Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tăng cường luyện viết chính tả cho HS Lớp 2 - Năm học 2021-2022 - Đặng Hoài Hậu

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tăng cường luyện viết chính tả cho HS Lớp 2 - Năm học 2021-2022 - Đặng Hoài Hậu

2. Tính mới của sáng kiến (Các biện pháp đã thực hiện)

 Để giúp HS nghe viết chính tả tốt ngoài việc GV thực hiện các biện pháp quen thuộc như: Cần luyện đọc nhiều; Hướng dẫn HS phân biệt các hiện tượng chính tả, ghi nhớ quy tắc chính tả; Giải nghĩa từ; Hướng dẫn mẹo luật chính tả; thì theo tôi GV cần phải thực hiện các biện pháp sau đây:

2.1. Luyện chính tả vào cuối buổi học

 Ở cuối các ngày học tôi hay yêu cầu HS sử dụng bảng con hoặc tập nháp để luyện nghe viết. Khi đó tôi thường hay đọc cho HS viết những từ viết sai của tiết Chính tả trước hoặc những từ khó viết của bài Chính tả hôm sau hoặc đọc viết những từ ngữ có chứa quy tắc chính tả,. Chẳng hạn như tôi yêu cầu học sinh viết 2 từ kỉ niệm và cái ca, rồi ôn lại cho HS khi nào viết c, khi nào viết k.

2.2. Chuẩn bị cho tiết Chính tả bằng cách luyện viết trước

Thông thường vào ngày trước của ngày có tiết Chính tả tôi thường dành thời gian khoảng 15 phút cho các em luyện viết cả bài chính tả hôm sau bằng cách thiết kế các Phiếu luyện chữ có chứa nội dung bài chính tả của hôm sau. Thông qua Phiếu luyện chữ này HS sẽ quen với từng tiếng trong bài chính tả và rèn được thêm kĩ năng viết chữ đẹp.

 

docx 5 trang Người đăng Trịnh Hải An Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 168Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tăng cường luyện viết chính tả cho HS Lớp 2 - Năm học 2021-2022 - Đặng Hoài Hậu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND THÀNH PHỐ HỒNG NGỰ
TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ AN LẠC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 TP Hồng Ngự, ngày 29 tháng 4 năm 2022
BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC 2021 – 2022
Họ và tên Tác giả/ Chức vụ/ Đơn vị công tác: Đặng Hoài Hận/ Giáo viên/ Trường Tiểu học và Trung học cơ sở An Lạc.
 Tên sáng kiến: Một số biện pháp tăng cường luyện viết chính tả cho HS lớp 2 khi áp dụng chương trình 2018. 
Báo cáo tóm tắt nội dung sáng kiến:
1. Thực trạng, nguyên nhân 
1.1. Thực trạng 
Thực hiện mục tiêu hình thành và phát triển ở học sinh (HS) các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (đọc, viết, nói và nghe) giúp HS học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi, môn Tiếng Việt ở Tiểu học đã lấy nguyên tắc dạy giao tiếp làm định hướng cơ bản. Mà chữ viết là một hình thức của ngôn ngữ giao tiếp. Vì vậy, phân môn Chính tả có vai trò rất quan trọng ở cấp Tiểu học. HS có kĩ năng chính tả (viết đúng, viết nhanh) mới có điều kiện học môn Tiếng Việt và các môn học khác được thuận lợi. Ở chương trình lớp 2 năm 2018, hoạt động nghe viết rất quan trọng. Nó là phần cốt lõi nhất, trọng tâm nhất, nếu nghe viết không tốt sẽ rất khó học tốt các hoạt động còn lại và các môn học khác. Xuất phát từ sự cần thiết đó, qua quá trình dạy học và tìm hiểu thực tế từ bạn bè giáo viên (GV) đồng nghiệp, các bài làm, bài kiểm tra, bài viết của HS, tôi nhận thấy rằng HS còn viết sai chính tả quá nhiều. Chính vì thế mà dẫn đến vốn từ của HS nghèo nàn, khả năng kết hợp câu từ của HS còn hạn chế, đơn điệu. Vì thế, việc rèn cho HS ở các lớp đầu cấp khắc phục lỗi chính tả để viết đúng là rất cần thiết.
Để xác định rõ thực trạng trên tôi đã khảo sát kết quả bài làm kiểm tra môn Tiếng Việt cuối học kì I cuả HS khối lớp 2, năm học 2020-2021, kết quả như sau:
Bảng 1: Thống kê bài kiểm tra Tiếng Việt (Phần Chính tả nghe viết) cuối học kì I của khối lớp 2, năm học 2020-2021, (80HS); 
Chưa hoàn thành
Hoàn thành
Hoàn thành tốt
Số lượng (HS)
Tỉ lệ (%)
Số lượng (HS)
Tỉ lệ (%)
Số lượng (HS)
Tỉ lệ (%)
21
26,25
36
45,00
23
28,75
Nhìn vào bảng thống kê trên cho thấy. Tỉ lệ HS làm bài đạt Hoàn thành tốt chỉ chiếm 28,75%, số HS làm bài Chưa hoàn thành còn chiếm tỉ lệ khá cao 26,25%. Do đó, tôi nghĩ mình phải làm sao tìm ra nhiều biện pháp thích hợp để nâng cao hơn nữa khi giảng dạy chính tả nghe viết cho HS trong năm học này. Chính vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp tăng cường luyện viết chính tả cho HS lớp 2 khi áp dụng chương trình 2018”.
1.2. Nguyên nhân
- Về phía HS: Học sinh viết sai chính tả chủ yếu do các em đọc còn chậm, chưa nắm vững âm vần, chưa phân biệt được cách phát âm của GV, chưa hiểu rõ nghĩa của từ; HS Chưa có ý thức tự học, tự rèn ở nhà, chưa chú ý khi viết chính tả.
- Về phía GV: Đôi khi GV còn phát âm chưa chính xác, còn theo phương ngữ; Đối với các bài tập âm vần, giáo viên chưa giải nghĩa từ, chưa khắc sâu kiến thức bằng cách đặt câu hoặc đặt từ vào một số tình huống cụ thể để học sinh hiểu nghĩa của từ; Việc liệt kê lỗi và yêu cầu học sinh sửa lỗi GV chưa thực sự quan tâm.
2. Tính mới của sáng kiến (Các biện pháp đã thực hiện)
	Để giúp HS nghe viết chính tả tốt ngoài việc GV thực hiện các biện pháp quen thuộc như: Cần luyện đọc nhiều; Hướng dẫn HS phân biệt các hiện tượng chính tả, ghi nhớ quy tắc chính tả; Giải nghĩa từ; Hướng dẫn mẹo luật chính tả;thì theo tôi GV cần phải thực hiện các biện pháp sau đây:
2.1. Luyện chính tả vào cuối buổi học 
	Ở cuối các ngày học tôi hay yêu cầu HS sử dụng bảng con hoặc tập nháp để luyện nghe viết. Khi đó tôi thường hay đọc cho HS viết những từ viết sai của tiết Chính tả trước hoặc những từ khó viết của bài Chính tả hôm sau hoặc đọc viết những từ ngữ có chứa quy tắc chính tả,... Chẳng hạn như tôi yêu cầu học sinh viết 2 từ kỉ niệm và cái ca, rồi ôn lại cho HS khi nào viết c, khi nào viết k.
2.2. Chuẩn bị cho tiết Chính tả bằng cách luyện viết trước
Thông thường vào ngày trước của ngày có tiết Chính tả tôi thường dành thời gian khoảng 15 phút cho các em luyện viết cả bài chính tả hôm sau bằng cách thiết kế các Phiếu luyện chữ có chứa nội dung bài chính tả của hôm sau. Thông qua Phiếu luyện chữ này HS sẽ quen với từng tiếng trong bài chính tả và rèn được thêm kĩ năng viết chữ đẹp.
Ảnh chụp: Một trang mẫu Phiếu luyện chữ
2.3. Luyện chính tả vào các tiết Tiếng Việt trái buổi
	Năm học 2021-2022 là năm học đầu tiên thực hiện chương trình mới cho lớp 2, mà chương trình mới này có yêu cầu là phải học 2 buổi/ ngày. Tức là sẽ có học trái buổi, đây là điều kiện lí tưởng để GV ôn tập và khắc sâu kiến thức cho HS, trong đó có phân môn Chính tả của môn Tiếng Việt. Cụ thể là buổi sáng các em viết chính tả bài nào thì buổi chiều sẽ viết lại bài chính tả đó một lần nữa vào Vở bài tập Tiếng Việt. Như vậy là các em sẽ có cơ hội luyện viết lại một lần nữa bài chính tả, lần này các em sẽ sửa lại lỗi sai mà mình đã mắc lúc sáng. Dần dần các em quen sẽ viết chính tả không còn sai nữa.
Ảnh chụp: Một trang trong Vở bài tập Tiếng Việt
2.4. Luyện nghe viết khi viết nội dung bài các môn khác
	Đây là một hoạt động có thể được xem là tích hợp liên môn. Khi HS viết quy tắc toán học, nội dung bài Đạo đức, kiến thức trọng tâm của Tự nhiên và Xã hội,Hoặc trong nội bộ môn Tiếng Việt như nội dung bài đọc, yêu cầu của đề bài làm văn,. GV yêu cầu HS nghe viết để rèn cho HS kĩ năng viết chính tả.
Ảnh chụp: Một trang nội dung của bài Đạo đức
2.5. Kết hợp với phụ huynh cho các em luyện viết ở nhà
	Đây là một biện pháp rất quan trọng thể hiện mối quan hệ của GV và phụ huynh HS. GV là người yêu cầu HS thực hiện nội dung học tập còn phụ huynh là người theo dõi nhận xét, đánh giá và ngược lại. Quan điểm này chính là một phần của yêu cầu kiểm tra, đánh giá theo thông tư mới. GV kết hợp với phụ huynh yêu cầu các em thường xuyên đọc và luyện viết ở nhà. Cụ thể là phụ huynh cần trang bị cho con em mình một quyển vở riêng để ở nhà. HS dùng quyển vở đó luyện viết trước hoặc rèn viết lại bài chính tả khi được GV yêu cầu hoặc phụ huynh có thể yêu cầu HS luyện viết thêm một đoạn, một câu nói hay từ một quyển sách khác.
3. Khả năng áp dụng của sáng kiến
Sáng kiến này được áp dụng trong phạm vi tại khối lớp 2 (3 lớp học với 80 HS) Trường Tiểu học và Trung học cơ sở An Lạc, năm học 2021 - 2022 và dự định sẽ triển khai cho khối 2 của các trường tiểu học trên địa bàn phường An Lạc để cùng tham khảo và áp dụng từ năm học 2022 - 2023.
4. Hiệu quả
Trong năm học 2021 – 2022, tôi đã triển khai và áp dụng đề tài của mình vào giảng dạy cho khối lớp 2 tại trường. Khi thực nghiệm giảng dạy, tôi đã thấy HS có tiến bộ rõ rệt và đã khắc phục được những lỗi cơ bản như: Nghe viết đạt tốc độ yêu cầu, viết đúng chính tả, nắm được các nguyên tắc chính tả thông dụng, kĩ năng đọc cũng tiến bộ rõ rệt,... Kết quả cụ thể ở bảng thống kê sau:
Bảng 2: Thống kê bài kiểm tra Tiếng Việt (Phần Chính tả nghe viết) cuối học kì I của khối lớp 2, năm học 2021-2022, (80HS);
Chưa hoàn thành
Hoàn thành
Hoàn thành tốt
Số lượng (HS)
Tỉ lệ (%)
Số lượng (HS)
Tỉ lệ (%)
Số lượng (HS)
Tỉ lệ (%)
02
2,50
41
51,25
37
46,25
Bảng 3: So sánh trước và sau khi có giải pháp
Nội dung
Trước và sau khi có giải pháp
Kết quả khảo sát học sinh
Chưa hoàn thành
Hoàn thành
Hoàn thành tốt
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Chính tả nghe viết
Trước khi có giải pháp
21
26,25
36
45,00
23
28,75
Sau khi có
giải pháp
02
2,50
41
51,25
37
46,25
Từ bảng số liệu trên cho thấy, sau khi áp dụng các biện pháp giúp HS lớp 2 nghe viết chính tả tốt hơn, chất lượng HS ở cả 3 mức độ đều có tiến bộ rõ rệt. Cụ thể là tỉ lệ HS Hoàn thành tốt tăng lên 17,50% (từ 28,75% lên 46,25%); tỉ lệ HS Hoàn thành tăng lên 6,25% (từ 45,00% lên 51,25%). Đặc biệt, tỉ lệ HS Chưa hoàn thành giảm xuống 23,75 % (từ 26,25% xuống 2,50%). 
Trên đây là báo cáo tóm tắt sáng kiến của bản thân trong năm học 2021-2022. Kính đề nghị Hội đồng xét duyệt, công nhận. Tôi xin chân thành cảm ơn thật nhiều!
 An Lạc, ngày 29 tháng 4 năm 2022
Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị
Người viết
Đặng Hoài Hận

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_tang_cuong_luyen_viet.docx