Tập huấn kĩ năng sống: Bài 2

Tập huấn kĩ năng sống: Bài 2

MỤC TIÊU GD KNS

Trang bị cho HS những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho HS những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày.

- Tạo cơ hội thuận lợi để HS thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.

 

ppt 22 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 435Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tập huấn kĩ năng sống: Bài 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 2MỤC TIÊU, NGUYÊN TẮC, NỘI DUNG GDKNS CHO HS TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNGMỤC TIÊU GD KNSTrang bị cho HS những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho HS những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày. - Tạo cơ hội thuận lợi để HS thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. NGUYÊN TẮC GD KNSTương tácTrải nghiệmTiến trìnhThay đổi hành viThời gian NGUYÊN TẮC GD KNSTương tác: KNS không thể được hình thành qua việc nghe giảng & tự đọc tài liệu. Cần t/c cho HS tham gia các HĐ, tương tác với GV và với nhau trong quá trình GDTrải nghiệm: Người học cần được đặt vào các tình huống để trải nghiệm & thực hành Tiến trình: GD KNS ko thể hình thành trong “ngày một, ngày hai” mà đòi hỏi phải có cả quá trình: nhận thứchình thành thái độ thay đổi HV NGUYÊN TẮC GD KNSThay đổi hành vi: MĐ cao nhất của GD KNS là giúp người học thay đổi hành vi theo hướng tích cực.Thời gian: GD KNS cần thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc và thực hiện càng sớm càng tốt đ/v trẻ em.Nội dung GD KNS cho HSTự nhận thứcXác định giá trịKiểm soát cảm xúcỨng phó với căng thẳngTìm kiếm sự hỗ trợThể hiện sự tự tinGiao tiếpLắng nghe tích cựcThể hiện sự cảm thôngThương lượngGiải quyết mâu thuẫnHợp tácTư duy phê phánNội dung GD KNS cho HSNội dung GD KNS cho HSTư duy sáng tạoRa quyết địnhGiải quyết vấn đềKiên địnhQuản lí thời gianĐảm nhận trách nhiệmĐặt mục tiêuLàm việc nhóm(15 phút): Mỗi nhóm hãy nghiên cứu tài liệu về 1 KNS và chuẩn bị trình bày trước lớp:1. Giới thiệu nội dung KNS đó.2. Nêu ý nghĩa của KNS đó với cuộc sống của mỗi người.3. Cho ví dụ minh họa. Nhóm 1KN tự nhận thức :- Khái niệm :- Ý nghĩa :- Ví dụ :2. KN xác định giá trị :- Khái niệm :- Ý nghĩa :- Ví dụ :KN tự nhận thứcKN tự nhận thức là khả năng của con người hiểu về chính bản thân mình (cơ thể, tư tưởng, tình cảm, các mối quan hệ xã hội của bản thân...); biết nhìn nhận, đánh giá đúng về tiềm năng, tình cảm, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu... của bản thân; quan tâm và luôn ý thức được mình đang làm gì.Tự nhận thức là một KNS cơ bản, giúp con người giao tiếp, ứng xử phù hợp và hiệu quả với người khác, có thể cảm thông được với người khác, giúp con người có những quyết định/sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp với khả năng của bản thân, với đ/k thực tế và y/c XH. KN kiểm soát cảm xúcKSCX là khả năng con người nhận thức rõ cảm xúc của mình trong một tình huống nào đó và hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc đối với bản thân và người khác như thế nào, đồng thời biết cách điều chỉnh và thể hiện cảm xúc một cách phù hợp. KSCX sẽ góp phần giảm căng thẳng, giúp giao tiếp và thương lượng hiệu quả hơn, giải quyết mâu thuẫn một cách hài hòa và mang tính xây dựng hơn, giúp ra quyết định và giải quyết vấn đề tốt hơn.3. KN ứng phó với căng thẳng KN ứng phó với căng thẳng là khả năng con người bình tĩnh, sẵn sàng đón nhận những tình huống căng thẳng như là một phần tất yếu của cuộc sống, là khả năng nhận biết sự căng thẳng, hiểu được nguyên nhân, hậu quả của căng thẳng, cũng như biết cách suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi bị căng thẳng.4. KN tìm kiếm sự hỗ trợKĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ bao gồm các yếu tố sau:-Ý thức được nhu cầu cần giúp đỡ, -Biết xác định được những địa chỉ hỗ trợ đáng tin cậy, -Tự tin và biết tìm đến các địa chỉ đó-Biết bày tỏ nhu cầu cần giúp đỡ một cách phù hợp 5. KN giao tiếpKN giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa, đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm. Bày tỏ ý kiến bao gồm cả bày tỏ về suy nghĩ, ý tưởng, nhu cầu, mong muốn và cảm xúc, đồng thời nhờ sự giúp đỡ và sự tư vấn khi cần thiết. KN giao tiếp giúp con người biết đánh giá tình huống giao tiếp và điều chỉnh cách giao tiếp một cách phù hợp, hiệu quả; cởi mở bày tỏ suy nghĩ, cảm ­xúc nhưng không làm hại hay gây tổn thương cho người khác. 6. KN lắng nghe tích cựcLắng nghe tích cực là một phần quan trọng của KN giao tiếp. Người có KN lắng nghe tích cực biết thể hiện sự tập trung chú ý và thể hiện sự quan tâm lắng nghe ý kiến hoặc phần trình bày của người khác (bằng các cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt, nụ cười), biết cho ý kiến phản hồi mà không vội đánh giá, đồng thời có đối đáp hợp lý trong quá trình giao tiếp.7. KN thể hiện sự cảm thôngThể hiện sự cảm thông là khả năng có thể hình dung và đặt mình trong hoàn cảnh của người khác, giúp chúng ta hiểu và chấp nhận người khác, hiểu rõ cảm xúc và tình cảm của người khác và cảm thông với hoàn cảnh hoặc nhu cầu của họ.KN này có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường hiệu quả giao tiếp với người khác; cải thiện các mối quan hệ XH, đặc biệt trong bối cảnh XH đa văn hóa, đa sắc tộc. KN thể hiện sự cảm thông cũng giúp khuyến khích thái độ quan tâm và hành vi thân thiện, gần gũi với những người cần sự giúp đỡ. KN thể hiện sự cảm thông được dựa trên KN tự nhận thức và KN xác định giá trị, đồng thời là yếu tố cần thiết trong KN giao tiếp, giải quyết vấn đề, giải quyết mâu thuẩn, thương lượng, kiên định và kiểm soát cảm xúc. 8. KN thương lượngThương lượng là khả năng trình bày suy nghĩ, phân tích và giải thích, đồng thời có thảo luận để đạt được một sự điều chỉnh và thống nhất với người khác về cách suy nghĩ, cách làm hoặc về một vấn đề gì đó. KN thương lượng bao gồm nhiều yếu tố của KN giao tiếp(lắng nghe, bày tỏ suy nghĩ, giải quyết vấn đề,giải quyết mâu thuẫn...) Một người có KN thương lượng tốt sẽ giúp giải quyết vấn đề hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn một cách xây dựng và có lợi cho tất cả các bên.KN thương lượng có liên quan đến sự tự tin, tính kiên định, sự cảm thông, tư duy sáng tạo, KN hợp tác và khả năng thỏa hiệp những vấn đề không có tính nguyên tắc của bản thân. 9. KN ra quyết định KN ra quyết định là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống một cách kịp thời. Mỗi cá nhân phải tự mình ra quyết định cho bản thân; không nên trông chờ, phụ thuộc vào người khác; mặc dù có thể tham khảo ý kiến của những người tin cậy trước khi ra quyết định. 10. KN giải quyết vấn đềKN giải quyết vấn đề là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu và hành động theo phương án đã chọn để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống. KN giải quyết vấn đề có liên quan tới kĩ năng ra quyết định và cần nhiều KNS khác như: giao tiếp, xác định giá trị, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, tìm kiếm sự hỗ trợ, kiên định, .... 11. KN kiên địnhKN kiên định là khả năng con người nhận thức được những gì mình muốn và lý do dẫn đến sự mong muốn đó. Kiên định còn là khả năng tiến hành các bước cần thiết để đạt được những gì mình muốn trong những hoàn cảnh cụ thể, dung hoà được giữa quyền, nhu cầu của mình với quyền, nhu cầu của người khác.Thể hiện tính kiên định trong mọi hoàn cảnh là cần thiết song cần có cách thức khác nhau để thể hiện sự kiên định đối với từng đối tượng khác nhau.12. KN đặt mục tiêuMục tiêu là cái đích mà chúng ta muốn đạt tới trong một khoảng thời gian hoặc một công việc nào đó. KN đặt mục tiêu là khả năng của con người biết đề ra mục tiêu cho bản thân trong cuộc sống cũng như lập kế hoạch để thực hiện được mục tiêu đó.KN đặt mục tiêu giúp chúng ta sống có mục đích, có kế hoạch và có khả năng thực hiện được mục tiêu của mình.

Tài liệu đính kèm:

  • ppttap_huan_ki_nang_song_bai_2.ppt