Môn : Toán
kilômét
I/ MỤC TIÊU :
Giúp học sinh.
- Nắm được tên gọi, kí hiệu của đơn vị kilômét. Có biểu tượng ban đầu về khoảng cách đo bằng kilômét.
- Nắm được được quan hệ giữa kilômét và mét.
- Biết làm các phép tính cộng, trừ (có nhớ) trên các số đo với đv là kilômét (km)
- Biết so sánh các khoảng cách (đo bằng km)
Ii/ đồ dùng dạy - học:
- Bản đồ Việt Nam.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
Môn : Toán KILÔMÉT I/ MỤC TIÊU : Giúp học sinh. - Nắm được tên gọi, kí hiệu của đơn vị kilômét. Có biểu tượng ban đầu về khoảng cách đo bằng kilômét. - Nắm được được quan hệ giữa kilômét và mét. - Biết làm các phép tính cộng, trừ (có nhớ) trên các số đo với đv là kilômét (km) - Biết so sánh các khoảng cách (đo bằng km) II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Bản đồ Việt Nam. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. ỔN ĐỊNH: 2. KIỂM TRA: 3. DẠY – HỌC BÀI MỚI: a/ Giới thiệu: - GV giới thiệu bài và ghi tựa bài lên bảng. Gọi HS nhắc lại. b/ Giới thiệu đơn vị đo độ dài kilômét (km): - GV nói: Các em đã học các đơn vị đo độ dài là xăngtimét, đêximét, và mét. Để đo các khoảng cách lớn , chẳng hạn quãng đường giữa 2 tỉnh, ta dùng 1 đơn vị đo lớn hơn là kilômét. - GV viết lên bảng: Kilômét viết tắt là km. 1km = 1000m c/ Thực hành: Bài 1: Số. - GV gọi HS lên bảng làm bài, mỗi em làm 1 cột. - GV nhận xét sửa chữa. 1km = 1000m 1000m = 1km 1m = 10dm 10dm = 1m 1m = 100cm 100cm = 1dm Bài 2: Nhìn hình vẽ trả lời các câu hỏi sau: - GV cho HS trả lời miệng. GV nhận xét. B 42km · C 23km · 48km A · · D a. Quãng đường từ A đến B dài bao nhiêu kilômét ?(23km). b. Quãng đường từ B đến D (đi qua C) dài bao nhiêu kilômét? (90km). c. Quãng đườngtừ C đến A (đi qua B) dài bao nhiêu kilômét? (45km). Bài 3: Nêu số đo. - GV cho HS làm bài vào vở (nhìn SGK làm bài). - GV chấm 1 số vở của HS. Quãng đường Dài Hà Nội – Cao Bằng. 285km Hà Nội – Lạng Sơn . 169km Hà Nội – Hải Phòng. 102km Hà Nội – Vinh. 308km Vinh – Huế. 368km TP HCM – Cần Thơ. 174km TP HCM – Cà Mau. 354km 4/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ : * GV nhận xét tiết học. - Cả lớp hát vui. - HS nhắc lại tựa bài. Cả lớp đọc đồng thanh. - HS đọc cá nhân. - Lớp đọc đồng thanh. - HS lên bảng làm bài, mỗi em làm 1 cột. - Lớp nhận xét. - HS trả lời miệng. - Lớp nhận xét. - HS làm bài vào vở. - HS nộp bài. Môn : Tập Đọc AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG I/ MỤC TIÊU 1. Đọc - Đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. - Ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phảy và giữa các cụm từ - Phân biệt được lời các nhân vật . 2. Hiểu - Hiểu được ý nghĩa các từ mới : hồng hào, lời non nớt, trìu mến, mừng rỡ. - Hiểu ý nghĩa của truyện : Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi. Bác luôn quan tâm đến việc ăn ở, học hành của các cháu. Bác luôn khuyên thiếu niên nhi đồng phải thật thà, dũng cảm. II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Tranh minh hoạbài tập đọc trong SGK - Bảng phụ ghi sẵn từ câu cần luyện đọc. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU TIẾT 1 Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ KIỂM TRA BÀI CŨ - Gọi 1 HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài Cây si già. - Nhận xét, cho điểm HS. 2/ DẠY - HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài - Cho cả lớp hát bài : Ai yêu Bác Hồ Chí Minh của nhạc sĩ Phong Nhã. - Khi còn sống, Bác Hồ luôn dành tất cả sự quan tâm của mình cho thiếu nhi. Bài tập đọc ai ngoan sẽ được thưởng sẽ cho các con thấy rõ điều đó. 2.2. Luyện đọc a) Đọc mẫu - GV đọc mẫu đoạn 1, 2. - Chú ý : Đọc toàn bài với giọng ấm áp, trìu mến. Lời của Bác đọc nhẹ nhàng, trìu mến, quan tâm; Lời của các thiếu nhi đọc với giọng thể hiện sự vui mừng, ngây thơ; Lời của Tộ đọc nhẹ, rụt rè. b) Luyện phát âm - Yêu cầu HS đọc bài theo hình thức nối tiếp, mỗi HS đọc 1 câu, đọc từ đầu cho đến hết bài. Theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của các em. - Hỏi : Trong bài có những từ nào khó đọc ? (Nghe HS trả lời và ghi những từ này lên bảng lớp) - Đọc mẫu các từ trên và yêu cầu HS đọc bài - Y/c HS nối tiếp nhau đọc lại cả bài. Nghe và chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS, nếu có. c) Luyện đọc đoạn - Nêu yêu cầu đọc đoạn sau đó hỏi : Câu chuyện được chia làm mấy đoạn ? Phân chia các đoạn như thế nào ? - Gọi 1 HS đọc đoạn 1 - Đoạn đầu là lời của người kể, các em cần đọc với giọng nhẹ nhàng, thong thả. - Gọi 1 HS đọc đoạn 2 - Hướng dẫn : Trong đoạn truyện này có lời của Bác Hồ và lời của các thiếu nhi. Khi đọc lời của Bác cần thể hiện sự quan tâm tới các cháu. Khi đọc lời đáp của các cháu thiếu nhi, nên kéo dài giọng ở cuối câu, thể hiện sự ngây thơ và vui mừng của các cháu thiếu nhi khi được gặp Bác - Gọi 1 HS đọc đoạn 3 - Hướng dẫn HS đọc câu nói của Tộ và của Bác trong đoạn 3. - Gọi HS đọc lại đoạn 3. - Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi và nhận xét. - Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm. d) Thi đọc c) Cả lớp đọc đồng thanh TIẾT 2 2.3. Tìm hiểu bài - GV đọc lại cả bài lần 2 - Gọi 1 HS đọc phần chú giải. - Khi thấy Bác Hồ đến thăm, tình cảm của các em nhỏ như thế nào ? - Bác Hồ đi thăm những nơi nào trong trang trại nhi đồng? - Bác Hồ hỏi các em HS những gì ? - Những câu hỏi của Bác cho các em thấy điều gì về Bác ? - Các em đề nghị Bác chia kẹo cho những ai? - Tại sao Tộ không dám nhận kẹo Bác cho ? - Tại sao Bác khen Tộ ngoan ? - Chỉ vào bức tranh : Bức tranh thể hiện nội dung đoạn nào ? Em hãy kể lại. - Yêu cầu HS đọc phân vai. - Nhận xét cho điểm HS. 3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Thi đọc lại 5 điều Bác Hồ dạy - Tuyên dương những HS thuộc 5 điều Bác Hồ dạy. - Nhận xét tiết học - Dặn HS đọc lại bài và chuẩn bị bài sau. - 3 HS đọc toàn bài và trả lời các câu hỏi : + Cậu bé đã làm gì không phải với cây si ? + Cây đã làm gì để cậu bé hiểu nỗi đau của nó ? + Qua câu truyện này em hiểu được điều gì ? - Theo dõi và đọc thầm theo. - Đọc bài - Từ : quây quanh, hồng hào, trở lại, lời non nớt, leo lên, tắm rửa, vòng rộng, vâng lời, nhận lỗi, ; quây quanh, tắm rửa, vâng lên, mắng phạt, hồng hào, khẽ thưa, mừng rỡ, - Một số HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc bài đồng thanh. - Đọc bài nối tiếp, đọc từ đầu cho đến hết, mỗi HS chỉ đọc 1 câu. - Câu chuyện được chia làm 3 đoạn + Đoạn 1 : Một hôm nơi tắm rửa + Đoạn 2 : Khi trở lại phòng họp Đồng ý ạ! + Đoạn 3 : Phần còn lại - 1 HS khá đọc bài - 1 HS đọc lại bài. - 1 HS khá đọc bài - Luyện đọc đoạn 2 theo hướng dẫn : Lớp trưởng (hoặc 1 HS bất kì) đọc câu hỏi của Bác. Sau mỗi câu hỏi, cả lớp đọc đồng thanh câu trả lời của các cháu thiếu nhi. - 1 HS khá đọc bài - Luyện đọc câu : + Thưa Bác,/ hôm nay cháu không vâng lời cô,// cháu chưa ngoan/ nên không được ăn kẹo của Bác,// (Giọng nhẹ, rụt rè) + Cháu biết nhận lỗi,/ thế là ngoan lắm!//cháu vẫn được phần kẹo như các bạn khác.// (Giọng ân cần, động viên) -1 HS đọc đoạn 3 - Nối tiếp theo đọc các đoạn 1, 2, 3. (Đọc 2 vòng) - Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau. - HS theo dõi bài trong SGK. - HS đọc - Các em chạy ùa tới, quay quanh Bác. Ai cũng muốn nhìn Bác cho thật rõ. - Bác đi thăm phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp nơi tắm rửa. - Các cháu có vui không ? /Các cháu ăn có ngon không ? /Các cô có mắng phạt các cháu không ? /Các cháu có thích kẹo không ? - Bác rất quan tâm đến việc ăn, ngủ, nghỉ, của các cháu thiếu nhi. Bác còn mang kẹo chia cho các em. - Những ai ngoan sẽ được Bác chia kẹo. Ai không ngoan sẽ không được nhận kẹo của Bác. - Vì Tộ tự thấy hôm nay mình chưa ngoan, chưa vâng lời cô. - Vì Tộ biết nhận lỗi./ Vì Tộ dũng cảm nhận lỗi./ Vì người dũng cảm nhận lỗi là rất đáng khen. - 3 HS lên chỉ vào bức tranh và kể lại. - 8 HS thi đọc theo vai (vai người dẫn chuyện, Bác Hồ, em bé, Tộ). Môn : Thủ Công LÀM CON BƯỚM I/ MỤC TIÊU: - HS biết cách làm con bướm bằng giấy. - Làm được con bướm. - Thích làm đồ chơi, rèn luyện đôi tay khéo léo cho HS. II/ CHUẨN BỊ: - Con bướm mẫu gấp bằng giấy. - Quy trình làm con bướm bằng giấy có hình vẽ minh họa cho từng bước. - 2 tờ giấy thủ công, giấy màu, kéo, hồ dán, bút chì, thước kẻ, sợi dây chỉ khoảng 15cm. - Vở thủ công. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC CHỦ YẾU : TIẾT 1 Hoạt động dạy Hoạt động học 1. ỔN ĐỊNH: 2. KIỂM TRA: - GV gọi các tổ trưởng kiểm tra phần chuẩn bị của các tổ viên của mình và báo cáo. - GV nhận xét. 3. DẠY – HỌC BÀI MỚI: a/ Giới thiệu: - GV giới thiệu bài và ghi tựa bài lên bảng. Gọi HS nhắc lại. b/ GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét: - GV giới thiệu con bướm mẫu gấp bằng giấy và đặt các câu hỏi định hướng cho HS quan sát: Con bướm được làm bằng gì? Có những bộ phận nào? - GV gỡ 2 cánh bướm trở về tờ giấy hình vuông để HS nhận xét về cách gấp cánh bướm (nếp gấp cách đều) c/ GV hướng dẫn mẫu: Bước 1: Cắt giấy. + Cắt 1 tờ giấy hình vuông có cạch 14ô. + Cắt 1 tờ giấy hình vuông có cạch 10ô. + Cắt 1 nan giấy hình chữ nhật khác màu dài 12 ô, rộng gần nửa ô để làm râu bướm. Bước 2: Gấp cách bướm. + Tạo các đường nếp gấp. · Gấp đôi tờ giấy hình vuông 14 ô theo đường chéo như hình 1 được hình 2. · Gấp liên tiếp 3 lần nữa theo đường dấu gấp ở hình 2, 3, 4 sao cho các nếp gấp cách đều, ta được hình 5 (chú ý miết kĩ các nếp gấp) + Mở hình 5 cho đến khi trở lại tờ g ... át lại đúng, đẹp 6 dòng thơ cuối trong bài thơ Cháu nhớ Bác Hồ - Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt tr/ch; êt/êch II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Bảng viết sẵn bài tập 2. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ KIỂM TRA BÀI CŨ - Gọi 3 HS lên bảng, HS dưới lớp viết vào nháp theo yêu cầu. - Gọi HS đọc các tiếng tìm được. - Nhận xét các tiếng HS tìm được. - Nhận xét, cho điểm HS 2/ DẠY - HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài - Giờ Chính tả này chúng em sẽ nghe cô (thầy) đọc và viết lại 6 dòng thơ cuối trong bài thơ Cháu nhớ Bác Hồ và làm các bài tập chính tả. 2.2. Hướng dẫn viết chính tả a) Ghi nhớ nội dung đoạn viết - GV đọc 6 dòng thơ cuối. - Đoạn thơ nói lên tình cảm của ai với ai ? - Những chi tiết nào nói lên bạn nhỏ rất nhớ và kính yêu Bác Hồ ? b) Hướng dẫn cách trình bày - Đoạn thơ có mầy dòng. - Dòng thơ thứ nhất có mấy tiếng ? - Dòng thơ thứ hai có mấy tiếng ? - Bài thơ thuộc thể thơ nào ? Khi viết cần chú ý điều gì ? - Đoạïn thơ có những chữ nào phải viết hoa? Vì sao? c) Hướng dẫn viết từ khó - Hướng dẫn HS viết các từ sau : + bâng khuâng, gởi xem, chòm râu, trán rộng, mắt sáng. + bâng khuâng, vầng trán, ngần ngơ. d) Viết chính tả e) Soát lỗi g) Chấm bài 2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2 - HS đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu 2 HS lên bảng làm. - Gọi 2 HS nhận xét, chữa bài. Bài 3: Trò chơi (GV chọn 1 trong 2 y/c của bài) - GV chia lớp thành 2 nhóm. Tổ chức cho 2 nhóm bốc thăm giành quyền nói trước, sau khi nhóm 1 nói được 1 câu theo yêu cầu thì nhóm 2 phải đáp lại bằng 1 câu khác. Nói chậm sẽ mất quyền nói. Mỗi câu nói nhanh, nói đúng được tính 1 điểm. Nhóm nào được nhiều điểm hơn là nhóm thắng cuộc. Cử 2 thư kí ghi lại câu của từng nhóm. - Yêu cầu HS đọc các câu vừa đặt được. - Tổng kết trò chơi. 3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà viết lại các câu vừa tìm được và chuẩn bị lại bài sau. - Tìm những tiếng có chứa âm đầu : ch,tr - Tìm tiếng có chứa vần êt, êch. - Theo dõi. - Đoạn thơ nói lên tình cảm của bạn nhỏ của miền Nam đối với Bác Hồ. - Đêm đêm bạn mang ảnh Bác ra ngắm, bạn hôn ảnh Bác mà ngỡ được Bác hôn. - Đoạn thơ có 6 dòng. - Dòng thơ thứ nhất có 6 tiếng. - Dòng thơ thứ hai có 8 tiếng. - Bài thơ thuộc thể thơ lục bát, dòng thứ nhất viết lùi vào một ô, dòng thơ thứ hai viết sát lề. - Viết hoa các chữ đầu câu : Đêm, Giở, Nhìn, Càng, Ôm. - Viết hoa chữ Bác để tỏ lòng tôn kính với Bác Hồ. - HS đọc cá nhân, đồng thanh và viết các từ bên bảng con. - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi và cùng suy nghĩ. - 2 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào Vở bài tập T V 2, tập 2. a) chăm sóc, một trăm, va chạm, trạm y tế. b) ngày Tết, dấu vết, chênh lệch, dệt vải. - HS 2 nhóm thi nhau đặt câu. Môn : Toán PHÉP CỘNG (KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000 I/ MỤC TIÊU : Giúp học sinh. - Biết cách đặt tính rồi cộng các số có ba chữ số theo cột dọc. II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Các hình vuông to, các hình chữ nhật như bài học. - SGK, bảng con. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. ỔN ĐỊNH: 2. KIỂM TRA: 3. DẠY – HỌC BÀI MỚI: a/ Giới thiệu: - GV giới thiệu bài và ghi tựa bài lên bảng. Gọi HS nhắc lại. b/ Cộng các số có 3 chữ số: - GV nêu nhiệm vụ tính: 326 + 253 = ? + Thể hiện bằng đồ dùng trực quan. - GV lần lượt đính các tấm thẻ 100 hình vuông 3 thẻ, thẻ chục 2 thẻ và thẻ 6 ô vuông và hỏi. · Cố định được tất cả bao nhiêu? (326) - GV đính tiếp bảng 2 tấm 200 và 5 thẻ chục và 3 ô vuông và hỏi. · Cố định được tất cả bao nhiêu? (253) + Đặt tính rồi tính. - GV hướng dẫn viết phép tính (viết sang bên phải hình) · Viết số thứ nhất (326) xuống dòng viết dấu cộng ở giữa 2 dòng, xuống dòng. Viết số thứ hai (253) dưới số thứ nhất sao cho chữ số hàng trăm dưới chữ số hàng trăm, chữ số hàng chục dưới chữ số hàng chục, chữ số hàng đơn vị dưới chữ số hàng đơn vị. Kẻ vạch nga dưới số thứ hai. + Thực hiện phép tính. - GV hướng dẫn: Cộng từ phải sang trái, bắt đầu từ hàng đơn vị. · Cộng đơn vị với đơn vị: 6 cộng 3 bằng 9, viết 9 (GV viết) · Cộng chục với chục: 2 cộng 5 bằng 7, viết 7 (GV viết) · Cộng trăm với trăm: 3 cộng 2 bằng 5, viết 5 (GV viết) - GV hướng dẫn HS tổng kết thành quy tắc. Đặt tính: Viết trăm dưới trăm, chục dưới chục, đơn vị dưới đơn vị. Tính: Cộng từ phải sang trái, đơn vị cộng đơn vị, chục cộng chục, trăm cộng trăm. c/ Thực hành: Bài 1: Tính. - GV cho HS làm bài vào vở. - Gọi 5 HS lên bảng làm, mỗi em làm 2 bài. - GV chấm điểm 1 số vở cho HS. 235 637 503 625 326 + 451 +162 + 354 + 43 + 251 686 799 857 668 577 200 408 67 + 627 + 31 + 132 827 439 199 Bài 2: Đặt tính rồi tính. a) 832 257 + 152 + 321 984 578 Bài 3: Tính nhẩm. - GV cho HS đọc kết quả nối tiếp của bài tập 3. - GV nhận xét tuyên dương. a) 200 + 100 = 300 500 + 100 = 600 200 + 200 = 400 500 + 200 = 700 300 + 100 = 400 500 + 300 = 800 300 + 200 = 500 600 + 300 = 900 800 + 100 = 900 b) 800 + 200 = 1000 400 + 600 = 1000 500 + 500 = 1000 4/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ : - GV hỏi. · Em hãy nêu lại cách đặt tính? · Em hãy nêu lại cách thực hiện phép tính? - Về nhà các em xem lại bài và xem trước bài: “Luyện tâp”. * GV nhận xét tiết học. - Cả lớp hát vui. - HS nhắc lại tựa bài. - Cả lớp đọc đồng thanh. - HS theo dõi và trả lời. - Lớp theo dõi. - HS làm bài vào vở. - 5 HS lên bảng sửa bài. - Lớp nhận xét và tự kiểm tra bài của mình đánh dấu Đ, S. - HS đọc kết quả nối tiếp, mỗi em 1 phép tính. Môn : Tập Làm Văn NGHE – TRẢ LỜI CÂU HỎI I/ MỤC TIÊU : - Nghe kể và nhớ được nội dung câu chuyện Qua suối. - Trả lời được các câu hỏi về nội dung câu chuyện. - Viết được câu trả lời theo ý hiểu của mình. - Hiểu nội dung câu chuyện : Bác Hồ rất quan tâm đến mọi người. Bác lo kê lại hòn đá trên dòng suối cho những người đi sau khỏi ngã. - Biết nghe, đánh giá câu trả lời của bạn. II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : - Tranh minh hoạ câu chuyện. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ KIỂM TRA BÀI CŨ : - Gọi HS kể và trả lời câu hỏi về câu chuyện Sự tích hoa dạ lan hương. - Nhận xét, cho điểm HS 2/ DẠY- HỌC BÀI MỚI : 2.1. Giới thiệu bài : - Bác Hồ muôn vàn kính yêu không những quan tâm đến thiếu nhi mà Bác còn rất quan tâm đến cuộc sống của mọi người. Câu chuyện Qua suối hôm nay các con sẽ hiểu thêm về điều đó. 2.2. Hướng dẫn làm bài tập : Bài 1: - GV treo bức tranh - GV kể chuyện lần 1. Chú ý : giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng, giọng Bác ân cần, giọng anh chiến sĩ hồn nhiên. Qua suối Một lần, trên đường đi công tác, Bác Hồ và các chiến sĩ bảo vệ phải đi qua một con suối. Trên dòng suối có những hòn đá bắc thành lối đi. Khi Bác đã sang đến bờ bên kia, một chiến sĩ đi phía sau bỗng sẩy chân ngã. Bác dừng lại, đợi anh chiến sĩ đi tới, ân cần hỏi : - Chú ngã có đau không ? Anh chiến sĩ vội đáp : - Thưa Bác, không sao đâu ạ ! Bác bảo : - Thế thì tốt. Nhưng tại sao chú bị ngã ? - Thưa Bác, tại hòn đá tại hòn đá bị kênh ạ. - Ta nên kê lại để người khác qua suối không bị ngã nữa. Anh chiến sĩ quay lại kê hòn đá cho chắc chắn. Xong đâu đấy, hai Bác cháu mới tiếp tục lên đường. Theo Những ngày được gần Bác - Gọi HS đọc câu hỏi dưới bức tranh. - GV kể chuyện lần 2 : vừa kể vừa giới thiệu tranh. - GV kể chuyện lần 3. Đặt câu hỏi : a) Bác Hồ và các chiến sĩ bảo vệ đi đâu ? b) Có chuyện gì xảy ra với anh chiến sĩ ? c) Khi biết hòn đá bị kênh, bác bảo anh chiến sĩ làm gì ? d) Câu chuyện Qua suối nói lên điều gì về Bác Hồ ? - Yêu cầu HS thực hiện hỏi đáp theo cặp. - Gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện. Bài 2 : - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Gọi 2 HS thực hiện hỏi đáp. - Yêu càu HS tự viết vào vở. - Gọi HS đọc phần bài làm của mình. - Cho điểm HS. 3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ : - Qua câu chuyện Qua suối em tự rút ra được bài học gì ? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho gia đình nghe. - 3 HS kể lại truyện. - Vì sao cây hoa biết ơn ông lão? - Cây hoa xin Trời điều gì ? - Vì sao Trời lại cho hoa toả hương thơm vào ban đêm ? - Quan sát. - Lắng nghe nội dung truyện. - HS đọc bài trong SGK. - Quan sát, lắng nghe. - Bác và các chiến sĩ đi công tác. - Khi qua một con suối có những hòn đá bắc thành lối đi, một chiến sĩ bị sẩy chân ngã vì có một hòn đá bị kênh. - Bác bảo anh chiến sĩ kê lại hòn đá cho chắc để người khác qua suối không bị ngã nữa. - Bác Hồ rất quan tâm đến mọi người. Bác quan tâm đến anh chiến sĩ xem anh ngã có đau không. Bác còn cho kê lại hòn đá để người sau không bị ngã nữa. - 8 cặp HS thực hiện lời hỏi đáp. HS 1 : Đọc câu hỏi : HS 2 : Trả lời câu hỏi. - 1 HS kể lại. - Đọc đề bài trong SGK. HS 1 : Đọc câu hỏi. HS 2 : Trả lời câu hỏi. - HS tự làm. - 5 HS trình bày - Phải biết quan tâm đến người khác. / Cần quan tâm tới mọi người xung quanh. / Làm việc gì cũng nghĩ đến người khác.
Tài liệu đính kèm: