Rèn kỹ năng đọc đúng môn Tập đọc lớp 3

Rèn kỹ năng đọc đúng môn Tập đọc lớp 3

Phầnthứ I: ĐẶT VẤN ĐỀ

 Giáo dục bậc tiểu học là một khoa học giáo dục khó nhất. Nó là nền móng đầu tiên để giúp con người tồn tại và phát triển. Đặc biệt là môn Tiếng Việt có vị trí quan trọng trong tất cả các phân môn ở trường, nó hình thành khả năng giao tiếp, là cơ sở để phát triển tư duy cho trẻ dễ tiếp thu các môn học khác.

 Tiếng Việt ở tiểu học gồm nhiều phân môn: Tập đọc, kể chuyện, Luyện từ và câu, chính tả, Tập làm văn, tập viết.

Tập đọc là một phân môn mang tính tổng hợp. Ngoài chức năng dạy đọc phân môn này còn trao dồi cho học sinh những kiến thức Tiếng việt, kiến thức văn học, kiến thức đời sống và giáo dục tình cảm, mĩ cảm cho các em. Rèn cho các em có được kỹ năng đọc là một trong bốn kỹ năng quan trọng mà bậc tiểu học cần rèn luyện (nghe, nói, đọc, viết).

Hiện nay kĩ năng đọc của học sinh còn rất yếu. Nếu không biết đọc thì con người sẽ không thể tiếp thu nền văn minh của loài người, không thể sống một cuộc sống bình thường, có hạnh phúc với đúng nghĩa của xã hội hiện đại ngày nay. Biết đọc con người có khả năng tiếp nhận lên nhiều lần. Từ đây có thể tìm hiểu đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội, tư duy. Biết đọc con người có khả năng chế ngự một phương tiện văn hóa cơ bản, giúp họ giao tiếp được với thế giới bên trong của người khác. Thông hiểu tư tưởng, tình cảm của người khác. Đặc biệt khi đọc các tác phẩm văn học con người không chỉ được thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động về tình cảm, nảy nở những ước mơ tươi đẹp. Khơi dậy được năng lực hoạt động, sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. Không biết đọc con người sẽ không có điều kiện hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội dành cho họ. Không thể hình thành một nhân cách toàn diện. Đặc biệt ngày nay xã hội ta ngày càng phát triển thì nhu cầu đòi hỏi tri thức ngày càng cao, trong đó ngôn ngữ nói viết vô cùng cần thiết cho mỗi người.

doc 22 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 564Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Rèn kỹ năng đọc đúng môn Tập đọc lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phầnthứ I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 Giáo dục bậc tiểu học là một khoa học giáo dục khó nhất. Nó là nền móng đầu tiên để giúp con người tồn tại và phát triển. Đặc biệt là môn Tiếng Việt có vị trí quan trọng trong tất cả các phân môn ở trường, nó hình thành khả năng giao tiếp, là cơ sở để phát triển tư duy cho trẻ dễ tiếp thu các môn học khác.
 Tiếng Việt ở tiểu học gồm nhiều phân môn: Tập đọc, kể chuyện, Luyện từ và câu, chính tả, Tập làm văn, tập viết.
Tập đọc là một phân môn mang tính tổng hợp. Ngoài chức năng dạy đọc phân môn này còn trao dồi cho học sinh những kiến thức Tiếng việt, kiến thức văn học, kiến thức đời sống và giáo dục tình cảm, mĩ cảm cho các em. Rèn cho các em có được kỹ năng đọc là một trong bốn kỹ năng quan trọng mà bậc tiểu học cần rèn luyện (nghe, nói, đọc, viết).
Hiện nay kĩ năng đọc của học sinh còn rất yếu. Nếu không biết đọc thì con người sẽ không thể tiếp thu nền văn minh của loài người, không thể sống một cuộc sống bình thường, có hạnh phúc với đúng nghĩa của xã hội hiện đại ngày nay. Biết đọc con người có khả năng tiếp nhận lên nhiều lần. Từ đây có thể tìm hiểu đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội, tư duy. Biết đọc con người có khả năng chế ngự một phương tiện văn hóa cơ bản, giúp họ giao tiếp được với thế giới bên trong của người khác. Thông hiểu tư tưởng, tình cảm của người khác. Đặc biệt khi đọc các tác phẩm văn học con người không chỉ được thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động về tình cảm, nảy nở những ước mơ tươi đẹp. Khơi dậy được năng lực hoạt động, sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. Không biết đọc con người sẽ không có điều kiện hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội dành cho họ. Không thể hình thành một nhân cách toàn diện. Đặc biệt ngày nay xã hội ta ngày càng phát triển thì nhu cầu đòi hỏi tri thức ngày càng cao, trong đó ngôn ngữ nói viết vô cùng cần thiết cho mỗi người. Mỗi thành công không phải tự nhiên mà có được mà phải trải qua một quá trình rèn luyện kiên trì ngay từ đầu.Vì những lẽ trên dạy đọc có một ý nghĩa to lớn ở tiểu học. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi học sinh đi học. Đầu tiên là trẻ phải “đọc đúng” để giúp trẻ chiếm lĩnh được ngôn ngữ. “Đọc đúng” là công cụ giúp ta học cả đời. Bên cạnh đó nếu “đọc đúng” sẽ giúp các em học tốt các môn học khác.
“Đọc đúng” cũng sẽ tác động tích cực tới trình độ ngôn ngữ cũng như tư duy của người đọc. Vì vậy việc dạy đọc đúng giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi dưỡng ở các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em cách nghĩ lôgíc cũng như tư duy có hình ảnh về sự việc. Vì thế đọc gồm cả giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. Từ những nhận thức trên cùng với sự góp ý của đồng nghiệp và kinh nghiệm của bản thân tôi qua quá trình thực dạy lớp 3 trong nhiều năm liền cho nên tôi đã rút ra cho mình một phương pháp phù hợp. Khi dạy môn này tôi xin trao đổi với đồng nghiệp về: “RÈN KỸ NĂNG ĐỌC ĐÚNG MÔN TẬP ĐỌC LỚP 3” đạt hiệu quả cao của riêng tôi.
Xuất phát từ nhu cầu bồi dưỡng kiến thức và năng lực sư phạm cho bản thân nhằm đưa chất lượng dạy “đọc đúng” ngày một nâng cao hơn.
Từ thực tế đứng lớp giảng dạy theo chuẩn kiến thức kỹ năng hiện nay cho tôi thấy việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ luyện đọc ở trường tiểu học còn hạn chế ở chỗ: Kết quả giảng dạy chưa cao, mức độ học khá, giỏi còn rất ít, cụ thể giọng đọc của học sinh còn sai rất nhiều. Đọc lẫn giữa âm này sang âm khác, ngắt nghỉ câu không đúng chỗ dẫn đến hiểu sai nghĩa cần diễn đạt. Điểm hạn chế này là do bản thân giáo viên khi dạy tập đọc thường dạy qua loa, gọi những em đọc tốt, chưa chú ý rèn cho các em đọc sai, ít sửa sai cho những học sinh lười đọc, không chú ý đến bài dạy của giáo viên và phần đông về nhà học sinh ít đọc lại bài.
Cuối cùng tôi đã đưa ra ý kiến của mình về dạy đọc đúng cho học sinh lớp 3 như sau:
Để giúp các em đọc đúng trước hết bản thân, giáo viên phải nắm vững chương trình chuẩn kiến thức kỹ năng, sách giáo khoa. Cải tiến được phương pháp dạy học gây sự hứng thú phấn khởi khi học sinh học tập đọc, có khen thưởng đối với những em học tốt. Học sinh phát huy tính tích cực ở từng cá nhân dành nhiều thời gian luyện đọc cho những học sinh đọc chậm, bởi đây là môn tập đọc nên phần luyện đọc là quan trọng nhất. Lời giảng của giáo viên luôn trong sáng, mẫu mực hấp dẫn để tạo cho lớp học một không khí sinh động thoải mái không bị thụ động và đồ dùng trực quan phải to rõ, đẹp để cuốn hút học sinh học tập.
Ý kiến của tôi được Ban giám hiệu, tổ chuyên môn đồng ý, họ bổ sung thêm ý kiến để tôi luôn luôn mong muốn học trò của mình học tập tiến bộ nên. Tôi tự ý thức rằng học hỏi, trau dồi kiến thức, tìm tòi nghiên cứu để nâng cao năng lực, nâng cao trình độ tay nghề để hoàn thiện mình hơn.
Phần thứ II: ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH.
Năm học 2009 – 2010 tôi được giao chủ nhiệm lớp 3C. Trong lớp gồm có 33 /18 học sinh nữ, vào đầu năm học tôi nhận thấy lớp tôi chủ nhiệm có những thuận lợi, khó khăn như sau:
1. Thuận lợi.
Đa số các em được trang bị đầy đủ sách giáo khoa và đồ dùng học tập.
Học sinh trong lớp phần đông thích môn tập đọc.
Bản thân giáo viên thích nghiên cứu.
2. Khó khăn.
Đa số các tiết dạy tập đọc không có tranh sẵn để phục vụ cho nội dung bài.
Lớp có nhiều học sinh đọc chưa đúng, chưa diễn cảm.
Đa số các em là con nhà nông, vất vả nên việc chuẩn bị bài còn hạn chế.
Phần thứ III: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I./ ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG.
 Qua nhiều năm giảng dạy ở lớp 3 cũng như quá trình quan sát, dự giờ việc dạy và học của thầy trò trong thời gian trước đây tôi thấy có những nhận xét sau:
 Về giáo viên: Giáo viên khá tôn trọng phương pháp dạy học mới: “Thầy thiết kế trò thi công” lấy học sinh làm trung tâm. Giáo viên cố gắng tìm tòi nghiên cứu để giảng dạy phân môn tập đọc nhưng chất lượng chưa cao. Bởi vì giáo viên chỉ coi trọng một vấn đề đọc thành tiếng to, rõ mà không chú ý đến các em có đọc đúng hay không.
 Về học sinh: Học sinh đã biết đọc thành tiếng bài văn, bài thơ. Nhưng đọc đúng, đọc hiểu nắm được nội dung bài còn rất ít. Khi đọc ở các dấu phẩy, dấu chấm còn ngừng nghỉ như nhau chưa đọc đúng giọng câu hỏi, câu cảm.
 Qua khảo sát chất lượng học sinh ngay từ đầu năm học tôi thấy số lượng học sinh đọc đúng bài văn, bài thơ còn ít. Cụ thể qua điều tra chất lượng đọc của học sinh đầu năm học 2009-2010 tôi có số liệu cụ thể như sau:
Lớp
Tổng số HS
Đọc đúng mẫu
Ngắt chưa đúng
Đọc sai âm đầu, vần
3C
33
10
9
14
II/. CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng các phương pháp:
	+ Phương pháp hỏi đáp.
+ Phương pháp đàm thoại gợi mở.
+ Phương pháp học nhóm.
+ Phương pháp thi đọc.
+ Phương pháp thăm dò ý kiến về đọc đúng.
+ Phương pháp luyện tập.
+ Phương pháp nêu gương.
Ngoài ra tôi còn sử dụng phương pháp làm mẫu, quan sát, động viên để các em tiến bộ hơn khi đọc bài. Qua các phương pháp tôi thấy phương pháp nêu gương có hiệu quả vì các em rất thích được khen ngợi nên muốn được khen, các em phải cố gắng đọc tốt, đọc to, đọc đúng tốc độ và đọc đúng mẫu.
III/. CÁC BƯỚC LÊN LỚP CỦA MỘT TIẾT DẠY TẬP ĐỌC LỚP 3:
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ.
Bài mới.
Hoạt động 1:
Giới thiệu bài.
Giáo viên ghi tựa bài lên bảng.
Hoạt động 2:
Luyện đọc.
Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
Hướng dẫn học sinh đọc kết hợp giải nghĩa từ.
+ Đọc từng câu.
+ Đọc từng đoạn trước lớp.
+ Đọc từng đoạn trong nhóm.
+ Thi đọc giữa các nhóm.
+ Cả lớp đọc đồng thanh.
Hoạt động 3:
Hướng dẫn tìm hiểu bài.
Luyện đọc lại cho học sinh.
Củng cố - Dặn dò.
III/. CƠ SỞ NGHIÊN CỨU.
Trong quá trình lựa chọn và bước vào nghiên cứu. Tôi đã xin ý kiến Ban giám hiệu, tổ chuyên môn nhà trường cho được dự giờ lớp 3A do cô Nguyễn Thị Thiện làm chủ nhiệm. Mục đích trao đổi học hỏi đồng nghiệp thống nhất phương pháp dạy tập đọc cho học sinh lớp 3 và nhất là rèn về đọc đúng. Qua dự giờ của cô Nguyễn Thị Thiện được đánh giá và xếp loại tốt.
Khi dự giờ xong tôi tiến hành trao dổi trực tiếp với các em học sinh lớp 3A như sau:
Giáo viên.
Học sinh
Hỏi: Các em có thích học môn tập đọc không ?
Ở nhà các em có thường đọc bài ở nhà hay không ?
Về nhà em thường ngồi học và đọc bài ở đâu?
 19 em thích học
 10 em không thích học
 17 em thường xuyên đọc 
 12 em ít đọc
 5 em ngồi học ở góc học tập
 18 em ngồi học ở bàn
 6 em ngồi học trên giường
Qua bài vừa học tôi gọi 6 em đọc thì có 3 em đọc đúng rõ ràng, 2 em đọc với mức trung bình , 1 em đọc rất chậm, ngắt nghỉ sai.
Với thực tế dự giờ, trao đổi với học sinh lớp 3A tôi đã thu được kết quả: kỹ năng đọc của các em còn hạn chế, hầu hết các em ít đọc, chưa ngắt nghỉ hơi đúng quy định, về nhà các em ít đọc bài ở nhà, vào lớp không chú ý nghe giảng.
Vào đầu năm học tôi được nhà trường phân công dạy lớp 3C sĩ số là 33 em trong đó có 15 em học sinh nam và 18 em học sinh nữ. Tôi tiến hành trực tiếp giảng dạy môn tập đọc , nhằm mục đích rèn đọc đúng. Và tạo hứng thú, yêu thích môn tập đọc để học sinh đọc rõ ràng, lưu loát, đúng tốc độ, ngắt nghỉ đúng chỗ. Để đạt được mục đích của mình tôi tiến hành khảo sát kỹ năng đọc của học sinh qua bài đọc.
Qua khảo sát tôi thu được kết quả như sau:
+ Đọc rõ ràng, mạch lạc đúng từ, tiếng, ngắt hơi đúng quy định, khoảng 10 em.
+ Đọc lẫn lộn giữa th/kh, ch/tr: 6 em
+ Đọc đúng nhưng ngắt chưa đúng: 7 em
+ Đọc chậm chưa tròn câu: 4 em
+ Đọc sai lẫn bỏ chữ, sai vần: 6 em
Nhận xét đánh giá phân tích nguyên nhân:
+ Dựa vào kỹ năng đọc của học sinh tôi thấy các em đọc chưa đạt yêu cầu là do các nguyên nhân:
+ Do học sinh chưa chú ý đến đọc mẫu và phần luyện đọc của giáo viên.
+ Do ngôn ngữ phát âm sai giữa th/kh; ch/tr; l/n; v/d/gi học sinh không sửa được.
+ Do học sinh đọc nhanh, đọc cẩu thả dẫn đến bỏ chữ.
+ Do tư thế đứng và cầm sách khi đọc có em để sách tại bàn rồi đứng lên nhìn xuống để đọc.
+ Do giáo viên chưa chú ý đến chỗ sai để sửa cho học sinh một cách tỉ mỉ.
Từ thực trạng trên tôi đã tìm tòi học hỏi và quyết định đề  ...  để rút ra cách đọc đúng và sai cho bản thân. Cuối cùng tôi kết luận và hướng cách sửa chữa để về nhà các em luyện đọc đúng. Cuối tuần vào tiết sinh hoạt chủ nhiệm tôi đều có phần thưởng cho các em có giọng đọc hay và đúng. Sau hơn một tháng luyện đọc liên tục tôi thu được kết quả thật bất ngờ.
+ Học sinh đọc đúng rõ ràng: 26 em
+ Đọc chậm ngắt nghỉ sai:2em
+ Đọc lẫn giữa chữ này sang chữ khác:3 em
+ Đọc dúng về ngắt nghỉ nhưng sai vần: 2 em
* Đối với các em đọc chậm và nhỏ, ngắt nghỉ sai, đọc lẫn tôi nhắc nhở động viên trong giờ học phải chú ý theo dõi bạn, nghe cô đọc mẫu đọc nhẩm theo, về nhà đọc thêm nhiều sách, báo đọc lại các bài tập đã học qua và làm một số bài tập ngắt nhịp, câu.
Phần thứ IV: KẾT QUẢ
Theo kinh nghiệm và sự tìm tòi nghiên cứu của bản thân. Khi tổ chức giờ dạy tập đọc tôi đã thu được kết quả sau:
Lớp
Tổng số HS
Đọc đúng mẫu
Ngắt chưa đúng
Đọc sai âm đầu, vần
3C
33
26
4
3
Qua bản thống kê trên tôi nhận thấy phương pháp tôi thực nghiệm đã đạt được kết quả đáng kể. Thực tế trên lớp tôi dạy, học sinh tiến bộ hẳn lên không những ở phân môn tập đọc mà còn ở những môn học khác nữa. Các em cảm thấy mạnh dạn tự tin phấn khởi hơn khi vào tiết học. Đây chính là nền tảng vững chắc cho các em học lớp cao hơn sau này. Từ kết quả tôi khẳng định con đường tìm tòi nghiên cứu và áp dụng qua nghiên cứu là đúng, đem lại kết quả khả quan trong giảng dạy.
Đặc biệt sau mỗi lần kiểm tra và mỗi kỳ thi số phần quà tặng nhiều hơn, có được kết quả như vậy là do học tốt kéo lên. Khi đọc tiến bộ các em ham đọc, ham tìm hiểu thì các em tỏ ra hiểu biết hơn, ngoan hơn biết vâng lời nên chất lượng về hạnh kiểm cũng cao hơn.
Đây là một trong những thành công của tôi trong quá trình vận dụng phương pháp mới vào hướng dẫn học môn tập đọc và nhất là rèn đọc đúng cho học sinh lớp 3.
Phần thứ V: BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
Để luyện “đọc đúng” cho học sinh trong lớp tôi đã thực hiện hướng dẫn học sinh như sau:
Luyện cho học sinh làm chủ tia mắt khi đọc.
Trước hết phải luyện cho học sinh đọc không bỏ sót tiếng, không thêm tiếng, không lạc dòng, các em phải biết đọc trơn, để luyện đọc trơn, giáo viên đọc mẫu rồi cho học sinh luyện đọc từ ngữ câu. Hình thức đọc: cá nhân, nhóm hoặc đồng thanh cả lớp.
Luyện chính âm.
Đọc đúng các phụ âm đầu: có ý thức phân biệt để không đọc “việc nàm, khứ hai, nong nanh, cái gỗ” mà các em phải đọc là “việc làm, thứ hai, long lanh, cái rổ”.
Đọc đúng các âm chính: có ý thức phân biệt để không đọc: “iu tiên, mua riệu, chấm múi.” Mà đọc là “ưu tiên, mua rượu, chấm muối”
Đọc đúng các âm cuối: cố gắng không đọc “luông luông, ngạc mũi, đau tai ” mà đọc “luôn luôn, ngạt mũi, mua rượu, đau tay”
Đọc đúng các thanh: phân biệt giữa thanh hỏi và thanh ngã và tiếng Nam bộ “Rỏ ràng, mỏ màng, bé ngả” phải đọc là “Rõ ràng, mỡ màng, bé ngã”
Muốn vậy trước tiên giáo viên cần bồi dưỡng cho học sinh nói, đọc đúng chính âm càng sớm càng tốt, tiếp dó chúng ta cần nắm các biện pháp chữa lỗi phát âm bao gồm: chữa lỗi phát âm theo mẫu, chữa lỗi phát âm bằng biện pháp cấu âm, chữa lỗi bằng âm trung gian.
Ngoài 3 biện pháp chữa lỗi phát âm trên ta còn có thể tập hát để giúp học sinh phát âm đúng một vài âm thanh như thanh huyền, thanh sắc, thanh ngang
3. Luyện đọc đúng còn bao gồm: cả việc đọc đúng tiết tấu , đọc đúng chỗ ngắt, nghỉ hơi.
Việc ngắt hơi phải phù hợp với các dấu câu: nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu ở hơn ở dấu chấm, đọc đúng các ngữ điệu câu: lên giọng ở câu hỏi, hạ giọng ở cuối câu kể. thay đổi giọng cho phù hợp với tình cảm cần diễn đạt trong câu. Với câu cầu khiến cần nhấn giọng phù hợp để thấy rõ các nội dung cầu khiến khác nhau. Ngoài ra còn phải hạ giọng khi đọc bộ phận khi giải thích câu
Như vậy “Đọc đúng” bao gồm cả một số tiêu chuẩn của đọc diễn cảm.
4. Luyện cho học sinh làm chủ các thông số âm thanh riêng lẻ: 
Để chuẩn bị cho việc học sinh đọc đúng ngữ điệu, luyện đọc diễn cảm. Đây là luyện cho học sinh có kĩ thuật nâng giọng, hạ giọng, kéo dài giọng, nhấn giọng, lới giọng, đọc to, đọc nhỏ
5. Trình tự luyện đọc đúng:
Trước khi lên lớp giáo viên phải dự tính ngăn ngừa các lỗi khi đọc. Tùy đối tượng học sinh, giáo viên xác định các lỗi phát âm mà học sinh trong lớp mình dễ mắc phải để xác định ra tiếng, từ, câu khó luyện đọc trước.
Khi lên lớp đầu tiên giáo viên đọc mẫu rồi cho cả lớp đọc đồng thanh, sau cùng cho các em đọc cá nhân các tiếng, từ khó này. Với các câu mà giáo viên dự tính sẽ có nhiều em đọc sai phách câu (ngắt nghỉ không đúng chỗ) cũng làm như vậy. Cuối cùng mới đọc hoàn chỉnh cả đoạn bài.
Với cách làm như vậy, qua tháng thứ hai khảo sát tôi thu được kết quả:
Học sinh đạt yêu cầu: 27 học sinh
Học sinh chưa đạt yêu cầu: 6 học sinh
Qua cách rèn luyện trên tôi nhận thấy học sinh lớp mình ngày đọc một tiến bộ hơn, đọc nhanh, rõ ràng, lưu loát, ngắt nghỉ đúng quy định. Song bên cạnh đó còn một số em đọc chậm vì quá chú ý đến rèn đọc đúng để không sai âm đầu hoặc vần. Tôi đã tận tình hướng dẫn rèn luyện nhắc nhở về nhà các em phải đọc trước bài, thì các em mới đọc nhanh đọc đúng được. Ngoài ra khi các em đứng lên đọc cần phải đứng đúng tư thế cầm sách vừa tầm mắt không lười biếng đặt sách ở bàn mà cúi đầu xuống đọc. Cùng với việc rèn luyện đọc từng cá nhân tôi còn khuyên các em nên học nhóm theo một bạn học tốt kèm một bạn chưa tốt. Nhưng còn đạt hiệu quả hơn khi tôi luôn chú ý khích lệ bằng nhiều hình thức khi thì khen trước lớp, khi thì chỉ ra cái hay khi bạn đọc, khi thì tặng quà cho các em đọc hay nhất tôi thường nói với em “Dốt đến đâu học lâu cũng biết”. Từ những cái hay các em rút ra, nhìn thấy được cái dở của mình và có biện pháp sửa đổi.
Để các em đọc bài được tốt ở nhà cũng như ở lớp tôi đều nhắc nhở các em phải đọc ở nơi có đầy đủ ánh sáng.
Ở lớp: Tôi thường nhắc các em mở các cánh cửa sổ phòng học để không khí thoáng mát, ánh sáng đầy đủ.
Ở nhà: Tôi yêu cầu các em cần phải tạo cho mình một nơi ngồi học có đầy đủ ánh sáng, bàn ghế phù hợp và yên tĩnh. Không nên nằm trên giường ngủ để đọc sách hoặc học bài.
Ngoài việc cần đọc đúng tôi còn hướng dẫn cho các em đọc diễn cảm, đọc to, đọc nhanh, khi các em đã đọc đúng rồi từ đó các em yêu thích đọc hơn, cảm thụ được văn thơ, hiểu được các bài toán, trả lời tốt các câu hỏi ở các môn học khác.
Việc làm của tôi đã diễn ra liên tục, sau mỗi bài học, mỗi tháng lại có phiếu kiểm tra cách đọc đúng của học sinh. Tôi rất mừng các em đã học tập tiến bộ hơn nhiều không chỉ ở môn tập đọc mà cả những môn học khác.
Phần thứ VI: KẾT LUẬN.
 Thông qua thực tế giảng dạy trên lớp hàng ngày tôi đi đến kết luận rằng: 
Muốn rèn luyện cho học sinh đọc đúng tốt thì vai trò của người thầy giáo đặc biệt quan trọng bởi người thầy giáo luôn là tấm gương sáng, mẫu mực trong cách đọc đúng để học sinh bắt chước. Trong mỗi giờ tập đọc, người thầy phải hướng dẫn cách đọc cho học sinh thật tỉ mỉ từng từ, từng câu văn, từng đoạn văn, phải kiên trì uốn nắn, sửa chữa kịp thời tùy theo từng đối tượng học sinh thật tận tình chu đáo.
 Nâng cao chất lượng dạy và học là vấn đề then chốt để góp phần vào chất lượng thì việc rèn cho học sinh đọc tốt phân môn tập đọc cũng như các phân môn học khác thì bản thân giáo viên là người có kỹ năng mà mình đòi hỏi học sinh có được. Nghĩa là muốn học sinh đọc đúng thì trước hết giáo viên phải đọc chính xác, giọng chuẩn và có trình độ mới thấy được cái sai của học sinh để sửa lại cho đúng. Bởi một lý do đơn giản là học sinh tiểu học hay bắt chước mẫu, cô làm đúng thì trò cũng sẽ làm đúng theo và ngược lại.
Do đó trước khi dạy một bài học nào nhất thiết giáo viên phải chuẩn bị chu đáo từ giáo án đến đồ dùng trực quan. Lời lẽ giản dị, trong sáng để gây hứng thú học tập cho các em.
Đọc đúng thực sự là một nhu cầu to lớn của người đi học, đọc để đến với những hiểu biết cao hơn. Vươn tới những thành tựu tri thức cao hơn và nhất là trong thời đại văn minh hiện nay thì việc đọc ở mỗi con người không thể thiếu được.
Với cách dạy rèn đọc này không chỉ áp dụng chương trình lớp ba. Mà theo tôi nghĩ là môn tập đọc yêu cầu cần trọng tâm là rèn luyện cách đọc cho học sinh nên có thể áp dụng cho chương trình tập đọc tiểu học.
Trong quá trình nghiên cứu học hỏi tài liệu, áp dụng nghiên cứu, giảng dạy thực tế, học hỏi đồng nghiệp tôi đã rút ra được kinh nghiệm cho bản thân. Tuy nhiên kết quả vẫn còn hạn chế do nhiều nguyên nhân.
Học sinh đa số là con nhà nông nên về nhà ít được quan tâm nhiệt tình của phụ huynh. Một số em là con nhà nghèo nên sử dụng sách cũ đã ghi sẵn các câu trả lời của tìm hiểu bài Làm gây mất hứng thú khi đọc và tìm hiểu bài.
Học sinh còn nhút nhát nên dẫn đền thụ động trong giờ học.
Một số em đọc sai, đọc không đạt vì mất căn bản từ lớp 1.
Để nâng cao chất lượng đọc cho học sinh tiểu học tôi có một số kinh nghiệm như sau:
Học sinh từ lớp một phải đọc đúng âm, vần, chữ cái để các lớp sau đọc lưu loát, rõ ràng.
Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình.
Luôn chú ý đến trẻ, nhắc nhở tuyên dương đúng lúc, đúng cách.
Trên đây là một số kinh nghiệm “Rèn kỹ năng đọc đúng môn tập đọc” cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp ba nói riêng mà tôi đã tìm tòi học hỏi tài liệu, đồng nghiệp và ghi chép lại trong quá trình giảng dạy. Tôi rất mong được sự chỉ dẫn và đóng góp ý kiến của thầy cô, những người đi trước cùng các đồng nghiệp để dạy tập đọc cho học sinh đạt được nhiều kết quả cao hơn, góp phần nhỏ bé đưa sự nghiệp giáo dục phát triển.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Tân Bình, ngày 11 tháng 01 năm 2010
	Người thực hiện
	Vũ Thị Kim Liên 
MỤC LỤC
Phần I: NHẬN THỨC VẤN ĐỀ.	1
Phần II: ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH.	3
Phần III: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.	3
I/. Các phương tiện dạy học chủ yếu.	3
II/. Các bước lên lớp của một tiết dạy tập đọc lớp 3.	4
III/. Cơ sở nghiên cứu.	4
IV/. Đề xuất giải pháp.	8
Phần IV: KẾT QUẢ.	11
Phần V: BÀI HỌC KINH NGHIỆM.	12
Phần VI: KẾT LUẬN.	15
XÉT DUYỆT CỦA BGH NHÀ TRƯỜNG
	Tân Bình, ngày  tháng năm 2010
	Ban giám hiệu.
XÉT DUYỆT CỦA HĐKH – GD HUYỆN
	, ngày .. tháng  năm 2010
XÉT DUYỆT CỦA HĐKH – GD TỈNH
	, ngày .. tháng  năm 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN LOP 3(1).doc