Một số biện pháp giáo dục trẻ “Sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả"

Một số biện pháp giáo dục trẻ “Sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả"

I-ĐẶT VẤN ĐỀ:

 Như chúng ta đã biết, năng lượng là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu đối với cuộc sống của con người, năng lượng góp phần duy trì sự sống và phát triển đất nước. Nếu như không có năng lượng sẽ không có sự sống mọi thứ sẽ không tồn tại, thế nhưng nguồn năng lượng quý báo của chúng ta đã đang dần hao mòn và gần như cạn kiệt.

-Chính vì vậy mà việc sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả đang là vấn đề cần thiết và cấp bách hiện nay, không chỉ của một cá nhân, một trường học quan tâm mà đó là vấn đề của cả nước Việt Nam nói riêng và các nước thế giới nói chung, vì vậy ta nên giáo dục con người nhận thức việc sử dụng năng lượng tiết kiệm ngay từ nhỏ và trường mẫu giáo là nơi lý tưởng để phát huy vấn đề này.

-Trẻ mẫu giáo là lứa tuổi mà trẻ thích học hỏi hiếu động, khám phá những gì mới lạ, trẻ còn nhỏ tâm hồn trẻ ngây thơ hồn nhiên chưa biết gì về thế giới xung quanh, vì thế ta cần giáo dục trẻ ngay từ lúc này để trẻ phát triển về các mặt đạo đức, thói quen, có hành vi đúng đắn về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm năng lượng để góp phần vào công cuộc xây dựng một cộng đồng xanh và lành mạnh.

-Từ những lý do nêu trên tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả trong trường mầm non” nhằm tìm ra giải pháp tốt hơn góp phần vào công cuộc tiết kiệm năng lượng của toàn thế giới giúp trẻ hình thành thói quen tiết kiệm từ lúc nhỏ để trở thành người có ích cho xã hội.

 

doc 8 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 2959Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp giáo dục trẻ “Sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH NGHIỆM DẠY TRẺ 4 TUỔI
Đề tài:Một số biện pháp giáo dục trẻ 
“Sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả””
 ----- ba -----
I-ĐẶT VẤN ĐỀ:
 Như chúng ta đã biết, năng lượng là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu đối với cuộc sống của con người, năng lượng góp phần duy trì sự sống và phát triển đất nước. Nếu như không có năng lượng sẽ không có sự sống mọi thứ sẽ không tồn tại, thế nhưng nguồn năng lượng quý báo của chúng ta đã đang dần hao mòn và gần như cạn kiệt.
-Chính vì vậy mà việc sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả đang là vấn đề cần thiết và cấp bách hiện nay, không chỉ của một cá nhân, một trường học quan tâm mà đó là vấn đề của cả nước Việt Nam nói riêng và các nước thế giới nói chung, vì vậy ta nên giáo dục con người nhận thức việc sử dụng năng lượng tiết kiệm ngay từ nhỏ và trường mẫu giáo là nơi lý tưởng để phát huy vấn đề này.
-Trẻ mẫu giáo là lứa tuổi mà trẻ thích học hỏi hiếu động, khám phá những gì mới lạ, trẻ còn nhỏ tâm hồn trẻ ngây thơ hồn nhiên chưa biết gì về thế giới xung quanh, vì thế ta cần giáo dục trẻ ngay từ lúc này để trẻ phát triển về các mặt đạo đức, thói quen, có hành vi đúng đắn về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm năng lượng để góp phần vào công cuộc xây dựng một cộng đồng xanh và lành mạnh.
-Từ những lý do nêu trên tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả trong trường mầm non” nhằm tìm ra giải pháp tốt hơn góp phần vào công cuộc tiết kiệm năng lượng của toàn thế giới giúp trẻ hình thành thói quen tiết kiệm từ lúc nhỏ để trở thành người có ích cho xã hội.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 
1.Cơ sở lý luận:
*Tiết kiệm năng lượng là xu thế chung của toàn thế giới
-Hiện nay nhằm giảm bớt tác động của giá dầu mỏ tăng cao cùng với trữ lượng dầu mỏ ngày càng cạn kiệt, nhiều nước trên thế giới buộc phải thực hiện tiết kiệm năng lượng và tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng sạch, năng lượng thay thế.
-Tiết kiệm năng lượng mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình và xã hội.
- Sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả góp phần giảm lượng khí gây ô nhiễm, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ cho gia đình và cộng đồng.
- Sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả góp phần giữ gìn nguồn năng lượng, đảm bảo nhu cầu sử dụng trước mắt cũng như lâu dài của gia đình và cộng đồng.
-Với hơn 20 triệu học sinh các cấp học được học các chương trình giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thì đó sẽ là một con số đáng kể thực hiện các hành vi tiết kiệm năng lượng và sử dụng hiệu quả năng lượng.
 	-Chính vì vậy việc lựa chọn đưa giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào nhà trường là đúng đối tượng và sẽ tạo ra một hiệu ứng rộng rãi.
-Căn cứ Nghị định số 102/2003/NĐ-CP ngày 3 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ về “Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”. 
-Sau 6 năm thi hành Nghị định, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã đạt được một số kết quả bước đầu, như hình thành phương thức quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, nâng cao nhận thức của cộng đồng, hành vi tiết kiệm năng lượng đã được khuyến khích thực hiện trong một số hoạt động của đời sống xã hội...
 	- Năm 2006 Việt Nam có Chương trình mục tiêu quốc gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. 
 	 - Năm 2007 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn 2050.
 -Tháng 11/2009, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XII đã thảo luận Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Khi Luật được ban hành và đi vào cuộc sống thì ý thức và trách nhiệm về tiết kiệm năng lượng sẽ được điều chỉnh mạnh mẽ hơn, hạn chế tối đa tình trạng lãng phí năng lượng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đồng thời góp phần vào sự nghiệp bảo vệ môi trường toàn nhân loại.
-Tiếp theo là các văn bản của Bộ Giáo Dục và Đào tạo ban hành nhằm cụ thể hóa các chủ trương xây dựng và tăng cường công tác “Sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả” trong hệ thống Giáo dục quốc dân.
-Đầu năm học 2009-2010 là năm học đầu tiên bậc học mầm non triển khai đưa nội dung “Sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả “qua chương trình GDMN mới . 
2.Thực trạng lớp chồi 2 năm học 2010- 2011:
-Được sự phân công của Ban giám Hiệu dạy Chồi 2 bán trú trường Mẫu giáo Cây Dương với sĩ số lớp là 37 cháu. Sau khi được tập huấn và được nghe triển khai chuyên đề “Sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả” tôi đã tiến hành khảo sát và điều tra thực trạng trẻ như sau:
a. Về phía trẻ:
- Trẻ chưa có hiểu biết về năng lượng như :Năng lượng gió, nước, ánh nắng
-Trẻ chưa có ý thức tiết kiệm năng lượng như tiết kiệm nước
- Trẻ chưa được cung cấp kiến thức và kỹ năng các biện pháp để tiết kiệm năng lượng.
- Khi tham gia các hoạt động vệ sinh như rửa tay,rửa mặt trẻ chưa có ý thức tiết kiệm nước.
*Bảng điều tra thực trạng:
Nhận dạng các loại năng lượng
Sử dụng năng lượng tiết kiệm
Biết sử dụng năng lượng thay thế hiệu quả
Biết
Chưa biết
Biết
Chưa biết
Biết
Chưa biết
0/37 cháu
37/37 cháu
Tỉ lệ 100%
0/37 cháu
37/37 cháu
Tỉ lệ 100%
0/37 cháu
37/37 cháu
Tỉ lệ 100%
-Từ kết quả điều tra trên cho thấy giáo viên cũng có một số hạn chế như sau:
b. Về phía giáo viên:
- Kiến thức và giãi pháp tiết kiệm năng lượng còn hạn chế.
- Chưa chú trọng đến rèn kỹ năng và thói quen tiết kiệm năng lượng cho trẻ
-Đối với chỉ số nêu hành động, nhận thức của trẻ về năng lượng xung quanh như trên cho chúng ta thấy được rằng thực trạng lớp Chồi 2 Bán trú các cháu còn nhỏ chưa ý thức được hành động đúng sai, chưa quan tâm, chưa biết cách tiết kiệm năng lượng, không vì cháu kém phát triển về trí tuệ hay vì cá tính cá biệt mà có hành vi biểu hiện như thế, cái chính thực chất dẫn đến tình trạng này là vì cháu chưa hiểu được năng lượng là gì? Tiết kiệm năng lượng để làm gì? Và làm những gì để tiết kiệm năng lượng? 
-Xác định được những lý do dẫn đến tình trạng yếu kém việc “Sử dụng năng lượng” ở lớp mình từng bước tôi đã có kế hoạch giải pháp đưa vào giáo dục các cháu với nhiều hình thức, với nhiều phương pháp, thực hiện trong suốt các hoạt động của chế độ sinh hoạt 1 ngày có hiệu quả từ giải pháp sau:
*Giải pháp 1: Nghiên cứu chương trình, cập nhật thông tin từ chuyên đề, trên mạng Internet, tự bồi dưỡng chuyên môn, tìm hiểu về nội dung, hiểu về chương trình cần thiết giáo dục cho trẻ.
-Giáo dục trẻ qua giờ học:
-VD: Chủ điểm “Nghề nông quê em” tôi lồng ghép giáo dục năng lượng vào tiết dạy như :Phơi lúa bằng ánh nắng mặt trời, năng lượng giúp cây quang hợp và tươi tốt .
+Hay chủ đề “Gia đình” tôi lồng ghép năng lượng bằng cách giáo dục trẻ phơi ca, khăn, quần áo dưới ánh nắng mặt trời để khô và diệt vi khuẩn.
Giải pháp 2: Giáo dục trẻ qua các chế độ sinh hoạt trong ngày
-VD: 
+Giờ vệ sinh cá nhân tôi nhắc nhở và giáo dục trẻ xã nước vừa phải khi sử dụng xong phải tắt nước ngay.
+Giờ ngũ tôi giáo dục trẻ sử dụng các loại năng lượng thay thế như: Tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng từ gió, mặt trời để làm sáng và thoáng mát phòng học.
*Giải pháp 3: Giáo dục trẻ qua một số thí nghiệm nhỏ:
-VD:
+ Tôi và trẻ cùng xếp thuyền giấy và thả vào thao nước để sử dụng sức gió giúp thuyền di chuyển 
+Cùng trẻ làm chong chóng bằng lá dừa để sử dụng sức gió cho chong chóng quay.
+ Cô cùng trẻ phơi ca và khăn vào cuối tuần sử dụng áng năng mặt trời để làm khô và diệt khuẩn.
*Giải pháp 4: Kết hợp với phụ huynh
-Tuyên truyền lên các biểu bảng, môi trường bên ngoài lớp học, trò chuyện với phụ huynh vào các buổi đón trẻ , trả trẻ .
-Thông qua các cuộc họp phụ huynh tôi tuyên truyền:
●Lựa chọn thiết bị tiết kiệm điện 
 Ví dụ: Đèn tuýp gầy và đèn compact thay cho bóng đèn tròn vì bóng đèn tròn tiêu thụ điện gấp 3-4 lần
Ví dụ: Trong phòng học nên sơn tường màu sáng, bố trí cửa ra vào, cửa sổ hợp lý, trồng cây xanh...để tận dụng gió, ánh sáng tự nhiên.
●Điều chính thói quen sử dụng đồ điện trong gia đình, nhà trường
 	 +Tủ lạnh: Hạn chế mở tủ lạnh. Vì nếu lạnh hơn 10độC sẽ tốn thêm 25% điện năng. Nên thường xuyên kiểm tra giăng cao su, nếu bị hở thì bộ phận nén khí của tủ lạnh sẽ phải làm việc nhiều sẽ tốn điện
 + Máy điều hoà nhiệt độ: Hãy để nhiệt độ ở mức trên 20độC. Cứ cao hơn 10độC là đã tiết kiệm được 10% điện năng. Nếu thường xuyên lau chùi bộ phận lọc thì sẽ tiết kiệm được từ 5 - 7% điện năng. Nên tắt máy điều hòa nếu không sử dụng từ 1 giờ trở lên.
 + Quạt: Nên cho quạt chạy ở tốc độ thích hợp để tiết kiệm điện vì quạt càng chạy nhanh càng tốn điện.
+ Máy tính: Nên tắt máy tính nếu như không sử dụng trong vòng 15 phút. Hãy chọn chế độ tiết kiệm điện năng trong máy tính để vừa bảo vệ được máy, vừa giảm được khoảng 55% lượng điện năng tiêu thụ trong thời gian tạm dừng sử dụng máy.
+ Máy giặt: Chỉ dùng máy giặt khi có đủ lượng quần áo để giặt và chỉ dùng chế độ giặt nước nóng khi thật cần thiết
+ Ti vi: Không nên tắt tivi bằng điều khiển từ xa mà nên tắt bằng cách ấn nút ở máy. Không xem ti vi khi đang nối với đầu video. Nên chọn kích cỡ ti vi phù hợp với diện tích phòng vì tivi càng to càng tốn điện.
*Giải pháp 5: Giáo dục trẻ bằng nhiều hình thức, phương pháp:
-VD:
+ Giáo dục trẻ trong giờ đón và trả trẻ, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời....
+ Cho trẻ xem phim ,ảnh về các hành vi tiết kiệm năng lượng, chơi trò chơi hành vi đúng sai về tiết kiệm năng lượng để trẻ có thể phân biệt được các hành vi đúng
*Qua quá trình thực hiện các biện pháp trên tôi đã đạt được một số kết qủa sau:
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN:
-Hiện nay các cháu lớp chồi bán trú đã có những chuyển biến rõ nét về ý thức tiết kiệm năng lượng quanh bé như: biết xã nước và phải khi rữa tay,biết sử dụng sức gió để làm mát ma không cần dùng quạt
-.Qua trao đổi với phụ huynh tôi biết cháu ở nhà biết nhắc nhở cha mẹ tắt tivi trước khi đi ngũ hay tắt đèn khi ra khỏi phòng biết giúp mẹ phơi ca,phơi chén để diệt trùng,biết tiết kiệm nước khi vệ sinh cá nhân.
-Qua khảo sát tôi thấy kết quả ở các cháu như sau:
Số trẻ
Trước khi áp dụng biện pháp
Sau khi áp dụng biện pháp
Số trẻ
%
Số trẻ
%
Trẻ có kiến thức về năng lượng
37
0 %
36
97,29%
Trẻ có ý thức về năng lượng
37
0 %
34
91,89%
Thể hiện tốt cách tiết kiệm năng lượng
37
0%
34
91,89%
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
-Một là:
+ Cô giáo phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, mẫu mực, chịu khó, kiên trì tìm tòi học hỏi, luôn có biện pháp sáng tạo mới trong giảng dạy và chăm sóc giáo dục trẻ.
-Hai là:
+ Cô giáo dành thời gian, chú ý nhiều hơn đến những cháu cá biệt để có biện pháp giáo dục phù hợp, phải động viên khen thưởng sửa lại kịp thời cho trẻ nhằm kích thích những việc làm tốt, và hạn chế những hành vi xấu của trẻ.
- Ba là:
+Tìm tòi học hỏi ứng dụng thêm các thí nghiệm đơn giãn để giúp trẻ hiểu biết thêm về năng lượng và các loại năng lượng thay thế.
-Bốn là: 
+Tuyên truyền với phụ huynh về công tác giáo dục cho trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả. Do đó muốn giáo dục chăm sóc trẻ đạt kết quả tốt thì phải có sự thống nhất phương pháp giáo dục của 2 cô giáo trong lớp cũng như phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
-Năm là: Hình thức, phương pháp giáo dục trẻ
+Theo phương pháp dạy giáo dục sử dụng năng lượng cần cho trẻ thực hành trải nghiệm, phương pháp giải quyết các tình huống có vấn đề, phương pháp trò chuyện, dùng lời, phương pháp trực quan hình ảnh minh họa, phương pháp dùng tình cảm khích lệ.
+Thực hiện dưới các hình thức tích hợp lồng ghép vào các thời điểm trong ngày như:
+Hoạt động dạo chơi ngoài trời
+Hoạt động góc.
+Hoạt động đón và trò chuyện với trẻ.
	+ Trò chuyện buổi sáng 
	+ Lồng ghép, tích hợp vào hoạt động học hàng ngày. 
	V. ĐỀ TÀI CHO NĂM SAU: 
-Giáo dục trẻ sử dung năng lượng tiết kiệm,hiệu quả cho trẻ mẫu giáo còn nhiều hình thức tổ chức hoạt động khác, nhằm giúp trẻ khắc sâu ghi nhớ, tạo thành thói quen trong hành vi văn minh sinh hoạt hàng ngày, đề tài cho năm sau tôi tiếp tục nghiên cứu phương pháp, nội dung dạy trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho trẻ mầm non ngày càng tốt hơn. 
Cây Dương, ngày tháng năm 2011
GV
Nguyễn Thị Tuyết Cương
Ban giám hiệu xác nhận
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
........................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docSANG KIEN KINH NGHIEM.doc