Giáo dục - đào tạo giữ vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển của mỗi quốc gia cũng như của toàn nhân loại, vì thế Đảng và nhà nước ta đã xem giáo dục là quốc sách hàng đầu với mục tiêu là “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Vì vậy việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, bên cạnh việc dạy chữ cần chú trọng việc dạy làm người, dạy kĩ năng sống cho học sinh là yêu cầu rất quan trọng, là một nội dung không thể tách rời của quá trình giáo dục. Giáo dục kĩ năng sống nhằm trang bị cho học sinh những kĩ năng cơ bản, thiết thực nhất để các em có thể thích ứng với cuộc sống xã hội trong mọi thời đại.
Bộ giáo dục và đào tạo đã có những định hướng cụ thể về giáo dục kĩ năng sống, đó là giáo dục cho người học những kĩ năng cơ bản, cần thiết, hướng tới hình thành những thói quen tốt giúp người học thành công, đảm bảo vừa phù hợp với thực tiễn và thuần phong mỹ tục Việt Nam vừa hội nhập quốc tế trong giai đoạn công nghiệp hoá đất nước. Nội dung giáo dục kĩ năng sống phải phù hợp với từng lứa tuổi và tiếp tục được rèn luyện theo mức độ tăng dần. Đặc biệt đối với học sinh tiểu học cần tiếp tục rèn luyện những kĩ năng đã được học ở bậc học mầm non, tập trung hình thành cho học sinh tiểu học kĩ năng giao tiếp với cha mẹ, thầy cô, bạn bè; kĩ năng xây dựng tình bạn đẹp; kĩ năng kiên trì trong học tập; kĩ năng đúng giờ và làm việc theo yêu cầu; kĩ năng đồng cảm,. tạo tiền đề cho sự phát triển hài hòa về thể chất, tinh thần, phẩm chất, học vấn và năng lực của học sinh tiểu học.
Hiện nay giới trẻ nói chung và học sinh nói riêng còn thiếu các kĩ năng sống cần thiết. Nhiều học sinh rất lúng túng trong việc tìm cách thoát khỏi tình trạng khủng hoảng và vượt qua stress hay khúc mắc trong học tập, quan hệ xã hội, Nguyên nhân của việc này chính là vì kĩ năng sống của học sinh còn nhiều hạn chế.
Vì vậy, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là hết sức cần thiết, đặc biệt là học sinh nữ lớp 4 thiếu những kĩ năng cụ thể như: kĩ năng giữ gìn thân thể, kĩ năng xử lý tình huống nguy hiểm,. Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu tập huấn Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học và giáo dục kĩ năng sống được lồng ghép trong các môn học ở tiểu học như Tiếng Việt, Khoa học, Đạo đức, Lịch sử,
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1. Cơ sở lí luận Giáo dục - đào tạo giữ vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển của mỗi quốc gia cũng như của toàn nhân loại, vì thế Đảng và nhà nước ta đã xem giáo dục là quốc sách hàng đầu với mục tiêu là “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Vì vậy việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, bên cạnh việc dạy chữ cần chú trọng việc dạy làm người, dạy kĩ năng sống cho học sinh là yêu cầu rất quan trọng, là một nội dung không thể tách rời của quá trình giáo dục. Giáo dục kĩ năng sống nhằm trang bị cho học sinh những kĩ năng cơ bản, thiết thực nhất để các em có thể thích ứng với cuộc sống xã hội trong mọi thời đại. Bộ giáo dục và đào tạo đã có những định hướng cụ thể về giáo dục kĩ năng sống, đó là giáo dục cho người học những kĩ năng cơ bản, cần thiết, hướng tới hình thành những thói quen tốt giúp người học thành công, đảm bảo vừa phù hợp với thực tiễn và thuần phong mỹ tục Việt Nam vừa hội nhập quốc tế trong giai đoạn công nghiệp hoá đất nước. Nội dung giáo dục kĩ năng sống phải phù hợp với từng lứa tuổi và tiếp tục được rèn luyện theo mức độ tăng dần. Đặc biệt đối với học sinh tiểu học cần tiếp tục rèn luyện những kĩ năng đã được học ở bậc học mầm non, tập trung hình thành cho học sinh tiểu học kĩ năng giao tiếp với cha mẹ, thầy cô, bạn bè; kĩ năng xây dựng tình bạn đẹp; kĩ năng kiên trì trong học tập; kĩ năng đúng giờ và làm việc theo yêu cầu; kĩ năng đồng cảm,... tạo tiền đề cho sự phát triển hài hòa về thể chất, tinh thần, phẩm chất, học vấn và năng lực của học sinh tiểu học. Hiện nay giới trẻ nói chung và học sinh nói riêng còn thiếu các kĩ năng sống cần thiết. Nhiều học sinh rất lúng túng trong việc tìm cách thoát khỏi tình trạng khủng hoảng và vượt qua stress hay khúc mắc trong học tập, quan hệ xã hội, Nguyên nhân của việc này chính là vì kĩ năng sống của học sinh còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là hết sức cần thiết, đặc biệt là học sinh nữ lớp 4 thiếu những kĩ năng cụ thể như: kĩ năng giữ gìn thân thể, kĩ năng xử lý tình huống nguy hiểm,.... Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu tập huấn Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học và giáo dục kĩ năng sống được lồng ghép trong các môn học ở tiểu học như Tiếng Việt, Khoa học, Đạo đức, Lịch sử, 2. Cơ sở thực tiễn Bộ Giáo dục và đào tạo đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đồng thời có sự thống nhất cao về xây dựng kế hoạch giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong Trường tiểu học Long Thuận, cụ thể trang bị cho học sinh tiểu học kĩ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, kĩ năng làm việc nhóm; kĩ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác; kĩ năng ứng xử văn hóa, phòng ngừa bạo lực học đường, các tệ nạn xã hội. Đặc biệt học sinh nữ chú trọng kĩ năng phòng, chống xâm hại thân thể và ý thức bảo vệ sức khỏe cá nhân, Tuy nhiên trong thực tế hiện nay một số giáo viên vẫn chưa chú trọng việc trang bị kĩ năng sống cho học sinh tiểu học, còn lúng túng về nội dung và biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh. Giáo viên tuy có nhiều kinh nghiệm nhưng việc đổi mới phương pháp giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm chưa phong phú. Học sinh Trường tiểu học Long Thuận còn khá rụt rè, chưa mạnh dạn trong giao tiếp, còn một số em chưa ngoan, còn lúng túng trong hoạt động nhóm, Ngoài ra phụ huynh của các em chỉ chú trọng đến kết quả học tập mà chưa quan tâm đến việc rèn kĩ năng sống cho con, một số gia đình có kinh tế khó khăn phụ huynh ít quan tâm đến con hoặc có phụ huynh thì quá nuông chiều con làm cho con không có kĩ năng tự phục vụ bản thân. Bên cạnh đó các vụ xâm hại trẻ em nữ ngày càng nguy hiểm, theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh , giai đoạn 2015-2017, toàn tỉnh có 55 trường hợp trẻ em nữ bị xâm hại tình dục. Năm 2015 xảy ra 23 trường hợp; năm 2016 là 13 trường hợp và năm 2017 có 19 trường hợp. Trong khi đó, theo báo cáo của Công an tỉnh , năm 2018 toàn tỉnh xảy ra 12 vụ hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Vì thế việc trang bị kĩ năng sống cho học sinh nữ hết sức cần thiết. Với vai trò là giáo viên chủ nhiệm lớp 4/2 Trường tiểu học ThuẬn Hòa, tôi nhận thấy các học sinh lớp mình còn thiếu một số kĩ năng sống cơ bản, đặc biệt là học sinh nữ lớp 4 thiếu những kĩ năng cụ thể như: Kĩ năng phòng, chống xâm hại tình dục và ý thức bảo vệ sức khỏe cá nhân,... Vì vậy việc trang bị kĩ năng sống cho học sinh nữ lớp 4 là hết sức cần thiết và tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nữ lớp 4” nhằm giúp học sinh nữ lớp 4 phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức, giúp các em rèn luyện những hành vi đúng đắn, làm chủ được bản thân, có trách nhiệm đối với bản thân, với gia đình, xã hội, đặc biệt giúp các em có đủ khả năng tự thích ứng với môi trường xung quanh, phòng, chống xâm hại tình dục và có ý thức bảo vệ sức khỏe cho chính mình. II. LỊCH SỬ ĐỀ TÀI: Dựa vào kinh nghiệm của bản thân trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy các em học sinh nữ lớp 4 còn chưa ý thức cao trong việc bảo vệ và giữ gìn sức khỏe, kĩ năng ứng xử văn hóa, phòng ngừa bạo lực học đường, kĩ năng phòng, chống xâm hại tình dục, tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác, việc trang bị kĩ năng sống cho học sinh nữ lớp 4 là cần thiết. Đây là sáng kiến kinh nghiệm mới, áp dụng cho học sinh nữ lớp 4 tại Trường tiểu học ThuẬn Hòa, . III. KHÁI QUÁT KINH NGHIỆM: Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nữ lớp 4” bản thân cố gắng tìm hiểu và vận dụng nhiều phương pháp để rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh nữ lớp 4 thông qua quá trình giảng dạy các môn học, Sinh hoạt lớp, Sinh hoạt ngoại khóa, Đề tài được thực hiện từ đầu năm học 2015-2016 đến thời điểm hiện tại là tháng 3 năm 2019 tại Trường tiểu học ThuẬn Hòa, . Đối tượng là 10 học sinh nữ lớp 4/2. I. THỐNG KÊ SỐ LIỆU: Tổng số học sinh nữ: 9 học sinh Bảng 1: Thực trạng kĩ năng sống học sinh nữ lớp 4/2 - tháng 8/2018 Các kĩ năng sống Phương án trả lời (%) Tốt Bình thường Chưa tốt SL % SL % SL % Kĩ năng nhận thức 2 22,2% 4 44,4% 3 33,3% Kĩ năng tự tin, giao tiếp, hợp tác 5 55,6% 2 22,2% 2 22,2% Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm 2 22,2% 3 33,3% 4 44,4% Kĩ năng ra quyết định 2 22,2% 3 33,3% 4 44,4% Kĩ năng tự bảo vệ và phòng tránh xâm hại thân thể 1 11,1% 3 33,3% 5 55,6% Kĩ năng tự chăm sóc bản thân và bảo vệ sức khỏe 4 44,4% 2 22,2% 3 33,3% Qua số liệu Bảng 1 khảo sát 9 học sinh nữ của lớp 4/2 vào tháng 08/2018 cho thấy học sinh nữ có nhận thức chưa tốt về Kĩ năng nhận thức: 3/9 học sinh nữ đạt tỉ lệ 33,3%, Kĩ năng tự tin, giao tiếp, hợp tác: 2/9 học sinh nữ đạt tỉ lệ 22,2%, Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm: 4/9 học sinh nữ đạt tỉ lệ 44,4%, Kĩ năng ra quyết định: 4/9 học sinh nữ đạt tỉ lệ 44,4%, Kĩ năng tự bảo vệ và phòng tránh xâm hại thân thể: 5/9 học sinh nữ đạt tỉ lệ 55,6%, Kĩ năng tự chăm sóc bản thân và bảo vệ sức khỏe: 3/9 học sinh nữ đạt tỉ lệ 33,3%. Trong đó Kĩ năng tự tin, giao tiếp, hợp tác thực hiện tốt và cao nhất là 55,6%. Tuy nhiên Kĩ năng tự bảo vệ và phòng tránh xâm hại thân thể là còn thấp học sinh nữ thực hiện chưa tốt là 55,6%. Như vậy, cho thấy đa số học sinh nữ có nhận thức khá tốt, mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, biết bày tỏ ý kiến cũng như quyết định của mình, đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác nhưng khả năng tự bảo vệ và phòng tránh xâm hại thân thể thì còn thấp. II. NHỮNG ĐIỀU CẦN THỰC HIỆN: Từ những kết quả khảo sát ở Bảng 1, tôi nhận thấy cần bồi dưỡng cho học sinh nữ những kĩ năng sống như: Kĩ năng nhận thức, Kĩ năng tự tin, giao tiếp, hợp tác, Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm, Kĩ năng ra quyết định, Kĩ năng tự bảo vệ và phòng tránh xâm hại thân thể, Kĩ năng tự chăm sóc bản thân và bảo vệ sức khỏe mà các em còn thiếu thông qua các hoạt động như sau: - Lồng ghép các phương pháp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh nữ lớp 4 trong các môn học. - Lồng ghép các phương pháp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh nữ lớp 4 trong giờ Sinh hoạt ngoại khóa, Sinh hoạt lớp. - Khảo sát thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nữ lớp 4 trong các môn học, Sinh hoạt ngoại khóa, Sinh hoạt lớp. - Từ kết quả khảo sát thực trạng, tìm ra những yếu tố ảnh hưởng tới quá trình hình thành kĩ năng sống cho học sinh nữ lớp 4. - Đề xuất một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nữ lớp 4/2 nói riêng và cho học sinh nữ khối 4 Trường tiểu học ThuẬn Hòa, nói chung. III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP: 1. Các phương pháp thực hiện đề tài: Để thực hiện Sáng kiến kinh nghiệm cần phải sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp điều tra - Phương pháp thống kê - Phương pháp quan sát - Phương pháp phỏng vấn - Phương pháp thực hành - Phương pháp thu thập thông tin - Phương pháp xử lý số liệu 2. Các giải pháp thực hiện: Làm chủ nhiệm lớp là một nghệ thuật đòi hỏi người giáo viên phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo về lời ăn, tiếng nói, tác phong làm việc cho đến trình độ chuyên môn, quan hệ với trò như người thân để trò cảm thấy vừa gần gũi, vừa đáng tin cậy, giáo viên cần kiên trì giáo dục học sinh theo kiểu “Mưa dầm thấm lâu”. * Giải pháp 1: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp Mỗi thầy cô giáo muốn hoàn thành nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm trước hết phải có tình yêu thương con người, có sự độ lượng, bao dung, đồng thời phải hiểu về tâm lý lứa tuổi, phải có cái nhìn tinh tế. Bên cạnh đó giáo viên chủ nhiệm cần am hiểu và biết cách tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Đối với học sinh có những biểu hiện lệch lạc về nhân cách giáo viên chủ nhiệm chính là người cùng với nhà trường và gia đình có những biện pháp phù hợp để giúp các em có phẩm chất đạo đức tốt hơn. Thầy cô chủ nhiệm là cầu nối quan trọng để kết nối giữa nhà trường, gia đình và xã hội. ... không tham gia thi cử, ra trận, ăn cơm không được ngồi mâm trên, con gái không nên học nhiều, trong gia đình phải có con trai,... Quan niệm này vẫn còn tồn tại ở một số gia đình và đã tạo ra một số hạn chế nhất định đối với cả nam và nữ. Với xã hội phát triển như hiện nay các em có thể góp phần tạo nên sự thay đổi quan niệm này bằng cách bày tỏ quan điểm của mình và thể hiện bằng hành động ngay từ trong gia đình, trong lớp học của mình nên đối xử công bằng không nên phân biệt bạn là nữ. Ngày nay nữ có những việc làm thể hiện có kĩ năng sống mạnh mẽ không thua kém nam giới như: dịu dàng, mạnh mẽ, kiên nhẫn, tự tin, chăm sóc con cái, trụ cột gia đình, đá bóng, giám đốc, làm bếp giỏi, thư kí, Trong gia đình, ngoài xã hội hiện nay phụ nữ có vai trò quan trọng không kém nam giới, phụ nữ làm được tất cả những việc mà nam giới làm, đáp ứng được nhu cầu lao động của xã hội. Vai trò của nam và nữ không cố định mà có thể thay đổi. Trong gia đình, phụ nữ làm công việc nội trợ, kiếm tiền, cùng nuôi dạy con cái. Ngày nay càng có nhiều phụ nữ tham gia vào các công tác xã hội, giữ các chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo, quản lí các ngành, các cấp. Ở mọi lĩnh vực phụ nữ vẫn có thể đạt đến đỉnh cao của con đường vinh quang. Cho nên tôi luôn khuyến khích các em học sinh nữ phải chăm chỉ học tập thật tốt, mạnh dạn, tự tin, rèn cho mình kĩ năng sống trong mọi hoạt động cũng như trong học tập, có khả năng đưa ra những ứng xử, hành vi tích cực tự giúp mình thích nghi hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hiện tại. Thực tế, hiện tại lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó văn nghệ cũng như các tổ trưởng của lớp đều là các em học sinh nữ đảm nhiệm. Ngoài ra còn một đặc điểm quan trọng nữa là đến thời điểm kết thúc cuối học kì I vừa qua thì kết quả học tập của tất cả các em học sinh nữ đều đạt điểm ở mức cao, 6 môn học đánh giá bằng điểm số các em đều đạt điểm 9 - 10. Đánh giá định kì về học tập thì có 100% học sinh nữ đạt Hoàn thành tốt. Về năng lực, phẩm chất cũng có 100% học sinh nữ đều đạt Tốt đây là điều rất đáng mừng. Cho nên tôi luôn khuyến khích các em phải cố gắng phát huy những mặt mạnh đã có và giữ vững kết quả học tập này. Các em nên tự khẳng định mình, tự học tập để vươn lên. IV. KẾT QUẢ: Để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nữ lớp 4 đạt được kết quả. Giáo viên cần phải lựa chọn các phương pháp, các kĩ thuật giáo dục kĩ năng sống phù hợp, biết sử dụng các kĩ năng nghiệp vụ sư phạm một cách hợp lí. Đồng thời khi đưa ra áp dụng là hoàn toàn có cơ sở khoa học và phù hợp với thực tế giảng dạy hiện nay. Giáo dục kĩ năng sống không chỉ là công việc của giáo viên, nhà trường mà còn là của cả gia đình, xã hội và cộng đồng cùng nhau góp phần vào việc đào tạo các em trở thành những học sinh phát triển toàn diện. Kĩ năng sống là tất cả những điều cần thiết, chúng ta cần phải biết để có được khả năng thích ứng với những thay đổi hàng ngày trong cuộc sống. Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nữ lớp 4 thực sự quan trọng và cần thiết. Các em “Học để biết, học để làm, học để khẳng định mình, học để cùng chung sống”. Vì vậy, tôi đã linh hoạt vận dụng các phương pháp giáo dục cho phù hợp với trình độ, nhu cầu, đặc điểm tâm lí của các em. Trên đây là những kiến thức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nữ lớp 4. Tôi đã chọn một số kĩ năng cần thiết nhất để giáo dục cho học sinh nữ của lớp và có kết hợp chặt chẽ với nhà trường, phụ huynh học sinh trong quá trình giáo dục. Tôi nhận thấy kĩ năng sống của học sinh tốt hơn một cách rõ rệt. Các em biết tự chăm sóc bản thân, ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng, kín đáo. Thể hiện được sự tự tin trong giao tiếp và hợp tác. Biết cách ứng xử và tự bảo vệ bản thân mình trong các tình huống. Khi thực hiện đề tài này với mong ước việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nữ lớp 4 đạt được kết quả tốt. Trong quá trình thực hiện đề tài tôi được sự giúp đỡ tận tình của Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn cùng bạn bè đồng nghiệp cũng như sự phối hợp của các bậc phụ huynh học sinh nên việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nữ lớp 4 đã đem lại kết quả khả quan. Các em ý thức được giá trị của bản thân trong các mối quan hệ xã hội, có hiểu biết về thể chất, tinh thần của bản thân mình, có những việc làm, hành vi, thói quen ứng xử văn hóa, Ngoài ra các em còn có đủ khả năng tự thích ứng với môi trường xung quanh, tự chủ, độc lập, tự tin trong công việc cũng như trong học tập, tích cực tham gia vào các hoạt động đạt kết quả cao. Những kiến thức bổ ích sẽ đem lại cho các em vốn tự tin ban đầu và những kĩ năng sống cần thiết làm hành trang cho bản thân các em khi bước vào đời. Bảng 2: Khảo sát kết quả học sinh nữ lớp 4/2 về kĩ năng sống - tháng 2/2019 Các kĩ năng sống Phương án trả lời (%) Tốt Bình thường Chưa tốt SL % SL % SL % Kĩ năng nhận thức 5 55,6% 4 44,4% 0 0 Kĩ năng tự tin, giao tiếp, hợp tác 6 66,7% 3 33,3% 0 0 Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm 4 44,4% 4 44,4% 1 11,1% Kĩ năng ra quyết định 5 55,6% 2 22,2% 2 22,2% Kĩ năng tự bảo vệ và phòng tránh xâm hại thân thể 5 55,6% 4 44,4% 0 0 Kĩ năng tự chăm sóc bản thân và bảo vệ sức khỏe 7 77,8% 2 22,2% 0 0 Số liệu Bảng 2 Khảo sát kết quả học sinh nữ lớp 4/2 về kĩ năng sống - tháng 2/2019 cho thấy: - 100% học sinh nữ đạt Kĩ năng nhận thức ở mức bình thường và tốt. - 100% học sinh nữ đạt được Kĩ năng tự tin, giao tiếp, hợp tác ở mức bình thường và tốt. - 100% học sinh nữ đạt được Kĩ năng tự bảo vệ và phòng tránh xâm hại thân thể ở mức bình thường và tốt. - 100% học sinh nữ đạt được Kĩ năng tự chăm sóc bản thân và bảo vệ sức khỏe ở mức bình thường và tốt. - 88,9% học sinh nữ đạt được Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm ở mức bình thường và tốt. - 77,8% học sinh nữ đạt được Kĩ năng ra quyết định ở mức bình thường và tốt. Trong đó Kĩ năng tự bảo vệ và phòng tránh xâm hại thân thể có 5/9 học sinh nữ nhận thức tốt đạt tỉ lệ 55,6%, có 4/9 học sinh nữ nhận thức ở mức độ bình thường đạt tỉ lệ 44,4%. Kết quả cho thấy học sinh nữ đã có ý thức phòng tránh về xâm hại thân thể tốt hơn đầu năm học rất nhiều. Một số em còn chưa mạnh dạn ra quyết định cũng như nhận trách nhiệm, nhiệm vụ trong học tập và vui chơi, Vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho học sinh còn cần đến vốn sống, tình thương và nhân cách của người thầy. Học kiến thức ở thầy cô trước hết là học ở tấm gương sống của thầy cô. Vì vậy, để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh được hoàn thiện hơn bản thân tôi luôn tự rèn cho mình theo cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” mà ngành Giáo dục đã phát động. I. TÓM LƯỢC GIẢI PHÁP: Giáo dục kĩ năng sống không phải một sớm một chiều mà có được. Vì thế quá trình giáo dục phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, mọi lúc, mọi nơi, càng sớm càng tốt. Khi con người có học và tích lũy được nhiều kĩ năng sống thì sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách, biết cách ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực, hiệu quả hơn, làm chủ được bản thân, có kĩ năng kiểm soát cảm xúc, thể hiện cảm xúc một cách phù hợp, giảm bớt căng thẳng, giúp giao tiếp hiệu quả hơn. Cho nên khi được giáo dục chắc chắn rằng các em sẽ thành công nhiều hơn trong cuộc sống. Như vậy, bằng nhiều hình thức khác nhau, bản thân luôn cố gắng rèn cho học sinh nữ lớp 4 những kĩ năng cơ bản có hiệu quả, thể hiện rõ sự tiến bộ của của học sinh trong nhận thức, trong cư xử đối với người lớn, bạn bè và linh hoạt xử lí trong mọi trường hợp. Để đạt được điều đó tôi luôn kiên trì, quyết tâm thực hiện từng bước và liên tục trong suốt quá trình giảng dạy. Khi thực hiện đề tài này, kết quả đạt được của đề tài nó không chỉ áp dụng vào cuộc sống hiện tại hôm nay cho học sinh nữ ở lớp 4, mà nó còn là kiến thức trang bị cho các em học sinh nữ có kĩ năng sống thiết thực để đáp ứng nhu cầu cần thiết cho cuộc sống tương lai và mãi mãi về sau. Giúp các em trở thành con ngoan, trò giỏi là người có ích cho xã hội sau này. II. GIÁ TRỊ CỦA KINH NGHIỆM: Đề tài này có thể áp dụng cho học sinh nữ khối 4 trong toàn huyện Thủ Thừa và nhân rộng cho các trường tiểu học trong toàn tỉnh Long An. III. KIẾN NGHỊ: - Phòng giáo dục huyện cần tổ chức hội thảo về các tiết dạy thực hành kĩ năng sống cho học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh nữ. - Nhà trường cần tăng cường công tác tập huấn giáo dục kĩ năng sống cho giáo viên giao lưu, học tập kinh nghiệm cùng trường bạn. - Giáo viên cần nâng cao vai trò nòng cốt trong giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học nói chung và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nữ nói riêng. - Bên cạnh đó Thư viện cần bổ sung thêm tranh ảnh về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học. - Phụ huynh cần phối hợp chủ động và quan tâm nhiều hơn nữa trong công tác rèn luyện kĩ năng sống cho con em mình. Với kinh nghiệm giảng dạy thực tế trên lớp và các hoạt động trong nhà trường tôi đã thực hiện Sáng kiến kinh nghiệm này. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp, giúp đỡ chân thành của các cấp lãnh đạo, Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn cùng bạn bè đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm này được hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Tôi xin chân thành cảm ơn./. ThuẬn Hòa, , ngày 4 tháng 3 năm 2019 Người thực hiện MỤC LỤC MỤC I I. Lí do chọn đề tài Trang 1 1. Cơ sở lí luận Trang 1 2. Cơ sở thực tiễn Trang 1 II. Lịch sử đề tài Trang 2 III. Khái quát kinh nghiệm Trang 2 MỤC II I. Thống kê số liệu Trang 3 II. Những điều cần thực hiện Trang 3 III. Tiến trình thực hiện các giải pháp Trang 4 IV. Kết quả Trang 10 MỤC III I.Tóm lược giải pháp Trang 13 II. Giá trị của kinh nghiệm Trang 13 III. Kiến nghị Trang 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO - Báo Giáo dục thời đại - Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở Tiểu học. - Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 Tập 1 - Sách giáo viên Tiếng Việt 4 Tập 1 - Sách thiết kế bài giảng Tiếng Việt 4 Tập 1 - Tài liệu 21 nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông. - Tài liệu Những kĩ năng sống cần thiết cho học sinh tiểu học. - Tài liệu Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học. - Tài liệu Tập huấn Phòng chống xâm hại tình dục trẻ em.
Tài liệu đính kèm: