Môn:Đạo đức
Bài :ĐI HỌC ĐỀU VÀ ĐÚNG GIỜ ( tiết 2)
I - MỤC TIÊU: Giúp HS hiểu :
- HS biết ích lợi của việc đi học đều và đúng giờ .
- Để đi học đều và đúng giờ, các em không được nghỉ học tự do, tuỳ tiện.
- Cần xuất phát đúng giờ. Trên đường đi không được la cà dọc đường
- HS có ý thức và tự giác đi học đều và đúng giờ.
II - TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
GV: tranh vẽ phóng to, đồ vật để chơi trò sắm vai
HS:vở bài tập đạo đức , bút màu,
Thứ hai ngày 12 tháng 12 năm 2005 Môn:Đạo đức Bài :ĐI HỌC ĐỀU VÀ ĐÚNG GIỜ ( tiết 2) I - MỤC TIÊU: Giúp HS hiểu : HS biết ích lợi của việc đi học đều và đúng giờ . Để đi học đều và đúng giờ, các em không được nghỉ học tự do, tuỳ tiện. Cần xuất phát đúng giờ. Trên đường đi không được la cà dọc đường HS có ý thức và tự giác đi học đều và đúng giờ. II - TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: GV: tranh vẽ phóng to, đồ vật để chơi trò sắm vai HS:vở bài tập đạo đức , bút màu, III -CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: ND- T/Lượng Hoạt đông Giáo viên Hoạt động Học sinh Khởi động (3-5 ph ) *Cho HS hát bài: “ Tới lớp tới trường” lời 1 -GV vào bài: Giờ trước ta đã biết những việc cần thiết phải đi học đều và đúng giờ. Hôm nay chúng mình cùng luyện tập để biết cách thực hiện việc đi học đều và đúng giờ nhé * Cả lớp hát. -HS lắng nghe Hoạt động 1 Liên hệ thực tế(7-8ph) *GV yêu cầu vài HS tự liên hệ -Hằng ngày em đi học như thế nào? ( chuẩn bị, xuất phát, trên đường đi ) -Đi học như thế có đều và đúng giờ không? * HS kể lại việc đi học của mình trước lớp. * GV nhận xét -Khen ngợi những em luôn đi học đều và đúng giờ. Nhắc nhở những em chưa đi học đều và đúng giờ * Nêu theo hoàn cảnh thực tế. -VD:Mặc quần áo,chải đầu, đeo cặp,đi dép,đi thẳng đến trường. -Đi học như thế sẽ đều và đúng giờ. * HS trình bày trước lớp, các bạn khác lắng nghe * Lắng nghe. Hoạt động 2 Làm bài tập 2 theo cặp * GV hướng dẫn HS thảo luận theo nội dung bài tập 5 -Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì? -Các bạn gặp khó khăn gì? -Các em học tập được điều gì ở các bạn? * HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Các bạn khác lắng nghe và bổ sung ý kiến * Kết luận: Gặp trời mưa gió nhưng các bạn vẫn đi học bình thường, không quản ngại khó khăn. Các em cần noi gương các bạn đó để đi học cho đều * Quan sát tranh. -Các bạn đang đi học. -Các bạn gặp trời mưa. -Biết vượt khó khăn đi học. *HS thảo luận từng cặp Đại diện trình bày trước lớp, các bạn khác lắng nghe và bổ sung ý kiến * Lắng nghe. Hoạt động 3 Đóng vai theo BT2 (7-8 ph) Củng cố, dặn dò (3-5 ph ) * GV giới thiệu tình huống trong tranh theo bài tập 4 và yêu cầu HS thảo luận về cách giải quyết -Các nhóm thảo luận, phân vai, chuẩn bị thể hiện qua việc sắm vai -Các bạn Hà, Sơn đang làm gì? -Hà, Sơn gặp chuyện gì? -Bạn Hà, bạn Sơn sẽ phải làm gì khi đó? -Vài cặp HS lên thể hiện đóng vai Các bạn khác nhận xét việc sắm vai của các bạn * GV tổng kết: Tranh 1: Hà khuyên bạn nên nhanh chân đến lớp, không la cà kẻo đến lớp bị muộn. Tranh 2: Sơn từ chối việc đá bóng để đến lớp học, như thế mới là đi học đều. * Hôm nay học bài gì? Như thế nào gọi là đi học đều? -Đi học đều có lợi gì? -Để đi học đều, em cần phải làm gì? *GV chốt lại: Đi học đều và đúng giờ giúp các em học tập tốt, thực hiện tốt quyền được học của mình. Cho HS đọc câu ghi nhớ trong sgk Nhận xét tiết học. Chuẩn bị cho tiết sau * Làm việc nhóm 4 -Nhóm trưởng phân vai cho các thành viên trong nhóm HS làm việc theo nhóm -Sơn,Hà đang đi học. -Bạn gái rủ Hà đứng lại xem đồ chơi.Các bạn trai rủ Sơn nghỉ học đi đá bóng. -Sơ ,Hà tiếp tục đi học. -HS lắng nghe, nhận xét các bạn sắm vai *HS lắng nghe -HS trả lời câu hỏi -Không nghỉ học ,không đến lớp trễ. -Được nghe cô giáo giảng bài,hiểu bài. -Thức dậy sớm ,chuẩn bị bài,sách vở từ tối. * Lắng nghe. -------------------------------------------------------------- Môn : Học vần Bài :UÔM – ƯƠM I MỤC TIÊU: Sau bài học -HS nhận biết được cấu tạo của vần uôm, ươm, buồm, bướm. Phân biệt được uôm với ươm - Đọc và viết được :uôm, ươm, cánh buồm, đàn bướm -Nhận ra “uôm, ươm” trong các tiếng, từ trong sgk hoặc trong sách báo bất kì -Đọc được từ ứng dụng và câu ứng dụng trong sgk -Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ong, bướm, chim, cá cảnh II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -GV: Tranh minh hoạ từ khoá ï câu ứng dụng , phần luyện nói ,thẻ từ,bảng phụ,khung kẻ ô li. -HS: bộ ghép chữ tiếng việt, sgk , vở bài tập tiếng việt III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : ND- T/Lượng Hoạt đông Giáo viên Hoạt động Học sinh 1/Bài cũ (3-5 ph ) * HS lên viết bảng : thanh kiếm, quý hâu yếm, yếm dãi -Gọi vài HS đọc từ ứng dụng trên thẻ từ. 2 HS đọc câu ứng dụng sgk GV và HS nhận xét các bạn, cho điểm * 4 HS lên bảng viết -HS đọc cá nhân nối tiếp , lớp nhận xét 2/Bài mới *Giới thiệu bài a/Nhận diện vần(3ph) b/Đánh vần (3-4 ph ) c/Tiếng khoá, từ khoá (3-4 ph ) d/Viết vần (3-5 ph ) e/Đọc tiếng ứng dụng (4-6 ph ) Tiết 1 * GV nói: Hôm nay chúng ta học tiếp vần có kết thúc bằng m đó là: uôm, ươm Vần uôm *Vần uôâm được tạo nên từ những âm nào? Cho HS ghép vần uôâm GV gắn bảng cài -Hãy so sánh uôâm với iêm? -Cho HS phát âm vần uôm * GV chỉ bảng cho HS phát âm lại vần uôâm * Vần uôâm đánh vần như thế nào? -Cho HS đánh vần vần uôâm GV uốn nắn, sửa sai cho HS * Hãy ghép cho cô tiếng buồm? -Hãy nhận xét về vị trí của âm và vần trong tiếng buồm? -Tiếng “buồm” đánh vần như thế nào? -Cho HS đánh vần tiếng buồm -GV sửa lỗi cho HS, *Giới thiệu từ : cánh buồm .Treo tranh thuyền buồm chỉ cánh buồm ,YC HS gọi tên? -Cho HS đánh vần và đọc trơn từ : cánh buồm -GV đọc mẫu, chỉnh sửa nhịp đọc cho HS * Viết chữ uôm, buồm -Treo khung kẻ ô li.GV viết mẫu, vừa viết vừa nói cách viết ( lưu ý nét nối giữa uôâ và m , giữa b và uôâm) -Cho HS viết bảng con: uôm, buồm GV nhận xét, chữa lỗi cho HS *Vần ươm - Tiến hành tương tự như vần uôm - So sánh uôm với ươm * GV giới thiệu các từ ứng dụng lên bảng : “ao chuôm, nhuộm vải, vườn ươm, cháy đượm” - YC tìm gạch chân tiếng có vần mới? -Cho HS đọc từ ứng dụng và giảng từ GV nhận xét và chỉnh sửa phát âm cho HS,đọc mẫu. * Lắng nghe. *Vần uôm tạo bởi uô và m -HS ghép vần “uôâm” trên bảng cài. -Quan sát -HS so sánh:Giống:đều kết thúc bằng âm m.Khác :vần iêm bắt đầu âm đôi iê,vần uôm bắt đầu âm đôi uô -Phát âm uôâm cá nhân nối tiếp. -Phát âm lại theo dãy. *HS đáng vần: uôâ - mờ -uôâm -HS đánh vần cá nhân nối tiếp hàng dọc. -Cả lớp đọc lại. *HS ghép tiếng buồm trên bảng cài -Gồm có âm b đứng trước,vần uôm đứng sau -Bờ-uôm-buôm-huyền-buồm -HS đánh vần theo tổ -5-7 HS đánh vần lại. * cánh buồm -HS đọc từ : cánh buồm theo nhóm. HS quan sát và lắng nghe,đọc lại cá nhân. * Viết bảng con. -HS viết lên không trung -HS viết bảng :uôm, buồm * HS đọc thầm HS đọc cá nhân, nhóm, ĐT -3-4HS gạch trên bảng:chuôm,nhuộm,ươm, đượm. -Đọc cá nhân -Vài em đọc lại Luyện tập a.Luyện đọc (8-10 ph ) * Câu ứng dụng. b.Luyện viết (3-5 ph ) c.Luyện nói (8-10 ph ) 3/Củng cố dặn dò (3-5 ph ) Tiết 2 * GV cho HS đọc lại bài ở tiết 1 -GV uốn nắn sửa sai cho đọc theo nhóm đối tượng. *Giới thiệu tranh minh hoạ câu ứng dụng -Tranh vẽ gì? -Hãy đọc câu ứng dụng dưới bức tranh? -GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS trên bảng phụ. -GV đọc mẫu câu ứng dụng. * Cho học sinh lấy vở tập viết ra -1 HS đọc nội dung viết trong vở tập viết. -GV lưu ý nhắc HS viết liền nét HS viết bài vào vở .Chú ý quy trình viết * Treo tranh để HS quan sát và hỏi: Chủ đề luyện nói hôm nay là gì? Tranh vẽ những gì? -Con chim sâu có lợi ích gì? Con bướm thích gì? Con ong thích gì? Con cá cảnh để làm gì? Ong và chim có ích lợi gì cho nhà nông? Em biết tên các loài chim gì khác? Em biết tên các con ong gì? Bướm thường có màu gì? Em thích nhất con nào trong các con ong, bướm, chim, cá cảnh? Vì sao? Nhà em nuôi những con gì? Cho HS chơi trò chơi:Thi nói về con vật em yêu Cho 3 đến 5 HS thi nói về con vật mình yêu thích và giải thích vì sao. GV nhận xét phần luyện nói * Hôm nay học vần gì? GV chỉ bảng cho HS đọc lại bài -Tìm tiếng mới có chứa vần vừa học trong bài hát:Hai con bướm. -Nhận xét tiết học – Tuyên dương Xem trước bài 67 *HS đọc CN trong sgk -3 nhóm Đọc:giỏi,khá,trung bình *Quan sát tranh. -Vườn bông cải nở rộ,có đàn bướm bay lượn. -HS đọc cá nhân trong sgk -2 HS đọc lại câu -Thi đọc truyền điện mỗi em một câu. * HS mở vở tập viết -HS viết bài vào vở *HS QS tranh đọc tên bài luyện nói:ong ,bướm ,chim ,cá cảnh. -Chim đậu trên cành,bướm đậu bông hoa,con ong,cá bơi dưới nước. -HSø trả lời câu hỏi: bắt sâu bọ Các bạn khác lắng nghe để bổ sung -Thích hoa, thích hút mật ở hoa Để làm cảnh Hút mật, thụ phấn cho hoa, bắt sâu bọ -Nêu theo hiểu biết:Chim ri ,chim sáo,công, -Bướm vàng ,bướm trắng -Nêu theo ý thích. -Kể theo thực tế. * Vần ươm ,uôm Học sinh đọc lại bài -Hát tìm tiếng chứa vần mới . -HS lắng nghe -------------------------------------------------------- Môn :Toán Bài : LUYỆN TẬP I - MỤC TIÊU: -Sau bài học, giúp HS củng cố và khắc sâu về -Các bảng cộng và trừ đã học. So sánh các số trong phạm vi 9 -Cách đặt đề toán và phép tính theo tranh -Nhận dạng hình vuông II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -GV: bảng phụ. Phấn màu, tranh bài 4. -HS: hộp đồ dùng toán 1 III- CÁC HOẠT Đ ... có ích lợi gì cho việc học tập, rèn luyện của các em? Việc gây mất trật tự, có hại gì cho việc học tập, rèn luyện của học sinh? * HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Các bạn khác lắng nghe và bổ sung ý kiến * Kết luận: Để giữ trật tự trong trường học, các em cần thực hiện các quy định như: Trong lớp thực hiện yêu cầu của cô giáo. Xếp hàng vào lớp, lần lượt ra khỏi lớp . Đi nhẹ, nói khẽ không được tự tiện làm việc riêng, nói chuyện riêng, trêu trọc nhau trong lớp, không chen lấn xô đẩy khi ra, vào lớp. Không la hét trong giờ ra chơi Việc giữ trật tựgiúp các em rèn luyện mình trở thành người trò giỏi, con ngoan. Nếu gây mất trật tự trong lớp học thì sẽ bị ảnh hưởng xấu đến việc học tập của bản thânvà các bạn, bị mọi người chê cười HS thảo luận cả lớp HS trình bày trước lớp, các bạn khác lắng nghe và bổ sung ý kiến Hoạt động 3 Liên hệ thực tế Củng cố, dặn dò * GV hướng dẫn học sinh tự liên hệ, các bạn trong lớp mình đã biết giữ trật tự trong trường học chưa? Bạn nào luôn chăm chú thực hiện các yêu cầu của cô giáo trong giờ học? Bạn nào còn chưa trật tự trong khi học tập? Vì sao? Tổ nào thường xuyên thực hiện tốt việc xếp hàng ra vào lớp? Tổ nào chưa thực hiện tốt? Vì sao? * HS nêu ý kiến theo gợi ý trên * GV tổng kết: Khen ngợi một số tổ, cá nhân đã biết giữ trật tự Nhắc nhở một số tổ, cá nhân còn vi phạm trật tự trong trường học * Hôm nay học bài gì? GV phát động thi đua giữ trật tự : Tổ nào giữ trật tự tốt sẽ được cắm cờ đỏ Nhận xét tiết học. Chuẩn bị cho tiết sau HS tự liên hệ và nhận xét các bạn trong tổ, trong nhóm của mình HS lắng nghe HS trả lời câu hỏi Mĩ thuật:Tiết 15 Bài : VẼ CÂY MỤC TIÊU: Giúp HS nhận biết được các loại cây và hình dáng của chúng. Biết cách vẽ một vài loại cây quen thuộc. Vẽ được hình cây và tô màu theo ý thích II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: Tranh ảnh về các loại cây. Bài vẽ mẫu Một số bài vẽ của HS lớp trước HS: vở vẽ, bút chì, màu III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động học sinh Kiểm tra Hoạt động 1 Giới thiệu bài Cho HS quan sát tranh Hướng dẫn HS cách vẽ Học sinh thực hành vẽ Hoạt động 3 Nhận xét đánh giá .Dặn dò Kiềm tra dụng cụ học tập của HS GV nêu ưu, khuyết điểm của bài vẽ cá để HS rút kinh nghiệm, vẽ bài này đẹp hơn Hôm nay ta sẽ học vẽ cây Bước 1: quan sát GV giới thiệu tranh các loại cây và hỏi Bạn nào biết đây là cây gì nào? Cây có các bộ phận nào? Hình dáng, màu sắc của cây ra sao? => Vậy cây có nhiều loại, cây dừa, cây phượng, cây bàng, cây thông Cây gồm có các bộ phận như:rễ, thân, cành, vòm lá. Có nhiều loại cây có hoa, có quả Bước 2: Hướng dẫn HS cách vẽ GV vừa vẽ mẫu vừa nói theo từng bước Vẽ thân cây, vẽ cành Vẽ vòm lá, tán lá Vẽ thêm chi tiết Vẽ màu theo ý thích * Cho HS xem bài vẽ của HS lớp trước Bước 3: học sinh thực hành vẽ GV giải thích yêu cầu của bài tập cho HS vẽ Vẽ một cây hoặc nhiều cây thành hàng. Vẽ một vườn cây ăn quả Có thể vẽ nhiều loại cây cao thấp khác nhau. Lưu ý vẽ hình cây trước sau đó mới vẽ vòm lá Vẽ thân cây, tán lá theo sự quan sát của các em Tô màu theo ý thích HS thực hành vẽ, GV quan sát uốn nắn một số em yếu. * GV cho HS trình bày sản phẩm trước lớp. * Bình chọn bài vẽ đẹp. Tuyên dương * Hướng dẫn HS tự nhận xét một số bài Về hình vẽ. Về màu sắc. Bài nào mình thích nhất? Vì sao? * Nhận xét tiết học * Chuẩn bị bài sau HS mở dụng cụ ra để KT HS lắng nghe để rút kinh nghiêm, sửa chữa HS quan sát và trả lời câu hỏi HS lắng nghe và theo dõi cách vẽ HS xem bài vẽ của HS năm trước HS trình bày sản phẩm trước lớp HS lắng nghe Tự nhiên xã hội:Tiết 15 Bài LỚP HỌC I MỤC TIÊU: Sau bài học học sinh biết Lớp học là nơi các em đến học hàng ngày Nói về các thành viên của lớp học, và các đồ dùng của lớp Nói được tên lớp, tên trường, cô giáo chủ nhiệm và một số bạn trong lớp Nhận dạng và phân loại ở mức độ đơn giản đồ dùng trong lớp Kính trọng thầy cô, đoàn kết với bạn bè và yêu quý lớp học của mình II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV : tranh của bài 15 trong sách TNXH. HS: sách TNXH, vở bài tập TNXH III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Bài cũ Bài mới Giới thiệu bài Hoạt động 1 Quan sát tranh và thảo luận nhóm MĐ: biết được GV nêu câu hỏi để HS trả lời Kể tên một số vật nhọn dễ gây đứt tay, chảy máu? Ngoài việc phòng tránh các vật nhọn đó ra, ở nhà chúng ta còn phải phòng tránh các đồ vật gì dễ gây nguy hiểm? GV nhận xét bài cũ Các em học ở trường nào? Lớp nào? Vậy chúng ta đã biết tên trường, Học sinh lắng nghe và trả lời câu hỏi HS lắng nghe HS học theo nhóm 4 em lớp học có các thành viên, có cô giáo và các đồ dùng cần thiết Hoạt động 2 Kể về lớp học của mình MĐ: HS giới thiệu được về lớp học của mình Củng cố, dặn dò tên lớp của mình rồi đấy. Hôm nay chúng mình cùng tìm hiểu rõ hơn về lớp học của mình nhé. * Bước 1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động GV yêu cầu HS quan sát tranh trong sgk và cho biết: Trong lớp học có những ai và có những đồ vật gì? Lớp học của bạn giống lớp học nào trong các hình đó? Bạn thích lớp học nào? Tại sao? GV quan sát lớp và giúp đỡ các em về câu hỏi khó * Bước 2:Kiểm tra kết quả thảo luận GV treo tranh và gọi một số HS trả lời các câu hỏi trên. Các bạn khác theo dõi, nhận xét và bổ sung nếu có * GV Kết luận: Trong lớp học nào cũng có giáo viên và HS. Trong lớp có các đồ dùng để phục vụ học tập như: lọ hoa, tranh ảnh . Việc có nhiều hay ít đồ dùng, đồ dùng cũ hay mới tuỳ thuộc vào điều kiện của từng trường. Bước 1: giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động GV yêu cầu HS quan sát lớp học của mình và kể về lớp học của mình với các bạn HS quan sát và định hướng trong đầu những điều mình định giới thiệu về lớp học của mình Bước 2: thu kết quả GV gọi vài em đứng dậy kể về lớp học của mình. Các em khác lắng nghe, bổ sung ý kiến Các em phải kể được tên lớp, tên cô giáo chủ nhiệm, các thành viên trong lớp, các đồ đạc của lớp Nếu GV thấy các em kể còn thiếu phần nào thì GV sẽ đặt câu hỏi gợi ý cho các em kể => Kết luận: Các em cần nhớ tên lớp, tên trường của mình và yêu qýu giữ gìn các đồ đạc trong lớp học của mình. Vì đó là nơi các em đến học hàng ngày với thầy cô và các bạn. * Hôm nay học bài gì? Cho HS chơi trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng” Mục đích : HS nhận dạng được một số đồ dùng có trong lớp học của mình, gây không khí phấn khởi, hào hứng cho HS Tiến hành: Bước 1: giao cho mỗi tổ một tấm bìa to và một bộ bìa nhỏ có gắn tên các đồ vật có và không có trong lớp học của mình. Yêu cầu các tổ gắn nhanh tên các đồ vật có trong lớp học của mình vào tấm bìa to. Bước 2: mỗi tổ cử 5 đại diện của mỗi tổ lên chơi, các bạn khác ở dưới cổ vũ. Các bạn treo tấm bìa to của tổ mình lên và chọn các tấm bìa nhỏ gắn lên tấm bìa to. Đội nào gắn nhanh sẽ thắng. Cho HS chơi khoảng 3 lượt Nhận xét tiết học, tuyên dương HS trình bày trước lớp HS lắng nghe HS làm việc cá nhân HS lắng nghe HS chơi trò chơi Thủ công : tiết 15 GẤP CÁC ĐOẠN THẲNG CÁCH ĐỀU I. MỤC TIÊU HS biết cách gấp các đoạn thẳng cách đều. Gấp được các đoạn thẳng cách đều Rèn luyện đôi tay khéo léo cho HS II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV : Bài gấp mẫu, quy trình gấp HS : Giấy màu, bút chì, vở, nháp III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS Bài cũ Kiểm tra dụng cụ học tập của HS Nêu các kí hiệu về đường dấu giữa, đường dấu gấp và kí hiệu gấp ngược ra sau? GV nhận xét bài cũ HS mở dụng cụ ra để kiểm tra Bài mới Giới thiệu bài Cho HS quan sát mẫu Hướng dẫn thao tác kĩ thuật HS thực hành * GV giới thiệu bài: gấp các đoạn thẳng cách đều * GV cho HS xem bài gấp mẫu. HS quan sát và nhận xét Các nếp gấp như thế nào? Khoảng cách các nếp gấp với nhau? Ta có thề chồng khít các nếp gấp lên nhau khi chúng xếp lại. * GV hướng dẫn HS cách gấp GV vừa gấp, vừa nói cách gấp Nếp gấp thứ nhất:gấp vào 1 ô theo đường dấu. (chú ý khoảng cách 1 ô) Nếp gấp thứ hai: làm giống nếp gấp thứ nhất, cách 1 ô. Gấp ngược lại. Nếp gấp thứ ba: gấp vào 1 ô như hai nếp gấp trước, gấp ngược lại mặt sau giấy. Các nếp gấp tiếp theo tương tự như vậy. Chú ý nếp gấp sau gấp ngược lại với nếp gấp trước, khoảng cách các nếp gấp cách đều 1 ô * cho 1 HS nói lại cách gấp theo quy trình. HS gấp, GV uốn nắn HS yếu Gấp xong dán bài vào vở HS quan sát và lắng nghe HS lắng nghe và theo dõi làm mẫu HS thực hành gấp các nếp gấp cách đều Củng cố dặn dò * GV chấm một số bài và nhận xét Có sự chuẩn bị không? Khi học có hứng thú không? Về mức độ làm bài của các em Đánh giá tinh thần học tập của HS * Nhận xét chung tiết học Tuyên dương HS học tốt. Nhắc nhở HS chưa chú ý Chuẩn bị bài sau: gấp quạt HS lắng nghe để chuẩn bị cho bài sau
Tài liệu đính kèm: