Giáo án môn học lớp 3 (buổi chiều) - Tuần 35

Giáo án môn học lớp 3 (buổi chiều) - Tuần 35

Tuần 35:

Ngày soạn: 9/5/2012

Ngày giảng: 14/5/2012

Thứ hai ngày 14 tháng 5 năm 2012

Hoạt động tập thể

MÚA HÁT

I. Mục tiêu.

 - Học sinh thoải mái sau một ngày học căng thẳng.

 - Rèn cho học sinh có tinh thần tự nhiên khi biểu diễn.

II. Chuẩn bị: - Nội dung

III. Các hoạt động dạy học

 

doc 21 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 620Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học lớp 3 (buổi chiều) - Tuần 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 35:
Ngày soạn: 9/5/2012
Ngày giảng: 14/5/2012
Thứ hai ngày 14 tháng 5 năm 2012
Hoạt động tập thể
Múa hát
I. Mục tiêu.
 - Học sinh thoải mái sau một ngày học căng thẳng. 
 - Rèn cho học sinh có tinh thần tự nhiên khi biểu diễn.
II. Chuẩn bị: - Nội dung
III. Các hoạt động dạy học
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn
a. Hát tập thể
b. Hát cá nhân
- Cho cả lớp ôn lại các bài hát đã học từ đầu năm đến giờ.
- Cho HS nhận xét.
 - Giáo viên chỉnh sửa uốn nắn tư thế biểu diễn cho HS.
 - GV nhận xét sửa sai. biểu dương cá nhân biểu diễn hay .
- HS thực hiện
 - Học sinh lấy tinh thần xung phong .Sau khi em đó hát xong có quyền chỉ định bạn khác.
c. Hát tốp ca
 - Gọi một số nhóm lên trình diễn bài hát các em yêu thích
- Nhận xét, tuyên dương nhóm biểu diễn hay.
- HS thực hiện
d. Múa
-Cho HS cả lớp múa một số bài các em đã học
- Gọi một số nhóm trình diễn.
-GV cùng cả lớp nhận xét, tuyên dương. 
- HS thực hiện
3. Củng cố – dặn dò:
 - Nhận xét giờ học.
 - Tuyên dương HS, nhóm hát hay.
- VN tập biểu diễn.
IV. Rút kinh nghiệm:
Hướng dẫn học (T)
Ôn tập về giải toán
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
Củng cố cách giải bài toán có lời văn.
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1.GTB
2.Hướng dẫn
Bài 1
Bài 2
Bài 3
Bài 4
3.Củng cố - dặn dò:
-Cho HS hoàn thiện BT trong VBT và làm thêm các BT sau:
-Nêu BT, hướng dẫn, yêu cầu HS làm
Bài 1:
Người ta chở dưa đến chợ bán, cả ba chuyến được tất cả 834 quả dưa. Chuyến thứ nhất chở được 268 quả. Chuyến thứ hai chở được 284 quả. Hỏi chuyến thứ ba chở được bao nhiêu quả dưa?
Bài 2:
Một thùng đựng 20l dầu. 3 chiếc can như nhau đựng tất cả 15l dầu. Hỏi số dầu đựng trong thùng gấp mấy lần số dầu đựng trong một chiếc can?
Bài 3:
Một xưởng làm đồ chơi trẻ em dùng trong 6 ngày hết 12kg sơn trắng và 84kg sơn màu. Hỏi mỗi ngày xưởng đó dùng bao nhiêu kilôgam sơn? Giải bài toán bằng hai cách. (Mức dùng các ngày như nhau).
Bài 4:
Mỗi lớp của khối lớp Ba được chọn 12 bạn đồng diễn thể dục và 7 bạn cầm cờ trong ngày Hội khoẻ của trường. Hỏi 5 lớp của khối Ba có bao nhiêu bạn tham gia đồng diễn và được cầm cờ? (Giải theo hai cách).
-Nhận xét tiết học
-VN ôn bài
-Theo dõi
- Hoàn thiện bài
-Đọc BT, làm bài - chữa
Bài 1:
Chuyến thứ ba chở được số quả dưa là:
834 - (268 + 284) = 282 (quả)
Đáp số: 282 quả dưa
Bài 2:
Một chiếc can đựng số lít dầu là:
15 : 3 = 5 (l)
Số dầu đựng trong thùng gấp số lần số dầu đựng trong một chiếc can là:
20 : 5 = 4 (lần)
Đáp số: 4 lần
Bài 3:
*Cách 1:
Cả 6 ngày dùng hết số sơn là:
12 + 84 = 96 (kg)
Mỗi ngày dùng hết số sơn là:
96 : 6 = 16 (kg)
*Cách 2:
Số kilôgam sơn trắng dùng mỗi ngày là:
12 : 6 = 2 (kg)
Số kilôgam sơn màu dùng mỗi ngày là:
84 : 6 = 14 (kg)
Số kilôgam sơn dùng mỗi ngày là:
2 + 14 = 16 (kg)
 Đáp số: 16kg sơn
Bài 4:
*Cách 1:
Số bạn đồng diễn và cầm cờ ở mỗi lớp là:
12 + 7 = 19 (bạn)
Số bạn đồng diễn và cầm cờ của cả khối ba là:
19 x 5 = 95 (bạn)
*Cách 2:
Số bạn đồng diễn của cả khối Ba là:
12 x 5 = 60 (bạn)
Số bạn cầm cờ của cả khối Ba là:
7 x 5 = 35 (bạn)
Số bạn cầm cờ và đồng diễn của cả Ba khối là:
60 + 35 = 95 (bạn)
 Đáp số: 95 bạn
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 10/5/2012
Ngày giảng: 15/5/2012
Thứ ba ngày 15 tháng 5 năm 2012
Hoạt động tập thể
Trò chơi: Kéo co
I. Mục tiêu:
- HS biết cách chơi trò chơi (chơi chủ động, tích cực).
II. Chuẩn bị:
-GV: nội dung
-HS: Dây thừng
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1.GTB
2.Hướng dẫn
3.Củng cố - dặn dò:
-Trực tiếp
-GV phổ biến nội dung giờ học
-Cho HS khởi động
-Cho HS chơi trò chơi: Kéo co
+GV phổ biến cách chơi trò chơi
+Nêu luật chơi
+Cho HS chơi thử
-Nhận xét tuyên dương đội thắng cuộc
-Nhận xét tiết học
-VN ôn bài
-HS tập trung
-Giậm chân tại chỗ, vỗ tay và hát
-Khởi động các khớp
-Theo dõi
-HS chơi thử 
-HS chơi trò chơi
-HS chơi phân thắng thua
IV. Rút kinh nghiệm:
Hướng dẫn học (T)
Giải toán có lời văn
I.Mục tiêu:
-Củng cố cách giải bài toán có lời văn.
II. Đồ dùng:
 - Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy - học
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1. GTB
2. Hướng dẫn
Bài 1
Bài 2
Bài 3
Bài 4
3. Củng cố - dặn dò:
- Cho HS hoàn thiện BT trong VBT và hướng dẫn làm thêm các BT sau:
-Nêu BT, hướng dẫn- Y/c làm bài
Bài 1:
Đặt một đề toán theo hình vẽ tóm tắt sau rồi giải:
 162m
 ?m ?m
Bài 2:
21kg dầu ăn dùng trong 7 ngày.
30kg dầu ăn dùng trong... ngày?
Bài 3:
Tuổi của bố, mẹ và Lan cộng lại là 78 tuổi. Tổng số tuổi của bố và mẹ là 69. Tổng số tuổi của mẹ và Lan là 42. Hỏi tuổi của mỗi người?
Bài 4:
Có 5 gói kẹo đựng số kẹo như nhau. Nếu lấy ở mỗi gói ra 8 cái thì số kẹo còn lại bằng số kẹo 3 gói nguyên. Hỏi lúc đầu mỗi gói có bao nhiêu cái kẹo?
-Nhận xét tiết học
-VN ôn bài
- Hoàn thiện bài – chữa
- Làm bài – chữa
Bài 1:
Đề toán: Có 162m vải, trong đó số vải là màu trắng, còn lại là vải xanh. Hỏi có bao nhiêu mét vải trắng và bao nhiêu mét vải xanh?
Số vải trắng là:
162 : 3 = 54 (m)
Số vải xanh là:
162 - 54 = 108 (m)
 Đáp số: 54m vải trắng
 108m vải xanh
Bài 2:
Một bếp tập thể dùng hết 21kg dầu ăn trong 7 ngày. Với mức ấy, nhà bếp sẽ dùng 30kg dầu ăn trong mấy ngày?
Một ngày dùng hết số dầu là:
21 : 7 = 3 (l)
30kg dầu ăn dùng trong số ngày là:
30 : 3 = 10 (ngày)
Đáp số: 10 ngày
Bài 3:
Tuổi Lan là:
78 - 69 = 9 (tuổi)
Tuổi mẹ là:
42 - 9 = 33 (tuổi)
Tuổi bố là:
69 - 33 = 36 (tuổi)
Đáp số: 36 tuổi
33 tuổi
9 tuổi
Bài 4:
Số kẹo lấy ra là:
8 x 5 = 40 (cái)
40 cái kẹo đó chính là số kẹo trong:
5 - 3 = 2 (gói nguyên)
Lúc đầu mỗi gói có:
40 : 2 = 20 (cái)
Đáp số: 20 cái kẹo
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 12/5/2012
Ngày giảng: 16/5/2012
Thứ tư ngày 16 tháng 5 năm 2012
Mĩ thuật
Vẽ tranh: Tĩnh vật ( lọ hoa và quả )
I. Mục tiêu
-HS nhận biết thêm về tranh tĩnh vật.
-Vẽ được tranh tĩnh vật và vẽ màu theo ý thích.
II. Chuẩn bị:
-Sưu tầm tranh tĩnh vật và một vài tranh khác loại của các hoạ sĩ và của HS.
-Hình gợi ý cách vẽ hình, vẽ màu.
-Vở tập vẽ
III. Các hoạt động dạy học
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1. GTB
2. Hướng dẫn
*HĐ1: Quan sát, nhận xét
*HĐ2: Cách vẽ tranh
*HĐ3: Thực hành
*HĐ4: Nhận xét, đánh giá
3. Dặn dò:
-GV giới thiệu một số tranh tĩnh vật
và tranh khác loại (tranh sinh hoạt, phong cảnh, các con vật, chân dung,...) để HS phân biệt được:
+Tranh tĩnh vật với các tranh khác loại.
+Vì sao gọi là tranh tĩnh vật?
-Giới thiệu một số tranh để HS nhận biết về đặc điểm của tranh tĩnh vật:
+Hình vẽ trong tranh (lọ, hoa và quả cây...)
+Màu sắc trong tranh (vẽ màu nh thực hoặc vẽ màu theo ý thích)
-GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ tranh để HS nhận ra:
+Cách vẽ hình:
.Vẽ phác hình vừa với phần giấy quy định.
.Vẽ lọ, vẽ hoa,...
+Cách vẽ màu:
. Nhìn mẫu hoặc nhớ lại màu lọ, hoa để vẽ.
. Vẽ màu lọ, hoa theo ý thích, có đậm, có nhạt.
.Vẽ màu nền cho tranh sinh động hơn.
-GV nêu yêu cầu của bài tập:
+Nhìn mẫu thực để vẽ.
+Có thể vẽ theo ý thích:
.Kiểu lọ
.Loại hoa (hoa cúc, hoa sen,...)
.Màu sắc theo cảm nhận riêng (tự do)
.Vẽ thêm quả cây cho tranh sinh động hơn.
-Yêu cầu HS thực hành
-GV quan sát và gợi ý thêm
-GV giới thiệu một số bài đã hoàn thành, đẹp và gợi ý HS nhận xét về:
+Bố cục (hình vẽ vừa với phần giấy)
+Hình vẽ lọ, hoa (rõ đặc điểm)
+Màu sắc (trong sáng, có đậm nhạt)
-GV tóm tắt và xếp loại bài vẽ: đẹp, đạt yêu cầu,...
-VN quan sát ấm pha trà.
-Sưu tầm tranh, ảnh các loại ấm pha trà.
-Theo dõi
-HS quan sát và nhận xét.
-Là loại tranh vẽ đồ vật như lọ, hoa, quả,... vẽ các vật ở dạng tĩnh
-HS quan sát hình gợi ý
-HS xem một vài tranh tĩnh vật (có cách thể hiện khác nhau) để thấy cách vẽ màu và cảm thụ vẻ đẹp của tranh.
-Theo dõi
-HS thực hành
-Nhận xét, xếp loại
IV. Rút kinh nghiệm:
Hướng dẫn học (LT - C)
Ôn tập cuối học kì 2
I. Mục đích yêu cầu:
- Ôn tập về nhân hoá.
- Luyện tập về các dấu câu đã học.
II. Đồ dùng: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy - học:
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1.GTB
2.Hướng dẫn
Bài 1
Bài 2
Bài 3
Bài 4
Bài 5
3. Củng cố - dặn dò:
-Nêu BT, hướng dẫn, yêu cầu HS làm - chữa
Bài 1:
Đọc khổ thơ, đoạn văn sau, gạch một gạch dưới những từ ngữ chỉ sự vật được nhân hoá, hai gạch dưới những từ ngữ dùng để nhân hoá và viết tiếp vào chỗ trống để nêu tác dụng của biện pháp nhân hoá:
a) Lúc ấy
Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông
Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ
Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ
Chỉ còn tiếng đàn ngân nga
Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà
Ngày mai
Chiếc đập lớn nối liền hai khối núi
Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên
Sông Đà chia ánh sáng đi muôn ngả
Từ công trình thuỷ điện lớn đầu tiên.
(Quang Huy)
Những hình ảnh nhân hoã trong khổ thơ trên có tác dụng:.....................................
b. Hãy xem cảnh trang trại náo động đến mức nào! Những con công lớn màu xanh lam và vàng óng, mào mỏng như vải lưới, đậu ngất nghểu trên giàn cao nhận ra những kẻ mới trở về và cất lên tiếng kèn chào inh ỏi. Bầy gà đang ngủ giật mình tức giấc. Hết thảy đều bật giật: nào chim câu, nào vịt, nào gà tây, gà Nhật Bản. Cả đàn gia cầm vui mừng như điên; đàn gà mái bàn nhau sẽ thức thâu đêm...
 Đàn gia súc trở về giữa cảnh tưng bừng náo nhiệt ấy. Còn gì thú vị bằng cảnh sắp xếp nối ăn chốn ở này. Lũ cừu đực già xúc động gặp lại cái máng ăn cũ của mình. Còn bầy cừu non, những con bé bé tí mới sinh ra trong chuyến đi, chưa bao giờ biết đến trang trại thì ngơ ngác nhìn nhau.
Những hình ảnh nhân hoá trong đoạn văn trên có tác dụng:...............................
Bài 2a. Gạch dưới những từ ngữ dùng để nhân hoá trong khổ thơ sau:
Con cá rô ơi, chớ có buồn
Chiều chiều Bác vẫn gọi rô luôn
Dừa ơi, cứ nở hoa đơm trái
Bác vẫn chăm tay tưới ướt bồn.
(Tố Hữu)
b. Trong khổ thơ trên, các sự vật được so sánh bằng cách nào? Hãy viết tiếp vào chỗ trống để trả lời:
Các sự vật trong khổ thơ trên được nhân hoá bằng cách:........................................
Bài 3: Nêu tác dụn ... n văn trên có tác dụng tả cảnh trang trại rất sinh động, náo động. Những con vật được tả thú vị, có tính cách, tâm hồn như con người.
Bài 2: a.
Con cá rô ơi, chớ có buồn
Chiều chiều Bác vẫn gọi rô luôn
Dừa ơi, cứ nở hoa đơm trái
Bác vẫn chăm tay tưới ướt bồn.
(Tố Hữu)
b. Những sự vật trong đoạn thơ trên được nhân hoá theo 2 cách: sử dụng những từ chỉ hoạt động, đặc điểm của con người để chỉ sự vật (cá rô-buồn), nói với sự vật (cá rô, dừa) như nói với con người (ơi, chớ có).
Bài 3:
a. Dấu hai chấm này dùng để dẫn lời giải thích.
b. Dấu hai chấm này dùng để dẫn lời giải thích.
c. Dấu hai chấm này dùng để dẫn lời nhân vật.
d. Dấu hai chấm này dùng để dẫn lời giải thích
e. Dấu hai chấm này dùng để dẫn lời nhân vật.
Bài 4:
Cách đây một tháng, bà vào Huế xây mộ mẹ của bà- tức bà cụ của chúng tôi. Hôm bà về tôi và em Đốm cùng bố mẹ ra ga đón. Tối ấy, bà chia quà cho:
 nào mè xửng, kẹo cau, lại mắm tôm chua mỗi nhà một lọ.
Tôi hỏi bà : 
- Bà ơi , sao gọi là kẹo cau hả bà? 
Bà tươi cười giảng giải về quả cau, miếng cau bổ ra nom giống hình cái kẹo này.
Em Đốm lại hỏi : 
- Bà ơi, có giống tứ kẹo cau bà ăn hồi còn bé không ạ? 
Bà vui vẻ gật đầu. Em chăm mới đầy năm, mọc được tám cái răng, ngồi gọn trong lòng bà, cũng thò tay vào gói kẹo mà nói : “Măm măm”. Cả nhà cười vui vẻ vì tính háu ăn của Chăm.
(Vũ Tú Nam)
Bài 5:
a. Bộ phận gạch chân là bộ phận trả lời cho câu hỏi : ở đâu?
b. Bộ phận gạch chân là bộ phận trả lời cho câu hỏi : Khi nào?
c. Bộ phận gạch chân là bộ phận trả lời cho câu hỏi : Khi nào?
Bộ phận in đậm là bộ phận trả lời cho câu hỏi: Vì sao?
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 12/5/2012
Ngày giảng: 17/5/2012
Thứ năm ngày 17 tháng 5 năm 2012
Âm nhạc
Hát bài tự chọn
I. Mục tiêu: 
- Hs ôn lại các bài hát đã đợc học trong chơng trình
- Rèn cho HS tính bạo dạn, tự tin trớc đông ngời
- Luyện cho hs giọng hát hay, yêu thích văn nghệ.
II. Đồ dùng:
- Nhạc cụ
III. Các hoạt động dạy học
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hớng dẫn
*HĐ1: Hát tập thể 
* HĐ2: Hát cá nhân:
3. Củng cố – dặn dò:
- Nêu yêu cầu tiết học
- Hãy kể tên các bài hát đã học
- GV cho cả lớp ôn lại các bài hát đã học
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
- Cho HS hát cá nhân: lấy tinh thần xung phong lên hát trớc. Khi hát xong GV cho HS đó có quyền chỉ định bạn khác hát.
Sau mỗi tiết mục GV cùng cả lớp vỗ tay động viên
- Khen ngợi những em có giọng hát hay, phong cách biểu diễn tự nhiên.
- Theo dõi
a)HS nối tiếp nhau kể tên các bài hát đã học.
- Ôn lại các bài hát đã học theo hớng dẫn của GV.
- Biểu diễn cá nhân
IV. Rút kinh nghiệm:
Hướng dẫn học
Luyện phát âm và viết đúng 
hai phụ âm đầu l - n
I. Mục đích, yêu cầu:
- Sau bài học tiếp tục giúp học sinh:
- Đọc và viết đúng các từ ngữ có phụ âm đầu l – n.
- Rèn kĩ năng nghe, đọc, nói, viết đúng qua luyện đọc, luyện viết, qua cách diễn đạt và đối thoại trực tiếp.
- Giáo dục nói và viết đúng các từ ngữ có phụ âm đầu l – n.
II. Đồ dùng:
GV: Phấn màu, bảng phụ
HS: Bảng con 
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn
- Tìm các từ, câu có phụ âm đầu 
l - n?
- HS nêu, viết bảng
a. Luyện đọc
- GV chọn 1 đoạn hoặc 1 bài tập đọc trong SGK Tiếng Việt
- Đọc mẫu toàn bài
- Gọi 1 HS đọc lại bài, yêu cầu lớp quan sát và gạch chân dưới các tiếng có âm đầu l – n.
- Yêu cầu HS tìm trong bài tập đọc những tiếng có phụ âm đầu l?
+ GV ghi bảng
+ Khi đọc những tiếng có âm đầu l ta phải đọc như thế nào?
+ HD HS luyện đọc các tiếng có âm đầu l.
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc – cả lớp đọc thầm. Gạch chân dưới các tiếng có âm đầu l – n
- HS nêu
- Lớp nhận xét, bổ sung
- Khi đọc uốn cong lưỡi.
- HS đọc cá nhân, đọc theo tổ, theo nhóm.
- Yêu cầu HS tìm trong bài tập đọc những tiếng có phụ âm đầu n?
+GV ghi bảng
+ Khi đọc những tiếng có âm đầu n ta phải đọc như thế nào?
- Hướng dẫn HS luyện đọc các tiếng có âm đầu n.
- HS nêu
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Đầu lưỡi để sát chân răng của hàm răng trên
- HS đọc cá nhân, đọc theo tổ, theo nhóm.
*Luyện đọc từ, cụm từ, câu
- Cho HS luyện đọc các cụm từ chứa tiếng bắt đầu bằng l - n 
- Hướng dẫn HS luyện đọc nối tiếp câu.
- GV nhận xét
- HS đọc cá nhân nối tiếp, đọc theo tổ
- HS đọc nối tiếp
* Luyện đọc cả bài
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
- Đoạn văn viết về nội dung gì?
- Vậy để làm nổi rõ nội dung của đoạn văn chúng ta cần lưu ý điều gì?
- GV nhận xét, chốt cách đọc
- Gọi HS đọc bài
- 1 HS đọc cả bài
- HSTL
- 2 HS đọc bài
b. Luyện viết
GV đưa nội dung bài tập:
Điền l hay n vào chỗ chấm:
Quờ em
Bên này à úi uy nghiêm
Bên kia à cánh đồng iền chân mây
Xóm àng xanh mát bóng cây
Sông xa trắng cánh buồm bay ưng trời.	
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Bài tập yêu cầu gì?
- GV tổ chức cho HS chơi tiếp sức.
- Chữa bài – Tổng kết trò chơi.
- GV đọc cho HS viết nội dung bài tập vào vở
- 1 HS đọc
- HSTL
- 3 tổ tham gia trò chơi
- HS viết bài
Quờ em
Bên này là núi uy nghiêm
Bên kia là cánh đồng liền chân mây
Xóm làng xanh mát bóng cây
Sông xa trắng cánh buồm bay lưng trời.	
c. Luyện nghe, nói:
- GV hướng dẫn HS nói:
Lúa ngô là cô đậu nành
Đậu nành là anh dưa chuột
Dưa chuột là ruột dưa gang
Dưa gang là nàng dưa hấu
Dưa hấu là cậu lúa ngô
Lúa ngô là cô đậu nành.
+ Hướng dẫn HS luyện nói.
+ Luyện nói trong nhóm 2
+ Cho HS nói trước lớp
- HS quan sát
- HS luyện nói cá nhân
- Luyện nói trong nhóm
- Luyện nói trước lớp, lớp nhận xét.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhắc lại nội dung
- VN: +Luyện nói, viết đúng những tiếng có phụ âm đầu l- n.
+ Tìm và sưu tầm các từ, câu, đoạn; các ví dụ... có tiếng chứa âm đầu l-n.
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 13/5/2012
Ngày giảng: 18/5/2012
Thứ sáu ngày 18 tháng 5 năm 2012
Thể dục
Ôn Nhảy dây - Tung và bắt bóng cá nhân và theo nhóm 2 - 3 người
I. Mục tiêu 
- Ôn nhảy dây, tung và bắt bóng. Yêu cầu biết cách thực hiện đúng và nâng cao thành tích.
- Chơi trò chơi " Chuyển đồ vật". Yêu cầu biết cách chơi và biết tham gia trò chơi một cách chủ động.
II . Đồ dùng dạy học : 
- Bóng, còi, đồ vật. 
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Tập bài thể dục phát triển chung
-Chơi trò chơi HS a thích
-Chạy chậm xung quanh sân.
1 - 2'
 2 x 8 nhịp
1 lần
1'
200- 300m
K K K K K K K K
K K K K K K K K
 C/S K K K K K K K K
V(GV)
-Chạy và tập bài thể dục theo đội hình vòng tròn
2. Phần cơ bản:
-Có thể tổ chức kiểm tra lại cho những HS chưa hoàn thành các động tác đã học trong năm.
-Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2 - 3 người và nhảy dây kiểu chụm chân:
+Tập theo khu vực đã quy định
*các tổ thi nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân
10- 12'
6- 8'
1 lần
 K K K K K K K K
K K K K K K K K
 C/S K K K K K K K K
V(GV)
- HS tung và bắt bóng
-Nhảy dây kiểu chụm hai chân
-Chơi trò chơi “Chuyển đồ vật”
GV nêu tên trò chơi, nhắc lại ngắn gọn cách chơi, rồi chia số HS trong lớp thành các đội đều nhau để các em thi đua, GV làm trọng tài.
5 - 6'
-HS chơi trò chơi
3. Phần kết thúc: 
-Chạy chậm theo vòng tròn thả lỏng, hít thở sâu
-GV nhận xét buổi học, tuyên dơng và nhắc nhở HS.
-Giao bài về nhà: Ôn luyện các nội dung đã học
1- 2'
2- 3'
 C/S > GV 
IV. Rút kinh nghiệm:
Hướng dẫn học (T)
Ôn tập cuối năm
I.Mục tiêu:
-Củng cố một số kiến thức đã học.
II. Đồ dùng: 
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy - học:
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra
B.Bài mới
1.GTB
2.Hướng dẫn
Bài 1
Bài 2
Bài 3
Bài 4
3. Củng cố - dặn dò:
- Cho HS hoàn thiện BT trong VBT và làm thêm các BT sau:
-Nêu BT. Hướng dẫn , yêu cầu HS làm bài
Bài 1:
Cho số 8527.
a) Viết chữ số 6 vào bên trái số đã cho. Số mới lớn hơn số đã cho bao nhiêu?
b) Viết chữ số 6 vào bên phải số đã cho. Số mới lớn hơn số đã cho bao nhiêu?
c) Viết chữ số 6 vào giữa chữ số 5 và chữ số 2 của số 8527. Số mới lớn hơn số đã cho bao nhiêu?
Bài 2:
Có 6 học sinh mua quà sinh nhật để tặng bạn. Họ đưa cô bán hàng 50 000 đồng và nhận số tiền trả lại là 8000 đồng. Nếu chia đều số tiền mua quà sinh nhật cho 6 người thì mỗi người phải trả bao nhiêu tiền?
Bài 3:
Năm nay con 7 tuổi, mẹ 34 tuổi. Hỏi bao nhiêu năm nữa tuổi mẹ sẽ gấp 4 lần tuổi con?
Bài 4:
Lớp 3A có 18 học sinh giỏi về Tiếng Việt, hoặc giỏi về Toán, hoặc giỏi cả về Tiếng Việt lẫn Toán. Tính ra có 13 học sinh giỏi về Tiếng Việt, 15 học sinh giỏi về Toán. Hỏi lớp 3A có bao nhiêu học sinh giỏi cả Tiếng Việt lẫn Toán, có bao nhiêu học sinh chỉ giỏi về Tiếng Việt hoặc chỉ giỏi về Toán?
-Nhận xét tiết học
-VN ôn bài
- Hoàn thiện bài – chữa
-Đọc BT, làm bài - chữa
Bài 1:
a. Viết chữ số 6 vào bên trái của số 8527 được số 68527.
Số mới lớn hơn số đã cho 60000.
b. Viết chữ số 6 vào bên phải của số 8527 được số 85276.
Số 85276 lớn hơn số 8527 là:
85276 - 8527 = 76749.
c. Số mới tìm được là 85627.
Số 85627 lớn hơn số 8527 là:
85627 - 8527 = 77100.
Bài 2:
Số tiền mua quà sinh nhật là:
50000 - 8000 = 42000 (đồng)
Số tiền mỗi người phải trả là:
42000 : 6 = 7000 (đồng)
Đáp số: 7000 đồng
Bài 3:
Hiệu của tuổi mẹ và tuổi con không thay đôit và bằng:
34 - 7 = 27 (tuổi)
Khi tuổi mẹ ggấp 4 lần tuổi con, coi tuổi con là 1 phần thì tuổi mẹ gồm 4 phần như thế, ta có sơ đồ sau:
Tuổi con: 27 tuổi
Tuổi mẹ:
Trên sơ đồ ta thấy 3 lần tuổi con là 27 tuổi, vậy tuổi con lúc tuổi mẹ ggấp 4 lần tuổi con là:
27 : 3 = 9 (tuổi)
Số năm để tuổi mẹ gấp 4 lần tuổi con là:
9 - 7 = 2 (năm)
Đáp số: 2 năm
Bài 4:
Tổng số học sinh giỏi Tiếng Việt và học sinh giỏi Toán là:
13 + 15 = 28 (học sinh)
Cả lớp chỉ có 18 học sinh giỏi về Tiếng Việt, hoặc về Toán, hoặc cả về Tiếng Việt lẫn Toán, như vậy số học sinh vừa giỏi về Tiếng Việt vừa giỏi về Toán là:
28 - 18 = 10 (học sinh)
(xem sơ đồ minh hoạ)
 Giỏi TV và Toán
Giỏi TV Giỏi Toán
Số học sinh chỉ giỏi Tiếng Việt là:
13 - 10 = 3 (học sinh)
Số học sinh chỉ giỏi Toán là:
15 - 10 = 5 (học sinh)
Đáp số:
Giỏi cả TV và T: 10 học sinh
Chỉ giỏi TV: 3 học sinh
Chỉ giỏi Toán: 5 học sinh
IV. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 3 BUOI CHIEU TUAN 35.doc