Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần thứ 08 - Năm học: 2011-2012

Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần thứ 08 - Năm học: 2011-2012

 TUẦN 8

Thứ ba, ngày 12 tháng 10 năm 2011.

 Tiết 1: Tập viết Bài : CHỮ HOA: G.

 I. Mục tiêu :

- Biết viết hoa chữ cái G theo cỡ vừa và nhỏ.

- Biết viết câu ứng dụng: “Góp sức chung tay ” theo cỡ vừa và nhỏ.

- Viết đều nét, đúng mẫu và nối chữ đúng quy định.

- Giáo dục HS viết chữ đẹp, giữ vở sạch.

II. Đồ dùng học tập:

- Giáo viên: Chữ mẫu trong bộ chữ.

- Học sinh: Vở tập viết.

III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

 

doc 11 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 308Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần thứ 08 - Năm học: 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 8 
Thứ ba, ngày 12 tháng 10 năm 2011.
 Tiết 1: Tập viết Bài : CHỮ HOA: G.
 I. Mục tiêu : 
- Biết viết hoa chữ cái G theo cỡ vừa và nhỏ. 
- Biết viết câu ứng dụng: “Góp sức chung tay ” theo cỡ vừa và nhỏ. 
- Viết đều nét, đúng mẫu và nối chữ đúng quy định.
- Giáo dục HS viết chữ đẹp, giữ vở sạch. 
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Chữ mẫu trong bộ chữ. 
- Học sinh: Vở tập viết. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:4’ 
- Giáo viên đọc cho học sinh viết bảng con chữ E, Ê. 
- Giáo viên nhận xét bảng con. 
2. Bài mới: Giới thiệu bài ghi đầu bài. 
* Hoạt động1:7’ Hướng dẫn học sinh viết chữ hoa G . 
- Giáo viên cho học sinh quan sát chữ mẫu. 
- Nhận xét chữ mẫu. 
- Giáo viên viết mẫu lên bảng. 
G
- Phân tích chữ mẫu. 
- Hướng dẫn học sinh viết bảng con. 
* Hoạt động 2:8’ Hướng dẫn viết từ ứng dụng. 
- Giới thiệu từ ứng dụng: 
Góp sức chung tay.
- Giải nghĩa từ ứng dụng. 
- Hướng dẫn viết từ ứng dụng vào bảng con. 
* Hoạt động 3: 15’Viết vào vở tập viết. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết vào vở theo mẫu sẵn. 
- Giáo viên theo dõi uốn nắn sửa sai. 
- Chấm, chữa. 
- Giáo viên thu chấm 7, 8 bài có nhận xét cụ thể. 
3. Củng cố - Dặn dò: 3’
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh về viết phần còn lại. 
- 2, 3 học sinh lên bảng làm bài.
- Học sinh quan sát và nhận xét độ cao của các con chữ. 
- Học sinh theo dõi giáo viên viết mẫu. 
- Học sinh phân tích
- Học sinh viết bảng con chữ G 2 lần. 
- Học sinh đọc từ ứng dụng. 
- Giải nghĩa từ. 
- Học sinh viết bảng con chữ: Góp
- Học sinh viết vào vở theo yêu cầu của giáo viên. 
- Sửa lỗi. 
 Tiết 2: Toán Bài : LUYỆN TẬP.
 I. Mục tiêu: 
Giúp học sinh:
- Thuộc bảng 6,7,8, 9 cộng với một số. 
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán về nhiều hơn cho dưới dạng sơ đồ.
- Biết nhận dạng hình tam giác.
- Bài tập cần làm 1 ; 2 ; 4 ; 5 (a). 
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Bảng phụ. 
- Học sinh: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 4’
- Gọi một số học sinh lên bảng làm bài 3/ 36
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm. 
2. Bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2:28’ Hướng dẫn làm bài tập. 
Bài 1: Giáo viên yêu cầu học sinh tính nhẩm rồi điền ngay kết quả. 
- Yêu cầu học sinh đọc đề.
- Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “đố bạn”.
- Giáo viên nhận xét, chốt ý đúng, tuyên dương.
Bài 2: Yêu cầu học sinh làm bài vào vở. 
Giáo viên nhận xét, ghi điểm
Bài 4: Học sinh tự nêu đề toán theo tóm tắt rồi giải. 
Giáo viên nhận xét
Bài 5(a): Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hình.
- Giáo viên treo bảng phụ có hình vẽ như ở sách giáo khoa lên.
- Có mấy hình tam giác?
- Gọi học sinh lên chỉ các hình tam giác có trong hình đó.
- Nhận xét, chốt ý đúng.
 3. Củng cố - Dặn dò:3’
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà học bài và làm bài. 
- 2, 3 học sinh lên bảng làm bài.
- Học sinh đọc đề bài.
- Học sinh chơi theo hướng dẫn của giáo viên.
- Học sinh làm vào vở. 
Số hạng
26
17
38
26
Số hạng
 5
36
16
 9
Tổng
31
51
54
35
- Học sinh nêu đề toán rồi giải. 
 Số cây đội hai trồng được là: 
 46 + 5 = 51 (Cây): 
 Đáp số: 51 cây
- Học sinh quan sát hình trong sách giáo khoa rồi trả lời. 
+ Có 3 hình tứ giác. 
 Tiết 3: Thủ công : GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY CÓ MUI .
I. Mụctiêu: 
- Học sinh vận dụng gấp thuyền phẳng đáy không mui để gấp thuyền phẳng đáy có mui. 
- Học sinh gấp được thuyền phẳng đáy có mui. 
- Yêu thích làm các sản phẩm từ giấy màu.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Giáo viên: Thuyền phẳng đáy có mui bằng giấy màu. 
- Học sinh: Giấy màu, kéo, hồ dán,...
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:3’ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 
2. Bài mới: 
Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh gấp mẫu. 
- Cho học sinh quan sát mẫu thuyền bằng giấy. 
- Giáo viên gấp mẫu. 
- Cho học sinh so sánh thuyền có mui và thuyền không có mui. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn gấp thuyền. 
- Giáo viên cho học sinh quan sát qui trình gấp. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thao tác từng bước. 
Bước 1: Gấp tạo mũi thuyền. 
Bước 2: Gấp các nếp gấp cách đều nhau. 
Bước 3: Gấp tạo thân và mũi thuyền. 
Bước 4: Tạo thuyền phẳng đáy có mui. 
* Hoạt động 3: Cho học sinh thực hành. tập gấp. 
- Học sinh tập gấp theo nhóm. 
- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ các nhóm làm. 
3. Củng cố - Dặn dò: 3’
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học. 
Hs mở dụng cụ giấy để GV kiểm tra.
- Học sinh theo dõi. 
- Học sinh quan sát theo dõi Giáo viên gấp
- Học sinh so sánh: Gấp tương tự như nhau nhưng thuyền có mui thêm 1 bước gấp tạo mui thuyền. 
- Học sinh quan sát qui trình gấp. 
- Theo dõi Giáo viên thao tác. 
- Học sinh nhắc lại các bước gấp thuyền. 
- Học sinh các nhóm tập gấp thuyền phẳng đáy có mui. 
Thứ tư ngày 12 tháng 10 năm 2011
Tập đọc Bài : BÀN TAY DỊU DÀNG.
I. Mục tiêu : 
- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, đọc đúng các từ khó. 
- Biết đọc với giọng rõ ràng, rành mạch, dứt khoát. 
- Rèn kỹ năng đọc hiểu: Nắm được nghĩa các từ mới và hiểu được ý nghĩa của bài: Thái độ dịu dàng đầy thương yêu của thầy giáo. 
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Tranh minh họa bài trong sách giáo khoa. 
- Học sinh: Bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi học sinh lên đọc bài: “Người mẹ hiền” và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa. 
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm. 
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 1: Luyện đọc: 
- Giáo viên đọc mẫu
- Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ. 
- Đọc từng câu, từng đoạn. 
- Giải nghĩa từ: 
+ Âu yếm: Biểu lộ tình thương yêu bằng cử chỉ lời nói. 
+ Thì thào: Nói rất nhỏ với người khác. 
+ Trìu mến: Biểu lộ sự quí mến bằng cử chỉ lời nói. 
- Hướng dẫn đọc cả bài
- Đọc theo nhóm. 
- Thi đọc cả bài
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc từng đoạn rồi cả bài để trả lời lần lượt các câu hỏi trong sách giáo khoa. 
- Gọi 1 học sinh đọc đoạn 1, 2.
- Tìm từ ngữ cho thấy An rất buồn khi Bà mới mất?
- Vì sao An buồn như vậy?
Ò An rất buồn khi Bà mất.
- Yêu cầu 1 học sinh đọc đoạn 3.
- Khi biết An chưa làm bài tập thái độ của thầy giáo như thế nào?
- Vì sao thầy giáo không trách An khi biết bạn ấy chưa làm bài tập?
- Vì sao An lại nói với thầy sáng mai em sẽ làm bài tập?
- Yêu cầu 1 học sinh đọc lại đoạn 3.
- Tìm những từ ngữ thể hiện tình cảm của thầy đối với An?
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại. 
- Giáo viên nhận xét bổ sung. 
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Giáo viên hệ thống nội dung bài. 
- Học sinh về nhà đọc bài và chuẩn bị bài
- 2, 3 học sinh lên bảng làm bài.
- Học sinh lắng nghe. 
- Học sinh nối nhau đọc từng câu, từng đoạn. 
- Học sinh đọc phần chú giải. 
- Học sinh đọc theo nhóm đôi. 
- Đại diện các nhóm thi đọc. 
- Nhận xét nhóm đọc tốt nhất. 
- 1 học sinh đọc.
- Lòng An nặng trĩu nỗi buồn. Nhớ Bà, An ngồi lặng lẽ.
- Vì An rất yêu Bà. Bà mất An không còn được nghe Bà kể chuyện cổ tích, không còn được Bà âu yếm, vuốt ve.. 
- 1 học sinh đọc.
- Thầy không trách, chỉ nhẹ nhàng xoa đầu An bằng bàn tay dịu dàng, trìu mến thương yêu.
- Vì thầy cảm thông với nỗi buồn của An. thầy hiểu an nhớ bà chứ không phải an lười.
- Vì sự cảm thông của thầy đã làm An cảm động.
- 1 học sinh đọc.
- Thầy nhẹ nhàng, xoa đầu, dịu dàng, trìu mến, thương yêu.
 Tiết : Toán Bài : BẢNG CỘNG.
I. Mục tiêu : 
Giúp học sinh: 
- Củng cố và tái hiện nhanh bảng cộng có nhớ (phạm vi 100), để vận dụng khi cộng nhẩm, cộng các số có 2 chữ số. 
- Biết giải toán về nhiều hơn. 
- Nhận dạng hình. 
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Bảng phụ. 
- Học sinh: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh lên bảng làm bài 4/37. 
- Giáo viên nhận xét ghi điểm. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh lập bảng cộng. 
Bài 1: Tính nhẩm. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh lập bảng cộng qua bài tập 1. 
- Yêu cầu học sinh học thuộc bảng cộng. 
- Gọi một vài em lên đọc thuộc bảng cộng. 
Bài 2: Tính. 
Cho học sinh làm vào bảng con. 
Bài 3: Yêu cầu học sinh tự tóm tắt rồi giải vào vở. 
Tóm tắt. 
Hoa: 28 kg
Mai cân nặng hơn hoa: 3 kg
Mai:  kg ?
Bài 4: Học sinh quan sát hình vẽ trong sách giáo khoa để trả lời. 
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà học bài và làm bài. 
- 2, 3 học sinh lên bảng làm bài.
- Học sinh tự lập bảng cộng. 
- Tự học thuộc bảng cộng. 
- Học sinh xung phong lên đọc thuộc bảng cộng thức cộng 9, 8, 7, 6. 
- Học sinh làm bảng con. 
 15
+ 9
 34
 26
+ 17
 43
 36
+ 8
 44
- Học sinh làm theo yêu cầu của giáo viên. 
Bài giải:
Mai cân nặng là: 
28 + 3 = 31 (Kg): 
Đáp số: 31 kilôgam. 
- Học sinh quan sát hình rồi trả lời. 
+ Có 3 hình tam giác. 
+ Có 3 hình tứ giác. 
Chính tả ( Tập chép)Bài :: NGƯỜI MẸ HIỀN.
 I. Mục tiêu: 
- Chép lại chính xác, trình bày đúng 1 đoạn trong bài: “Người mẹ hiền”. Trình bày bài chính tả đúng quy định. 
- Viết đúng qui tắc viết chính tả với au/ ao, d/ gi/ r, uôn/ uông. 
- Làm đúng các bài tập.
- Giáo dục HS viết chữ đẹp, giữ vở sạch. 
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Bảng phụ. 
- Học sinh: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:4’ 
- Giáo viên Gọi học sinh lên bảng viết các từ: Nguy hiểm, ngắn ngủi, cúi đầu, quý báu. 
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
* Hoạt động 2:20’ Hướng dẫn tập chép. 
- Giáo viên đọc mẫu đoạn chép. 
- Hướng dẫn tìm hiểu bài. 
Giáo viên nêu câu hỏi để học sinh trả lời theo nội dung bài chép. 
+ Vì sao Nam khóc?
+ Cô giáo nghiêm giọng hỏi 2 bạn như thế nào?
- Giáo viên hướng dẫn viết chữ khó vào bảng con: Xoa đầu, thập thò, nghiêm giọng, trốn học, 
- Hướng dẫn học sinh viết vào vở. 
- Yêu cầu học sinh chép bài vào vở. 
- Theo dõi, uốn nắn, quan sát giúp đỡ em chậm theo kịp các bạn. 
- Đọc cho học sinh soát lỗi. 
* Hoạt động 3:8’ Hướng dẫn làm bài tập. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 vào vở
- Giáo viên cho học sinh làm bài tập 2a. 
3. Củng cố - Dặn dò:3’ 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh về làm bài tập 2b.
- 2, 3 học sinh lên bảng viết bài.
- Học sinh ở dưới lớp viết vào bảng con. 
- Học sinh lắng nghe. 
- 2 Học sinh đọc lại. 
- Trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. 
- Vì đau và xấu hổ. 
- Từ nay các em có trốn học đi chơi nữa không ?
- Học sinh luyện bảng con. 
- Học sinh theo dõi. 
- Học sinh chép bài vào vở. 
- Soát lỗi. 
- Học sinh đọc đề bài. 
- Học sinh làm bài vào vở. 
- 1 Học sinh lên bảng làm. 
- Cả lớp nhận xét. 
- Học sinh các nhóm lên thi làm nhanh. 
- Cả lớp nhận xét nhóm làm nhanh, đúng nhất. 
Tiết 5 : Kể chuyện Bài : NGƯỜI MẸ HIỀN.
 I. Mục tiêu : 
- Rèn kĩ năng nói: Dựa vào tranh minh họa, kể được từng đoạn của câu chuyện “Người mẹ hiền” bằng lời của mình. 
- Biết tham gia dựng phần chính của câu chuyện theo các vai: Người dẫn chuyện, minh, nam, bác bảo vệ, cô giáo. 
- Có khả năng nghe theo dõi bạn kể để nhận xét đánh giá bạn kể và kể tiếp lời kể của bạn. 
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Chuẩn bị một số đồ dùng để đóng vai. 
- Học sinh: Bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh lên kể lại câu chuyện “Người thầy cũ”. 
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh kể chuyện. 
- Dựa theo tranh kể lại từng đoạn câu chuyện. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát 4 tranh, đọc lời nhân vật trong tranh, nhớ nội dung từng đoạn câu chuyện. 
+ Hai nhân vật trong tranh là ai? Nói cụ thể hình dáng từng nhân vật?
+ Hai cậu học trò nói với nhau những gì ?
* Hoạt động 3: Kể lại từng đoạn câu chuyện theo vai.
Bước 1: Giáo viên làm mẫu.
- Lưu ý: yêu cầu học sinh nói lời đối thoại tự nhiên, diễn cảm, khuyết khích học sinh tập diễn tả động tác, điệu bộ 
Bước 2: Chia nhóm – mỗi nhóm 5 em.
- giáo viên chia mỗi nhóm 5 em tập kể trong nhóm từng đoạn câu chuyện.
Bước 3: Các nhóm thi dựng lại câu chuyện.
- Chỉ mỗi nhóm 1 em đại diện lên thi đua.
- Nhận xét, bình chọn cá nhân kể chuyện hấp dẫn, sinh động, tự nhiên nhất.
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh về kể cho cả nhà cùng nghe. 
- 2, 3 học sinh lên bảng làm bài.
- Học sinh kể chuyện trong nhóm. 
- Quan sát tranh, đọc lời nhân vật, nhớ nội dung từng đoạn câu chuyện. 
- Các nhóm học sinh kể từng đoạn theo tranh. 
- Cả lớp cùng nhận xét. 
- Minh và Nam, Minh mặc áo hoa không đội mũ, Nam đội mũ mặc áo màu sẫm. 
- Minh thì thầm  có thể trốn ra. 
- Học sinh tập kể chuyện theo vai
- Tập dựng lại câu chuyện theo vai. 
- Các nhóm thi dựng lại câu chuyện theo vai. 
- Cả lớp nhận xét. 
 Thứ năm, ngày 13 tháng 10 năm 2011
Tiết 1: Luyện từ và câu 
 Bài: TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG, TRẠNG THÁI. DẤU PHẨY.
 I. Mục tiêu : 
- Nhận biết được các từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật và sự vật trong câu. 
- Biết chọn từ chỉ hoạt động thích hợp điền vào chỗ trống trong bài đồng dao. 
- Biết dùng dấu phẩy để ngăn cách các từ cùng làm một chức vụ trong câu. 
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Bảng phụ; 
- Học sinh: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 4’
- 1 Học sinh lên trả lời câu hỏi: kể tên các môn học ở lớp 2?
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm. 
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
*Hoạt động1: Từ chỉ hoạt động,trạng thái. 
Bài 1: Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu. 
+ Từ chỉ con vật trong câu a là từ nào?
+ Con trâu đang làm gì ?
+ Từ chỉ hoạt động của con trâu trong câu này là từ nào?
Giáo viên hướng dẫn tương tự với các câu còn lại
- Giáo viên ghi các từ chỉ hoạt động, trạng thái của bài tập 1 lên bảng. 
Bài 2: Gọi học sinh đọc đề
- Hướng dẫn học sinh thi điền từ nhanh. 
- Yêu cầu học sinh đọc đồng thanh bài đồng
- Giáo viên cùng cả lớp nhận xét.
 *Hoạt động1:Dấu phẩy.
Bài 3: Gọi học sinh đọc đề bài. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm vào vở. 
- Gắn băng giấy câu a: hỏi:
*Trong câu có mấy từ chỉ hoạt động của người?
*Các từ ấy trả lời câu hỏi gì?
*Để tách rõ 2 từ cùng trả lời câu hỏi “làm gì?” trong câu, ta đặt dấu phẩy ở chỗ nào?
- Giáo viên đặt dấu phẩy vào câu a ở băng giấy to.
- Chữa bài: 
- Gọi 1 vài học sinh lên bảng chữa bài:
3. Củng cố - Dặn dò:3’ 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà ôn lại bài. 
- 1 học sinh lên bảng làm bài.
- Học sinh đọc yêu cầu. 
- Con trâu. 
- Con trâu đang ăn cỏ. 
- Từ: ăn. 
- Từ: uống, toả. 
- Học sinh đọc lại các từ giáo viên ghi trên bảng. 
- Học sinh thảo luận nhóm. 
- Đại diện các nhóm lên thi làm nhanh. 
- Cả lớp nhận xét kết luận bài làm đúng. 
- Học sinh làm bài vào vở. 
- Cả lớp đồng thanh bài đồng dao.
- 2 từ: học tập – lao động.
- Làm gì?
- Điền giữa học tập tốt và lao động tốt.
- Cả lớp suy nghĩ làm tiếp câu b, c vào VBT 
– cho 2 em lên bảng làm bài ở băng giấy.
 Tiết 2: Toán Bài : LUYỆN TẬP.
 I. Mục tiêu : 
- Ghi nhớ và tái hiện nhanh bảng cộng trong phạm vi 20 để tính nhẩm ; cộng có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán có 1 phép cộng
- Bài tập cần làm: bài 1 ; bài 3 ; bài 4.
- Học sinh yêu thích học toán.
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Bảng phụ. 
- Học sinh: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 4’
- Học sinh lên bảng đọc bảng cộng thức 7, 8, 9, 6 cộng với một số. 
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 
2. Bài mới: 28’Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập. 
Bài 1: Cho học sinh tính nhẩm. 
Bài 3: Học sinh làm bảng con. 
Giáo viên nhận xét ghi điểm
Bài 4: Học sinh tóm tắt rồi làm vào vở
Tóm tắt
 Mẹ : 38 quả
 Chị : 16 quả
Cả mẹ và chị:  quả?
Bài 5: Hướng dẫn học sinh làm. 
3. Củng cố - Dặn dò: 3’
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà học bài và làm bài.
- 2, 3 học sinh lên bảng làm bài.
- Học sinh tính nhẩm rồi nêu kết quả. 
- Học sinh làm bảng con. 
 36
 36
 72
 35
 47
 82
 69
+ 8
 74
 9
+ 57
 66
 27
+ 18
 45
- Học sinh làm theo yêu cầu của giáo viên. 
Bài giải
 Cả mẹ và chị hái được là
38 + 16 = 54 (quả)
Đáp số: 54 quả.
- Học sinh thảo luận nhóm rồi lên thi làm nhanh. 
 Tiết 3:Chính tả ( Nghe - viết)
Bài : BÀN TAY DỊU DÀNG.
 I. Mục tiêu : 
- Nghe viết chính xác, đúng một đoạn trong bài: “Bàn tay dịu dàng”.
- Biết viết hoa chữ cái đầu câu và tên riêng của người.
- Làm đúng các bài tập phân biệt các vần dễ lẫn ao/ au, phụ âm đầu r / d / gi.
- Giáo dục HS viết chữ đẹp, giữ vở sạch.
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Bảng phụ.
- Học sinh: Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 4’
- Gọi 2, 3 học sinh lên bảng viết: uống nước, ruộng cạn, muốn.
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét.
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
* Hoạt động 2:20’ Hướng dẫn viết.
- Giáo viên đọc mẫu đoạn viết.
- Hướng dẫn tìm hiểu bài. 
Giáo viên nêu câu hỏi học sinh trả lời theo nội dung bài.
+ An buồn bã nói với thầy giáo điều gì?
+ Khi biết An chưa làm bài tập thái độ của thầy giáo thế nào?
- Giáo viên hướng dẫn viết chữ khó vào bảng con: Bước, kiểm tra, thì thào, buồn bã, trìu mến,
- Hướng dẫn học sinh viết vào vở.
- Đọc cho học sinh chép bài vào vở.
- Theo dõi, uốn nắn, quan sát giúp đỡ em chậm theo kịp các bạn.
- Đọc cho học sinh soát lỗi.
- Chấm và chữa bài.
* Hoạt động 3:8’ Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập vào vở.
Bài 3 b: Giáo viên cho học sinh làm vở.
3. Củng cố - Dặn dò:3’ 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh về làm bài 2b.
- 2, 3 học sinh lên bảng làm bài.
- Học sinh lắng nghe.
- 2 Học sinh đọc lại.
- Trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. 
- Thưa thầy hôm nay em chưa làm bài tập.
- Thầy không trách, chỉ nhẹ nhàng xoa đầu An, 
- Học sinh luyện bảng con.
- Học sinh theo dõi. 
- Học sinh chép bài vào vở.
- Soát lỗi.
- Học sinh đọc đề bài.
- Học sinh các nhóm lên thi làm bài nhanh. 
Báo, dao, chào.
Cau, rau, mau. 
- Cả lớp nhận xét.
- Học sinh làm vào vở.
+ Đồng ruộng quê em luôn xanh tốt.
+ Nước từ trên nguồn đổ xuống, chảy cuồn cuộn.
+ Gia đình tôi sống rất hạnh phúc.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_lop_2_tuan_thu_08_nam_hoc_2011.doc