Kinh nghiệm quản lý trường Phổ thông dân tộc bán trú - Phí Ngọc Thái

Kinh nghiệm quản lý trường Phổ thông dân tộc bán trú - Phí Ngọc Thái

I, Lý do chọn đề tài:

Chúng ta đã biết hiện nay nền kinh tế - xã hội của toàn thế giới đang phát triển cực kỳ mạnh mẽ, Việt Nam chúng ta cũng đang hoà nhịp với tốc độ phát triển ấy. ChÝnh v× vậy, để ph¸t triền nh©n tố con người th× điều quan trọng nhất là tạo ra con người cã tr×nh độ, cã trÝ tuệ, cã phẩm chất và năng lực ngang tầm với thời đại, đ¸p ứng được yªu cầu c«ng nghiệp ho¸, hiện đại hoá đất nước, hội nhập, hoà nhập với điều kiện phát triển chung của toàn cầu, tạo ra năng suất lao động, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân

 

doc 19 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 609Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kinh nghiệm quản lý trường Phổ thông dân tộc bán trú - Phí Ngọc Thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I: Đặt vấn đề
I, Lý do chọn đề tài: 
Chúng ta đã biết hiện nay nền kinh tế - xã hội của toàn thế giới đang phát triển cực kỳ mạnh mẽ, Việt Nam chúng ta cũng đang hoà nhịp với tốc độ phát triển ấy. ChÝnh v× vậy, để ph¸t triền nh©n tố con người th× điều quan trọng nhất là tạo ra con người cã tr×nh độ, cã trÝ tuệ, cã phẩm chất và năng lực ngang tầm với thời đại, đ¸p ứng được yªu cầu c«ng nghiệp ho¸, hiện đại hoá đất nước, hội nhập, hoà nhập với điều kiện phát triển chung của toàn cầu, tạo ra năng suất lao động, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. 
Để áp ứng được các nhu cầu trên, đều phải phụ thuộc vào giáo dục. Giáo dục đào tạo là đòn bẩy sự phát triển Kinh tế - Xã hội. Trải 76 năm lãnh đạo, Đảng Cộng Sản Việt Nam luôn coi con người là động lực, là mục tiêu của sự phát triển. Đặc biệt trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Đảng ta đã khẳng định “Nguồn lực lớn nhất của chúng ta là con người Việt Nam, trong đó có tiềm lực về trí tuệ”.
Trong những năm gần đ©y, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Gi¸o dục là quốc sách hàng đầu” và khẳng định mục tiêu cơ bản của giáo dục là xây dựng con người vào một thế hệ gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, thực hiện tốt sự nghiệp công nghiệp ho¸, hiện đại ho¸ đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại, phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam,có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức kỹ thuật, có sức khoẻ, là người có khả năng kế thừa sự nghiệp xây dựng CNXH, vừa “Hồng” vừa “Chuyên”.
Nhiệm vụ của sự nghiệp giáo dục là tham gia phát triển con người có đủ tiêu chuẩn nêu trên, chính vì lẽ đó nhà trường là cơ sở giáo dục trực tiếp có định hướng và hoàn thiện nhân cách cho các em thông qua hoạt động dạy học. Cho nên sản phẩm của giáo dục không có “Phế phẩm”. Vì vậy yêu cầu với nhà quản lý giáo dục càng phải cẩn trọng trong quá trình quản lý và chỉ đạo.
Điều chúng ta đáng quan tâm đó là: Nhân cách của các em học sinh được hình thành chủ yếu thông qua hai hoạt động chính của dạy học đó là: dạy học trên lớp và ngoài giờ lên lớp, trong đó hoạt động dạy học trên lớp là hoạt động trung tâm, do vậy quản lý dạy học là quản lý hàng đầu của người Hiệu trưởng trong các trường PTDT Nội Trú.
Khi lên thăm Tây Bắc, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “ Tây Bắc là hòn ngọc ngày mai của Tổ Quốc”, nhận thức được vấn đề và để biến lời nói đó thành sự thật, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La đã xác định rõ phải phát triển con người thông qua hệ thống các trường PTDT Nội Trú, coi đây là “Vườn ươm hạt giống đỏ của đồng bào các dân tộc thiểu số” là nơi đào tạo những người quản lý kế cận trong tương lai, những thầy giáo, cô giáo cho các bản làng vùng sâu, vùng xa, những cán bộ khoa học của ngành kinh tế, văn hoáđây là một yếu tố quan trọng góp phần xây dựng vùng Tây Bắc trở thành “Hòn ngọc ngày mai của Tổ quốc”.
Điều đáng băn khoăn ở đây là các nhà quản lý phải làm như thế nào để trường PTDT Nội Trú xứng đáng với niềm tin cậy của Đảng, của nhân dân các dân tộc Tây Bắc thân yêu, đặc biệt đáng quan tâm là chất lượng giáo dục của học sinh dân tộc ở trường PTDT Nội Trú phải được phát triển tương đồng với học sinh cùng bậc THCS với các trường khác, để các em có đủ điều kiện về mặt kiến thức và tiếp tục phát triển tiến kịp theo thời đại, đáp ứng được yêu cầu mong mỏi của toàn xã hội.
Đứng trước yêu cầu cấp thiết đó việc đảm bảo nâng dần chất lượng dạy và học để trường tồn tại và phát triển ởcác trường PTDT Nội Trú nói chung và trường PTDT Nội trú Thuận Châu nói riêng trong nhiều năm qua đã có nhiều cố gắng trong quản lý hoạt động dạy học để từng bước củng cố nâng dần chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên và chất lượng giáo dục. Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, khó khăn ở chỗ một số cán bộ giáo viên chưa đạt chuẩn, chất lượng giảng dạy chưa đồng đều, nhận thức của học sinh còn chậm, ngôn ngữ tiếng Việt chưa hiểu hết, thành phần dân tộc đa dạng, cơ sở vật chất còn nghèo nàn.
Bản thân là là một hiệu trưởng có 15 năm làm công tác quản lý tôi luôn luôn trăn trở suy nghĩ nên làm thế nào để quản lý tốt quá trình dạy học, đáp ứng được nhu cầu phát triển giáo dục hiện nay.
II. Mục đích nghiên cứu: 
Đề xuất và đưa ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý hoạt động dạy học ở trường PTDT Nội Trú huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La.
III. Nhiệm vụ nghiên cứu: 
- Xác định cơ sở khoa học của việc nâng cao quản lý hoạt động dạy - học cho học sinh dân tộc ở trường PTDT Nội trú.
- Phân tích thực trạng của việc nâng cao quản lý hoạt động dạy - học ở trường PTDT Nội trú huyện Thuận Châu.
- Đề xuất các biện pháp nâng cao quản lý hoạt động dạy học ở trường PTDT Nội Trú.
IV. Đối tượng nghiên cứu:
1, Nghiên cứu lý luận: 
- Nghị quyết Trung ương II khoá VIII
- Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X
- Cẩm nang quản lý trường học.
- Luật giáo dục.
- Điều lệ trường Trung học và quy chế hoạt động của trường PTDT Nội trú.
- Giáo trình quản lý giáo dục – Đào tạo.
b, Nghiên cứu thực tế: 
- Nhóm phương pháp hỗ trợ. 
- Bảng biếu, sơ đồ.
- Thực tế tại trường PTDT Nội Trú Thuận Châu – Sơn La.
Phần II: Nội dung
Chương I:
Cơ sở khoa học việc nâng cao quản lý hoạt động dạy học ở trường PTDT Nội trú Thuận Châu
I, Cơ sở lý luận: 
Quản lý quá trình dạy học là một bộ phận cấu thành chủ yếu của toàn bộ hệ thống quản lý giáo dục và đào tạo trong trường học.
Quản lý quá trình dạy học cũng đặt nền tảng cho sự phát triển các phẩm chất nhân cách, các giá trị đạo đức, thẩm mỹ,các giá trị văn hoá tinh thần và thể lực của học sinh chuẩn bị hành trang kiến thức bước vào ngưỡng cửa cuộc đời tự tin hơn.
Quản lý quá trình dạy học chính là quản lý quá trình dạy học diễn ra trong hoạt động dạy học ở nhà trường, với lý do đó, cố giáo sư Hà Thế Ngữ cho rằng “ Quá trình dạy học là quá trình hoạt động thống nhất giữa giáo viên và học sinh, trong đó dưới tác động chủ đạo (tổ chức điều khiển) của giáo viên, học sinh tự giác tích cực tự điều khiển hoạt động học nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học đã đặt ra”. 
Quản lý quá trình dạy học là điều khiển quá trình dạy học làm cho quá trình dạy học đó được vận hành một các có kế hoạch, có tổ chức và được chỉ đạo kiểm tra giám sát thường xuyên nhằm từng bước hướng về thực hiện mục đích nhiệm vụ dạy học đặt ra.
Tổ chức hoạt động học được coi là nhiệm vụ trọng tâm của người hiệu trưởng, người quản lý thông qua hoạt động dạy học để nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường “Dạy chữ - Dạy người - Dạy nghề”.
2, Cơ sở thực tiễn: 
Trường PTDT Nội trú Thuận Châu có nhiệm vụ đào tạo con em các dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng cao của huyện Thuận Châu. Những năm đâù mới được thành lập trường được đặt tại xã Co Mạ cách trung tâm huyện 40 Km. đến năm 1987 trường mới chính thức đưa về trung tâm huyện và đặt ở tiểu khu I thị trấn Thuận Châu.
Địa bàn huyện Thuận Châu rộng gômg 6 xã vùng cao đặc biệt khó khăn, có nhiều dân tộc anh em sinh sống, trình độ dân trí còn nhiều hạn chế, phát triển không đồng đều. Đối tượng tuyển sinh của nhà trường chủ yếu là con em các dân tộc của huyện, do ảnh hưởng của phong tục tập quán và ít được giao tiếp nên các em học sinh thường rụt rè nhút nhát, gia đình hầu như ỷ lại trông chờ vào các chế độ của nhà nước, ít quan tâm đến việc học tập và rèn luyện của con em mình, hầu như phó mặc cho nhà trường.
Được sự quan tâm của Thường trực huyện uỷ, HĐND, UBND Tỉnh Sơn la và trực tiếp là HĐND – UBND, Phòng giáo dục huyện Thuận Châu cùng với các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước, trường PTDT Nội trú có cơ sở hạ tầng đảm bảo cho việc nuôi - dạy học sinh, hệ thống phòng ở, nhà kho, nhà ăn, bếp nấu, phòng họp. nhà ở, lớp học..đầy đủ. Tuy nhiên do xây dựng lâu năm nên đều đã bị xuống cấp,vài năm gần đây không được đầu tư và sửa chữa. Phương tiện phục vụ dạy và học không đồng bộ, sân chơi bãi tập còn thiếu, không đảm bảo yêu cầu. Cơ cấu cán bộ giáo viên tương đối đầy đủ, đồng đều về trình độ chuyên môn, có lòng nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy ở trường PTDT Nội Trú. Song bên cạnh đó cungc còn tồn tại một số cán bộ giáo viên còn non yếu về tay nghề
Tất cả những vấn đề trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và chất lượng dạy học trong nhà trường. Vấn đề đặt ra cho hiệu trưởng là phải suy nghĩ tìm ra lời giải của bài toán trên cho có hiệu quả, vì vậy BGH luôn luôn phải đổi mới công tác quản lý dạy học, đặc biệt là công tác kiểm tra giám sát của hiệu trưởng phải thường xuyên liên tục, điều chỉnh kịp thời sao cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, phù hợp với yêu cầu mục tiêu giáo dục của nhà trường.
III. Cơ sở pháp lý: 
Quản lý ở trường PTDT Nội Trú nhất thiết phải dựa trên những cơ sở pháp lý và những quy định có tính pháp lý, đó là: 
- Điều lệ trường THPT: “Hoạt động giáo dục trên lớp được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn theo quy định trong chương trình giáo dục THCS, THPT do bộ trưởng bộ giáo dục ban hành”.
- Trường PTDT Nội Trú tổ chức hoạt động theo Quyết định số 2 590 của Bộ GD & ĐT, quy định ban hành kèm theo Quyết định số 2 590 Điều 2, Điều 5, Điều 13: “Mục tiêu đào tạo của trường PTDT Nội Trú là chuẩn bị cho học sinh sau khi học tập hết cấp ra trường có thể thích ứng nhanh chóng với sự phát triển kinh tế - xã hội ở điạ phương”.
- Điều 2 luật Giáo dục chỉ rõ: “Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, có sức khoẻ, có thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc”.
- Các chỉ thị nhiệm vụ năm học do Bộ trưởng Bộ GD & ĐT ban hành hàng năm.
- Sách Giáo khoa 
- Phân phối chương trình các môn học
Chương II: 
Thực trạng của việc quản lý hoạt động dạy học 
ở trường PTDT Nội Trú Thuận Châu:
I. Sơ lược về trường PTDT Nội Trú Thuận Châu: 
 ...  thể, thường xuyên đôn đốc kiểm tra, báo cáo kịp thời những vướng mắc trong quá trình thực hiện để hiệu trưởng giải quyết điều chỉnh kịp thời.
IV. Đổi mới phương pháp dạy học: 
Trước hết chúng ta phải hiểu đổi mới phương pháp dạy học là không phải đổi mới hoàn toàn, mà chúng ta phải biết vận dụng linh hoạt giữa phương pháp truyền thống và phương pháp mới, phát huy tính tích cực, sáng tạo cuả học sinh. Cụ thể: 
Bài học: 
Tri thức
Kỹ năng
Thái độ
Thầy: 
Tổ chức
Điều khiển
Hướng dẫn
Truyền thụ
Trò: 
Tự tổ chức
Tự điều khiển
Tự lực
Tự chiếm lĩnh
Kết quả học tập
 Hợp tác, giúp đỡ
 Thông tin liên hệ ngược
Việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông dân tộc nội trú là yêu cầu đòi hỏi để tạo nguồn nhân lực phù hợp với nền tảng sản xuất khoa học hiện đại, nó là đòn bẩy nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường do vậy hàng năm phải bố trí giáo viên tham dự lớp bồi dưỡng chuyên đề đổi mới phương pháp do ngành tổ chức, nghiên cứu kỹ bản chất của việc đổi mới phương pháp dạy học.
Tổ chức một số giờ dạy mẫu, thống nhất phương pháp theo tinh thần đổi mới, thống nhất về mẫu giáo án, thiết kế bài giảng.
Chọn đối tượng thực nghiệm, chọn môn, chọn bài, chọn giáo viên, chọn đối tượng học sinh.Sau khi thực giảng xong, tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm, nếu thành công tiếp tục triển khai đại trà, nếu có vấn đề cần xây dựng phương án khác.
V. Xây dựng đội ngũ giáo viên: 
Nhà trường luôn coi trọng chất lượng đội ngũ giáo viên về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trình độ học vấn, đây là nhân tố quyết định tới việc đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy học, do vậy nhà trường thường xuyên xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ giáo viên, luôn tạo mọi sự tác động mạnh mẽ đến ý thức tự bồi dưỡng, nhu cầu tự học hỏi của cán bộ giáo viên, coi đây là biện pháp cơ bản nhất để nâng cao chất lượng giáo dục.
Hằng năm vào đầu năm học, BGH luôn khuyến khích động viên cán bộ giáo viên đăng ký phấn đấu các danh hiệu thi đua của ngành, huyện, tỉnh nhằm tạo ra động lực phấn đấu, thách thức thi đua giữa các tổ chức và các cá nhân trong nhà trường.
Tổ chức tự bồi dưỡng trong trường trước hết là giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức tác phong của người thầy, nhận thức đúng vai trò của người thầy “Trọng trách thật lớn lao xong hết sức nặng nề”, xác định đúng động cơ, thái độ trong công tác.
Việc bồi dưỡng giáo viên phải được đa dạng hóa dưới nhiều hình thức khác nhau như: Tổ chức chuyên đề thi giáo viên dạy giỏi; đăng ký giờ dạy tốt, dự giờ thăm lớp học tập đồng nghiệp, nghiên cứu các tài liệu sách báo.
Cử giáo viên có năng lực sư phạm tốt kèm cặp giúp đỡ những giáo viên còn yếu kém về nghiệp vụ sư phạm, đặc biệt quan tâm đến bài soạn - giảng, đi sâu vào giúp đỡ về phần kiến thức và cách truyền thụ kiến thức, hướng dẫn kỹ năng thiết kế ma trận ra đề kiểm tra và chấm, trả bài kiểm tra.
Tăng cường công tác kiểm tra của tổ chuyên môn, thường xuyên uốn nắn kịp thời những sai lệch, kịp thời duy trì nề nếp chuyên môn.
Thường xuyên tổ chức phong trào thi đua giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, tạo điều kiện cho cán bộ đảm bảo cuộc sống gia đình, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Tạo điều kiện cho cán bộ tham gia các chương trình học nâng cao trình độ, từ chuẩn lên đến trên chuẩn.
VI. Quản lý hồ sơ chuyên môn - thực hiện thời khoá biểu: 
1. Quản lý hồ sơ chuyên môn: 
Giáo viên phải có đủ các loại hồ sơ bắt buộc: 
Kế hoạch giảng dạy
Giáo án (theo đúng mẫu quy định).
Sổ điểm cá nhân
Sổ dự giờ thăm lớp
Sổ công tác (treo tại phòng hội đồng)
Sổ ghi chép, theo dõi học sinh 
Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên chủ nhiệm).
Tổ chuyên môn phải có các loại hồ sơ sau: 
Nghị quyết tổ
Sổ kế hoạch của tổ.
Sổ theo dõi các hoạt động của tổ.
Tất cả các loại hồ sơ, sổ sách trên đều phải sạch sẽ sáng sủa, ghi đầy đủ chi tiết các mục, ngày tháng năm thực hiện.
Thực hiện quản lý hồ sơ như sau: 
Giáo viên đứng lớp lên kế hoạch giảng dạy ở sổ công tác trước một tuần.
Hiệu trưởng giao nhiệm vụ cho tổ trưởng chuyên môn kiểm tra định kỳ hồ sơ giáo án của giáo viên 2 lần/ tháng. Ngoài ra BGH kết hợp với các tổ chưc và tổ chuyên môn thường xuyên kiểm tra đột xuất, trú trọng quan tâm đến chất lượng bài dạy, bài soạn.
Tăng cường sử dụng đồ dùng trực quan, phòng học bộ môn, có theo dõi hoạt động dạy học bằng giáo cụ trực quan một cách chặt chẽ để đánh giá chất lượng hiệu quả. Đồng thời khuyến khích giáo viên sử dụng nguồn vật liệu có sẵn ở địa phương để làm đồ dùng dạy học ( như môn Sinh vật, Vật lý, Công nghệ,) nhằm nâng cao hiệu quả tác dụng của việc vận dụng kiến thức vào thực tế. Tất cả đồ dùng trực quan được sử dụng trong các tiết dạy đều được trình bày rõ phương án trong bài soạn.
Quản lý thực hiện thời khoá biểu: 
Thời khoá biểu là kế hoạch chi tiết hoạt động của giáo viên và học sinh trong hoạt động dạy - học, vì vậy yêu cầu đòi hỏi phải khoa học và chính xác
Đồng chí hiệu phó phụ trách chuyên môn trực tiếp sắp xếp, theo dõi và điều chỉnh thời khoá biểu cho phù hợp với yêu cầu chuyên môn và phù hợp với đối tượng giáo viên.
Việc thực hiện thời khoá biểu nghiêm túc tạo ra tính tự giác, chủ động chuẩn bị bài giảng của thầy khi lên lớp và chủ động tiếp thu kiến thức của trò, đồng thời duy trì nề nếp dạy học có kết quả. 
Lập thời khoá biểu tuân thủ theo nguyên tắc: 
Đảm bảo phân phối chương trình của môn học.
Đảm bảo số tiết cho mỗi giáo viên = 18 tiết / tuần.
Ưu tiên các đồng chí có con nhỏ không đứng lớp vào tiết 1 và tiết 5.
Thường xuyên kiểm tra sổ đầu bài của các lớp, đối chiếu với thời khoá biểu - Sổ công tác – Giáo án.
VII. Tổ chức các phong trào thi đua: 
Hàng năm nhà trường tổ chức phát động thi đua “ Dạy tốt - Học tốt”, đây là phong trào mang tính tích cực tạo ra không khí thi đua giữa các tập thể, giữa các cá nhân. Từ hoạt động này nó tạo nên một nề nếp dạy học nghiêm túc và chất lượng giáo dục được nâng lên rõ dệt.
Thành lập ban thao diễn gồm: BGH, trưởng các đoàn thể, tổ trưởng chuyên môn. Hiệu trưởng là trưởng ban, phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn là phó ban chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch chi tiết cụ thể tham mưu với cấp uỷ Ban giám hiệu, hiệu trưởng quyết định giao cho các tổ chuyên môn thời gian thực hiện.
Thông qua các hoạt động thao giảng, dự giờ thăm lớp, giáo viên giúp đỡ nhau về phương pháp giảng dạy, kinh nghiệm truyền thụ kiến thức, bàn bạc trao đổi nâng cao trình độ chuyên môn.
Giao chi tiêu mỗi giáo viên phải tham gia dự giờ đồng nghiệp được 20 tiết / năm, thao giảng 4 tiết / năm. Sau mỗi đợt dự giờ thăm lớp, các tổ chuyên môn tổ chức rút kinh nghiệm đánh giá xếp loại, có văn bản gửi lên ban thao diễn lưu kết quả đánh giá xếp loại giáo viên hàng năm.
Xây dựng chỉ tiêu, tiêu chuẩn để theo dõi kết quả học tập rèn luyện của mỗi học sinh một cách cụ thể theo tuần, tháng, đợt thi đua. Tổ chức tổng kết đánh giá, rút kinh nghiêm cho từng đợt thi đua theo tiêu chuẩn đã đề ra .
VIII. Công tác khen thưởng: 
Việc quản lý dạy học vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật, nó thể hiện rõ ở chỗ nhà quản lý không chỉ tổ chức chỉ đạo quản lý bằng biện pháp hành chính mà còn quan tâm kịp thời đến đời sống vật chất của giáo viên, phải biết động viên kịp thời đúng lúc, đúng đối tượng. 
Cụ thể: 
Thành lập chi hội khuyến học của trường gây quỹ khuyến học, dùng quỹ này để thưởng cho cán bộ giáo viên và học sinh có thành tích cao trong dạy và học.
Hỗ trợ và động viên những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, có ý thức trong học tập.
IX. Công tác kiểm tra – đánh giá: 
Công tác kiểm tra đánh giá là một hoạt động thường xuyên và coi đây là khâu quan trọng nhất không thể thiếu được trong công tác quản lý dạy học. Thông qua kiểm tra đánh giá để uốn nắn kịp thời những sai sót trong hoạt động từ đó BGH có căn cứ để đánh giá thi đua cho từng cá nhân, tập thể trong toàn trường. cụ thể như sau: 
Kiểm tra toàn diện cán bộ giáo viên và đánh giá theo biểu mẫu: 
Hoạt độngchuyên môn
Kỷ luật lao động
Công tác kiêm nghiệm
Tổ chuyên môn
Kết quả xếp loại
Kết quả học kỳ
Ghi chú
Giáo án
Thao giảng
Hồ sơ
Kiểm tra đánh giá
Đợt 1
Đợt 2
Kiểm tra hồ sơ giáo án theo định kỳ.
Kiểm tra chất lượng toàn diện học sinh thông qua các đợt thao giảng, thao diễn, khảo sát chất lượng của học sinh.
Kiểm tra đột xuất giáo viên về công tác chuẩn bị bài giảng
Cuối năm có biểu đánh giá xếp loại giáo viên theo từng năm học được lưu trữ và làm cơ sở cho việc đánh giá công chức hàng năm.
Trên đây là một số biện pháp cần thiết của bản thân nhằm nâng cao hiệu quả quản lý dạy học ở trường PTDT Nội Trú Thuận Châu trong những năm học vừa qua. Trong đó việc xây dựng kế hoạch là tiền đề để quản lý dạy học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đồng thời người hiệu trưởng phải biết kết hợp hài hoà có nghệ thuật các biện pháp và phương pháp hợp lý trong từng giai đoạn, từng thời điểm, chủ điểm và mục tiêu kế hoạch đặt ra, nhằm đáp ứng được yêu cầu mục tiêu giáo dục của địa phương mà nhà trường đã định sẵn.
Phần III:Kết luận và kiến nghị
Kết luận:
Hoạt động dạy học là hoạt động diễn ra thường xuyên trong nhà trường vì vậy trong những năm qua, nhà trường luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, nuôi dạy học sinh là co em của người dân tộc thiểu số để mai sau xây dựng quê hương bản làng giàu đẹp, biến Tây Bắc trở thành hòn ngọc ngày mai của tổ quốc.
Qua quá trình công tác và kinh nghiệm công tác của bản thân, đề tài của tôi đã đưa ra 9 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học đã nêu cụ thể ở chương III, tuy chưa được đầy đủ nhưng phần nào đã có tác dụng trong quá trình hình thành và phát triển của nhà trường trong những năm qua.
Kiến nghị: 
Đối với UBND huyện: Tăng cường cán bộ giáo viên để có đội ngũ chuẩn về trình độ chuyên môn, có năng lực quản lý chỉ đạo, tăng cường cơ sở vật chất trong trường học.
Đối với Phòng giáo dục: Đầu tư sách giáo khoa, thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo.
Phần IV: Tài liệu tham khảo
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và lần thứ X.
Văn kiện Đại hội tỉnh Đảng Bộ Sơn La
Văn kiện Đại hội huyện Đảng Bộ Thuận Châu.
Luật giáo dục.
Điều lệ trường trung học.
Quy chế hoạt động của trường PTDT Nội Trú.
Giáo trình bồi dưỡng cán bộ quản lý trường PTDT Nội Trú .

Tài liệu đính kèm:

  • dockinh_nghiem_quan_ly_truong_pho_thong_dan_toc_ban_tru_phi_ngo.doc