Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh học yếu lớp 5 đạt hiệu quả

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh học yếu lớp 5 đạt hiệu quả

A. LỜI NÓI ĐẦU

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

Học sinh yếu kém dẫn đến học sinh ngồi nhằm lớp là một vi phạm của cuộc vận động “Hai không”, của ngành Giáo dục. Tổ chức vui chơi trong học tập là một hoạt động không thể thiếu được của con người ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở lứa tuổi tiểu học. Bởi lẽ, nó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi này. Vui chơi không những giúp cho các em được rèn luyện thể lực, rèn luyện các giác quan mà nó còn tạo cơ hội cho các em được giao lưu với nhau, được hợp tác với bạn bè, đồng đội trong nhóm, trong tổ .thông qua đó, các em sẽ dần được hoàn thiện những kĩ năng giao tiếp. Đó là kĩ năng được đặt ra hàng đầu trong mục tiêu phụ đạo học sinh yếu là nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm. Điều đó chứng tỏ : hoạt động vui chơi là hoạt động hỗ trợ cho việc học.

 

doc 22 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 562Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh học yếu lớp 5 đạt hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. LỜI NÓI ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.	
Học sinh yếu kém dẫn đến học sinh ngồi nhằm lớp là một vi phạm của cuộc vận động “Hai không”, của ngành Giáo dục. Tổ chức vui chơi trong học tập là một hoạt động không thể thiếu được của con người ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở lứa tuổi tiểu học. Bởi lẽ, nó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi này. Vui chơi không những giúp cho các em được rèn luyện thể lực, rèn luyện các giác quan mà nó còn tạo cơ hội cho các em được giao lưu với nhau, được hợp tác với bạn bè, đồng đội trong nhóm, trong tổ.thông qua đó, các em sẽ dần được hoàn thiện những kĩ năng giao tiếp. Đó là kĩ năng được đặt ra hàng đầu trong mục tiêu phụ đạo học sinh yếu là nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm. Điều đó chứng tỏ : hoạt động vui chơi là hoạt động hỗ trợ cho việc học. 
Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp, tôi nhận thấy nếu kết hợp sử dụng hình thức trò chơi trong học tập sẽ mang lại hiệu quả cao, giảm thiểu được học sinh yếu kém . Bởi vì :
	+ Nó là một hình thức hoạt động học tập, tạo ra bầu không khí trong lớp học dễ chịu, thoải mái làm cho học sinh tiếp thu kiến thức tự giác, tích cực trong tâm trạng hồ hởi, vui tươi.
	+ Giúp học sinh rèn luyện, củng cố, tiếp thu kiến thức đồng thời, phát triển vốn kinh nghiệm mà các em đã được tích lũy trong cuộc sống thông qua hoạt động chơi.
	+ Phát triển tư duy nhanh nhạy, óc sáng tạo, xử lí nhanh các tình huống khi tham gia trò chơi.
+ Phát huy năng lực cá nhân, rèn tính hòa nhập cộng đồng, nâng cao năng lực hợp tác đồng thời giáo dục ý thức tổ chức kỉ luật, có tính đồng đội khi tham gia trò chơi học tập.
Tóm lại, trò chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục. Vậy làm thế nào để tổ chức được các trò chơi học tập thật sự hiệu quả trong những giờ học. Đó là điều tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “ Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh học yếu lớp 5 đạt hiệu quả ”.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN :	
 Bài tập Tiếng Việt trong sách giáo khoa lớp 5 bao giờ cũng nhằm hình thành cho học sinh một đơn vị kiến thức hay rèn luyện cho học sinh một kĩ năng sử dụng kiến thức tiếng Việt đã học vào một tình huống cụ thể. Mỗi bài tập thường chỉ đề cập đến một khía cạnh của nội dung bài học từ mức độ thấp đến mức độ cao nhằm rèn luyện các thao tác tư duy cho học sinh.
Ví dụ : Tiết Luyện từ và câu bài “Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu” ; Sách Tiếng Việt 5, tập 2, trang 86.
Bài 1 : Trong đoạn văn sau, người viết đã dùng những từ ngữ nào để chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương ( Thánh Gióng ) ? Việc dùng nhiều từ ngữ thay thế cho nhau như vậy có tác dụng gì ?
Bước đầu bài tập chỉ yêu cầu học sinh nhận biết những từ ngữ chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương có trong đoạn văn ( mức độ biết ). Sau đó phải nêu được tác dụng của việc thay thế từ ngữ ( mức độ hiểu ).
Như vậy thông qua bài tập 1, học sinh được rèn những kĩ năng tư duy ở mức độ thấp đó là : Biết - hiểu.
Bài 2 : Hãy thay thế những từ ngữ lặp lại trong hai đoạn văn sau bằng đại từ hoặc từ ngữ đồng nghĩa.
Sang bài tập 2, học sinh phải xác định được từ ngữ được lặp lại trong hai đoạn văn và dùng từ ngữ khác để thay thế. Như vậy mức độ yêu cầu của bài tập cao hơn, học sinh phải biết cách vận dụng từ ngữ để thay thế (mức độ vận dụng) và thay thế cho phù hợp, làm cho đoạn văn hay hơn ( mức độ phân tích ). Muốn đạt được điều đó thì ngoài việc biết cách vận dụng học sinh còn phải biết phân tích xem việc dùng từ ngữ nào là phù hợp nhất để đoạn văn trở nên hay hơn. Thông qua bài tập 2, học sinh được rèn kĩ năng tư duy ở mức độ cao hơn đó là : vận dụng - phân tích.
Bài tập 3: Viết một đoạn văn ngắn kể về một tấm gương hiếu học, trong đó có sử dụng phép thay thế từ ngữ để liên kết các câu.
Yêu cầu của bài tập là học sinh phải tạo ra được một đoạn văn mới có sử dụng phép thay thế từ ngữ để liên kết các câu (mức độ tổng hợp). Ngoài ra, học sinh còn phải biết cách đánh giá sản phẩm của mình và của bạn xem có đúng yêu cầu đề bài hay không (mức độ đánh giá). Thông qua bài tập 3, học sinh sẽ được rèn luyện kĩ năng tổng hợp - đánh giá. Đó là những kĩ năng tư duy ở mức độ cao.
Hầu như các bài tập tiếng Việt nào ở lớp 5 cũng là một sự luyện tập để nắm vững một kiến thức tiếng Việt hoặc rèn luyện một kĩ năng sử dụng tiếng Việt, rèn luyện các thao tác tư duy. Vì vậy, trò chơi học tập phải thể hiện được yêu cầu rèn luyện của bài tập. Có nghĩa là trò chơi học tập phải mang được nội dung của bài tập, phải rèn được kĩ năng sử dụng tiếng Việt, phải rèn luyện các thao tác tư duy từ mức độ thấp đến mức độ cao theo yêu cầu của bài tập. 
2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ :	
	Trong nhiều năm qua, mặc dù đã đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Việt nhưng một số giáo viên vẫn còn nặng tâm lý đây là môn học chính nên trong quá trình giảng dạy, họ rất chú trọng việc truyền thụ kiến thức với mục đích giúp học sinh học tốt môn này. Việc sử dụng trò chơi học tập đối với một số giáo viên còn là hình thức hoặc có sử dụng trò chơi thì cũng ở mức gượng ép, miễn cưỡng. Mặt khác, còn một số giáo viên khi sử dụng các trò chơi học tập thì chưa chọn lọc kỹ, không có tác dụng thiết thực phục vụ mục tiêu của bài học nên việc tổ chức trò chơi chưa đạt hiệu quả. Thực tế cho thấy, vẫn còn một số đối tượng học sinh thụ động, tự ti, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động học tập. 
	Trước thực trạng đó, tôi thiết nghĩ, mình cần phải thay đổi một cách thức dạy học mới sao cho học sinh hứng thú, say mê và tích cực chủ động hơn khi học Tiếng Việt. Qua đó, những kĩ năng giao tiếp ở các em sẽ ngày càng hoàn thiện và phát triển. Việc vận dụng trò chơi học tập trong môn Tiếng Việt là hết sức cần thiết.
B. NỘI DUNG :
	Học sinh tiểu học luôn thích thú những điều mới lạ. Vì vậy, để mỗi giờ học Tiếng Việt hấp dẫn, thu hút học sinh, đòi hỏi người giáo viên phải luôn luôn sáng tạo trong việc vận dụng những trò chơi học tập cũ đồng thời tìm tòi, nghiên cứu để thiết kế những trò chơi học tập mới.
- Trước khi thực hiện đề tài tôi đã điều tra kết quả học tập của học sinh yếu và thu được kết quả như sau :
Tổng số HS 
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
18
0
0
0
0
8
44,4
10
55,6
I. VẬN DỤNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP VÀO GIẢNG DẠY CHO HỌC SINH YẾU.
	Qua nhiều năm giảng dạy ở tiểu học đặc biệt là lớp 5, tôi đã sử dụng rất nhiều trò chơi học tập trong dạy Tiếng Việt và nghiên cứu thêm nhiều ý tưởng vận dụng các trò chơi học tập vào giảng dạy nhằm phát triển các kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp của học sinh. Khi vận dụng trò chơi giáo viên cần lưu ý một số điểm sau :
1. Các yêu cầu khi vận dụng:
	- Giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ mục tiêu của bài tập vì nó quyết định việc chọn trò chơi cho phù hợp. 
Ví dụ : Tiết luyện từ và câu : “Từ đồng nghĩa” , Sách Tiếng Việt 5, tập I, trang 8.
Bài tập 2 : Tìm những từ đồng nghĩa với mỗi từ sau đây : đẹp, to lớn, học tập.
	Bài tập không yêu cầu học sinh nhận diện các từ đồng nghĩa cho sẵn (mức độ hiểu – biết) mà mức độ yêu cầu của bài tập cao hơn, học sinh phải tự nghĩ ra những đồng nghĩa phù hợp với từ đã cho (mức độ vận dụng – phân tích). Vì vậy, đối với bài tập này chỉ phù hợp với những trò chơi như : ong đi tìm tổ hoặc tổ chức chơi dưới hình thức thi đua giữa 3 dãy để tìm từ chứ không phù hợp với trò chơi “Tìm bạn”. Nếu ta vận dụng trò chơi “ Tìm bạn ” đối với bài tập này là vô tình ta làm giảm mục tiêu của bài tập. Vì trò chơi “ Tìm bạn ” chỉ tổ chức được khi từ ta cho sẵn, học sinh chỉ việc di chuyển và tìm bạn mang từ phù hợp chứ học sinh không tự nghĩ ra từ.
	- Giáo viên cần phải nắm được khả năng của từng học sinh để việc phân nhóm chơi hợp lí. Nói chung, cần chọn hình thức nào lôi cuốn được đông đảo học sinh tham gia nhất.
	- Khi vận dụng các trò chơi trong học tập, người giáo viên nên hoạch định trước việc sử dụng những phương tiện nào để nâng cao hiệu quả của trò chơi . Có thể gồm : 
	+ Phương tiện theo nội dung trò chơi quy định ( Ví dụ như : trang phục cho các nhân vật sắm vai Loại phương tiện này thường được sử dụng trong phân môn Tập đọc, kể chuyện  giúp học sinh tái hiện lại nội dung câu chuyện hay nội dung bài đọc)
	+ Phương tiện phục vụ cho việc đánh giá ( Ví dụ như : Bảng đúng / sai, mặt khóc/ mặt cười ) 
	+ Phương tiện vật chất là phần thưởng cho đội thắng cuộc như các phiếu khen tặng, một bông hoa điểm thưởng  Học sinh sẽ rất thích thú khi biết được chơi thắng cuộc sẽ được thưởng. Nó là động lực để các em tham gia trò chơi nhiệt tình, năng động hơn.
	- Mục tiêu của trò chơi học tập là cung cấp kiến thức và rèn kĩ năng do đó: 
	+ Sau mỗi trò chơi, giáo viên cần gợi ý để học sinh rút ra các nội dung, kĩ năng mà các em đã học được qua trò chơi.
	+ Việc đánh giá tổng kết trò chơi có thể giao cho học sinh tự nhận xét, đánh giá và tổng kết để phát huy tối đa khả năng của các em, giúp học sinh rèn luyện óc suy luận, kĩ năng tư duy, kĩ năng giao tiếp từ đó các em sẽ trở nên tự tin, mạnh dạn hơn.
	- Ngoài ra, khi tổ chức các trò chơi học tập cho học sinh, giáo viên cũng cần lưu ý đến điều kiện cơ sở vật chất của trường, thời gian khi chơi và sức khỏe của học sinh.
2.Cách vận dụng :
* Có rất nhiều cách xếp loại trò chơi học tập :
- Theo mục đích sử dụng :
+ Trò chơi dẫn dắt học sinh tiếp cận tri thức.
+ Trò chơi rèn kĩ năng thực hành và củng cố kiến thức.
+ Trò chơi nhằm ôn tập tổng hợp và rèn óc tư duy.
- Theo yêu cầu rèn kĩ năng : 
+ Nghe
+ Nói 
+ Đọc
+ Viết
- Theo phân môn : 
+ Luyện từ và câu
+ Tập làm văn
+ Chính tả
+ Kể chuyện
+ Tập đọc
	Để việc vận dụng có hiệu quả, trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này, tôi xin trình bày các trò chơi được phân loại theo mục đích sử dụng :
a. Các trò chơi dẫn dắt học sinh tiếp cận tri thức : Trò chơi hái quả, trò chơi tìm bạn, trò chơi tập trung
Sau đây tôi xin giới thiệu cách vận dụng trò chơi “ Tập trung ” khi dạy bài “ Từ đồng nghĩa ” , Tiếng Việt 5, tập 1, trang 7. Trò chơi được vận dụng khi tìm hiểu bài.
- Mục tiêu : 
+ Giúp học sinh bước đầu hiểu được thế nào là từ đồng nghĩa.
+ Khơi gợi sự tập trung chú ý để tìm tòi kiến thức mới. 
- Chuẩn bị : Đây là khâu khá quan trọng, khâu này quyết định 90% việc tổ chức trò chơi có thành công hay không. Chín ... yêu cầu của trò chơi. Giáo viên sẽ tìm điểm thi đua cho cá nhân.
+ Hai người ba chân.
Đây là biến tướng của trò chơi tiếp sức. Cứ 2 em trong nhóm phải dùng dây buộc chân trái của mình với chân phải của một bạn khác. Hai bạn sẽ chỉ hoạt động được ba chân. Từng cặp hai em phải đi bằng ba chân lên bảng để thực hiện thao tác xếp từ theo nhóm.
+ Tiến hành làm các đồ dùng phục vụ trò chơi :
Để tổ chức được các trò chơi thì cần phải có những đồ dùng phục vụ nên khi thiết kế các trò chơi, người giáo viên cần phải làm thêm các đồ dùng dạy học phục vụ cho trò chơi đó. Đồ dùng dạy học cần phải đảm bảo được tính thẩm mỹ và khoa học.
Sau đây là một số trò chơi mà tôi đã thực hiện :
a. Trò chơi dẫn dắt học sinh tiếp cận tri thức :
Trò chơi “Thi viết vế đối’’
Trò chơi được vận dụng vào phân môn Tập làm văn, bài : “Dùng từ đồng âm để chơi chữ”, Tiếng Việt 5, tập 1, trang 61.
- Mục tiêu : Giúp học sinh :
+ Nhận biết cách sử dụng từ đồng âm để chơi chữ.
+ Khơi gợi sự tập trung chú ý của học sinh khi học kiến thức mới.
- Chuẩn bị : 
+ Các mảnh vải hoặc giấy ghi một vế câu đối như sau :
Bán
Chè
Bán
Xôi
Không
Bán
nước
Đầu
Bàn
Đầu
Ghế
Chẳng
Đầu
Hàng
+ Hệ thống câu hỏi khai thác 2 từ đồng âm “ bán nước” ; “ đầu hàng” để học sinh nhận biết cách sử dụng từ đồng âm để chơi chữ.
- Tiến hành: 
+ Giáo viên treo một vế câu đối “ bán chè bán xôi không bán nước ” lên bảng và nêu yêu cầu.
+ Chia nhóm học sinh thảo luận viết vế đối phù hợp.
+ Nhóm nào viết xong câu đối nhanh và đúng theo yêu cầu là nhóm thắng cuộc.
- Lưu ý : 
+ Từng từ trong vế đối phải đảm bảo đúng từ loại với từ trong vế ra.
Ví dụ : “ bán ” là động từ thì từ đối với nó cũng phải là một động từ ; “chè” là danh từ thì từ đối cũng phải là danh từ.
+ Từng từ trong vế đối phải có nghĩa hoặc trái ngược, hoặc bổ sung cho từ trong vế ra. 
Ví dụ : “bán’’ thì đối với nó phải là “ mua’’.
+ Học sinh có thể tạo vế đối khác, miễn là đảm bảo đối được ý mà dùng được từ đồng âm. Giáo viên dùng ngữ liệu đó để khai thác bài.
+ Giáo viên cần quy định thời gian chơi để đảm bảo thời gian thực hành các bài tập trong SGK.
+ Số mảnh vải hoặc giấy tùy thuộc vào số nhóm mà giáo viên chia.
b. Các trò chơi rèn kĩ năng thực hành và củng cố kiến thức :
* Trò chơi “Chọn ô số”
Trò chơi được vận dụng vào phân môn Tập làm văn, bài : “Luyện tập tả người”, Tiếng Việt 5, tập 1, trang 132.
- Mục tiêu : Giúp học sinh :
+ Phát triển vốn từ ngữ miêu tả người, đặc biệt là các từ miêu tả về ngoại hình.
+ Phát triển kĩ năng trình bày.
- Chuẩn bị : 
+ Một bộ ảnh chụp nhiều người ở các độ tuổi, giới tính, nơi chốn khác nhau có đánh số từ 1 đến n ( n là số ảnh chuẩn bị được ).
+ Bảng phụ có kẻ sẵn ô số như sau :
1
2
3
4
5
6
7
8
9
- Tiến hành: 
+ Giáo viên gọi một học sinh lên bảng tham gia trò chơi ( khuyến khích học sinh xung phong ).
+ Học sinh được gọi lên chọn một số bất kì trên bảng phụ. Sau đó giáo viên ( hoặc cử một học sinh khác ) dán bức ảnh có số tương ứng lên bảng, người chơi có nhiệm vụ miêu tả về người trong ảnh ( từ 2 - 3 câu ).
+ Giáo viên gọi tiếp một số học sinh khác tham gia trò chơi ( số lượng phụ thuộc vào thời gian dành cho trò chơi. )
+ Khi trò chơi kết thúc, giáo viên và cả lớp bình chọn người chơi miêu tả hay nhất. Học sinh nào có số phiếu bình chọn nhiều nhất sẽ là người thắng cuộc.
- Lưu ý : 
+ Trò chơi này còn có thể vận dụng vào phân môn luyện từ và câu bài : “Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ ”. Giáo viên chỉ cần thay thế các ảnh chụp bằng những phiếu yêu cầu như : Em hãy đặt câu có sử dụng cặp từ quan hệ nguyên nhân - kết quả ; Điều kiện – kết quả ; Tương phản.
+ Giáo viên có thể thay đổi hình thức chơi bằng cách chia số học sinh trong lớp thành 3 dãy thi đua với nhau.
c. Trò chơi nhằm ôn tập tổng hợp và rèn óc tư duy :
* Trò chơi “Xem ai nhớ nhất”
Trò chơi thường được vận dụng vào các bài ôn tập củng cố kiến thức đã học ở phân môn Luyện từ và câu. Cụ thể là bài : “Ôn tập về dấu câu ( dấu phẩy)” bài tập 1, Tiếng Việt 5, tập 2, trang 124.
- Mục tiêu : Giúp học sinh :
+ Củng cố , khắc sâu kiến thức về tác dụng của dấu phẩy.
+ Rèn luyện khả năng tập trung, chú ý.
+ Rèn luyện các kĩ năng tư duy bậc cao như : phân tích- tổng hợp.
- Chuẩn bị : 
+ Bộ bìa gồm 3 thẻ ghi các chữ A, B, C ( mỗi thẻ 1 màu ) tương ứng với các tác dụng của dấu phẩy :
A : Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
B : Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
C : Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
* Một số thẻ từ ghi các câu học sinh cần phân tích :
+ Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng.
+ Thế kỉ XX là thế kỉ giải phóng phụ nữ, còn thế kỉ XXI phải là thế kỉ hoàn thành sự nghiệp đó.
- Tiến hành: 
+ Giáo viên chia học sinh thành các đội chơi theo dãy bàn. Phát cho mỗi học sinh một bộ thẻ chữ.
+ Khi giáo viên đọc và dán một thẻ ghi câu cần phân tích tác dụng của dấu phẩy lên bảng thì học sinh phải chọn một thẻ chữ tương ứng để giơ lên. Ví dụ, giáo viên đưa thẻ ghi câu đầu tiên thì học sinh phải giơ thẻ chữ B mới đúng. 
+ Sau mỗi một câu ( một lượt chơi ), giáo viên hoặc 1 học sinh được cử làm trọng tài sẽ đếm số người trả lời đúng ở mỗi đội.
+ Khi trò chơi kết thúc, giáo viên sẽ thống kê số học sinh làm đúng ở các lượt chơi. Đội nào có số người trả lời đúng nhiều nhất, đội đó thắng cuộc.
- Lưu ý : 
+ Để kiến thức về tác dụng của dấu phẩy được khắc sâu hơn, sau mỗi lượt chơi, giáo viên yêu cầu học sinh phân tích cấu tạo của từng câu ghi trong thẻ.
+ Trò chơi này còn có thể vận dụng được vào rất nhiều bài ở phân môn Luyện từ và câu, nhằm củng cồ các kiến thức đã học như : củng cố kiến thức về từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ trái nghĩa ; củng cố kiến thức về cách nối các vế câu ghép; củng cố kiến thức về cách liên kết các câu trong bài  chỉ cần ta thay đổi các thẻ ghi các bài tập tương ứng.
III. KẾT QUẢ CỦA SÁNG KIẾN
- Qua điều tra kết quả học tập của học sinh yếu sau khi đã thực hiện đề tài được kết quả như sau :
Tổng số HS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
18
10
55,6
5
27,8
3
16,6
0
0
- Trong thời gian tiến hành việc vận dụng các trò chơi học tập vào thực tế giảng dạy ở tiểu học, tôi nhận thấy không khí trong những giờ học trở nên sôi nổi hơn, học sinh rất tích cực, các em chuyển từ thụ động sang chủ động chiếm lĩnh kiến thức, thích thú với những hình thức học tập mới lạ. Ngoài ra những kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp của các em phát triển vượt bậc. Những học sinh giỏi thì ngày càng tự tin năng động, có trách nhiệm cao trong việc học tập còn những học sinh thụ động thì trở nên tích cực hơn, bắt đầu biết chia sẻ, hợp tác với các bạn để hoàn thành một nhiệm vụ học tập. 
- Về phía bản thân tôi, tôi cảm thấy nhẹ nhàng hơn, không còn mệt mỏi khi truyền thụ kiến thức cho học sinh. Vì kiến thức được các em tiếp thu một cách chủ động tích cực thông qua trò chơi. Kĩ năng vận dụng trò chơi của tôi linh hoạt hơn, thành thạo hơn. Tôi có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc lựa chọn trò chơi sao cho phù hợp nhất, đảm bảo rèn đúng kĩ năng cho học sinh theo mục tiêu bài tập. Từ đó khả năng sáng tạo được nâng lên một bước, giúp cho cho tôi thiết kế được nhiều trò chơi học tập một cách nhanh nhạy hơn.
- Trong thời gian đầu vận dụng trò chơi học tập vào giờ học, tôi đã tiếp nhận được rất nhiều ý kiến thắc mắc, lo âu từ phía phụ huynh học sinh vì thấy trong tập vở của con em mình không ghi chép nhiều, không có bài tập về nhà. Tôi đã giải thích cụ thể từng trường hợp. Qua một thời gian , tự phụ huynh thấy được các em trở nên nhanh nhẹn hơn, thích thú hơn khi đến trường và đặc biệt là các em thích đến lớp đầy đủ hơn. Tôi đã thuyết phục được họ  
C. KẾT LUẬN
	- Việc sử dụng trò chơi học tập trong tiết học chính là tạo ra một môi trường học tập mà học sinh có thể tích cực chủ động hơn. Các em mạnh dạn tham gia các hoạt động. Từ đó những kĩ năng giao tiếp được phát triển. Sự say mê học tập của các em là nguồn động viên thúc đẩy tôi phải luôn vận dụng các trò chơi học tập vào tiết học. Đồng thời luôn tìm tòi, nghiên cứu thiết kế các trò chơi mới để lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập.
Khi vận dụng các trò chơi học tập cần lưu ý một số điều sau đây :
- Trò chơi học tập phải có luật chơi rõ ràng, đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện, không đòi hỏi thời gian dài cho việc huấn luyện.
- Trò chơi cần diễn ra trong một thời gian hợp lí, phù hợp với tất cả các đối tượng học sinh.
- Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ các trò chơi học tập sẽ có tác dụng rất tích cực, kích thích hứng thú học tập giúp tiết học đạt hiệu quả cao.
- Không lam dụng trò chơi học tập, biến cả tiết học thành tiết chơi hoặc tổ chức quá nhiều trò chơi trong tiết học gây cho học sinh sự mệt mỏi.
- Tránh lặp đi lặp lại trò chơi học tập trong tiết học sẽ không hấp dẫn học sinh, không thu hút học sinh.
Khi sáng tạo các trò chơi học tập cần lưu ý :
- Sáng tạo trên cơ sở phù hợp với mục tiêu bài học cũng như đặc trưng của từng phân môn.
- Việc làm đồ dùng phục vụ cho trò chơi phải đảm bảo tính khoa học, thẩm mỹ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi tiểu học.
Trên đây là một số suy nghĩ của tôi về cách thiết kế và sử dụng trò chơi học tập để dạy học bồi dưỡng học sinh yếu lớp 5. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp chân thành của các bạn đồng nghiệp, giúp cho việc thiết kế và sử dụng “ Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh học yếu lớp 5” đạt hiệu quả . Giúp học sinh học tập đạt hiệu quả tốt nhất góp phần khắc phục tình trạng học sinh yếu kém và học sinh ngồi nhằm lớp.
	Phong Đông, ngày 25 tháng 2 năm 2012
 Người viết sáng kiến
 Mai Ngọc Hạnh
*TÀI LIÊU THAM KHẢO
	1. Tổ chức trò chơi cho học sinh ở bậc Tiểu học.
	2. Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 (Tập 1, 2).
3. Sách giáo viên Tiếng Việt 5 (Tập 1, 2).
MỤC LỤC
Tên đề mục
Trang
A. LỜI NÓI ĐẦU
1
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
1
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
2
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN :	
2
2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ :
3
B. NỘI DUNG :
4
I. VẬN DỤNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP VÀO GIẢNG DẠY CHO HỌC SINH YẾU.
4
II. THIẾT KẾ TRÒ CHƠI HỌC TẬP : 
11
III. KẾT QUẢ CỦA SÁNG KIẾN
16
C. KẾT LUẬN
17
Phần nhận xét của Ban thi đua
Phần nhận xét của Ban thi đua

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_boi_duong_hoc_sinh_ho.doc