Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kỉ năng đọc cho học sinh yếu kém lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kỉ năng đọc cho học sinh yếu kém lớp 2

I .ĐẶT VẤN ĐỀ :

- Như chúng ta đã biết : Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng cuả loài người . Thật vậy những kinh nghiệm của đời sống , những thành tựu văn hoá khoa học tư tưởng tình cảm của các thế hệ trước và của những người đương thời phàn lớn được ghi lại bằng chữ viết .Đọc là một kĩ năng quan trọng hàng đầu của con người . Nếu không biết đọc thì con người không thể tiếp thu nền văn minh của loài người không thể sống một cuộc sống một cuộc sống bình thường ,có hạnh phúc với đúng nghĩa của nó từ này trong xã hội hiện đại . Nhờ biết đọc, con người có khả năng chế ngự một số phương tiện văn hoá cơ bản giúp họ giao tiếp với thế giới bên trong của người khác .

- Đặc biệt khi tác phẩm văn chương con người không chỉ thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động về tình cảm, nảy nở về những ước mơ tốt đẹp, khơi dậy sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn.Còn không biết đọc con người không có điều kiện hưởng thụ sự giáo dục mà xã họi dành cho, không thể hình thành được một nhân cách toàn diện. Biết đọc sẽ gây hứng thú đọc, thích nghiên cứu và sẽ học tốt các môn học khác. biết đọc hiểu được là chìa khoá cho mọi kiến thức tiếp theo mà kiến thức nằm trong chữ và nghĩa. đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin thì viêc đọc ngày càng quan trọng vì nó giúp con người sử dụng mãi để tự học, học cả cuộc đời.

- Trong nhà trường các em có biết đọc thì mới tiếp thu bài nhanh và hiểu biết nhiều hơn. Biết đọc thì tạo ra hứng thú, độmg co học tập nhưng rèn luyện diễn đạt ngôn ngữ như thế nào trong môi trường nào cụ thể và học sinh dễ tiếp thu nhất chính là rèn trong các môn học nhất là tập đọc. Có biết đọc các em mới nắm được nội dung của bài thơ, bài văn mới sống lại tâm tư tình cảm của nhân vật, cùng khóc, cùng cười với nhân vật.

Mặt khác trong đời học sinh sử dụng đến đọc nhiều nhất là các em đọc bài học, đọc bài ghi, đọc sánh giáo khoa, báo, truyện .chủ yếu là đọc thầm và đọc thành tiếng

 

doc 5 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 4365Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kỉ năng đọc cho học sinh yếu kém lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRAÂN TROẽNG GIễÙI THIEÄU
Một số biện pháp rèn kỉ năng đọc cho học sinh yếu kém lớp 2
I .Đặt vấn đề :
- Như chúng ta đã biết : Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng cuả loài người . Thật vậy những kinh nghiệm của đời sống , những thành tựu văn hoá khoa học tư tưởng tình cảm của các thế hệ trước và của những người đương thời phàn lớn được ghi lại bằng chữ viết .Đọc là một kĩ năng quan trọng hàng đầu của con người . Nếu không biết đọc thì con người không thể tiếp thu nền văn minh của loài người không thể sống một cuộc sống một cuộc sống bình thường ,có hạnh phúc với đúng nghĩa của nó từ này trong xã hội hiện đại . Nhờ biết đọc, con người có khả năng chế ngự một số phương tiện văn hoá cơ bản giúp họ giao tiếp với thế giới bên trong của người khác .
- Đặc biệt khi tác phẩm văn chương con người không chỉ thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động về tình cảm, nảy nở về những ước mơ tốt đẹp, khơi dậy sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn.Còn không biết đọc con người không có điều kiện hưởng thụ sự giáo dục mà xã họi dành cho, không thể hình thành được một nhân cách toàn diện. Biết đọc sẽ gây hứng thú đọc, thích nghiên cứu và sẽ học tốt các môn học khác. biết đọc hiểu được là chìa khoá cho mọi kiến thức tiếp theo mà kiến thức nằm trong chữ và nghĩa. đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin thì viêc đọc ngày càng quan trọng vì nó giúp con người sử dụng mãi để tự học, học cả cuộc đời.
- Trong nhà trường các em có biết đọc thì mới tiếp thu bài nhanh và hiểu biết nhiều hơn. Biết đọc thì tạo ra hứng thú, độmg co học tập nhưng rèn luyện diễn đạt ngôn ngữ như thế nào trong môi trường nào cụ thể và học sinh dễ tiếp thu nhất chính là rèn trong các môn học nhất là tập đọc. Có biết đọc các em mới nắm được nội dung của bài thơ, bài văn mới sống lại tâm tư tình cảm của nhân vật, cùng khóc, cùng cười với nhân vật.
Mặt khác trong đời học sinh sử dụng đến đọc nhiều nhất là các em đọc bài học, đọc bài ghi, đọc sánh giáo khoa, báo, truyện.chủ yếu là đọc thầm và đọc thành tiếng
II) Thực trạng và nguyên nhân
1)Thực trạng hiện nay:
- Thực trạng hiện nay cho thấy kĩ năng đọc của học sinh lớp hai. Nhất là lớp 2A còn yếu so với yêu cầu đề ra. Học sinh của chúng ta đọc đang còn chậm, hay đọc sai...chưa đọc được như mong muốn, kết quả đọc của các em chưa nắm chắc được công cụ hũư hiệu để lĩnh hội tri thức, tư tưởng tình cảm của nhười khác chứa đựng trong văn bản được đọc. Qua khảo sát chất luợng đầu năm về môn tập đọc ở lớp 2A tôi thấy đạt kết quả rất thấp trong quá trình giảng dạy theo dõi, dự giời tôi thấy một số nguyên nhân một số yếu kém trong khâu dọc bài của học sinh .
2) Nguyên nhân:
* Đối với GV: 
- Gv đọc mẫu chưa tốt
-Sửa sai lỗi phát âm của học sinh chưa kịp thời.
- Trong các tiết tập đọc GV chưa chú trọng tới việc rèn đọc cho học sinh
- Chưa phân loại kĩ các đối tượng học sinh đọc kém để rèn đọc cho các em
- GV chưa gây được húng thú cho học sinh thích đọc .
* Đối với học sinh:
-Một số phụ huynh học sinh chưa quan tâm tới kĩ năng đọc của con em mình.Đi học còn hay quên sách, ngồi học ít tập trung ỷ lại bạn đọc khi cô giáo không gọi tên mình
- Phần lớn HS thuộc lớn đối tương trên là những HS đọc yếu, chưa biết phân biệt các âm vị, phát âm theo thói phương hay nhầm lẫn câu, phụ âm đầu x/ s ch/ tr, thanh ngã ,thanh nặng , ngắt nghỉ hơi chưa đúng chỗ ..
-Thêm vào đó là một số hạn chế chủ quan của HS . 
- Có một số em do hoạt động của cơ quan phát âm kém.
- Để khắc phục tình trạng trên tôi đã đầu tư nhiều thời gian suy nghĩ để tìm ra những biện pháp nâng cao chất lượng đọc cho HS .
III. Giải quyết vấn đề :
- Xuất phát từ tình hình thực tế của HS lớp 2a mình có phần nào chưa làm tròn bộn phận của người GV trong nhà trường tiểu học trên mặt trận văn hoá . Chính vì vậy mà tôi còn nhiều trăn trở nên phải bắt tay vào việc rèn đọc cho HS nhất là giờ tập đọc. Trước hết phải thấu hiểu nguyên nhân chính khách quan và chủ quan dẫn đến việt đọc còn hạn chế đối với các em , bản thân tôi có những biện pháp sau : 
Giáo viên rèn đọcthật nhiều các loại văn bản , để đọc đúng các văn bản , nắm nội dung của tưng loại văn bản .
- Trước khi lên lớp phải xác định được mục tiêu bài học , để lựa chọn câu hỏi , hình thức ,phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh
- Sử dụng nhiều hình thức và phương pháp dạy học để rèn đọc cho các em 
- Lựa chọn các nội dung dạy học cơ bản thiết thực, tinh giản, có thể là từ, câu, đoạn, bài, Phải đi từ dễ đến khó, tích hợp được nhiều mặt giáo dục, gần gũi với đời sống của học sinh đặc biệt là các em đọc yếu, tạo hứng thú học tập cho học sinh 
- Đa dạng hoá các hình thức tổ choc dạy học: Dạy theo lớp, theo nhóm, Đưa các trò chơi học tập vào trong giờ học để giảm bớt những căng thẳng cho các em.
- Kết hợp với gia đình để gia đình kèm cặp và rèn đọc thêm cho các em ở nhà.
- Trong giờ học giáo viên cần quan tâm dành nhiều thời gian hơn để rèn đọc cho các em.
- Khi học sinh đọc cần theo dõi để sữa chữa lỗi sai kịp thời.
- Thường xuyên ra bài tập về nhà để các em rèn đọc.
- Động viên khen , chê đúng mức thì học sinh mới xác định đúng năng lực của mìnhđể cầu tiến bộ.
- Khi gọi học sinh đọc cần gọi học sinh đọc liên tiếp nhau không nên để quá lâu mới gọi đến em khác vì nó gây chán nản sự chú ý của học sinh.
- Trong khâu rèn đọc giáo viên phải phân loại ra từng đối tượng học sinh để tiện trong việc rèn đọc:
+ Đọc phát âm sai thêm bớt trong văn bản
+ Đọc ê, a ngắc ngứ, đọc nhỏ
A, Đối với những học sinh đọc quá kém phát âm sai
- Trong quá trình luyện đọc bài ở lớp tôi đặc biệt chú ý đến những em đọc kém và phát âm sai này. phải dành thời gian luyện đọc nhiều hơn so với các bạn khác. Đối với các em hay phát âm sai phụ âm đầu s/x, ch/ tr, thanh ngã, thanh nặng hoặc khi đọc mội từ hay một câu phải đánh vần nhẩm mới đọc được. Để giải quyết vấn đè này tôi đã làm như sau:
 Giáo viên đọc mẫu khi hướng dẫn phát âm tôi phân tích cho các em thấy được sự khác nhau của cách phát âm đúng và phát am sai mà các em hay mắc phải. đi sâu và phân tíc có khi ding cả hình vẽ để minh hoạ cho các em thấy hệ thống môi, răng, lưỡi khi phát âm.
Ví dụ: Tiếng súng gồm âm s ghép với vần ung thêm thanh sắc đánh vần: sờ-ung- sung sắc súng. Tôi phát âm trước rồi sau đó cho các emphát âm sờ lấy hơi uốn đầu lưỡi sát vòm miệng, dồn hơi bật mạnh ra đồng thời hạ đầu lưỡi xuống, miệng hé mở. Khác hẳn phát âm tiếng xung không uốn lưỡi.
- Có một số em đọc sai thanh ngã/ thanh nặng.
- Ví dụ: “ Lặng lẽ’’ với “ lặng lẹ	’’
- Trong các tiết dạy tôi cố gắng tìm thêm những tiếng có thanh ngã cho các em luyện đọc.
- Những em đọc quá yếu còn phải đánh vần vì nhớ vần không chính xác, tôi cho các em dùng thước chỉ từng chữ nghe tôi đọc mẫu và hướng dẫn các em đọc thật nhiều lần đọc trơn không đánh vần nữa và phải đọc liền tiếng, liền từ, liền câu.
- Lập bảng theo dõi việc phát âm của học sinh, ghi rõ mức độ tiến bộ những khuyết điểm còn mắc phải trong từng tháng để từng bước để có kế hoạch điều chỉnh lỗ phát âm của từng em.
- Tuy nhiên việc luyện đọc, phát âm là việc làm tương đối khó đòi hỏi giáo viên phải kiên trì ,bền bỉ để giúp đỡ các em.
B, Đối với những em đọc ê, a , chưa ngắt câu đúng chỗ.
Để khắc phục tình trạng này tôi tiến hành dành nhiều thời gian thích đáng cho việc luyện đọc (ở lớp, ở nhà) 
- Khi đọc nhắc các em phải đọc rõ từng tiếng, tuyệt đối không được đọc kéo liền tiếng này sang tiếng khác ( Đọc ê, a) Nhắc ngay khi học sinh không đọc đúng cụm từ, câu.
- Tôi dùng những ký hiệu để hướng dãn học sinh đọc đúng ngữ điệu: (/) ngắt hơi , nghỉ hơi (//), lên giọng ( ) xuống dọng ( ), kéo dài (-), từ ngữ câu nhấn mạnh (-)
- Hướng dấn cho học sinh thành thạo các ngắt giọng như sau: Khi đọc các bài văn xuôi, chỗ ngát giọng phải trùng hợp với danh giới ngữ đoạn. Phải hiểu được nghĩa và các quan hệ ngữ pháp ta đọc đúng chỗ ngát giọng và ngược lại. Chỗ ngắt giọng cũng là một căn cứ để người nghe xác định được ý nghĩa từ vựng, ngữ pháp, nội dung bài đọc.
- Có mội số em thường ngát giọng để lấy hơi một cách tuỳ tiện mà không tính đến nghĩa
- Ví dụ : Kìa /trống đang gọi 
	Yêu thương / em ngắm mãi 
- Tôi đã phân tích cho các em thấy cách ngắt giọng trên là sai vì các em chưa tính đến nghĩa của các cụm từ.
- Vì thế phải ngắt giọng như sau :
 	Kìa trống / đang gọi 
 Yêu thương em / ngắm mãi 
- Mặt khác phải tăng cường kiểm tra bài cũ nhiều hơn . 
- Lập bảng theo dõi hàng tháng để thấy mức độ tiến bộ của từng em . 
- 
Họ và tên
Tháng
Mức độ đọc
Điểm TB
Nguyễn văn Tuấn
8
-Đọc còn nhỏ , đang còn phải đánh vần mội số từ và câu 
3
3
- Đọc ngắt nghỉ chưa đúng chỗ ,còn rời rạc ... 
4
10
- Đọc to, song chưa trôi chảy ,rõ ràng lắm
5
IV .Kết quả đạt được :
- Trong năm học này tôi đã áp dụng các biện pháp luyện đọc nói trên đã thu được kết quả như sau : 
 1 . Khảo sát đầu năm về kĩ năng đọc của các em : 
 - 15 em : 50 / 
 2.Khảo sát cuối kì 1 : 
 - 8 em : 26/ 
 3 . Khảo sát giữa học kì 2 : 
- 4em : 13 / 
- Nhìn vào kết quả trên ta tháy so với kết quả đầu năm thì chất lượng đọc ở học sinh có nhiều tiến bộ rõ rệt . Tôi hi vọng rằng cuối năm chỉ còn lại một vài em nữa . 
 - Những giờ tập đọc đối với cô trò chúng tôi làịư trong mong chờ đợi không khí sôi động của những tiếng đọc bài sâu lắng trong tâm hồn tất cả các em . Bằng giọng đọc của mình các em đã bộc lộ , diễn tả hết cái hay ,cái đẹp về nội dung .
V .Bài học kinh nghiệm : 
- Qua quá trình áp dụng các biện pháp rèn đọc cho HS tôi rút ra một số bài hộc kinh nghiệm như sau : 
- Việc đọc mẫu của GV phải tạo được cảm xúc cho các em , để lớp học có không khí thoải mái HS dễ tiếp thu, có tâm trạng chờ đợi và lắng nghe GV đọc . 
- Đầu năm học ,GV phải phân loại kĩ các đối tượng HS đọc yếu ở những phần nào để từ đó có biện pháp rèn đọc phù hợp với lỗi sai của từng em . 
- Trong quá trình rèn đọc GV phải theo dõi sát sao để thấy mức độ tiến bộ của từng HS .
- Giáo viên sử dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức lên phù hợp với từng đối tượng HS , để lôi cuốn các em vào cuộc .
- Thường xuyên ra bài tập về nhà để các em có thời gian luyện đọc 
- Kiểm tra bài cũ thường xuyên .
- Việc rèn đọc cho HS không phải ngày một , ngày hai mà đòi hỏi giáo viên phải kiên trì , chịu khó , bền bỉ để giúp các em biết đọc.
-Trên đây là một số biện pháp theo suy nghĩ và cách làm của tôi . Dấu sao kinh còn một số hạn chế nhất định ,mong sự đóng góp ý kiến của ban lãnh đạo nhà trường và các đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm này hoàn thiện hơn , áp dụng có hiệu quả hơn .
 Tôi xin chân thành cảm ơn 
 Nam Đàn ngày 14 tháng 3 năm 2010
 ========##### HEÁT ####========

Tài liệu đính kèm:

  • docsangkiÕn kinhnghiem.doc