Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy vần mới cho học sinh lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy vần mới cho học sinh lớp 1

A./ Phần mở đầu

1. Lý do chọn đề tài

 Qua nhiều năm giảng dạy lớp 1, bản thân nhận thấy rằng môn Học vần (lớp 1) đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chương trình môn Tiếng việt ở bậc tiểu học.

 Có thể xem Học vần như một công cụ giúp học sinh sử dụng trong học tập cũng như trong giao tiếp, đó là các kĩ năng : nghe, nói, đọc, viết. Đây là nhiệm vụ to lớn mà người dạy phải thực hiện thường xuyên, liên tục, nhất là kĩ năng đọc và kĩ năng viết. Bởi vì khi biết đọc, biết viết thành thạo các em mới có điều kiện, khả năng nghe lời giáo viên giảng trên lớp, sử dụng được sách giáo khoa các loại, sách tham khảo, có như thế, các em mới học tốt được các môn khác trong chương trình lớp 1 và những lớp tiếp theo. Qua học vần sẽ giúp các em nhận dạng được chữ và phát âm chữ một cách chính xác, đồng thời cũng giúp hoàn thiện dần kĩ năng nói của các em. Vậy muốn tạo được mục tiệu của việc dạy và học môn Học vần là phải hoàn thành mục tiêu đó.

 

doc 17 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 648Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy vần mới cho học sinh lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A./ Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
	Qua nhiều năm giảng dạy lớp 1, bản thân nhận thấy rằng môn Học vần (lớp 1) đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chương trình môn Tiếng việt ở bậc tiểu học.
	Có thể xem Học vần như một công cụ giúp học sinh sử dụng trong học tập cũng như trong giao tiếp, đó là các kĩ năng : nghe, nói, đọc, viết. Đây là nhiệm vụ to lớn mà người dạy phải thực hiện thường xuyên, liên tục, nhất là kĩ năng đọc và kĩ năng viết. Bởi vì khi biết đọc, biết viết thành thạo các em mới có điều kiện, khả năng nghe lời giáo viên giảng trên lớp, sử dụng được sách giáo khoa các loại, sách tham khảo,  có như thế, các em mới học tốt được các môn khác trong chương trình lớp 1 và những lớp tiếp theo. Qua học vần sẽ giúp các em nhận dạng được chữ và phát âm chữ một cách chính xác, đồng thời cũng giúp hoàn thiện dần kĩ năng nói của các em. Vậy muốn tạo được mục tiệu của việc dạy và học môn Học vần là phải hoàn thành mục tiêu đó.
Dạy Học vần là dạy chữ kết hợp dạy âm vì chữ viết Tiếng việt là chữ ghi âm, dạy các em biết đọc và nhận dạng được mặt chữ rồi ghép vần, ghép tiếng để đọc và biết viết. Nhưng thực tế khó khăn hiện nay là đối với học sinh vùng sâu, vùng nông thôn khi vào lớp 1 thì đa số các em chưa qua lớp mẫu giáo nên khả năng tiếp thu của các em rất hạn chế ; về tính cách, đa số các em còn bỡ ngỡ, rụt rè, không dám nói to trước lớp,  bên cạnh đó, còn ảnh hưởng rất nhiều vào cách phát âm của địa phương, ví dụ : chữ q với chữ p, chữ b với chữ d và đọc không phân biệt được “s” với “x”  khả năng diễn đạt lời nói tự nhiên theo một chủ đề nào đó cũng còn nhiều hạn chế.
Vậy đứng trước thực trạng này người giáo viên phài làm gì, tổ chức hướng dẫn học sinh như thế nào, để các em có thể tiếp cận kiến thức một cách dễ dàng, đọc chính xác âm, vần mới, đọc đúng các mẫu câu ngắn, phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề một cách trôi chảy  để làm nền tảng cho các em học tốt môn Tiếng Việt và những môn khác.
Xuất phát từ các yếu tố trên nên tôi chọn nghiên cứu đề tài “Dạy vần mới cho học sinh lớp 1”, để tìm ra những biện pháp giải quyết những khó khăn hiện nay, nhằm giúp giáo viên và học sinh đạt hiệu quả cao trong dạy học môn Học vần lớp 1.
2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng : Phân môn Học vần lớp 1, đối tượng là học sinh trường Tiểu học và Trung học cơ sở Phong Đông, nơi tôi đang công tác.
- Phạm vi : Sách giáo khoa Tiếng Việt 1, Sách giáo viên Tiếng Việt 1, dạng bài vần mới, mỗi bài thực hiện hai tiết với nội dung kiến thức rất cụ thể, đơn giản để học sinh nhận biết, làm cơ sở cho việc hình thành bốn kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết).
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để đề tài đạt hiệu quả cao, bản thân đã sử dụng một số phương pháp sau : 
- Phương pháp trình bày trực quan.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp khảo xác và thống kê.
- Phương pháp dạy thực nghiệm 
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC DẠY VẦN MỚI CHO HỌC SINH LỚP 1.
I. Cơ sở lí luận
- Nội dung kiến thức cần truyền thụ cho học sinh kiến thức cơ bản của phần Học vần gồm có những hiểu biết ban đầu về âm và chữ cái, thanh và các dấu ghi thanh, cấu tạo các vần, cấu tạo tiếng ; nhận biết cách dùng dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi ; làm quen với các dạng văn vần, văn xuôi, 
- Các kỹ năng cần đạt
Yêu cầu cơ bản của phần Học vần là tập trung rèn luyện bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Tuy nhiên hai kỹ năng học sinh bắt đầu được hình thành ở môi trường nhà trường là đọc, viết được ưu tiên hình thành và phát triến nhiều hơn, nhằm giúp cho học sinh cuối lớp 1 có thể đọc thông, viết thạo tiếng Việt.
- Các phương pháp dạy học chủ yếu
+ Phương pháp trình bày trực quan : phương pháp này đòi hỏi học sinh phải được quan sát vật thật, tranh ảnh tự nhiên hay việc làm mẫu của giáo viên.
Cách dạy : hướng dẫn học sinh xem tranh ảnh, vật thật hay mô hình gắn với nội dung từ khóa, từ ngữ ứng dụng. Cho các em nghe giọng, nhìn khuôn miệng của giáo viên khi phát âm, đánh vần mẫu.
Tác dụng : phương pháp này được sử dụng nhiều trong bước giới thiệu bài mới, bước luyện tập, giúp các em tiếp thu kiến thức mới nhanh hơn, cũng cố âm, vần mới sâu sắc hơn. Giáo viên tiết kiệm được lời giảng mà giờ dạy vẫn sinh động.
+ Phương pháp phân tích tổng hợp : Phân tích trong dạy vần thực chất là tách các hiện tượng ngôn ngữ theo cấp độ : vần, tiếng, từ.
Tổng hợp là ghép các yếu tố ngôn ngữ đã tách đó trở lại dạng ban đầu. Các thao tác tách và ghép này phải được phối hợp nhuần nhuyễn, kết hợp đánh vần, tiếng với đọc trơn.
Cách dạy : Phương pháp này áp dụng khi dạy bài mới (ở tiết 1). Cho học sinh phân tích vần, tiếng, từ mới thì tổng hợp trở lại và đọc trơn.
Tác dụng : Học sinh nắm được vững bài học, tiếp thu kiến thức một cách chủ động có hệ thống.
Ngoài những phương pháp trên khi dạy học giáo viên cần phải biết vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp, đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Sách giáo khoa Tiếng Việt 1 được biên soạn trên cơ sở của việc đổi mới phương pháp dạy học. Tuy nhiên, đổi mới phương pháp không có nghĩa là phủ nhận các phương pháp dạy học truyền thống trước đây như phương pháp thuyết trình, phương pháp thực hành, phương pháp rèn luyện theo mẫu  mà đổi mới phương pháp dạy học chính là biết kết hợp sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, biết tận dụng thế mạnh của mỗi phương pháp trong quá trình dạy học.
Chương 2 : CƠ SỞ THỰC TIỂN CỦA THỰC TRẠNG DẠY HỌC PHÂN MÔN HỌC VẦN LỚP 1 TẠI ĐƠN VỊ.
1. Trọng tâm của chương trình.
Yêu cầu của chương trình là rèn luyện cho học sinh cả bốn kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết). Tuy nhiên, do mục đích đầu tiên được xác định là giúp học sinh ở cuối lớp 1 đọc thông, viết thạo được tiếng Việt, nên so với ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết ưu tiên hơn. Về các kỹ năng sử dụng lời nói miệng, chương trình lưu ý dạy hai kỹ năng nghe, nói trong cả hai hình thức độc thoại và đối thoại với các yêu cầu chính là rèn cho học sinh nói đủ to ; rõ ràng ; nói thành câu ; biết đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi lựa chọn về đối tượng ; biết nói lời chào hỏi, chia tay trong sinh hoạt, trong gia đình, trường học ; hiểu được lời kể, hướng dẫn ; hiểu được nội dung câu chuyện đơn giản.
Song song với kỹ năng nghe, nói ; nhưng kỹ năng đọc, viết vẫn là trọng tâm của chương trình. Chương trình yêu cầu khi dạy các kỹ năng đọc, viết phải tập trung vào kỹ năng đọc đúng và trơn tiếng, viết đúng mẫu chữ và tập chép bài chính tả, tập ghi dấu chấm, chấm hỏi, dấu phẩy 
2. Những kỹ năng học sinh cần đạt được sau khi học xong phần âm, vần trong chương trình Tiếng Việt 1 :
Chương trình sách giáo khoa có 103 bài, gồm 206 tiết dành cho phần học vần tương ứng với 24 tuần học. Chương trình yêu cầu sau khi học âm, vần học sinh lớp 1 cần đạt được những kỹ năng sau :
a) Nghe : 
- Nghe – nhắc lại đúng âm, vần, tiếng, từ ngữ thông thường do giáo viên đọc.
- Nghe – phân tích tiếng có âm khác nhau.
- Nghe – hiểu lời giảng đơn giản và lời hướng dẫn học tập của giáo viên trên lớp.
b) Nói :
- Phát âm đúng các âm, vần, tiếng đã học (trừ tiếng có vần khó ít dùng).
- Nói to, rỏ ràng ; biết hỏi và trả lời những câu hỏi ở dạng đơn giản.
c) Đọc :
- Đọc đúng các âm, vần, tiếng, từ, câu của tiếng Việt.
- Đọc trơn các câu ngắn, các đoạn văn vần có độ dài khoảng 20 tiếng các nội dung đơn giản phù hợp với lứa tuổi ( tốc độ đọc khoảng 25 tiếng / phút). Hiểu được các từ thông thường và hiểu nghĩa của câu.
d) Viết : 
Viết đúng quy trình ; hình dáng các chữ mẫu thường các chữ cái, nhóm chữ ghi âm, vần, tiếng, từ ngữ vừa học ; viết đúng dấu thanh. Viết chữ cỡ vừa rõ ràng, đúng nét, đúng khoảng cách, thẳng hàng.
3. Hệ thống các vần có 75 bài gồm 126 vần được dạy từ tuần 7 đến tuần 22, như sau :
+ Tuần 7 : 1 bài, là bài 29.
+ Tuần 8 : 4 bài, là bài 30, 32, 33, 34.
+ Tuần 9 : 3 bài, là bài 35, 36, 38.
+ Tuần 10 : 3 bài, là bài 39, 40, 41.
+ Tuần 11 : 4 bài, là bài 42, 43, 44, 45.
+ Tuần 12 : 5 bài, là bài 46, 47, 48, 49, 50.
+ Tuần 13 : 3 bài, là bài 52, 53, 54.
+ Tuần 14 : 4 bài, là bài 55, 56, 57, 58.
+ Tuần 15 : 4 bài, là bài 60, 61, 62, 63.
+ Tuần 16 : 4 bài, là bài 64, 65, 66, 68.
+ Tuần 17 : 4 bài, là bài 69, 70, 71, 72.
+ Tuần 18 : 3 bài, là bài 73, 74, 76.
+ Tuần 19 : 4 bài, là bài 77, 78, 79, 80.
+ Tuần 20 : 4 bài, là bài 81, 82, 84, 85.
+ Tuần 21 : 4 bài, là bài 86, 87, 88, 89.
+ Tuần 22 : 4 bài, là bài 91, 92, 93, 94.
+ Tuần 23 : 4 bài, là bài 95, 96, 98, 99.
+ Tuần 24 : 3 bài, là bài 100, 101, 102.
4. Quy trình tiết dạy – học vần mới.
a) Kiểm tra bài cũ
- Học sinh đọc vần và viết được chữ ghi vần : đọc và viết được tiếng, từ ứng dụng ở bài trước đó.
- Mở rộng : Tìm thêm các tiếng (từ) có vần đã học.
b) Dạy học bài mới
+ Giới thiệu bài : Giáo viên dựa vào tranh ảnh, vật mẫu để giới thiệu thẳng vần mới.
+ Dạy vần mới (trọng tâm) : Giáo viên tiến hành dạy vần mới theo nội dung bài học được trình bày trong sách giáo khoa.
- Dạy phát âm hoặc đánh vần mới.
- Hướng dẫn học sinh ghép vần thành tiếng mới, từ mới.
- Hướng dẫn học sinh đọc từ ngữ ứng dụng, câu ứng dụng, làm quen với cách đọc từ, cụm từ, câu ngắn.
- Giáo viên viết mẫu, hướng dẫn học sinh quy trình viết ; học sinh tập viết chữ ghi âm, vần mới vào bảng con.
+ Luyện tập
Giáo viên cho học sinh luyện tập cả bốn kỹ năng :
- Luyện đọc : Hướng dẫn học sinh luyện đọc vần mới. câu ứng dụng. Thực hành luyện đọc bằng nhiều hình thức : cá nhân, nhóm, cả lớp.
- Luyện viết chữ ghi âm, vần, tiếng mới : Giáo viên hướng dẫn học sinh hình dáng, đường nét con chữ, quy trình viết  học sinh viết theo yêu cầu từ thấp đến cao : tập tô, tập viết bảng con, tập viết vào vỡ.
- Luyện nghe – nói : Nói về chủ đề trong sách giáo khoa, chú ý đến từ ngữ có vần mới học. Học sinh có thể nói được những câu đơn giản, có nội dung gần gũi với cuộc sống xung quanh các em.
c) Củng cố, dặn dò.
- Giáo viên chỉ bảng cho học sinh theo dõi đọc theo.
- Dặn học sinh học ở nhà.
Qua quá trình giảng dạy ở bậc tiểu học, bản thân đã tìm tòi nghiên cứu và xin đưa ra một số biện pháp giúp giáo viên dạy vần mới cho học sinh lớp 1 như sau : 
5. Những thuận lợi – khó khăn.
* Thuận lợi : 
Chương trình phân phối các bài dạy rất hợp lý, học sinh bao giờ cũng đọc đư ...  học.
Các từ trong vỡ bài tập có một số từ chưa phù hợp với học sinh từng vùng. Vì thế học sinh cũng gặp khó khăn không ít, khó khăn khi giải các bài tập, nhất là bài tập nối từ với từ tạo thành câu.
Vở bài tập Tiếng Việt 1 hiện nay về nội dung có các yêu cầu sau :
- Nối kênh hình với kinh chữ
- Điền âm, điền vần, điền tiếng. 
- Viết, tô chữ hoặc viết theo mẫu.
Nhưng thực tế học sinh hiện nay ở vùng nông thôn thì hầu như các em không có vở bài tập, nếu có thì rất ít. Đồng thời giáo viên cũng ít chú ý đến việc hướng dẫn cho các em làm bài tập, nếu có cũng chỉ là hướng dẫn cho các em làm bài tập, nếu có cũng chỉ là hướng dẫn qua loa rồi cho các em về nhà làm, ít kiểm tra, không xây dựng phiếu bài tập để kiểm tra nhanh tại lớp, điều này làm cho hạn chế việc nâng cao trình độ tiếp thu bài mới và không phát hiện được trình độ học tập của từng em. Vậy trước thực trạng từ ngữ ứng dụng chưa phù hợp với học sinh Vở bài tập còn thiếu thốn giáo viên phải làm gì và làm như thế nào để học sinh thực hiện được những bài tập ngay tại lớp mà nội dung phù hợp với các em, với tình hình của lớp ? Để làm được điều này thì giáo viên cần :
- Nghiên cứu kỹ nội dung bài học cùng với vở bài tập Tiếng Việt 1 để thiết kế phiếu bài tập cho phù hợp với đặc điểm, trình độ của học sinh và nội dung đảm bảo các yêu cầu sau :
+ Tính hướng đích.
+ Tính đơn giản, dễ hiểu
+ Tính vừa sức
+ Tính tự nhiên ( gần gũi với học sinh địa phương ).
- Cần thay đổi, bổ sung thêm dạng bài tập sau :
+ Việc ra nhiều ( vần ) mới cho học sinh tìm gạch dưới những ( vần ) mới đó.
+ Viết ra những tiếng, từ ngữ có chứa ( vần ) mới học rồi cho học sinh tìm đọc và gạch chân tiếng đó.
+ Cho học sinh tự viết ra những tiếng có chứa ( vần ) mới học.
- Giáo viên phải dự kiến trong giáo án thời gian làm bài, cách kiểm tra đánh giá, những bài tập nào ở lớp. 
- Nếu giáo viên thiết kế phiếu bài tập có nội dung khác với vở bài tập Tiếng Việt 1 thì nên cho học sinh làm việc theo nhóm ( bàn ).
- Học sinh thực hiện phiếu bài tập thường ở tiết 2. sau khi hướng dẫn học sinh luyện đọc trên bảng lớp hoặc sách học sinh ở phần cũng cố thì giáo viên phát phiếu bài tập cho các em làm ngay.
- Cách kiểm tra đánh giá :
Giáo viên đánh giá kết quả bằng điểm số cho một em hoặc nhóm tập trung vào hai kỹ năng : đọc và viết, số còn lại đem về nhà chấm ( nếu học sinh thực hiện 1 phiếu ).
Vì vậy, giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung từng bài ở sách giáo khoa, sách giáo viên Tiếng Việt 1 và các loại sách tham khảo khác để có kế hoạch trước mà chuẩn bị giáo án, xác định nội dung kiến thức của bài học và chọn những phương pháp dạy cho phù hợp với tình hình đặc điểm của lớp học ; địa phương thì tiết học mới có hiệu quả cao. Có thể để giờ học thành công phải kể đến một số yếu tố tài nghệ của giáo viên. Do đó giáo viên phải trao dồi kiến thức, luôn thay đổi và kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy cho phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội.
II. KẾT QUÁ THỰC NGHIỆM.
1. Địa bàn và đối tượng thực nghiệm.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, tôi quyết định chọn học sinh lớp 1 của cô Trịnh Thị Hường để dạy thực nghiệm. Lớp thuộc điểm lẻ của trường Tiểu học và Trung học cơ sở Phong Đông. Trường nằm ở địa bàn xã Phong Đông, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang là trường ở vùng nông thôn, cách thị trấn Vĩnh Thuận 6 km. Phụ huynh học sinh ở đây đa số còn nghèo, sống bằng nghề nông, ít quan tâm đến việc học tập của con em mình.
Trường gồm 1 điểm chính và 5 điểm lẽ với gần 600 học sinh. Lớp mà tôi chọn dạy thực nghiệm có 25 học sinh. Qua điều tra ban đầu tôi thấy các em có độ tuổi là 6 tuổi, về trình độ có số liệu cụ thể như sau : 
Tổng số học sinh
( 100% là con nông dân )
Giỏi
TL
Khá
TL
TB
TL
Yếu
TL
25
3
12%
6
24%
13
52%
3
12%
2. Phương pháp và kết quả thực nghiệm
Để nắm được kết quả tiết dạy thực nghiệm, tôi đã thiết kế đề kiểm tra cho học sinh thực hiện trên lớp như sau :
Đề kiểm tra
Môn : Học vần
Bài : 62 ( ôm – ơm )
Họ và tên học sinh : 
Câu 1 : Tìm và gạch dưới vần mới học : ( 1 điểm )
ua, ia, ôm, ưa, ai, ơm, om
Câu 2 : Tìm và gạch dưới tiếng có chứa vần mới học : ( 3 điểm )
con tôm, chó đốm, ăn cơm, hôm nay, sớm mai, bơm xe.
Câu 3 : Nối từ với từ thành câu : ( 3 điểm )
Bé
chín rộ
bơi lội
chôm chôm
con tôm 
dậy sớm
Câu 4 : Viết theo mẫu: ( 3 điểm )
oââm
ôm
con toâm
ñoáng rôm
Đáp án
Câu 1 : Gạch đúng mỗi vần được 0,5, điểm : 
ua, ia, ôm, ưa, ai, ơm, om
Câu 2 : Làm đúng chấm 3 điểm, sai mỗi tiếng trừ 0,5 điểm.
con tôm, chó đốm, ăn cơm, hôm nay, sớm mai, bơm xe.
Câu 3 : Nối đúng một cặp từ chấm 1 điểm :
Bé
chín rộ
bơi lội
chôm chôm
con tôm 
dậy sớm
Câu 4 : Viết sai mỗi chữ trừ 0,5 điểm.
3. Kết quả thực nghiệm :
Tổng số học sinh
Điểm 9 - 10
Điểm 7 - 8
Điểm 5 - 6
Điểm dưới 5
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
25
9
38
12
48
4
16
0
0
Sau đây tôi xin điểm qua những vấn đề cơ bản đã viết trong đề tài. Theo vấn đề lý luận, ngôn ngữ của con người rất quan trọng. Nó là một phương tiện giao tiếp, dùng để trao đổi tâm tư tình cảm,  do đó đồi hỏi ngôn ngữ phải rõ ràng, chuẩn (về âm, vần) dễ hiểu, nhất là ngôn ngữ giao tiếp của học sinh trong nhà trường. Vì vậy nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên khi dạy Học vần trong nhà trường là phát triển lời nói cho học sinh, cần cho các em hiểu rõ nói và viết không chỉ để tạo cho bản thân mà cần để phải cho người khác nghe và hiểu lời nói của mình.
Cần sử dụng tranh ảnh minh họa đầy đủ phục vụ cho tiết dạy. Vì đối với học sinh lớp 1 chỉ mới 6 tuổi, về tâm lý, tư duy của các em còn hạn chế chưa trừu tượng được. Giáo viên cần sử dụng đồ dùng trực quan để phục vụ cho tiết dạy được sinh động hơn và hiệu quả tốt hơn.
Cần nắm vững nguyên tắc vả các phương pháp dạy học môn Tiếng Việt 1 rồi vận dụng thật linh hoạt, phù hợp với đặc điểm tình hình của trường, của lớp để giờ học đạt được kết quả cao.
Nên nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học  để gây hứng thú cho học sinh học tập tích cực chủ động.
Trên lớp, cần luyện tập cho học sinh đọc trơn nhiều ( khi học sinh đã đánh vần tốt ).
Cần xây dựng phiếu bài tập có nhiều dạng khác nhau, đảm bảo yêu cầu vừa sức, dẽ hiểu, phù hợp với học sinh có thể thực hiện nhanh ở lớp.
Câu hỏi ở phần luyện nói cần được xây dựng theo nhiều vấn đề của một chủ đề. Có thể tổ chức luyện nói bằng nhiều hình thức và giáo viên nên hệ thống lại thành một ngôn bản ngắn về những gì học sinh đã trình bày.
C. PHẦN KẾT LUẬN
Trong quá trình dạy vần mới cho học sinh lớp 1, đối với việc quan tâm rèn kỹ năng đọc cho học sinh và học sinh yếu là không thể tách rời. Đó chinh lá cải tiến là đổi mới phương pháp dạy học và củng là đổi mới cách nhìn bao quát của giáo viên để nâng cao chất lượng dạy học. Đối với địa bàn trường có nhiều học sinh Dân Tộc và học sinh yếu chím tỷ lệ khá cao. Muốn dạy vần mới cho học sinh lớp 1 mang lại hiệu quả cao, giáo viên cần chú ý : Giáo viên nên linh hoạt lựa chọn phương pháp phù hợp với trình độ học sinh lớp mình, để giờ học diễn ra nhẹ nhàng, nên khuyến khích tinh thần học tập, giúp học sinh không nhàm chán. 
Nắm chắt được nội dung chương trình nghiên cứu kỹ tài liệu và sách giáo khoa, xác định được mục tiêu của môn học, từ đó đề ra biện pháp dạy học phù hợp.Vấn đề đồ dùng phục vụ cho tiết học là không thể thiếu. Phải định hướng những tình huống có thể diển ra bất cứ lúc nào trong giờ học. Muốn thu hút được sự chú ý của học sinh thì trước hết giáo viên là người dạy tốt luôn quan tâm và thương yêu các em như người con của gia đình. Trong giờ dạy các câu hỏi đặt ra phải phù hợp với trình độ các em. Trong sách giáo khoa những câu hỏi khó giáo viên nên chia nhỏ. Tạo cho các em giờ học nhẹ nhàng hứng thú và không áp đặt.
Ở những từ khó và phát âm dể lẫn, giáo viên sử dụng sửa phát âm ở mức độ vừa phải để các em đọc đúng viết đúng. Không nên đòi hỏi quá cao tránh học sinh đọc theo kiểu gò ép.Giáo viên phải có khả năng tự kiềm chế, bình tỉnh trước mọi tình huống. Khi gọi học sinh trả lời không nên có những lời xúc phạm đến các em mà chủ yếu là lời động viên cho các em có tinh thần hăng hái học tập.
* ĐỀ XUẤT
Hiện nay chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt 1, tập 2, trang 34 bài 96 : ươ – uya còn vướn phải một số từ ngữ ứng dụng chưa phù hợp với học sinh, đó là những từ : “giấy pơ – luya, phéc – mơ – tuya”. Mới đây Nhà xuất bản Giáo dục có in ấn điều chỉnh lại từ “giấy pơ – luya” đổi lại là từ “trăng khuya” (bỏ từ giấy pơ – luya), còn từ “phéc – mơ – tuya” thì trong chương trình sách giáo khoa hiện nay chưa có điều chỉnh và từ này cũng rất xa lạ đối với các em hoc sinh lớp một.
Theo tôi, để cho phần từ ngữ ứng dụng mang nghĩa chặt chẽ với nhau thì nên điều chỉnh lại tiếng khóa, từ khóa của vần “uya” và kể cả từ ngữ ứng dụng như sau :
uya
khuya
 trăng khuya
Từ ngữ ứng dụng :
đêm khuya
khuya khoắt
Còn về tranh trong sách giáo khoa vẫn giữ nguyên hình ảnh chỉ cần vẽ mặt trăng thêm vào là phù hợp với từ khóa trên.
Phong Đông, ngày 25 tháng 3 năm 2012
Người viết
Danh Bil
*TÀI LIÊU THAM KHẢO
	1. Phương pháp dạy học các môn học ở bậc Tiểu học.
	2. Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1.
3. Phương pháp dạy học Tiếng Việt 2.
4. Phương pháp dạy học Tiếng Việt 3.
MỤC LỤC
Tên đề mục
Trang
A./ Phần mở đầu
1
1. Lý do chọn đề tài
1
2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC DẠY VẦN MỚI CHO HỌC SINH LỚP 1.
I. Cơ sở lí luận
2
Chương 2 : CƠ SỞ THỰC TIỂN CỦA THỰC TRẠNG DẠY HỌC PHÂN MÔN HỌC VẦN LỚP 1 TẠI ĐƠN VỊ.
1. Trọng tâm của chương trình.
2. Những kỹ năng học sinh cần đạt được sau khi học xong phần âm, vần trong chương trình Tiếng Việt 1 :
4
3. Hệ thống các vần có 75 bài gồm 126 vần được dạy từ tuần 7 đến tuần 22, như sau :
5
4. Quy trình tiết dạy – học vần mới.
5. Những thuận lợi – khó khăn.
6
2. Phương pháp và kết quả thực nghiệm
11
3. Kết quả thực nghiệm :
13
C. PHẦN KẾT LUẬN
14

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_van_moi_cho_hoc_sinh_lop_1.doc