền vào ô trống là số nào?
-Muốn tìm tổng em làm thế nào ?
 * Bài 3 : Làm 3 phép tính đầu .
 * Bài 4 :
Hỏi dáp : Bài toán cho biết gì ?
-Bài toán yêu cầu tìm gì ?
-Muốn biết chị hái bao nhiêu quả cam, ta làm như thế nào? Tại sao ?
 * Bàị 5 :Hướng dẫn về nhà giải.
3.Củng cố : Nhận xét tiết học. Tuyên dương, 
-2 em lên bảng làm. Lớp làm bảng con
- HS nêu cách làm .
- Làm bảng con .
-1hs nêu.Cá nhân nêu miệng kết quả.
-1HS nêu yêu cầu .
-1 em lên làm. Cả lớp làm vở.
-Nhận xét. Kiểm tra bài mình.
-Tương tự phần b.
-1 em đọc đề1Hssửa bài, cá nhân làm bảng con.
-1 em đọc đề1HS sửa bài.
-Cá nhân làm bài vào vở.
-HS tự làm bài. Đọc to kết quả.
1 dm = 10 cm
10 cm = 1 dm.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT : 2
MỞ RỘNG VỐN TỪ – TỪ NGỮ VỀ HỌC TẬP. DẤU CHẤM HỎI
I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
 - Tìm được các từ ngữ có tiếng học, có tiếng tập ( BT1).
 - Đặt câu được với 1 từ tìm được (BT2 ); biết sắp xếp lại trật tự các từ trong câu để tao câu mới (BT3); biết đặt dấu chấm hỏi vào cuối câu hỏi (BT4 ).
II/ CHUẨN BỊ :
 1/ GIÁO VIÊN :
 - Ghi các mẫu câu. SGK .
 2/ HỌC SINH : 
 - Sách Tiếng việt .
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.BÀI CŨ : 
 + Tiết trước em học bài gì?
 - Giáo viên kiểm tra HS nêu miệng Bài tập 3 /9
 - Nhận xét.
2.DẠY BÀI MỚI :
 HOẠT ĐỘNG 1: 
 - Giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG 2 : 
 - Từ ngữ về học tập.
 * Bài 1 :
 - Tìm các từ ngữ có tiếng học hoặc tiếng tập.
 - GV ghi ví dụ :
 - Giáo viên lưu ý : HS đưa ra : học bài, tập đi, tập nói, ..... vẫn được.
 - HS làm bài .
 * Bài 2 : Hướng dẫn nắm yêu cầu.
 - Đặt câu với những từ vừa tìm ở bài 1.
 - HS làm bài .
 - Nhận xét.
 * Bài 3 :
 - GV nêu ví dụ :
 - Sắp xếp lại các từ trong mỗi câu ấy để tạo thành những câu mới. 
 - HS làm bài.
 - Nhận xét.
HOẠT ĐỘNG 3 : Dấu chấm hỏi.
 * Bài 4 :
 - Nêu yêu cầu của bài ?
 - HS làm bài.
 - Chấm (7 vở ). Nhận xét.
3.CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 
* Bài nâng cao:
 Em dấu chấm hỏi vào cuối mỗi câu nào sau đây:
a/ Cô bé vội vã ra đi
b/ Bỗng cô bé gặp một cụ già râu tóc bạc phơ
 c/ Cháu đi đâu mà vội thế
d/ Mẹ chỉ còn sống có hai mươi ngày nữa thôi ư
e/ Mẹ cháu đã khỏi bệnh rồi
 + Trong 1 câu có thể thay đổi vị trí các từ có nghĩa gì?
 + Cuối câu hỏi chú ý dấu câu gì ?
 - Nhận xét tiết học.
-Từ và câu.
- 3-4 em
-2 HS nhắc tựa
-1 em đọc yêu cầu.
- HS nêu .
- Nêu miệng .
- Nhiều em nêu miệng
- Nêu câu của mình.
-1 em đọc yêu cầu của bài.
- HS theo dõi .
-Làm nháp.
- Đặt dấu câu.
-Làm vở.
- HS làm vở ôn tập.
-Để tạo thành câu mới
-Dấu hỏi.
GHI CHÚ
MÔN : SINH HOẠT LỚP TIẾT : 2
A/ Nội dung :
 I/ Đánh giá hoạt động trong tuần :
 1/ Lớp trưởng báo cáo hoạt động về nề nếp :
 - Xếp hàng ra vào lớp :...........................:....................................................... .... ......... 
 - Trang phục :................................................................................... ............ ........... ..... 
 - Chuyên cần:................................................................................ ................... .............. 
 - Văn nghệ đầu giờ , giữa giờ :........................................................................ .............. 
 - Thể dục giữa giờ :.............................................................................. .............. ........... 
 - Vệ sinh cá nhân, lớp:.......................................................... ............. .............. ............ 
 2/ Lớp phó học tập báo cáo về tình hình học tập :
 - Học bài, làm bài ở nhà:....................................................................... ............. ...... 
 - Chú ý nghe giảng:............................................................. .................. ................. ..... 
 - Phát biểu xây dựng bài:......................................................... .................... ...... ...... 
 - Đạt nhiều điểm khá,giỏi:............................................................. ............... ......... ...... 
 - Sách vở và dụng cụ học tập:............................................. ............................... ......... 
 3/ Bình xét thi đua : tuyên dương, phê bình :
 a/ Tuyên dương :
 - Cá nhân : .......................................................................................................................
 - Tổ : ....................................... ...................................... .................................... ............ 
 b/ Phê bình :
 - Cá nhân :........... .......................................................... ........................... ........... ....... ..
 - Tổ:........... ......................................... ......................................... ........................ ..... 
4/ GV tổng kết , nhận xét chung :
...............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 II/ Tổng kết các hoạt động thi đua theo từng chủ điểm :
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 III/ Sinh hoạt văn nghệ :
 - Cho HS đọc thơ , hát hoặc kể chuyện : 
4/ Phương hướng tuần tới : 
 - Tiếp tục ôn tập và kiểm tra cuối HKI .
 - Đi học đều , chú ý nghe giảng , có đủ dụng cụ học tập .
 - Thực hiện bỏ rác đúng nơi qui định . Giữ vệ sinh cá nhân , đầu tóc gọn gàng , cắt móng tay 
 - Thực hiện tốt việc ra tập thể dục giữa giờ .
 - Không đeo trang sức bằng vàng khi đến lớp .
 BGH kí duyệt :  
.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 2(1).doc