Sáng kiến kinh nghiệm Làm thế nào để rèn chữ cho học sinh tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Làm thế nào để rèn chữ cho học sinh tiểu học

Trẻ em đến trường là để được học đọc, học viết. Nếu phân môn tập đọc - học vần giúp trẻ biết đọc thông thì phân môn tập viết sẽ giúp trẻ viết thạo. Trẻ đọc thông, viết thạo sẽ giúp trẻ tiếp thu bài nhanh hơn, học tốt hơn. Kết quả việc rèn chữ viết cho học sinh không phải ngày một, ngày hai mà có được. Mà đó là kết quả của một quá trình dày công khổ luyện của cả thầy và trò, dưới sự dìu dắt, chăm sóc tận tình của các thầy giáo, cô giáo.

Chúng ta đang ở trong một thời đại mới, thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thời đại thông tin bùng nổ, mọi người thường ngồi với chiếc máy vi tính của mình để soạn thảo một văn bản thay vì cầm bút viết trên giấy. Việc rèn chữ viết của mọi người bị chìm vào quên lãng. Ở trong trường tiểu học cũng vậy, trong những năm học gần đây, học sinh viết chữ xấu là một tình trạng đáng báo động. Hiện nay học sinh lựa chọn đủ các loại bút để viết, đặc biệt là học sinh rất yêu thích với chiếc bút bi của mình hơn là những loại bút chấm mực như ngày xưa. Mặt khác, chữ viết của khá nhiều giáo viên chưa đúng quy định cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc rèn chữ viết của học sinh. Mỗi thầy, cô giáo được xem như là một tấm gương phản chiếu để học sinh soi rọi vào đó. Lứa tuổi của học sinh tiểu học là lứa tuổi hay “bắt chước” và làm theo mẫu, giáo viên viết như thế nào thì học sinh viết như thế đó; đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh lớp 1.

 

doc 27 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 433Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Làm thế nào để rèn chữ cho học sinh tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÀM THẾ NÀO ĐỂ RÈN CHỮ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
 Trẻ em đến trường là để được học đọc, học viết. Nếu phân môn tập đọc - học vần giúp trẻ biết đọc thông thì phân môn tập viết sẽ giúp trẻ viết thạo. Trẻ đọc thông, viết thạo sẽ giúp trẻ tiếp thu bài nhanh hơn, học tốt hơn. Kết quả việc rèn chữ viết cho học sinh không phải ngày một, ngày hai mà có được. Mà đó là kết quả của một quá trình dày công khổ luyện của cả thầy và trò, dưới sự dìu dắt, chăm sóc tận tình của các thầy giáo, cô giáo.
Chúng ta đang ở trong một thời đại mới, thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thời đại thông tin bùng nổ, mọi người thường ngồi với chiếc máy vi tính của mình để soạn thảo một văn bản thay vì cầm bút viết trên giấy. Việc rèn chữ viết của mọi người bị chìm vào quên lãng. Ở trong trường tiểu học cũng vậy, trong những năm học gần đây, học sinh viết chữ xấu là một tình trạng đáng báo động. Hiện nay học sinh lựa chọn đủ các loại bút để viết, đặc biệt là học sinh rất yêu thích với chiếc bút bi của mình hơn là những loại bút chấm mực như ngày xưa. Mặt khác, chữ viết của khá nhiều giáo viên chưa đúng quy định cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc rèn chữ viết của học sinh. Mỗi thầy, cô giáo được xem như là một tấm gương phản chiếu để học sinh soi rọi vào đó. Lứa tuổi của học sinh tiểu học là lứa tuổi hay “bắt chước” và làm theo mẫu, giáo viên viết như thế nào thì học sinh viết như thế đó; đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh lớp 1.
Trẻ đọc thông, viết thạo sẽ giúp trẻ tiếp thu bài nhanh hơn, học tốt hơn. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn đọc bài của mình”. 
Thật vậy, nhìn trang vở của học sinh với những dòng chữ đều tăm tắp, sạch sẽ thì cả cha mẹ và thầy cô đều dấy lên một niềm vui, hãnh diện và thiện cảm. Chúng ta như đặt niềm tin vào tương lai con trẻ. Việc rèn chữ viết cho học sinh còn là môi trường quan trọng bồi dưỡng cho trẻ những phẩm chất tốt như: tính cẩn thận, tinh thần kỷ luật và óc thẩm mỹ. Viết sạch sẽ, rõ ràng là yêu cầu không quá cao, nhưng muốn viết đẹp thì yêu cầu trẻ phải kiên nhẫn, gắng công khổ luyện nhiều hơn.
Trong trường tiểu học, việc dạy tập viết được phối hợp nhịp nhàng với dạy học vần, chính tả, tập làm văn, việc ghi bài vào vở các môn học và nhiều trường còn yêu cầu có vở luyện viết chữ đẹp cho học sinh. Dạy tập viết không chỉ truyền thụ cho học sinh những kiến thức cơ bản về chữ viết mà còn rèn kỹ thuật viết chữ.
Trong các tiết tập viết, học sinh nắm bắt được các tri thức cơ bản về cấu tạo các chữ cái tiếng Việt được thể hiện trên bảng cài, bảng lớp, bảng con, trong vở tập viết và vở ghi bài các môn học khác Đồng thời, học sinh được giáo viên hướng dẫn các yêu cầu kỹ thuật viết từng nét chữ để hình thành nên một chữ cái rồi đến tiếng, từ, cụm từ và cả câu. 
Ở giai đoạn đầu, trọng tâm của việc dạy tập viết là dạy viết chữ cái và kết nối các chữ cái lại để ghi tiếng. Ở giai đoạn cuối, song song với việc rèn viết chữ hoa, học sinh còn được rèn viết văn bản, có thể là: nhìn một đoạn văn, đoạn thơ chép lại cho đúng (tập chép) hoặc nghe giáo viên đọc mẫu, học sinh viết bài vào vở (nghe viết) hoặc nhớ để viết lại (nhớ viết). Cụ thể:
* Về tri thức: giáo viên cần dạy cho học sinh những khái niệm về dòng kẻ (đường kẻ) tương ứng với bao nhiêu ô li? Đặt bút ở đường kẻ nào? Dừng bút ở đường kẻ nào? Chữ cái đó có mấy nét? Tên gọi của các nét? Vị trí của dấu phụ, dấu thanh đặt ở đâu? Cách nối nét như thế nào? Từ đó hình thành cho học sinh những biểu tượng về hình dáng, độ cao, sự cân đối, tính thẩm mỹ của chữ viết. Ví dụ: Học sinh viết chữ O có hình dáng như hạt gạo, giáo viên cho học sinh xem chữ O mẫu rồi hỏi: Chữ O giống hình gì? - học sinh trả lời: Chữ O giống quả trứng gà, giống số 0 Từ đó, giáo viên cho học sinh so sánh và hướng dẫn học sinh viết đúng. 
* Về kỹ năng: Trước khi cho học sinh viết bài vào vở, giáo viên cần hướng dẫn học sinh về tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở. 
a/ Tư thế ngồi viết: Ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, không tỳ ngực vào cạnh bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở từ 25 - 30cm. Cánh tay trái đặt trên mặt bàn bên trái lề vở, bàn tay trái tỳ vào mép vở, giữ vở không xê dịch khi viết. Cánh tay phải cùng ở trên mặt bàn; khi viết bàn tay và cánh tay phải có thể dịch chuyển từ trái sang phải và từ phải sang trái dễ dàng. 
b/ Cách cầm bút: Cầm bút bằng 3 ngón tay của bàn tay phải: ngón trỏ, ngón cái và ngón giữa. Đầu ngón trỏ đặt trên thân bút, đầu ngón cái giữ bên trái thân bút; đầu ngón giữa tựa vào bên phải thân bút. Khi viết 3 ngón tay này giữ bút, điều khiển bút dịch chuyển. Ngoài ra cần sự phối hợp của cổ tay, cánh tay, khuỷu tay khi viết. Tiếp theo, giáo viên dạy cho học sinh các thao tác viết chữ từ đơn giản đến phức tạp, dạy cho học sinh kỹ năng viết các nét, cách lia bút và cách nối nét. Đồng thời giúp học sinh xác định được khoảng cách, vị trí cỡ chữ trên vở kẻ ô li để hình thành kỹ năng viết đúng mẫu, rõ ràng và tiến tới là viết đẹp, viết nhanh. 
* Giáo viên viết mẫu: Việc viết mẫu của giáo viên là một thao tác trực quan trên bảng lớp giúp học sinh nắm bắt được quy trình viết từng nét của từng chữ cái. Do vậy, giáo viên phải viết chậm, đúng theo quy tắc viết chữ vừa giảng giải, phân tích cho học sinh. Khi viết mẫu, giáo viên cần tạo điều kiện để học sinh nhìn thấy tay của giáo viên viết từng nét chữ. Khi viết, giáo viên vừa kết hợp giảng giải, phân tích: đưa bút như thế nào? Thứ tự các nét viết ra sao? Giáo viên cũng cần chú ý phân tích cả cách viết dấu phụ và dấu thanh. 
* Hướng dẫn học sinh luyện tập viết: 
a. Luyện viết trên không
-  Việc học sinh luyện viết trên không là bước giúp học sinh rèn luyện đôi tay và rèn luyện quy trình viết các nét để học sinh khỏi ngỡ ngàng khi viết. Giáo viên cũng có thể cho học sinh tì đầu ngón tay trên mặt bàn để hình thành dần kỹ năng viết các nét cho đều đặn. Bước này có thể lặp lại từ 2 - 3 lần. 
b. Luyện viết trên bảng con, bảng lớp 
- Giáo viên cho vài em luyện viết trên bảng lớp, cả lớp viết bảng con chữ cái và cụm từ mà giáo viên yêu cầu hoặc giáo viên có thể chọn cho học sinh viết những chữ khó viết mà học sinh hay viết sai. 
- Khi nhận xét chữ viết của học sinh, giáo viên cần cho học sinh quan sát lại chữ mẫu; giáo viên gợi ý để học sinh tự nhận xét chữ viết của mình và của bạn, biết tự tham gia chữa lại những chỗ đã viết sai. 
- Giáo viên chữa lỗi sai chung bằng cách viết lại chữ đúng ngay bên cạnh chữ viết của học sinh, tránh viết đè lên chữ viết sai của học sinh. 
c. Luyện viết bài vào vở 
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết chữ gì? Từ gì? Câu gì? Cỡ chữ nào? Viết mấy dòng? 
- Trước khi cho học sinh viết bài; giáo viên nên hướng dẫn lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút, nhắc nhở học sinh trước khi viết: đặt bút ngay điểm bắt đầu viết, viết chữ đúng nét, đúng độ cao của các nét, các chữ, khoảng cách giữa các chữ, các cụm từ. 
- Học sinh thực hành viết bài vào vở. Giáo viên theo đõi, uốn nắn cho một số em có chữ viết còn xấu. Có thể, giáo viên cầm tay hướng dẫn cho học sinh viết 1 đến 2 chữ đầu tiên. 
d. Chấm, chữa bài: 
- Giáo viên chấm điểm từ 5 - 7 bài tại lớp. Giáo viên kết hợp chấm điểm những học sinh có chữ viết xấu và những học sinh rèn viết chữ đẹp. Số bài viết của các học sinh còn lại, giáo viên thu về nhà chấm để kịp thời chữa cách viết của học sinh ở tiết sau. 
- Giáo viên chữa những lỗi học sinh sai phổ biến, hướng dẫn kỹ lại cách viết của chữ cái đó để học sinh khắc sâu cách viết một lần nữa. 
- Cho cả lớp xem bài viết đẹp. Kịp thời động viên, khích lệ những học sinh có chữ viết tiến bộ. Tuyên dương những học sinh có bài viết đẹp. 
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm nhỏ, cho học sinh thi đua giữa các nhóm, nhóm nào có nhiều bài viết đẹp, nhóm đó nhận được cờ thi đua. 
- Hàng tháng, giáo viên chấm điểm vở sạch, chữ đẹp cho từng học sinh sơ kết thi đua. 
e. Củng cố bài: 
Giáo viên có thể củng cố bằng nhiều hình thức sau:
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết lại những chữ cái đã viết trên bảng lớp.
- Cho học sinh thi viết chữ cái giữa các nhóm.
- Hoặc có thể dùng các nét rời rồi cho học sinh thi ghép các nét chữ với nhau để tạo thành chữ cái đã học.
- Phối hợp viết chữ với các môn học khác. 
Trên đây là một số bước cơ bản cần thực hiện trong một tiết tập viết ở tiểu học. Giáo viên nên căn cứ vào tình hình của từng lớp để tổ chức giờ dạy theo một trình tự hợp lý. Điều quan trọng, mỗi bản thân thầy, cô giáo phải ra sức rèn luyện chữ viết của mình để làm tấm gương cho học sinh noi theo qua việc rèn chữ viết ở vở luyện viết chữ đẹp, qua những trang giáo án tham gia thi viết chữ đẹp ở các cấp cơ sở. 
Kết quả việc rèn chữ viết cho học sinh không phải ngày một, ngày hai mà có được. Mà đó là kết quả của một quá trình dày công khổ luyện của cả thầy và trò, dưới sự dìu dắt, chăm sóc tận tình của các thầy 
TuÇn 23
 PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN TIỂU HỌC CHO HS DÂN TỘC
 Quảng đường từ nhà lên huyện dài 28km.Sáng nay bác Hải đi bộ 40 phút, Sau đó con bác chở bố bằng xe máy 48 phút nữa thì lên huyện. Tính vận tốc khi bác đi bộ và khi bác đi xe máy,biết rằng vận tốc xe máy gấp 5 lần vận tốc đi bộ?
HƯỚNG DẨN GIẢI:
Khi quảng đường bằng nhau thì vận tốc và thời gian tỉ lệ nghịch với nhau . Do đó nếu quảng đường bác Hải đi xe máy tiếp tục đi bộ thì hết thời gian là:
48 phút x 5 =240 phút.
Tổng thời gian bác Hải đi bộ từ nhà lên huyện là:
40 phút +240 phút =280 phút.
 Đổi 280 phút = 14/3 giờ
Vận tốc khi bác Hải đi bộ là: 28 : 14/3= 6(km/h)
 Vận tốc khi bác Hải đi xe máy là: 6 x5 = 30 km/h) 
T«i thÊy ¸p dông phương ph¸p nµy phï hîp víi môc tiªu cña gi¸o dôc tiÓu häc, ph¸t huy tÝnh chñ ®éng s¸ng t¹o cña häc sinh.
============–––{———================
 TuÇn 24
 D¹ng to¸n “t×m sè trung b×nh céng”
Bµi to¸n lớp2
Mét tæ s¶n xuÊt ngµy ®Çu lµm ®îc 50 s¶n phÈm, ngµy thø hai lµm ®îc 60 s¶n phÈm, ngµy thø ba lµm ®îc 70 s¶n phÈm. Hái trung b×nh mçi ngµy tæ ®ã lµm ®îc bao nhiªu s¶n phÈm.
Gi¸o viªn hướng dÉn gi¶i
Bước 1 §äc kü ®Ò vµ tãm t¾t b»ng s¬ ®å ®o¹n th¼ng.
50 SP
60 SP
70 SP
SP lµm trong 3 ngµy
TB mét ngµy? SP
Bư ...  hieåu loãi treû thöôøng maéc khoâng phaûi do chuû ñònh maø do baûn tính hoàn nhieân, ham chôi. Vaäy khi treû coù haønh ñoäng khoâng toát, khoâng ñuùng thì ñöøng quy thaønh baûn tính, haønh vi cuûa treû. Trong tröôøng hôïp ñoù ta phaûi nhö theá naøo? La maéng, ñe doïa, phaït roi baèng baïo löïc,... khoâng phaûi laø caùch giaûi quyeát toát. Ñaëc bieät, ñoái töôïng hoïc sinh yeáu coù theå seõ raát böôùng bænh cuõng coù theå raát nhuùt nhaùt. Neáu ta xöû lyù nghieâm khaéc deã gaây “hieäu öùng ngöôïc”, khoâng ñi theo chieàu höôùng giaùo vieân mong muoán. Ñieàu quan troïng, giaùo vieân caàn phaûi thaät bình tónh, uy quyeàn, haõy nhôù “Mình laøm quan toøa coâng minh chöù khoâng phaûi laø muï phuø thuûy Xieâm-la ñaùng gheùt!” Ta söûa phaït chöù khoâng xöû phaït hoïc sinh. Vì theá, giaùo vieân phaûi chuù yù giuùp hoïc sinh nhaän ra loãi sai, töï nhaän xeùt vaø ñeà ra hình phaït cho mình (giaùo vieân coù theå ñieàu chænh neáu hình phaït hoïc sinh neâu khoâng phuø hôïp). Giaùo vieân coá gaéng cheâ haønh vi cuûa treû chöù khoâng cheâ treû . 
 Noùi chung, chuùng ta ñeán vôùi hoïc sinh baèng tình thöông cuûa ngöôøi giaùo vieân yeâu ngheà, taän tuïy. Nhöõng lôøi ñoäng vieân khen thöôûng kòp thôøi raát coù giaù trò. Nhöõng caùch söûa phaït roõ raøng, coâng baèng cuøng vôùi thaùi ñoä ñieàm tónh cuûa giaùo vieân giuùp hoïc sinh töï söõa loãi haønh vi vì hoïc sinh seõ bieát raèng: Thaày chæ khoâng ñoàng yù haønh ñoäng cuûa em chöù khoâng gheùt em. 
============–––{———================
TUẦN 33
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ RÈN CHỮ CHO HỌC SINH
Với tình hình hiện nay, đa số các em học sinh nói chung, đặc biệt đối với lớp Một nói riêng hầu như các em chưa có ý thức trong việc rèn chữ, giữ vở. Trong các năm dạy lớp Một tôi thường kể cho các em nghe chuyện “Văn hay nhưng chữ phải đẹp”, nói về danh nhân Cao Bá Quát nổi tiếng là văn hay chữ đẹp để giáo dục các em vì sao phải rèn chữ đẹp. Vì bài văn, bài toán dù hay, dù đúng đến đâu mà chữ viết nguệch ngoạc, xấu, không đọc được thì bài văn, bài toán đó không còn giá trị vì có ai đọc được nó đâu. Xuất phát từ đây tôi quyết định dạy học sinh cách rèn chữ sao cho đẹp, giữ vở sao cho sạch. Và sau đây là kinh nghiệm dạy học sinh cách rèn chữ giữ vở của tôi.
Giai đoạn chuẩn bị: Trước tiên giáo viên giới thiệu cho các em xem một vài quyển vở mẫu của các anh chị học năm trước có ý thức tốt trong việc “Rèn chữ – giữ vở”, Từ đó giáo dục các em xem thế nào là một quyển vở sạch, chữ đẹp.
Về vở :
Vở được gọi là sạch, tốt là vở:
Được bao bìa dán nhãn cẩn thận.
Không làm rách vở, long bìa, nhàu nát, không để vở quăn góc.
Không giây mực ra vở, không bôi xoá nhiều.
Trình bày đúng qui định, không bỏ phí giấy.
v Biện pháp: Để có một quyển vở tốt ta phải:
Ngay từ đầu năm giáo viên thống nhất bao vở cho học sinh ngoài tờ giấy bao bên trong, bên ngoài còn được bao thêm một tờ bọc nhựa (loại nhựa ép plastic), loại nhựa này rất tốt giữ vở được suốt năm .
Khi bao vở cho học sinh ta phải bao thêm trang một vào sẽ tránh được tình trạng sút bìa.
Vở phải mua loại có hàng kẻ rõ ràng, các ô li đều nhau, trắng và giấy không bị lem mực.
Để vở được sạch không bị quăn góc, không bị vết lem do mồ hôi tay và hạn chế được tình trạng chữ bút chì in từ trang này qua trang kia, mỗi em cần sử dụng tờ giấy kê (lọai giấy bìa)bọc cả quyển vở bên ngoài lẫn bên trong lại , khi viết trang nào lật trang đó lên và một tờ giấy kê rời có kích thước chiều rộng khỏang 15cm chiều dài dài hơn chiều ngang quyển vở. Khi viết ta đặt tờ giấy kê nằm ngang giữ cho mồ hôi tay không bị lem vở và vở không quăn góc.
Để tránh tình trạng đổ mực ra vở (giai đoạn viết bút mực) giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng bút máy khi viết và không được mang bình mực vào lớp, ở lớp giáo viên có sẵn bình mực để bơm mực cho các em quên bơm mực khi đến lớp và yêu cầu các em phải bơm mực sẵn trước khi đi học.
vVề chữ:
Chữ được gọi là đẹp thì phải đúng cỡ chữ, đúng mẫu, cách nối nét đúng, mềm mại, đặt dấu phụ đúng chỗ, khoảng cách giữa các con chữ đúng quy định.
Hướng dẫn cách trình bày vở theo qui định của giáo viên, cách trình bày bài văn xuôi, bài thơ lục bát, thơ tư do, thơ thất ngôn bát cú 
v Biện pháp: Giúp các em viết chữ đẹp đòi hỏi:
Tư thế ngồi viết của các em rất quan trọng, ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, không được tì ngực vào bàn, đầu hơi cúi, hai mắt cách vở từ 20 cm -> 25 cm. Cánh tay trái đặt trên mặt bàn bên trái vở, bàn tay trái tì vào mép vở giữ cho vở không xê dịch khi viết, không lệch vai, hai chân vuông góc với mặt đất . Làm thế nào để có được tư thế ngồi thoải mái sẽ là điều kiện giúp các em học tốt suốt buổi. Giáo viên cần kiểm tra và nhắc nhở thường xuyên trong các tiết học. Muốn có tư thế ngồi tốt ít nhất bàn ghế phải phù hợp với lứa tuổi và giáo viên phải hướng dẫn tư thế ngồi ngay từ đầu để các em hình thành thói quen tốt.
Có tư thế ngồi tốt, ta cần chú ý đến cách cầm bút, để vở của học sinh. Khi viết ta cầm bút và điều khiển bằng ba ngón tay (ngón trỏ, ngón cái và ngón giữa) của bàn tay phải. Đầu ngón tay trỏ đặt ở phía trên cách đầu bút khoảng 3 cm, đầu ngón tay cái giữ bên trái, phía bên phải của bút tựa vào cạnh đốt đầu ngón tay giữa. Ba điểm tựa này giữ bút và điều khiển ngòi bút dịch chuyển linh hoạt. Khi viết cần có sự phối hợp cử động của cổ tay, khuỷu tay và cánh tay luôn tạo cho đôi tay mềm mại khi cầm bút để viết, không viết bằng toàn thân. Vở phải để nghiêng về bên trái so với mép bàn từ 20 -> 25 để các em dễ viết.
Giáo viên cần hướng dẫn các em xác định vị trí các nét nằm trên dòng kẻ nào, độ dài ra sao thật chính xác. Muốn vậy giáo viên hướng dẫn cho các em xác định được 5 đường kẻ ngang, 4 dòng li và đường kẻ dọc.
	· Giai đoạn học kỳ I : sử dụng bút chì
Ở giai đoạn này nên cho học sinh sử dụng loại bút chì 2B mềm dễ viết và chuốt nhọn bút khi viết ,tẩy mềm tốt để tẩy khỏi giây ra vết bẩn. Để học sinh có chữ viết chuẩn và đẹp, thì trước tiên các em phải viết đúng các nét cơ bản, có nghĩa là các em phải nắm được điểm đặt bút, điểm uốn lượn, điểm kết thúc trong quá trình viết. Trong chương trình phần dạy nét cơ bản ở các tiết tập viết rất ít, nên tôi đã phối hợp tuần lễ đầu để dạy cho các em các nét cơ bản .
Khi thực hiện viết các nét, giáo viên phải hướng dẫn từng dòng li, từng đường kẻ của ô thật kỹ. Hướng dẫn viết nét phải hướng dẫn từng nét, từng dòng và quan sát, phát hiện và sửa chữa kịp thời những nét viết sai : chưa đúng khoảng cách, chưa đúng mẫu về độ cao, điểm đặt bút, điểm kết thúc của các nét . . . 
 Ví dụ : Nét khuyết trên cắt nhau ở đường kẻ 3,bụng nét phải tròn đều không viết xiên.
 Nét khuyết dưới cắt nhau ở đường kẻ 1...
Ngay từ đầu giáo viên phải quy định cho học sinh khoảng cách giữa các nét, các con chữ, khoảng cách giữa các tiếng, các từ trong một hàng.
Ví dụ : Khoảng cách giữa các tiếng cách nhau một thân con chữ o.
Sau giai đoạn viết các nét cơ bản giáo viên tiến hành kiểm tra để phân loại học sinh. Tách các em viết yếu hoặc viết chưa chuẩn ngồi về một bên. Trong quá trình dạy, giáo viên bao giờ cũng kiểm tra những em này trước để có hướng giúp đỡ.
Ngoài ra trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, giáo viên cần giải thích cho phụ huynh thấy được ích lợi và tầm quan trọng của việc rèn chữ, giữ vở. Từ đó nhờ phụ huynh hỗ trợ thêm về việc dạy các em học ở nhà.
Khi hướng dẫn các con chữ, giáo viên có thể nâng cao hơn về kỹ thuật viết như: hướng dẫn các em viết nét thanh, nét đậm ở mỗi con chữ. Tạo nét thanh bằng các nét đưa lên tay viết nhẹ, tạo nét đậm bằng các nét kéo xuống ta viết mạnh tay và lưu ý trong quá trình viết tránh trường hợp để gãy bút.
 Hàng tháng giáo viên nên có nhận xét cụ thể về việc rèn chữ, giữ vở của từng em và nhận xét những mặt hạn chế mà học sinh cần sửa chữa. Từ đó đưa ra biện pháp khắc phục gởi về cho phụ huynh xem để giúp thêm cho các em. Chúng ta không thể bỏ qua giai đọan chấm và sửa bài hàng ngày, vì qua chấm bài hàng ngày giáo viên phát hiện kịp thời những em viết chưa đúng, chưa đẹp. Từ đó, giáo viên cho học sinh sửa bài trước khi qua bài mới.
============–––{———================
TUẦN 34
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ RÈN CHỮ CHO HỌC SINH(T)
· Giai đoạn học kỳ II : Sử dụng bút mực.
Giáo viên quy định học sinh sử dụng cùng một màu mực và dùng bút máy. Trên bút máy phải dán tên để không lầm lẫn bút với nhau và không mang theo bình mực để tránh đổ mực ra bàn ghế, tập vở . . .
Sang giai đoạn này, các em đã đọc được nên giáo viên bắt đầu hướng dẫn các em trình bày một bài viết vào vở. Hướng dẫn từ bài tập viết, tập chép, chính tả...
Thứ thì lùi vào một ô từ lề kẻ đỏ, phân môn lùi vào 6 ô, tựa bài lùi vào 4 , 5 hoặc 6 ô tuỳ theo số chữ của tiêu đề, xuống dòng lùi vào 2 ô, hết bài phải kẻ bài.
Hướng dẫn cách bỏ chữ viết sai: dùng thước gạch ngang một gạch lên chữ viết sai rồi viết chữ viết đúng bên cạnh, không được tẩy xóa, không được tô đen, không dùng bút xóa. 
Để học sinh có chữ viết đẹp, chuẩn mực đòi hỏi mẫu chữ của giáo viên cũng phải đẹp và chuẩn mực từ điểm đặt bút đến điểm kết thúc của một con chữ hay một chữ.
Song song vào đó, giáo viên phải hướng dẫn thật cẩn thận, cho học sinh viết từng dòng. Trong quá trình học sinh viết, giáo viên phải quan sát, theo dõi và uốn nắn cho các em viết chưa đúng hay ngồi sai tư thế. Nếu tập cho học sinh mà không theo dõi thì sẽ không có kết quả tốt.
Khi viết lưu ý học sinh từng nét , từng con chữ, từng chữ và cách viết như thế nào là đúng đẹp.
 ò	Chữ viết đúng nhưng thêm dấu không đúng thì cũng không đẹp nên khi thêm dấu cần lưu ý : dấu huyền,dấu sắc đi với chữ có mũ ^ thì nằm bên phải mũ^.
Luyện chữ viết, giáo viên phải chấm và nhận xét hoặc nêu những điểm sai học sinh hay mắc phải để hướng dẫn chung cho cả lớp.
Thêm vào đó, giáo viên cần liên hệ với phụ huynh để cùng hợp tác nhắc nhở cho các bài viết ở nhà của các em vì rèn chữ không phải một ngày, một buổi mà phải luyện trong suốt quá trình học tập của tất cả các phân môn, cả ở trường lẫn ở nhà.
Ngoài ra giáo viên còn phải dùng thêm các phương pháp nêu gương, cho học sinh xem mẫu những bài viết đẹp và khích lệ các em trước lớp khi có tiến bộ.
Khi áp dụng các biện pháp trên ở lớp, tôi thấy chữ viết của các em có nhiều tiến bộ. 
============–––{———================

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_lam_the_nao_de_ren_chu_cho_hoc_sinh_ti.doc