Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng viết Chính tả ở Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng viết Chính tả ở Lớp 2

SÁNG KIẾN KINH NGHỆM

ĐỀ TÀI : CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN

( V/V “ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VIẾT CHÍNH TAÛ Ở LỚP 2” )

A.PHẦN MỞ ĐẦU

 I. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI:

 Mục tiêu của ngành giáo dục nước ta hiện nay là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện. Môn Tiếng Việt là một trong những môn công cụ quan trọng có tính quyết định đến sự thành công của việc thực hiện mục tiêu ấy. Nhiệm vụ của môn Tiếng Việt ở tiểu học là giúp học sinh có được chuẩn kiến thức-kĩ năng về nghe-nói -đọc-viết, mà phân môn chính tả là phân môn giúp cho học sinh đạt được một trong các chuẩn đó.

 

doc 8 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 608Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng viết Chính tả ở Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHỆM
ĐỀ TÀI : CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN
( V/V “ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VIẾT CHÍNH TAÛ Ở LỚP 2” )
A.PHẦN MỞ ĐẦU
 I. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI:
 Mục tiêu của ngành giáo dục nước ta hiện nay là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện. Môn Tiếng Việt là một trong những môn công cụ quan trọng có tính quyết định đến sự thành công của việc thực hiện mục tiêu ấy. Nhiệm vụ của môn Tiếng Việt ở tiểu học là giúp học sinh có được chuẩn kiến thức-kĩ năng về nghe-nói -đọc-viết, mà phân môn chính tả là phân môn giúp cho học sinh đạt được một trong các chuẩn đó.
 Phân môn Chính tả dạy cho học sinh tri thức và kĩ năng viết đúng chính tả, góp phần vào việc phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ viết trong hoạt động giao tiếp. Giúp trẻ hoàn thiện hơn việc sử dụng tiếng mẹ đẻ. Từ đó, góp phần làm cho Tiếng Việt trong sáng hơn.
 II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Học sinh khối lớp 2 nói chung và học sinh lớp 2A nói riêng , hiện nay mắc lỗi chính tả rất nhiều. Điều này ảnh hưởng không tốt tới kết quả học tập của các em ở môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác.
 Để giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt và các môn học khác trong chương trình, tôi đã chọn đề tài :Nâng cao chất lượng viết chính tả ở lớp 2
III.PHẠM VI - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
1.Phạm vi nghiên cứu:
 Rèn cho học sinh viết đúng chính tả 
2. Đối tượng:
 Học sinh lớp 2 của Trường tiểu học B Bình Mỹ và học lớp 2A mà tôi đang trực tiếp giảng dạy ở năm học 2011 -2012 để làm đối tượng nghiên cứu được thuận tiện hơn.
3.Nhiệm vụ:
- Đối chiếu giữa lí thuyết và thực tiễn, hệ thông hóa những vấn đề có liên quan đến đề tài, những yêu cầu của dạy học với thực tế lớp học.
-Phân tích nguyên nhân viết chính tả chưa đạt chuẩn.
-Bước đầu tìm ra một số biện pháp khắc phục cụ thể.
4.PHƯƠNG PHÁP:
a. Nghiên cứu lí luận:
 Nghiên cứu tài liệu, sách báo các chuyên sang của ngành .Dự nghiêm túc các lớp tập huấn chuyên môn do ngành tổ chức.Dự giờ thăm lớp, trao đổi kinh nghiệm cùng các đồng nghiệp
b. Phương pháp nêu gương:
 - Giáo viên phải viết đúng chính tả, đúng mẫu, trình bày cẩn thận, hợp lí trên bảng lớp ở tất cả các tiết dạy. 
 - Nêu tên và khen ngợi trước lớp những em đạt điểm cao, trình bày sạch đẹp.
c. Phương pháp luyện tập- Thực hành.
d. Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập số liệu.
đ. Phương pháp thống kê.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
 -Các nguyên tắc dạy Chính tả không tách rời khỏi các nguyên tắc dạy học ở môn Tiếng Việt. Chính tả cũng có tính chất công cụ như các phân môn khác trong môn Tiếng Việt. Cùng với phân môn Tập viết, Tập làm văn, Tập đọc , Chính tả cung cấp kiến thức và hoàn thiện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ viết trong hoạt động giao tiếp cho học sinh. Mục đích của dạy Chính tả là rèn kĩ năng “ đọc tông – viết thạo “ cho các em và góp phần làm cho tiếng Việt trong sáng hơn.
 -Vấn đề rèn viết đúng chính tả cho học sinh tiểu học hiện nay không chỉ riêng của ngành giáo dục mà là còn của toàn xã hội. Bởi viết đúng chính tả có vai trò quan trọng trong giao tiếp hàng ngày. Viết đúng chính tả mới thể hiện đúng tư tưởng, tình cảm của người viết, lúc đó người đọc mới hiểu tư tưởng tình cảm của người viết.Viết đúng chính tả sẽ tạo được sự tôn trọng nhất định của người đọc dành cho người viết.
 -Góp phần rèn cho học sinh tính cẩn thận, biết yêu cái đẹp.Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, giúp các em học tốt hơn sau này.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
 Học sinh lớp 2 Trường tiểu học B Bình Mỹ nói chung, học sinh lớp 2A nói riêng vẫn có nhiều em viết chính tả chưa tốt.Qua quá trình thu thập số liệu ở các lớp khác và sau các lần chấm bài Chính tả ở lớp, tôi thấy các em thường mắc các lỗi sau:
 - Lỗi về dấu thanh ( hỏi/ ngã) 
 - Lỗi phụ âm đầu: c/k ( Céo co) ; g/gh ( ghà , ge) ; g/r ( ga- ra ) ng/ngh (Ngỉ ngơi, nge nhạc) ; ch/tr (Cây che, chò chơi); s/x ( cá xấu- cá sấu ); v/d/gi ( vỗ-dỗ-giỗ); và lỗi mà các em có chiều hướng mắc nhiều hơn trong thời gian gần đây là lẫn lộn giữa v/qu (và-quà) . 
 -Lẫn lộn chữ hoa/chữ thường ( cô dạy em Tập viết / Cô dạy em tập viết )
 -Lỗi âm cuối, vần : at/ac (ngạt nhiên- ngạc nhiên); ăt/ăc ( đặt biệt -đặc biệt); ât/âc (bậc thang- bật thang ; an/ang (cây bàn- cây bàng ); ân/âng (nhà tần - nhà tầng); ên/ênh ( lên cao-lênh cao) ; ư /ươi ( điểm mười- điểm mừ)
 Qua khảo sát chất lượng đầu năm, lớp 2A đạt kết quả ở phân môn chính tả như sau:
 Tổng số học sinh : 36 ; trong đó đạt loại như sau:
G
TL%
K
TL%
TB
TL%
Y
TL%
9
25,0
5
13,8
5
13,8
17
47,2
III. NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC CỤ THỂ:
1.Nguyên nhân chủ quan:
 -Do học sinh mới từ lớp 1 lên nên vốn từ của các em không nhiều.Do đó, nhiều học sinh không phân biệt được 2 thanh hỏi, ngã. Số lượng tiếng có 2 thanh này không ít và rất phổ biến. 
 -Các em thích xem phim ảnh,quảng cáo, trò chơi điện tử hơn là đọc sách, đọc truyện.
 -Học sinh nắm quy tắc chính tả chưa vững nên viết lẫn lộn một số chữ cái ghi các âm đầu, giữa chữ hoa và chữ thường
 -Ngoài ra, trong quy ước của Tiếng Việt, một âm ghi bằng 2 hoặc 3 dạng ( âm “cờ” ghi bằng 3 chữ cái c / k /q , âm “ngờ” ghi bằng ng/ngh, âm “gờ” ghi bằng g/gh) dù có những quy định riêng cho mỗi dạng khi ghép chữ, nhưng đối với học sinh lớp 2 thì rất khó nhớ.
 -Các bài chính tả ở lớp 1 phần lớn là tập chép và ngắn ( chỉ khoảng 10- 12 bài chính tả nghe- viết với khoảng 20 chữ ở mỗi tiết ), trong khi ở lớp 2 các bài chính tả nghe -viết nhiều hơn với lượng chữ cũng nhiều hơn (ở đầu năm, mỗi tuần 1 tiết, thường trên 30 chữ ) làm cho các em đọc và viết chậm đạt kết quả không tốt.
2. Nguyên nhân khách quan: 
 -Do hàng ngày ở nhà các em thường nghe phát âm không chuẩn ( đi về- đi dề- đi dìa ;). -Do chương trình giáo dục của chúng ta đã qua nhiều lần cải cách, chỉnh sửa làm cho cha mẹ các em đôi khi không không nắm vững cách ráp tiếng nên không thể dạy các em học ở nhà sao cho tốt. 
 -Một số cha mẹ học sinh không có thời gian để dạy các em ở nhà do phải đi làm thuê, làm mướn xa nhà.
3.Một số biện pháp khắc phục:
 Từ các nguyên nhân trên, tôi đã áp dụng các biện pháp cụ thể cho từng nguyên nhân cụ thể như sau:
a. Đối với giáo viên :
 -Đầu năm học, tôi tổ chức họp đầy đủ cha mẹ học sinh của lớp để phổ biến các quy định của ngành về chuẩn kiến thức-kĩ năng; Hướng dẫn cách dạy các em ở nhà sao cho tốt. 
 - Khuyến khích các em đọc sách, truyện phù hợp lứa tuổi. Giảm bớt thời gian xem phim, chơi trò chơi điện tử.
 - Thỉnh thoảng kể một vài truyện vui ngắn hoặc cho câu đố vui để tạo hứng thú cho học sinh . ( Chữ gì thêm sắc thành cha. Bỏ sắc thành vật trẻ con hay ngồi ? ) .
 -Quan tâm nhiều đến các học sinh đọc và viết chậm giúp các em không còn ngán ngẫm khi học chính tả.
 - Thường xyên luyện phát âm rõ tiếng, đúng chuẩn và viết đúng chính tả.
 - Chú ý luyện phát âm cho học sinh để phân biệt các thanh ( bổng - trầm khi có dấu hỏi-dấu ngã) các âm đầu, âm cuối. Việc rèn phát âm phải được thực hiện trong tiết học và được thực hiện thường xuyên, liên tục, lâu dài, mọi lúc, mọi nơi.
 -Phân biệt chính tả bằng phân tích, so sánh với những tiếng dễ lẫn lộn, giúp học sinh phát hiện những điểm khác nhau để học sinh lưu ý và ghi nhớ.( thang:th + ang – than:th + an).So sánh để thấy sự khác nhau giữa tiếng có âm cuối là “ng”, tiếng có âm cuối là “n”. Học sinh ghi nhớ điều này, khi viết, các em sẽ không viết sai.
 -Phân biệt bằng nghĩa từ: Để khắc phục lỗi chính tả cho học sinh là giúp học sinh hiểu nghĩa chính xác của từ. Việc giải nghĩa từ thường được thực hiện trong tiết Tập đọc, Luyện từ và câunhưng trong tiết Chính tả cũng là một biện pháp tích cực, khi học sinh không thể phân biệt từ khó dựa vào phát âm hoặc phân tích cấu tạo tiếng.(bàn: cái bàn- bàng:cây bàng ; bác:anh của ba – bát: đồ dùng ăn cơm).Với những từ nhiều tiếng, từ nhiều nghĩa giáo viên phải đặt từ đó trong văn cảnh cụ thể để gợi lại nghĩa từ hoặc giúp học sinh giải nghĩa từ.
 -Giúp học sinh ghi nhớ lại một số quy tắc chính tả: Một số hiện tượng chính tả mang tính quy tắc đối với các từ có thể giúp cho học sinh khắc phục lỗi chính tả một cách rất hữu hiệu. Ngay từ lớp 1, các em đã được làm quen với luật chính tả đơn giản như: các âm đầu k, gh, ngh chỉ kết hợp với các nguyên âm i, e, ê, iê. 
 -Củng cố bằng các bài tập chính tả:Cho học sinh thực hiện các dạng bài tập chính tả khác nhau để giúp học sinh tập vận dụng các kiến thức đã học, làm quen với việc sử dụng từ trong văn cảnh cụ thể. Sau mỗi bài tập, giúp học sinh rút ra các quy tắc chính tả để các em ghi nhớ.
 - Ngoài ra, việc kiểm tra “viết đúng chính tả” đối với học sinh không chỉ ở môn Chính tả, luôn lưu ý nhắc nhở học sinh trong tất cả các môn học khác trong chương trình, đặc biệt là môn Tập làm văn. Việc này phải được tiến hành kiên trì và liên tục để giúp học sinh dần có ý thức rèn kỹ năng “viết đúng” trong mọi tình huống.
b. Đối với học sinh:
 - Đọc trước bài Chính tả nhiều lần. Chuẩn bị đủ sách vở và đồ dùng học tập.
 - Có thói quen đọc sách báo, truyện phù hợp lứa tuổi.
 c. Về thời gian:
 Trước mắt : Thực hiện hàng ngày . Về lâu dài: Thực hiện suốt năm học
 d.Hoạt động ngoài giờ: Tổ chức cho học sinh thi “Viết đúng- Viết đẹp” hàng tháng. Có đánh giá, tuyên dương trước lớp.
4. Kết quả: ( Kiểm tra Giữa kì I )
 Tổng số học sinh : 36; trong đó đạt loại như sau:
G
TL%
K
TL%
TB
TL%
Y
TL%
17
47,2
5
13,8
5
13,8
9
25,0
 5. Bài học kinh nghiệm:
 Thông qua việc nghiên cứu này, bản thân tôi đã tìm hiểu nguyên nhân và đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng viết chính tả ở tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng. Tù đó tôi rút ra được những bài học kinh nghiệm như sau:
 - Giáo viên phải thật kĩ những qui tắc cơ bản.
 - Giáo viên phỉ phát âm rõ ràng, chuẩn và viết đúng chín tả để học sinh noi theo.
 - Đối với học sinh: Các em phải có sự cố công rèn luyện và phấn đấu để tiến bộ.
 -Phải tạo được sự quan tâm của cha mẹ học nhằm tìm kiếm sự tiếp tay với giáo viên trong việc dạy cá em học ở nhà.
 Với kết quả trên, tôi nhận thấy học sinh đã có tiến bộ khá rõ rệt so với đầu năm học. Tuy rằng đây mới chỉ là kết quả hết sức khiêm tốn và việc giúp học sinh học tốt phân môn chính tả là một quá trình lâu dài. Song với những kết quả bước đầu như trên, nếu tiếp tục rèn luyện các em sẽ có kỹ năng viết đúng và đạt yêu cầu vào cuối năm học.
IV. KẾT LUẬN:
 -Chính tả là một trong những phân môn rất quan trọng.Giúp các em học tốt hơn ở các lớp sau này. 
 -Giúp các em viết đúng Chính tả là góp phần thực hiên tốt mục tiêu mà ngành Giáo đã đề ra. 
 Từ kết quả đạt được ở trên. Tôi nhận thấy rằng, để giúp học sinh học tốt chính tả ở tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng, cần đảm bảo các yêu cầu sau :
 - Cần phải giúp cho học sinh có sự hứng thú khi học các tiết chính tả.Đây là yếu tố quyết định sự tiến bộ của các em.Vì khi đó các em sẽ có ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
 - Tạo mối liên hệ gần gũi với cha mẹ học sinh và nắm bắt tình hình học ở nhà của các em để hướng dẫn, giúp đỡ kịp thời.
 -Giáo viên cần phải phát âm chuẩn và luôn viết đúng chính tả; không ngừng học hỏi, tự tìm hiểu, nghiên cứu để làm giàu vốn kiến thức bản thân, để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Có nắm chắc kiến thức, giáo viên mới có thể giúp học sinh học tập một cách có hiệu quả.
 -Phát hiện lỗi chính tả, đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời là rất cần thiết, không thể thiếu trong quá trình dạy - học. Nhưng không phải chỉ đưa ra các biện pháp khắc phục là có thể thực hiện một cách có hiệu quả. Sửa chữa, khắc phục lỗi chính tả là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, bền bĩ.	Giáo viên nên hướng dẫn các em thật tỉ mỉ về các quy tắc chính tả, quy tắc kết hợp từ, quy tắc ghi âm chữ quốc ngữTrong quá trình giảng dạy, giáo viên luôn quan sát, kiểm tra,  từ đó phát hiện ra những khó khăn, vướng mắc, hoặc những lỗi mà học sinh hay mắc phải để kịp thời sửa chữa, uốn nắn.
 Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã rút ra trong quá trình giảng dạy thực tế của lớp mình.Chắc chắn còn nhiều thiếu sót.Rất mong được nhận ý kiến đóng góp của Ban giám hiệu cùng các bạn đồng nghiệp để việc giảng dạy phân môn Chính tả trong nhà trường ngày càng nâng cao chất lượng, giúp học sinh học tốt hơn.
 Chào thân ái và đoàn kết.
Bình Mỹ, ngày 21 tháng 11 năm 2011
 Người thực hiện
 Hồ Hữu Trí

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_viet_chinh_ta_o_lo.doc