Sáng kiến kinh nghiệm dạy Tập đọc - Trường Tiểu Học Hải Đông

Sáng kiến kinh nghiệm dạy Tập đọc - Trường Tiểu Học Hải Đông

1.Điều kiện nảy sinh sáng kiến :

 Từ khi thực hiện thay sách giáo khoa và thực hiện đổi mới chương trình giáo dục Tiểu học , tôi nhận thấy ở môn Tiếng Việt lớp 2 việc rèn kỹ năng đọc cho học sinh giữ vai trò rất quan trọng.

 Phân môn Tập đọc rèn cho học sinh kỹ năng đọc( đọc thành tiếng, đọc thầm,đọc hiểu,đọc diễn cảm),nghe và nói. Bên cạnh đó thông qua hệ thống bài học , phân môn Tập đọc cung cấp cho học sinh những hiểu biết về thiên nhiên,xã hội và con người,cung cấp vốn từ,vốn diễn đạt,những hiểu biết về tác phẩm văn học(như đề tài,cốt truyện,nhân vật) và góp phần rèn luyện nhân cách cho học sinh. Ở lớp 2 mục tiêu được cụ thể hoá thành những yêu cầu về kiến thức và kỹ năng cụ thể đó là:

 - Đọc đúng và trôi chảy một đoạn văn,đoạn đối thoại hoặc một bài văn ngắn; bước đầu biết đọc thầm.

 - Hiểu được ý chính của đoạn.

 - Biết dùng mục lục sách giáo khoa khi đọc.

 - Thuộc lòng một số bài văn trong sách giáo khoa.

 Theo tôi bằng việc tổ chức hệ thống bài đọc,bài học theo chủ điểm,SGK dẫn dắt học sinh đi dần vào các lĩnh vực của đời sống, qua đó tăng cường vốn từ, vốn diễn đạt của các em về nhà trường ,gia đình và xã hội,mở cánh cửa cho các em đi vào thế giới xung quanh và soi vào tâm hồn của chính mình.Từ chỗ học sinh biết đọc trơn và nhẩm ở lớp 1, học sinh lớp 2 dược rèn luyện để có kỹ năng đọc thầm và bước đầu biết đọc lướt nắm ý để trả lời câu hỏi; từ chỗ biết nói một số câu đơn giản gắn với âm, vầnđã học,học sinh có thể đặt câu theo mẫu đã cho và nói về bạn bè,trường ,lớp, bản thân, gia đình bằng một số câu đơn giản.

 Theo tôi giáo viên đóng vai trò người tổ chức hoạt động của học sinh,mỗi học sinh đều được hoạt động, đều được bộc lộ mình và được phát triển.

 Hoạt động của học sinh là hoạt động giao tiếp và hoạt động phân tích, tổng hợp, thực hành. Các hoạt động đó có thể tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau: làm việc độc lập , làm việc theo nhóm và làm việc theo lớp.Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 đã chú ý đến tâm lý và nhu cầu giao tiếp của lứa tuổi học sinh lớp 2 để lôi cuốn học sinh tham gia các hoạt động học tập.

 Trongthực tế giảng dạy phân mônTập đọc ở trường tiểu học Hải Đông là một xã vùng ven biển,lớp của tôi dạy 100% học sinh là con đồng bào theo đạo thiên chúa các em đọc rất yếu,nói ngọng nhiều.Khi mới vào năm học, học sinh lớp 2 do tôi dạy nhiều emkhi đọc còn đánh vần từng từ,kỹ năng đọc thầm còn yếu,học sinh chưa mạnh dạn nói lên những suy nghĩ của mình,còn lúng túng khi đọc cũng như khi nói.Từ chỗ học sinh đọc và hiểu vấn đề còn chậm dẫn đến việc tiếp thu kiến thức các môn khác gặp nhiều khó khăn.từ những nhận thức trên và kết hợp với thực tiễn giảng dạy tôi đã tìm tòi, suy nghĩ và áp dụng phương pháp dạy phân môn Tập đọc sao cho đạt hiệu quả tốt nhất.

 

doc 5 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 603Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm dạy Tập đọc - Trường Tiểu Học Hải Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.Điều kiện nảy sinh sáng kiến :
 Từ khi thực hiện thay sách giáo khoa và thực hiện đổi mới chương trình giáo dục Tiểu học , tôi nhận thấy ở môn Tiếng Việt lớp 2 việc rèn kỹ năng đọc cho học sinh giữ vai trò rất quan trọng.
 Phân môn Tập đọc rèn cho học sinh kỹ năng đọc( đọc thành tiếng, đọc thầm,đọc hiểu,đọc diễn cảm),nghe và nói. Bên cạnh đó thông qua hệ thống bài học , phân môn Tập đọc cung cấp cho học sinh những hiểu biết về thiên nhiên,xã hội và con người,cung cấp vốn từ,vốn diễn đạt,những hiểu biết về tác phẩm văn học(như đề tài,cốt truyện,nhân vật) và góp phần rèn luyện nhân cách cho học sinh. ở lớp 2 mục tiêu được cụ thể hoá thành những yêu cầu về kiến thức và kỹ năng cụ thể đó là:
 - Đọc đúng và trôi chảy một đoạn văn,đoạn đối thoại hoặc một bài văn ngắn; bước đầu biết đọc thầm.
 - Hiểu được ý chính của đoạn.
 - Biết dùng mục lục sách giáo khoa khi đọc.
 - Thuộc lòng một số bài văn trong sách giáo khoa.
 Theo tôi bằng việc tổ chức hệ thống bài đọc,bài học theo chủ điểm,SGK dẫn dắt học sinh đi dần vào các lĩnh vực của đời sống, qua đó tăng cường vốn từ, vốn diễn đạt của các em về nhà trường ,gia đình và xã hội,mở cánh cửa cho các em đi vào thế giới xung quanh và soi vào tâm hồn của chính mình.Từ chỗ học sinh biết đọc trơn và nhẩm ở lớp 1, học sinh lớp 2 dược rèn luyện để có kỹ năng đọc thầm và bước đầu biết đọc lướt nắm ý để trả lời câu hỏi; từ chỗ biết nói một số câu đơn giản gắn với âm, vầnđã học,học sinh có thể đặt câu theo mẫu đã cho và nói về bạn bè,trường ,lớp, bản thân, gia đìnhbằng một số câu đơn giản.
 Theo tôi giáo viên đóng vai trò người tổ chức hoạt động của học sinh,mỗi học sinh đều được hoạt động, đều được bộc lộ mình và được phát triển.
 Hoạt động của học sinh là hoạt động giao tiếp và hoạt động phân tích, tổng hợp, thực hành. Các hoạt động đó có thể tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau: làm việc độc lập , làm việc theo nhóm và làm việc theo lớp.Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 đã chú ý đến tâm lý và nhu cầu giao tiếp của lứa tuổi học sinh lớp 2 để lôi cuốn học sinh tham gia các hoạt động học tập.
 Trongthực tế giảng dạy phân mônTập đọc ở trường tiểu học Hải Đông là một xã vùng ven biển,lớp của tôi dạy 100% học sinh là con đồng bào theo đạo thiên chúa các em đọc rất yếu,nói ngọng nhiều.Khi mới vào năm học, học sinh lớp 2 do tôi dạy nhiều emkhi đọc còn đánh vần từng từ,kỹ năng đọc thầm còn yếu,học sinh chưa mạnh dạn nói lên những suy nghĩ của mình,còn lúng túng khi đọc cũng như khi nói.Từ chỗ học sinh đọc và hiểu vấn đề còn chậm dẫn đến việc tiếp thu kiến thức các môn khác gặp nhiều khó khăn.từ những nhận thức trên và kết hợp với thực tiễn giảng dạy tôi đã tìm tòi, suy nghĩ và áp dụng phương pháp dạy phân môn Tập đọc sao cho đạt hiệu quả tốt nhất.
2. Các giải pháp thực hiện:
 2.1. N hận thức đúng đắn khi dạy tập đọc:Do nhận thức đúng về vai trò và tầm quan trọng của phân môn Tập đọc. Trước khi dạy bài tập đọc tôi đã nghiên cứu kỹ về yêu cầu ,mục đích của bài, các kiến thức cần truyền đạt và các kỹ năng đọc nghe nói cụ thể của bài dạy.
 Tôi đã nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy, xác định bài đọc thuộc loại văn bản gì. Nghiên cứu kỹ sách giáo khoa,sách giáo viên để xác định nghĩa của các từ mới, ý nghĩa giáo dục của toàn bài cùng với vốn sống của học sinh,từ đó lựa chọn phương pháp giảng dạy, lập kế hoạch cụ thể cho từng bài dạy,tiết dạy.
 Ví dụ:
Khi dạy bài:”Có công mài sắt,có ngày nên kim “. Ngoài việc rèn cho học sinh kỹ năng đọc tôi rèn cho học sinh đọc đúng các từ mới: nắn nót, ôn tồn, mải miết,thành tài. Học sinh bước đầu hiểu nghĩa các từ mới, hiểu nghĩa đen ,nghĩa bóng của câu tục ngữ:”Có công mài sắt có ngày nên kim”.Rút được lời khuyên cho câu chuyện này: làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.
Khi dạy bài : “Tự thuật”. Cùng với việc dạy cho học sinh biết đọc một văn bản tự thuật tôi còn dạy cho học sinh hiểu được nghĩa và biết cách dùng các từ chỉ đơn vị hành chính:xã,phường,quận huyện. Nắm được thông tin về bạn học sinh trong bài; bước đầu có khái niệm về một bản tự thuật(lý lịch).
Khi dạy bài :”Mua kính”.Cùng với việc rèn kỹ năng đọc cho học sinh tôi còn cho học sinh hiểu được sự hài hước của câu chuyện, đem đến cho học sinh những tiếng cười nhẹ nhàng, qua đó góp phần hình thành ở các em trí thông minh óc hài hước
Khi dạy các văn bản nghệ thuật:truyện kể,thơ,văn miêu tả tôi chú ý đến tác dụng giáo dục sâu sắc và phù hợp với lứa tuổi học sinh.
 Ví dụ: Chim sơn ca và bông cúc trắng.
 Người mẹ hiền.
 Thương ông
 Khi dạy các bài truyện kể tôi thường chú trọng dạy sao cho phù hợp với nhận thức và hứng thú của học sinh ,tạo điều kiện phối hợp nhịp nhàng với phân môn Tập làm văn .Hệ thống câu hỏi để tìm hiểu bài trong sách giáo khoa Tiếng Việt vừa sức với học sinh, hình thức rèn luyện kỹ năng đọc được tôi chú ý toàn diện: đọc thành tiếng, đọc thầm,đọc hiểu,đọc lướt.
 Trong khi dạy tập đọc,tôi chú ý rèn cho học sinh kỹ năng đọc thành tiếng, khắc phục tình trạng nói ngọng theo thói quen của địa phương.
 Ví dụ: Các em hay phát âm lẫn l – n.
Khi dạy bài :”Ngày hôm qua đâu rồi ?”tôi cho học sinh lưu ý khi phát âm các từ : tờ lịch, ở lại , lớn lên , hạt lúa.
Khi dạy bài :”Làm việc thật là vui” tôi lưu ý học sinh khi phát âm các từ :làm việc, nở hoa .
 Như vậy tuỳ đặc điểm nội dung,yêu cầu của từng bài, điều quan trọng là việc lập kế hoạch bài dạy của giáo viên phải phù hợp sẽdẫn đến sự thành công của tiết học.
 2.2 Chuẩn bị cho tiết dạy:
 Theo tôi thì phần chuẩn bị cho tiết dạy cũng đóng vai trò rất quan trọng cho sự thành công của tiết học. Một tiết học được chuẩn bị chu đáo thì khả năng thành công sẽ lớn hơn.
 Khi dạy tập đọc ngoài những phần chuẩn bị như những tiết học khác: giáo án,sách giáo khoa,đồ dùng,tranh ảnh thì dạy tập đọc tôi thấy cần phải khai thác triệt để kinh nghiệm sống của trẻ, khơi gợi tâm tư,tình cảm trong lòng trẻ để giúp các em hiểu các từ ngữ khó trong bài. Muốn thế tôi đã chuẩn bị tốt hệ thống câu hỏi.
 Ví dụ: Khi dạy bài:”Bạn của Nai Nhỏ”.
Để học sinh hiểu nghĩa từ “hung ác”tôi đưa ra hai con vật đồ chơi( một con sư tử và một con bồ câu).Tôi hỏi: con vật nào hiền, con vật nào dữ? Sau đó tôi cho học sinh tìm từ gần nghĩa với từ” dữ” trong câu:” Lần khác .cậu Dê Non”.
 Cách trình bày hệ thống câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu bài trong bài soạn đã được tôi biến đổi khác với sách giáo khoa mà vẫn đảm bảo nội dung cơ bản đã được gợi ý trong bài.
 Ví dụ: Dạy bài :”Bím tóc đuôi sam”.
Câu hỏi 4 được chuyển thành câu hỏi:”Khi em có lỗi với bạn, em đã làm gì?”.
Tất cả học sinh đều hiểu rằng em sẽ xin lỗi bạn. Từ bài học này học sinh có thói quen biết xin lỗi khi làm phiền người khác.
 Về đồ dùng dạy học, ngoài tranh ảnh, bảng phụ như những tiết dạy khác,khi dạy mỗi bài tập đọc tôi cần có những thể từ.Các thể từ này còn được dùng khi dạy tiết luyện từ và câu. Sau mỗi kỳ học, các thể từ còn được sử dụng trong các bài ôn tập. Sự tích luỹ các thể từ giúp học sinh kiểm tra vốn từ ngữ sau mỗi bài ôn tập.
 Đối với các văn bản nghệ thuật thì tôi chuẩn bị lời đọc thật tốt, vì lời đọc của giáo viên còn có ý nghĩa khơi gợi những hứng thú và tưởng tượng của các em.
 Việc chia nhóm cho học sinh đọc tôi cũng hình thành và thể hiện rõ ràng ngay từ bước chuẩn bị.
 Như vậy việc chuẩn bị chu đáo trước khi lên lớp cũng góp phần không nhỏ cho việc dạy học thành công. Nhưng ở đây tôi muốn nhấn mạnh đến một khâu trong công tác chuẩn bị: đó là tìm tòi sáng tạo,đổi mới thì hiệu quả sẽ cao hơn.
 2.3.Lên lớp:
 Nếu như khâu định hướng, chuẩn bị giúp cho giáo viên xác đinh được các kiến thức,nội dung bài dạy thì bước lên lớp là bước quan trọng nhất quyết định sự thành công hay không thành công của tiết dạy .
 Tạo tâm thế chủ động tự tin khi dạy học: bên cạnh việc nắm chắc kiến thức tôi còn phải tạo cho mình một tâm thế tự tin ,chủ động trong khi giảng dạy, tạo cảm hứng phấn khởi khi hướng dẫn học sinh học .Giáo viên không bị chi phối bởi những hoạt động của học sinh. Chủ động, bình tĩnh để xử lý các tình huống xảy ra không có trong dự kiến. Tạo không khí lớp học nhẹ nhàng, học sinh phấn khởi hào hứng, chủ động tìm hiểu kiến thức .
 Với đặc điểm của học sinh tiểu học:”Học mà chơi, chơi mà học”.TôI đã gắn một số kiến thức với trò chơi để tạo điều kiện cho các em chủ động tìm tòi kiến thức. Trong các trò chơi tôi khuyến khích học sinh tự làm chủ trò,tôi chỉ đứng ỏ vị trí quan sát và giúp đỡ nếu các em còn lúng túng.
 Trong giờ lên lớp, tôi thấygiáo viên cần có sự linh hoạt,nhạy bén, cần có một sự đánh giá công bằng tôn trọng các em.Tôi luôn đánh giá các đối tượng học sinh theo chiều hướng tiến bộ, động viên, khuyến khích các em.
Nội dung bài dạy ,cách khai thác:
Nội dung bài dạy cần tuân thủ theo kế hoạch bài dạy đã lập ra.Cần khai thác triệt để nội dung bài theo mục tiêu bài dạy .
 Ví dụ: Thực hiện một bài dạy tập đọc thể loại truyện ở lớp 2 theo định hướng tổ chức hoạt động giao tiếp.
Bài dạy :”Bạn của Nai Nhỏ”.
Mục tiêu bài dạy:
Rèn kỹ năng đọc thành tiếng. Đọc trơn toàn bài.Đọc đúng các từ ngữ” ngăn cản, hích vai,lao tới , lo lắng”.Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phảy và giữa các cụm từ.Biết đọc phân biệt lời kể và lời nhân vật.
Rèn kỹ năng đọc hiểu. Hiểu nghĩa của các từ đã chú giải trong sách giáo khoa.Thấy được các đức tính của bạn Nai Nhỏ : khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, dám liều mình cứu bạn.
 Rút ra được nhận xét từ câu chuyện: người bạn đáng tin cậy là người sẵn lòng giúp bạn,cứu bạn.
 Căn cứ vào mục tiêu bài dạy ,cái đích của bài là rèn kỹ năng đọc nên trong bài dạy tôi đã chú ý luyện đọc trơn, đọc hiểu cho học sinh.
Phần đọc mẫu toàn bài:với bài này là một văn bản nghệ thuật thì lời đọc có ý nghĩa rất lớn nhưng tôi chỉ đọc mẫu một lần.
 Phần luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ tôi làm như sau:
 .Hoc sinh cùng dãy bàn hoặc cùng nhóm nối tiếp nhau đọc từng câu.
 Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp. Tôi hướng dẫn các emtìm hiểu nghĩa của các từ ngữ mới.Các từ này được chú giải trong sách giáo khoa phần cuối bài đọc.Tôi giải nghĩa thêm một số từ ngữ mà học sinh chưa hiểu.Tôi thấy rằng cần giải nghĩa một cách đơn giản phù hợp với học sinh lớp 2.Tôi dành thời gian cho nhiều học sinh được luyện đọc .
 Chia lớp thành từng nhóm nhỏ để luyện đọc theo nhóm(các nhóm có đủ các đối tượng học sinh).Qua thực tế tôi thấy việc tổ chức đọc theo nhóm đã tạo điều kiện cho tất cả học sinh được đọc.
 Các nhóm thi đọc từng đoạn hoặc toàn bài.
 Cả lớp đồng thanh đọc một lần.
-Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài:
 Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc(chủ yếu là đọc thầm)và tìm hiểu bài dựa theo các câu hỏi trong sách giáo khoa.Với bài :”Ban của Nai Nhỏ”tôi chú trọng câu hỏi 4 để học sinh đi tới nhận thức:người bạn tốt là người sẵn lòng giúp bạn ,cứu bạn.
-Luyện đọc lại:hình thức tổ chức là thi đọc cá nhân hoặc đọc theo vai.Yêu cầu chính của khâu này là luyện cho học sinh đọc trôi chảy,ngắt nghỉ hơi đúng chỗ,đúng mức.Đối với học sinh có trình độ khá tôi đề ra yêu cầu đọc diễn cảm.Trong quá trình dạy tôi luôn ưu tiên cho những học sinh đọc còn yếu được đọc và tôi luôn động viên khuyến khích các em.Trong khâu luyện đọc lại tôi chú ý cho học sinh nhận xét và tôi uốn nắn cách đọc cho các em.
Nội dung dạy tập đọc cần đảm bảo có sự tích hợp với phân môn kể chuyện,luyện từ câu,tập làm văn,chính tả.
 Phần nội dung phải phân bố thời gian hợp lý giữa việc cung cấp kiến thức trong bài với việc rèn kỹ năng đọc và nắm được nội dung bài tập đọc.Giúp học sinh hiểu ý nghĩa giáo dục của bài,từ đó các em biết cách ứng xử trong cuộc sống.
 Đối với bài học thuộc lòng:trong giờ dạy tôi cho học sinh luyện đọc kỹ hơn và bước đầu có yêu cầu đọc diễn cảm.Từ đó giúp cho học sinh đọc quen mà nhớ,hiểu nội dung mà nhớ.
Qua những điều mà tôi đã trình bày ở trên tôi thấy rằng việc dạy Tiếng Việt cho học sinh tiểu học vừa tạo điều kiệncho học sinh mở rộng vốn từ,bồi dưỡng năng lực diễn đạt gắn với những lĩnh vực khác nhau của đời sống,góp phần nâng cao hiểu biết của các em về thiên nhiên,xã hội và chính bản thân các em.
3.Kết quả:
 Sau khi áp dụng các phương pháp như trên tôi thấy kết quả dạy phân môn Tập đọc ở lớp tôi đã được nâng lên rõ rệt.
 Đầu năm học số học sinh đọc tốt là 9%,đọc khá là 15%,đọc trung bìnhlà 55%,đọc còn yếu là 21%.
 Hết học kỳ I số học sinh đọc tốt là 30%,đọc khá là 40%,đọc trung bình là 30%,không còn học sinh đọc yếu.
 Cuối năm học 2006 – 2007 số học sinh đọc tốt là61%,đọc khá là 30%,đọc trung bình là 9%.
 Từ chỗ học sinh đọc và cảm nhận tốt nên kết quả học tập của các em các môn khác cũng được nâng cao.
 Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi áp dụng trong giảng dạy phân môn Tập đọc ở lớp 2 ,tôi rất mong được sự trao đổi của các bạn đồng nghiệp.
4.Kiến nghị và đề nghị:
 Phân môn Tập đọc ở lớp 2 có vị trí và vai trò rất quan trọng nhưng các tài liệu tham khảo cho giáo viên còn ít,tôi đề nghị cung cấp thêm tài liệu tham khảo cho giáo viên .
 Đề nghị Phòng giáo dục và đào tạo Hải Hậu hàng năm có kế hoạch tổ chức hội thảo theo chuyên đề về phân môn tập đọc để qua đó giáo viên có thể trao đổi về phương pháp dạy,học tập kinh nghiệm của các giáo viên dạy giỏi trong huyện.
 Đề nghị Sở giáo dục và đào tạo Nam Định, Phòng giáo dục và đào tạo Hải Hậu hàng năm phổ biến những sáng kiến kinh nghiệm tốt được xếp loại A của Phòng ,của Sở để giáo viên các trường học tập.
 Hải Đông,ngày 22 tháng 5 năm 2007
 Người viết
 Nguyễn Thị Đào

Tài liệu đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem day Tap doc L2.doc