Thiết kế bài dạy môn học lớp 2 - Trường tiểu học Bình Thành 3 - Tuần 10

Thiết kế bài dạy môn học lớp 2 - Trường tiểu học Bình Thành 3 - Tuần 10

Đạo đức

 Chăm chỉ học tập (Tiết 2)

I. Mục tiêu :

 - Nêu được một số biểu hiện của chăm chỉ học tập.

 - Biết được lợi ích của việc chăm chỉ học tập.

 - Biết được chăm chỉ học tập là nhiệm vụ của học sinh.

 - Thực hiện chăm chỉ học tập hằng ngày.

 - Biết nhắc bạn bè chăm chỉ học tập hằng ngày.

II. Chuẩn bị :

 GV: - Phiếu học tập .

 HS :VBT

 

doc 30 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 361Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học lớp 2 - Trường tiểu học Bình Thành 3 - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG
Tuần 10 (từ ngày 24/10 – 28/10/2011)
–––––––––
Thứ/ngày
Môn học
Tiết
Tên bài dạy
Thứ 2
24/10/2011
Chào cờ
Đạo đức
Toán
Tập đọc
Tập đọc
10
10
46
28
29
Chào cờ
Chăm chỉ học tập (Tiết 2)
Luyện tập
Sáng kiến của bé Hà (Tiết 1)
Sáng kiến của bé Hà (Tiết 2)
Thứ 3
25/10/2011
Kể chuyện
Toán
Chính tả
TNXH
Thể dục
10
47
19
10
19
Sáng kiến của bé Hà
Số tròn chục trừ đi một số
Ngày lễ (Tập chép)
Ôn tập: Con người và sức khỏe
Bài thể dục phát triển chung
Thứ 4
26/10/2011
Tập đọc
Toán
Tập viết
30
48
10
Bưu thiếp
11 trừ đi một số 11 – 5
Chữ hoa H
Thứ 5
27/10/2011
LTVC
Toán
Thể dục
10
 49
20
Từ ngữ về họ hàng. Dấu chấm, dấu chấm hỏi.
31 – 5
Điểm số 1-2, 1-2 vòng tròn
Thứ 6
28/10/2011
Chính tả
Toán
TLV
AN
SHL
20
50
10
10
10
Ông và cháu (Nghe viết)
51 – 15
Kể về người thân
Ôn bài: Chúc mừng sinh nhật
Sinh hoạt lớp.
Thứ hai ngày 24 tháng 10 năm 2011
Đạo đức 
 Chăm chỉ học tập (Tiết 2)
I. Mục tiêu : 
 - Nêu được một số biểu hiện của chăm chỉ học tập.
 - Biết được lợi ích của việc chăm chỉ học tập.
 - Biết được chăm chỉ học tập là nhiệm vụ của học sinh.
 - Thực hiện chăm chỉ học tập hằng ngày.
 - Biết nhắc bạn bè chăm chỉ học tập hằng ngày.
II. Chuẩn bị : 
 GV: - Phiếu học tập .
 HS :VBT
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định:
2. Bài kiểm:
- Gọi HS trả lời câu hỏi:
 + Thế nào là chăm chỉ học tập ? 
 + Em đã chăm chỉ học tập chưa ? Hãy kể việc làm cụ thể của em ?
- Nhận xét phần bài kiểm. 
3.Bài mới: 
- Giới thiệu bài:
- Tựa bài: Chăm chỉ học tập (Tiết 2)
* Hoạt động 1: Trò chơi : Tìm nguyên nhân, kết quả của hành động. 
- Chia lớp thành 2 đội .
- Đưa ra các câu là nguyên nhân hay kết quả của một hành động .
-Yêu cầu các đội thảo luận tìm ra nguyên nhân hay kết quả của hành động đó . Sau đó tìm cách khắc phục .
- Giáo viên làm giám khảo cho hai đội chơi , đội nào trả lời nhanh và đúng nhiều câu hỏi hơn thì đội đó chiến thắng .
- Mời học sinh lên chơi mẫu.
- Tổ chức cho 2 đội thi.
- Nam không thuộc bài bị cô giáo cho điểm kém .
- Nga bị cô phê bình vì luôn đến lớp muộn .
- Bài tập toán của Hải bị cô cho điểm thấp .
- Hoa được cô giáo khen vì đã đạt học sinh giỏi .
- Bắc mải xem phim nên quên làm bài tập .
- Hiệp và Toàn nói chuyện riêng trong lớp.
+ GV: Khen những nhóm có cách xử lí hay nhất .
* Hoạt động 2: Xử lí tình huống bằng đóng vai . 
- Yêu cầu lớp thảo luận theo cặp đôi và đưa ra cách xử lí bằng cách đóng vai 
- Mời một số em lên đóng vai xử lí tình huống .
-Tình huống 1 : - Sáng nay mặc dù bị sốt cao , ngoài trời vẫn còn mưa nhưng Hải nằng nặc đòi mẹ đưa đi học Bạn Hải làm như thế có phải hăm học không ? Nếu em là Hải thì em sẽ làm gì ?
- Tình huống 2 : - Giờ ra chơi Mai ngồi làm hết các bài tập về nhà để có thời giờ xem phim trên ti vi . Em có đồng ý với cách làm của bạn Mai không ? Vì sao?
- GV nhận xét
- Kết luận : Không phải khi nào cũng học là học tập chăm chỉ . Phải học tập nghỉ ngơi đúng lúc thì mới đạt được kết quả như mong muốn .
* Hoạt động 3: Tự liên hệ bản thân .
- Yêu cầu một số em lên kể về việc học tập ở trường cũng như ở nhà của em .
- GV nhận xét .
- Khen những em đã chăm chỉ học tập và nhắc nhớ những em chưa chăm .
* Kết luận : Chăm chỉ học tập là một đức tính tốt mà các em cần phải học tập và rèn luyện.
4. Củng cố dặn dò :
- Giáo viên nhận xét tiết học 
- Giáo dục học sinh ghi nhớ thực theo bài học.
- Hát
- HS trả lời
- HS nhắc lại tựa bài
- Lớp chia 2 dãy mỗi dãy là 1 đội .
- Các đội cử ra đội trưởng để điều khiển đội mình làm việc .
-Lần lượt một số em nêu các nguyên nhân và kết quả của mỗi hành động trước lớp.
- Nam chưa học bài ; Nam mải chơi quên không làm bài .
- Nga ngủ quên ; Nga la cà trên đường đi.
- Hải không học bài ; Hải chưa làm bài.
- Vì Hoa chăm học ; Hoa luôn thuộc bài ...
- Bắc sẽ bị cô phê bình và cho điểm thấp 
- Hai bạn xẽ không nghe được lời cô giảng bài , kết quả làm bài sẽ bị điểm kém.
-Lớp lắng nghe nhận xét 
- Lớp chia ra các cặp và thảo luận theo các tình huống giáo viên đưa ra .
- Lần lượt một số em lên nêu cách xử lí trước lớp .
- Mẹ bạn Hải sẽ không cho bạn đi học vì sợ ảnh hưởng đến sức khoẻ . Bạn Hải như thế cũng không phải là chăm chỉ học tập.
- Mai làm như thế không đúng , không phải là chăm chỉ học tập . Vì ra chơi là thời gian để Mai giải trí sau khi đã học tập căng thẳng 
-Lớp lắng nghe nhận xét xem bạn đưa ra cách xử lí đã hợp lí chưa .
- HS nghe.
- Một số đại diện lên nói về việc học tập của bản thân .
- Lớp lắng nghe nhận xét xem bạn đã thực hiện chăm chỉ học tập chưa và góp ý cho bạn để có cách thực hiện học tập chăm chỉ .
- Nhiều HS nhắc lại ghi nhớ .
- Về nhà học thuộc bài và áp dụng bài học vào cuộc sống hàng ngày .
 Toán
 Luyện tập 
I. Mục tiêu:
Biết tìm x trong các bài tập dạng: x + a = b ; a + x = b (với a, b là các số có không quá hai chữ số)
Biết giải bài toán có một phép trừ.
Bài tập cần làm: BT1; BT2(cột 1, 2); BT4; BT5; HS khá, giỏi làm thêm BT2(cột 3); BT3.
Ham thích học môn toán. 
II. Đồ dùng dạy học:
 GV, HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định:
2. Bài kiểm:
- Gọi HS trả lời: Muốn tìm số hạng chưa biết trong một tổng ta làm sao?
 - Cho HS làm bài tập 
 x+8 = 19 41+x = 35
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
- Nhận xét phần bài kiểm.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài:
- Tựa bài: Luyện tập 
* Hoạt động 1: Luyện tập 
+ Bài tập 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Gọi 3 HS lên bảng giải 
- Cả lớp làm bài vào vở 
- Nhận xét bài HS trên bảng 
- Gọi HS nêu cách tính: 
+ Bài tập 2
- Cho HS tính nhẩm và ghi kết quả vào bài 
- Nếu biết 9+1 =10 ta có thể ghi ngay kết quả 10-9 và 10-1 được không? Vì sao?
+ Bài tập 3
- Cho HS tính nhẩm và ghi kết quả 
- Gọi HS giải thích vì sao 10-1-2 và 10-3 có kết quả bằng nhau 
- Nhận xét bài làm của HS 
* Hoạt động 2: Giải toán có lời văn- Khoanh trắc nghiệm 
+ Bài tập 4: 
- Gọi HS đọc đề bài 
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ? 
- Cho HS giải bài tập 
- Nhận xét bài làm 
+ Bài tập 5
- Cho HS tự làm bài 
- GV nhận xét 
4. Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà xem lại bài ; Chuẩn bị bài tiết sau: Số tròn chục trừ đi một số.
- Hát
- HS thực hiện
- HS nhắc lại tựa bài
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- 3 HS giải trên bảng lớp
X + 8 = 10 x + 7 = 10 
 X = 10 – 8 x = 10 – 7 
 X = 2 x = 3 
- HS làm bài 
- HS đọc đề bài. 
- HS làm bài xong đổi chéo vở với nhau để kiểm tra 
- được vì 9 và 1 đều là số hạng trong phép cộng 9+1=10
Lấy tổng trừ đi số hạng này ta được số hạng kia 
- HS nhẩm:
10 – 1 – 2 = 7 10 – 3 – 4 = 3
10 – 3 = 7 10 – 7 = 3
- Vì 3 = 1 + 2
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- Cam và quýt cóp 45 quả, trong đó có 25 quả cam
- Có bao nhiêu quả cam
- HS làm vào vở 
 Bài giải
 Số quả quýt có là:
 45 – 25 = 20 (quả)
 Đáp số: 20 quả quýt
- Khoanh vào ý c
- Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài tiết sau.
Tập đọc
Sáng kiến của bé Hà
I. Mục tiêu : 
 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
 - Đọc trơn toàn bài , chú ý các từ khó dễ lẫn do phương ngữ như : sáng kiến , ngạc nhiên , suy nghĩ , hiếu thảo , điểm 10 
 - Biết đọc nghỉ hơi các dấu câu và giữa các cụm từ rõ ý; bước đầu biết đọc phân biệt lời kể và lời nhân vật. 
 2.Rèn kĩ năng đọc – hiểu 
 - Hiểu nghĩa các từ mới như :sáng kiến , lập đông , chúc thọ. 
 - Hiểu nội dung câu chuyện : Sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hiện tấm lòng kính yêu, sự quan tâm với ông bà. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Chuẩn bị:
 GV: - Tranh ảnh minh họa , bảng phụ viết các câu văn cần hướng dẫn luyện đọc 
 HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Tiết 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ :
 - Kiểm tra 2 học sinh trả lời câu hỏi về tên của các ngày 1 - 6 ; 1- 5 ; 8 - 3 ; 20 -11 ... . 
 - Nhận xét ghi điểm 
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài:
- Tựa bài: Sáng kiến của bé Hà 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc 
+ GV đọc mẫu 
- Đọc mẫu diễn cảm toàn bài .
- Đọc giọng kể cảm động nhấn giọng những từ ngữ thể hiện được từng vai trong truyện .
- Gọi một HS đọc lại .
* Hướng dẫn phát âm : -Hướng dẫn tương tự như đã giới thiệu ở bài tập đọc đã học ở các tiết trước .
+ Yêu cầu đọc từng câu .
* Hướng dẫn ngắt giọng :- Yêu cầu đọc tìm cách ngắt giọng một số câu dài , câu khó ngắt thống nhất cách đọc các câu này trong cả lớp .
+ Đọc từng đoạn : 
-Yêu cầu tiếp nối đọc từng đoạn trước lớp .
- Lắng nghe và chỉnh sửa cho học sinh .
+ Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm .
- Hướng dẫn các em nhận xét bạn đọc .
+ Thi đọc -Mời các nhóm thi đua đọc .
-Yêu cầu các nhóm thi đọc đồng thanh và cá nhân 
- Lắng nghe nhận xét và ghi điểm .
+ Đọc đồng thanh -Yêu cầu đọc đồng thanh cả bài 
- Hát
- HS trả lời
- HS nhắc lại tựa bài
- HS lắng nghe đọc mẫu 
- Chú ý đọc đúng các đoạn trong bài như giáo viên lưu ý .
- Một em đọc lại 
- Rèn đọc các từ như : sáng kiến , ngạc nhiên , suy nghĩ , hiếu thảo , điểm 10
- HS lần lượt nối tiếp đọc từng câu 
- Bố ơi ,/ sao không có ngày của ông ,/ bà bố nhỉ ?//... Hai bố con bàn nhau /lấy ngày lập đông hàng năm / làm ngày “ ông bà “,/ vì khi đó trời bắt đầu rét ,/ mọi người cần chăm lo sức khỏe / cho các cụ già .//
- Lớp thực hành luyện phát âm từ khó , luyện ngắt giọng .
-Món quà ông thích nhất hôm nay / là chùm điểm mười của cháu đâùy .//
-Từng em nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp 
- Ba HS đọc từng đoạn trong bài .
- Đọc từng đoạn trong nhóm ( 3 em ) .
-Các em khác lắng nghe và nhận xét bạn đọc .
- Các nhóm thi đua đọc bài ( đọc đồng thanh và cá nhân đọc).
- Lớp đọc đồng thanh cả bài.
Tiết 2
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
+ Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi :
- Bé Hà có sáng kiến gì ? 
- Hai bố con bé Hà quyết định chọn ngày nào làm ngày lễ của ông bà ? Vì sao ?
- Sáng kiến của bé Hà đã cho thấy , bé Hà có tình cảm như thế nào đối với ông bà ?
- Chuyện gì đã khiến bé Hà băn khoăn . Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài .
+ Gọi một HS đọc đoạn 2 và 3 .
- Bé Hà băn khoăn điều gì ? 
- Nếu là em , em sẽ tặng ông bà cái gì ?
- Bé Hà đã tặng ông bà cái gì?
- Ông bà nghĩ sa ... SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
A.Kiểm tra bài cũ : 
-GV đọc cho HS viết lo nghĩ, ngẫm nghĩ, nghỉ học.
GV nhận xét – Ghi điểm.
B. Bài mới :
1.Giới thiệu bài: - Giới thiệu trực tiếp
- Ghi đề bài lên bảng.
2. Giảng bài:
v Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe - viết. 
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- Đọc bài viết 1 lần.
- Có đúng là cậu bé trong bài thơ thắng được ông của mình không ?
- Bài thơ có mấy khổ thơ ?
- Mỗi câu thơ có mấy chữ ?
- Vậy khi viết em nên trình bày như thế nào cho đẹp ?
- Yêu cầu HS tìm đọc các từ khó viết trong bài.
- GV đọc cho HS viết 
- GV nhận xét , uốn nắn.
b. Viết bài vào vở:
- Đọc bài cho HS viết.
 GV theo dõi, uốn nắn.
c. Chấm – Chữa lỗi:
- Đọc từng câu cho học sinh dò theo chấm lỗi. 
- Thu chấm 7-8 bài.
- Chữa lỗi sai.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
* Bài 2: - Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập. 
* Bài 3:(b) 
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
 - Gọi 2 HS lên bảng làm thi đua.
- Nhận xét, tuyên dương . 
3. Củng cố – Dặn dò :
- Dặn về nhà chữa lỗi chính tả trong bài. Làm bài 3a. Xem trước bài sau: “Bà cháu”.
- Nhận xét tiết học
- 1HS lên bảng viết .
- Lớp viết vào bảng con.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc lại bài
+ Ông nhường cháu, giả vờ thua cho cháu vui.
+ 2 khổ thơ .
+ 5 chữ.
+ Thụt vào lề đỏ 3 ô rồi viết.
- Một số HS nêu từ khó viết.
- 1HS lên bảng viết .
- Lớp viết vào bảng con.
- HS nghe và viết bài vào vở
- HS đổi vở chấm lỗi.
- Tìm 3 chữ bắt đầu bằng c, 3 chữ bắt đầu bằng k.
 - 2 HS đại diện lên làm thi đua.
( c: ca, cô, cỏ, cáo, cong 
k:kẹo, kể, kính, kiện  )
- HS nêu yêu cầu bài tập.
 - 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở
 Dạy bảo, cơn bão, lặng lẽ, số lẻ, mạnh mẽ, sứt mẻ, áo vải, vươngvãi.
- Lắng nghe.
Toán
51 – 15
I. Mục tiêu:
 - Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 51 - 15 .
 - Vẽ được hình tam giác theo mẫu (vẽ trên giấy kẻ ô li).
 - Bài tập cần làm: BT1 (cột 1, 2, 3), BT2 (a, b), BT4; HS khá, giỏi làm thêm BT1 (cột 4, 5), BT2 (c), BT3.
II. Chuẩn bị :
 GV:- Bảng gài - que tính
 HS: SGK .
III. Các hoạt động dạy học :	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định: 
2. Bài kiểm:
- Gọi 2 HS lên bảng sửa bài tập về nhà 
- HS1 : Đặt tính rồi tính : 71 - 6 ; 41 - 5 
- Nêu cách thực hiện phép tính 71- 6 
- HS2: Thực hiện tìm x : x + 7 = 51 . 
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét chung
3. Bài mới: 
 - Giới thiệu bài: 
 - Tựa bài: 51 - 15 
* Hoạt động 1: Giới thiệu phép trừ 51 - 15 
+ Nêu bài toán : - Có 51 que tính bớt đi 15 que tính . còn lại bao nhiêu que tính ?
- Muốn biết có bao nhiêu que tính ta làm như thế nào ?
- Viết lên bảng 51 - 5 
+ Tìm kết quả :
- Yêu cầu sử dụng que tính để tìm kết quả .
- Lấy 5 bó que tính và 1 que tính rời, suy nghĩ tìm cách bớt 15 que tính , yêu cầu trả lời xem còn bao nhiêu que tính .
- Yêu cầu học sinh nêu cách bớt của mình .
* Hướng dẫn cách bớt hợp lí nhất .
- Có bao nhiêu que tính tất cả ?
- Chúng ta phải bớt bao nhiêu que tính ?
- 15 que gồm mấy chục và mấy que tính ?
- Đầu tiên ta bớt 1 que rời trước . Chúng ta còn phải bớt bao nhiêu que tính nữa ? Vì sao ?
- Để bớt được 4 que tính nữa ta tháo 1 bó thành 10 que tính rời . Bớt đi 4 que còn lại 6 que với 3 bó còn nguyên là 36 que tính 
-Vậy 51 que tính bớt 15 que còn mấy que tính ?
- Vậy 51 trừ 15 bằng mấy ?
- Viết lên bảng 51 - 15 = 36 
+ Đặt tính và thực hiện phép tính .
- Yêu cầu một HS lên bảng đặt tính sau đó nêu lại cách làm của mình .
- Yêu cầu nhiều em nhắc lại cách trừ .
thực hiện tính viết .
- Mời một em khác nhận xét .
* Hoạt động 2: Luyện tập :
+ Bài tập 1: 
- Yêu cầu 1 HS đọc đề bài .
-Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở .
-Yêu cầu đọc chữa bài .
- Giáo viên nhận xét đánh giá
+ Bài tập 2: 
- Gọi một em nêu yêu cầu đề bài 
- Muốn tìm hiệu ta làm như thế nào ? 
- Yêu cầu tự làm bài vào vở .
- Gọi 3 HS lên bảng làm , mỗi em làm một ý .
- Yêu cầu 3 HS lên bảng nêu rõ cách đặt tính và thực hiện tính của từng phép tính .
- Nhận xét ghi điểm .
+ Bài tập 3 
- Mời một học sinh đọc đề bài .
- Muốn tìm số hạng trong một tổng ta làm thế nào?
-Yêu cầu cả lớp làm vào vở .
- Mời 3 em lên bảng làm bài .
- Gọi HS khác nhận xét bài bạn .
- Nhận xét đánh giá ghi điểm bài làm học sinh 
+ Bài tập 4:
- Yêu cầu 1 em đọc đề bài .
- Mẫu vẽ hình gì ?
- Muốn vẽ hình tam giác ta phải nối mấy điểm với nhau ?
-Yêu cầu HS tự vẽ vào vở .
-Giáo viên nhận xét đánh giá
4. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn HS về nhà xem lại bài học và làm bài tập; Xem trước bài: Luyện tập.
- Hát
- Hai HS lên bảng mỗi em làm một yêu cầu .
- HS1 - Đặt tính và tính .
- HS2 . Lên bảng thực hiện tìm x. 
- Học sinh khác nhận xét .
- HS nhắc lại tựa bài.
- Quan sát và lắng nghe GV phân tích đề toán .
- Thực hiện phép tính trừ 51 - 15 
- Thao tác trên que tính và nêu còn 36 que tính 
- Trả lời về cách làm .
- Có 51 que tính ( gồm 5 bó và 1 que rời )
- phải bớt 15 que tính .
- Gồm 1chục và 5 que rời .
- Bớt 4 que nữa .
- Vì 1 + 4 = 5 
- Còn 36 que tính .
- 51 trừ 15 bằng 36 
 51 
 -15 
 36 (1 không trừ được 5 lấy 11 trừ 5 bằng 6 . Viết 6 , nhớ 1 , 1 thêm 1 bằng 2 ,5 trừ 2 bằng 3). 
- Một HS đọc đề bài .
- HS tự làm vào vở .
 81 31 51 71
- 46 - 17 - 19 - 38
 35 14 32 33
- Em khác nhận xét bài bạn .
-Một em đọc đề bài sách giáo khoa .
- Lấy số bị trừ, trừ đi số trừ .
- Lớp thực hiện vào vở .
-Ba HS lên bảng thực hiện .
 81 51 91 - 44 -25 - 9 
 37 26 82
- HS nhận xét
- Đọc đề .
- Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết .
a/ x + 16 = 41 ; b/ x + 34 = 81 
 x = 41 – 16 x = 81 - 34
 x = 25 x = 47
c/ 19 + x = 61
 x = 61 – 19
 x = 42
- Em khác nhận xét bài bạn 
- Một em đọc đề .
- Vẽ hình tam giác .
- Nối 3 điểm với nhau
- Một em khác nhận xét bài bạn .
- Hai em nhắc lại nội dung bài vừa học .
- Về học bài và làm các bài tập còn lại; Xem trước bài mới.
Tập làm văn
Tiết 10: Kể về người thân
I. Mục tiêu: 
 - Biết kể về ông bà hoặc người thân, dựa theo câu hỏi gợi ý (BT1).
 - Viết được đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu về ông bà hoặc người thân (BT2).
II. Chuẩn bị : 
 GV:Bảng phụ ghi các câu hỏi bài tập 1.
 HS: SGK
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
A. Kiểm tra bài cũ:
 - Nhận xét bài tập làm văn kiểm tra.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài : - Giới thiệu trực tiếp
 - Ghi đề bài lên bảng.
2. Giảng bài:
* Bài 1: (miệng). Tranh
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Lưu ý HS các câu hỏi trong bài tập chỉ là gợi ý. Yêu cầu của bài tập là kể chứ không phải trả lời câu hỏi.
- Yêu cầu cả lớp suy nghĩ, chọn đối tượng sẽ kể. 
- GV khơi gợi tình cảm với ông bà, người thân ở HS
- Cả lớp cùng GV nhận xét.
- Yêu cầu HS kể trong nhóm.
- Tổ chức thi kể.
- Bình chọn cá nhân kể tốt nhất.
* Bài 2 : (Viết). 
- Nhắc HS chú ý:
+ Bài tập yêu cầu các em viết lại những gì vừa nói ở bài tập 1.
+ Cần viết rõ ràng, dùng từ đặt câu đúng. Viết xong đọc lại bài, phát hiện và sửa những chỗ sai.
- Gọi nhiều HS đọc lại bài viết. 
- Cho điểm một số bài viết tốt.
3. Củng cố – Dặn dò :
- Vừa rồi các em học bài gì ?
- Dặn xem trước bài: “Chia buồn, an ủi”.
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe.
- 1HS đọc yêu cầu bài.
- Lắng nghe.
- 1 số HS nói trước lớp sẽ chọn kể về ai.
- 1 HS kể mẫu.
- Kể trong nhóm.
- Đại diện các nhóm lên thi kể.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Lắng nghe.
- Thực hành viết bài vào vở.
- Nhiều HS đọc bài viết của mình
+ Trả lời.
 - Lắng nghe.
ÂM NHẠC
ÔN TẬP BÀI HÁT : CHÚC MỪNG SINH NHẬT
I. MỤC TIÊU: 
- HS thuộc bài hát , hát diễn cảm 
- Biết gõ đệm theo nhịp 
- Đối với HS TB, các em hát thuộc lời ca và biết vận động theo bài hát
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:
 GV, HS : Nhạc cụ gõ ( song loan, thanh phách)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định tổ chức: nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn
2. Kiểm tra bài cũ: 
- GV đệm giai điệu bài hát, hỏi HS tên bài hát, nhạc của nước nào.
- Bắt giọng cho HS bài hát Chúc mừng sinh nhật 1 lần, GV đệm đàn
- GV nhận xét
 3. Bài mới
*Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Chúc mừng sinh nhật
- Hướng dẫn HS ôn lại bài hát, chú ý giữ nhịp đúng và đều. Nhắc HS hát nhấn vào những phách mạnh của nhịp 3/4 cũng như khi thực hiện gõ theo nhịp, sẽ vào những phách mạnh của nhịp. 
- GV hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ hoặc gõ đệm theo nhịp 3
- GV nhận xét và sửa đối với những em chưa vỗ hoặc hát đúng nhịp.
- Hướng dẫn HS hát thể hiện tình cảm vui tươi, tốc độ vừa phải, nhịp nhàng, hát rõ lời
*Hoạt động 2: Tập biểu diễn bài hát
- Hướng dẫn HS vài động tác vận động phụ họa.
+ Câu 1 và 2: Bước chân qua trái, qua phải nhịp nhàng theo nhịp. Hai tay chắp lại áp má hai bên má trái phải theo nhịp.
+ Câu 3 và 4: Bước chân trái lên, chân phải bước theo, hai tay đưa từ dưới lên như nâng nhẹ về phía trước, sau đó rút chân phải về, chân trái rút nhẹ, tay từ từ hạ xuống. Thực hiện hai lần theo nhịp.
+Câu 5, 6, 7, 8 thực hiện giống câu 1, 2, 3, 4.
- Mời HS lên biểu diễn
- GV nhận xét
*Hoạt động 3: Trò chơi Đoán nhịp
- Trước khi thực hiện trò chơi. GV cần phân biệt lại nhịp 2/4 và nhịp 3/4 cho HS. - GV dùng nhạc cụ gõ và nhịp 2/4, nhịp 3/4 để HS lần lượt đoán.
- GV hát hoặc cho HS nghe một bài hát nhịp 2/4 một nhịp 3/4 kết hợp gõ phách mạnh, nhẹ để HS đoán tên bài nào là nhịp 2/4, bài nào là nhịp 3/4?
4.*Củng cố - Dặn dò
- Cuối tiết học, GV nhận xét, khen ngợi những HS hoạt động tốt trong giờ học, nhắc nhở những em chưa đạt cần cố gắng hơn ở tiết sau. 
- Dặn HS về ôn lại bài hát đã học và tập gõ theo nhịp 3/4. 
- Thực hiện
- Nghe và trả lời
- Hát bài hát 
- Ghi nhớ 
- HS hát ôn bài hát theo hướng dẫn của GV
+ Hát đồng thanh
+ Hát từng nhóm, dãy 
- HS hát kết hợp vỗ, gõ đệm theo nhịp 3/4 
- HS lắng nghe, sửa sai nếu có
- HS hát với tốc độ vừa phải, hát nhẹ nhàng, thể hiện tình cảm vui tươi.
- HS xem và thực hiện theo. Chú ý để thực hiện đúng và nhẹ nhàng các động tác. 
- HS tập vài lần để nhớ động tác và đều nhịp.
- HS lên biểu diễn trước lớp
+ Từng nhóm+ Cá nhân
- HS lắng nghe
- HS phân biệt nhịp 2/4 và nhịp 3/4 
- HS nghe và tập đoán đúng nhịp
- Lắng nghe
- HS nghe và ghi nhớ

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 10.doc