Kế hoạch giảng dạy khối lớp 2 - Tuần 24

Kế hoạch giảng dạy khối lớp 2 - Tuần 24

 Tập đọc:

 QUẢ TIM KHỈ.

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trơn cả bài .Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu,giữa các cụm từ dài.

– Biết đọc phân biệt giọng người dẫn chuyện giọng nhân vật (Khỉ,Cá Sấu)

Bước đầu biết chuyển giọng phù hợp với việc thể hiện nội dung từng đoạn

2.Rèn KN đọc –hiểu:

- Hiểu những từ ngữ: trấn tĩnh, bội bạc, tẽn tò,.

- Hiểu nội dung truyện: Khỉ kết bạn với Cá Sấu, bị Cá Sấu lừa nhưng đã khôn khéo nghĩ mẹo thoát nạn. Những kẻ bội bạc, giả dối như Cá Sấu không bao giờ có bạn.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- GV: Tranh minh họa bài đọc SGK

 Bảng phụ ghi nội dung cần HD luyện đọc

- Q/S tranh SGK,đọc trước bài Quả tim Khỉ.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1/Bài cũ:-2 HS TB đọc nối tiếp bài Nội quy đảo Khỉ.; Trả lời câu hỏi về nội dung bài

2/Bài mới:

*Giới thiệu bài: GTB qua tranh minh hoạ

 

doc 18 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 992Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giảng dạy khối lớp 2 - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24
 Thứ hai ngày 18... tháng ..2. năm 2009
 Tập đọc:
 Quả tim Khỉ.
I/ Mục đích yêu cầu:
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn cả bài .Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu,giữa các cụm từ dài.
– Biết đọc phân biệt giọng người dẫn chuyện giọng nhân vật (Khỉ,Cá Sấu)
Bước đầu biết chuyển giọng phù hợp với việc thể hiện nội dung từng đoạn 
2.Rèn KN đọc –hiểu:
- Hiểu những từ ngữ: trấn tĩnh, bội bạc, tẽn tò,...
- Hiểu nội dung truyện: Khỉ kết bạn với Cá Sấu, bị Cá Sấu lừa nhưng đã khôn khéo nghĩ mẹo thoát nạn. Những kẻ bội bạc, giả dối như Cá Sấu không bao giờ có bạn. 
II/ Đồ dùng dạy học :
- GV: Tranh minh họa bài đọc SGK
 Bảng phụ ghi nội dung cần HD luyện đọc
- Q/S tranh SGK,đọc trước bài Quả tim Khỉ.
III/ Các hoạt động dạy học.
1/Bài cũ:-2 HS TB đọc nối tiếp bài Nội quy đảo Khỉ..; Trả lời câu hỏi về nội dung bài 
2/Bài mới:
*Giới thiệu bài: GTB qua tranh minh hoạ 
*Hoat động1: Luyện đọc.
a) Đọc mẫu:
- GV đọc mẫu toàn bài:giọng người kể đoạn 1vui vẻ;đoạn 2 hồi hộp;đoạn 3, 4hả hê. Giọng Khỉ chân thật,...
b) Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
+ Đọc từng câu: 
- HS đọc nối tiếp mỗi HS đọc 1 câu đến hết bài
- GV theo dõi HS đọc và cách phát âm của HS và ghi các từ lên bảng lớp
- GV hướng dẫn đọc tiếng khó: quẫy mạnh, sần sùi, trấn tĩnh, tẽn tò, nhọn hoắt,..)
- HS khá đọc mẫu, HS Y,TB đọc lại(đọc cá nhân), lớp đồng thanh, GV đọc mẫu.
+ Đọc từng đoạn trước lớp: 
- GV chia đoạn 4 đoạn
 + Đoạn 1: Từ đầu đến Khỉ hái cho
 + Đoạn 2: Một hôm đến vua của bạn
 + Đoạn 3: Cá Sấu đến giả dối như mi đâu
 + Đoạn 4: Còn lại
- Lượt 1: 4 HS khá, giỏi đọc nối tiếp trước lớp, GV chú ý cách đọc ngắt câu của HS nhấn giọng các từ ngữ gợi tả gợi cảm trong đoạn văn tả Cá Sấu.
- GV HD đọc câu khó :”Một con ...sần sùi,/dài thượt,/nhe...nhọn hoắt...,/trườn lên...// Nó ... ti hí/...chảy dài.// ” 
- (HS K,G nêu cách đọc ; HS K, G, TB,Y đọc lại)
- Lượt 2: 4 HS TB đọc lại
- HD HS giải nghĩa từ : trấn tĩnh, bội bạc (phản bội ,vô ơn, tệ bạc,...) 
- 1 HS TB,Y đọc phần từ chú giải SGK: trấn tĩnh, bội bạc, tẽn tò,...
+ Đọc từng đoạn trong nhóm :
- GV chia HS theo nhóm 4 và hướng dẫn HS luyện đọc trong nhóm và tự sửa lỗi cho nhau 
- GV theo dõi , giúp HS yếu đọc đúng . 
+ Thi đọc giữa các nhóm.(cá nhân , đọc đồng thanh, cả bài, đoạn).
+ Cả lớp đọc đồng thanh 1,2 đoạn .(1 lượt)
 Tiết 2
*Hoạt động2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- 1 HS K,G đọc đoạn1,cả lớp đọc thầm. , trả lời câu hỏi 1SGK(HS: Thấy Cá Sấu khóc vì không có bạn, Khỉ mời Cá Sấu kết bạn...) 
- HS đọc đoạn 2 , trả lời câu hỏi 2 SGK.(HS: Cá Sấu giả vờ mời Khỉ đến nhà chơi,...Cá Sấu nói nó cần quả tim Khỉ để dâng cho vua Cá Sấu ăn) 
- HS đọc đoạn 2,trả lời câu hỏi 3 SGK.(HS: Khỉ giả vỡ sẵn sàng giúp Cá Sấu ,bảo Cá Sấu trở lại bờ,lấy quả tim để ở nhà.)
? Câu nói nào của Khỉ làm Cá Sấu tin?(Chuyện quan trọng vậy mà bạn chẳng bảo trước) 
- HS đọc đoạn 3 ,4;trả lời câu hỏi 4 SGK(HS: ...vì bị lộ mặt bội bạc,giả dối.) -HS K,G trả lời ; HS TB,Y nhắc lại
- Câu hỏi 5 SGK HS thảo luận trước tìm từ:Khỉ tốt bụng ,thật thà ,thông minh,;Cá Sấu giả dối , bội bạc, độc ác.( HS TB ,K ,G trả lời ;HS ,Y nhắc lại.)
? Câu chuyện nói với em điều gì? (Khỉ kết bạn với Cá Sấu, bị Cá Sấu lừa nhưng đã khôn khéo nghĩ mẹo thoát nạn.Những kẻ bội bạc, giả dối như Cá Sấu không bao giờ có bạn.) GV KL:Nội dung:(Khỉ kết bạn với cá Sấu nhưng bị cá Sấu lừa...), một số HS yếu, trung bình nhhắc lại
*Họat động3: Luyện đọc lại.
- GV HD cách đọc và phân các vai luyện đọc trong nhóm , GV theo dõi nhóm có HS yếu để giúp HS thể hiện đúng lời của nhân vật 
- Lượt 1: GV là người dẫn chuyện và 2 HS nhân vật Khỉ, cá Sấu
- Lượt 2: Các nhóm thi đọc theo vai (HS K,G), HS còn lại theo dõi.
- HS, GV nhận xét, bình chọn.cá nhân, nhóm thể hiện hay nhất
- HS tự liên hệ thực tế bản thân..
 3/Củng cố dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.Chuẩn bị bài sau
 Toán:
 Luyện tập.
I / Mục tiêu
Giúp HS:
- Rèn luyện KN giải bài tập “Tìm một thừa số chưa biết”
- Rèn luyện KN giải bài toán có phép chia.
II/Chuẩn bị :
 GV:Bảng phụ viết nội dung BT 1-VBT.
 HS:Học bài cũ ,VBT
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/Bài cũ: 1,2 HS nêu tên thành phần của phép chia, đọc bảng chia 3
2/Bài mới:
*GTB:GV GT bàibắ cầu từ bài cũ sang 
*Hoạt động1:Thực hành.
+ Bài 1:Tìm x 
Học sinh nêu yêu cầu bài tập, cả lớp theo dõi
 X x 2 = 4 2 x X = 12 3 x X = 27 	
- Học sinh làm bài vào bảng con( giáo viên giúp đỡ học sinh yếu làm bài) 
- Học sinh giơ bảng - giáo viên nhận xét, chốt bài làm đúng.
 KL: Củng cố về cách tìm thừa số chưa biết.
+Bài 2:Tìm y
- 1 HS nêu yêu cầu (HS K,G).cả lớp theo dõi.
 Y + 2 = 10 y x 2 = 10 2 x y = 10
- 1 HS khá nêu cách làm(HS K,G);tìm một số hạng của tổng ;tìm một thừa số của tích.
- HS làm bài cá nhân ,3 HS K,TB,Y lên làm bài trên bảng (GV giúp đỡ HS Y)
- HS và GV nhận xét chốt lời giải đúng .
- 1 HS nhắc lại cách tìm một số hạng của tổng;tìm một thừa số của tích.
 KL:Rèn luyện KN giải bài tập tìm một thừa số chưa biết.
+Bài 3:Viết số thích hợp vào ô trống
Thừa số
2
2
2
3
3
Thừa số
6
3
2
5
Tích
12
6
15
- 1 HS TB,Kđọc yêu cầu của bài ;HS K,G nêu cách làm;HS Y nhắc lại.
- Cho HS làm theo nhóm(giáo viên giúp đỡ nhóm yếu Y, TB)đại diện các nhóm lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét,chốt đáp án đúng.
+Bài 4: Giải toán - 1 học sinh khá đọc đề bài- cả lớp theo dõi
- Học sinh K, G nêu cách làm
- Học sinh làm bài cá nhân vào vở(giáo viên giúp học sinh Y, TB làm bài)
- 1 học sinh chữa bài trên bảng
 Bài giải
Mỗi túi có số gạo là:
12 : 3 = 4 (kg)
Đáp số: 4 kg
 - Lớp và giáo viên nhận xét chốt bài làm đúng .
 KL:Rèn luyện KN giải toán có phép chia.
Bài 5: Giải toán
- Các bước tiến hành như bài 4
Bài giải
15 bông cắm được số lọ là:
15 :3 = 5(lọ)
Đáp số: 5 lọ
*Hoạt động2:Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm BT ở SGK toán,và chuẩn bị bài sau:Bảng chia 4.
 Đạo đức 
 lịch sự khi nhận và gọi điện thoại (Tiết 2) 
 I/ Mục tiêu.
 1.HS hiểu:
- Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là nói năng rõ ràng,từ tốn lễ phép;nhắc và đặt máy điện thoại nhẹ nhàng.
- Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại thể hiện sự tôn trọng nhười khác và chính bản thân mình.
2.HS có các kĩ năng :
- Biết phân biệt hành vi đúng và hành vi sai khi nhận và gọi điện thoại.
- Thực hiện nhận và gọi điện thoại lịch sự.
3 .HS có thái độ :
- Tôn trọng ,từ tốn ,lễ phép trong khi nói chuyện điện thoại
- ồng tình với các bạn có thái độ đúng và không đồng tình với các bạn có thái độ sai khi nói chuyện điện thoại.
II/ Chuẩn bị.
- GV: Bộ đồ chơi điện thoại 
- HS : Chuẩn bị vở bt đạo đức.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Bài cũ:
2/Bài mới: GTB (dùng lời)
*Hoạt động 1: Đóng vai tình huống.
 Mục tiêu : HS thực hành kĩ năng nhận và gọi điện thoại trong một số tình huống.
 Cách tiến hành: HS thảo luận và đóng vai theo cặp (2 HS ngồi cùng bàn) các tình huống
 (BT4-Vở BTđạo đức trang 36)
- GV mời một số cặp HS lên đóng vai.(HS K,G).Cả lớp theo dõi.
- HS cả lớp thảo luận về cách ứng xử trong cách đóng vai của các bạn
? Cách trò chuyện qua điện htoại như vậy đã lịch sự chưa?Vì sao?
- GV-HS cả lớp nhận xét.
 GVKL: Dù ở trong tình huống nào ,em cũng cần phải cư xử lịch sự.
*Hoạt động 2: Sử lí tình huống.
- Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống nhận hộ điện thoại. 
- Cách tiến hành :- GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận xử lí 1 tình huống–BT5(VBT Đạo đức –trang 37)
- Đại diện 1 nhóm trình bày cách giải quyết trong mỗi tình huống.
- Cả lớp và GV nhận xét,bổ sung.
- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế. HS tự liên hệ.
? Trong lớp chúng ta em nào đã gặp TH tương tự?
? Em đã làm gì trong TH đó?
? Bây giờ nghĩ lại em thấy thế nào?
 GVKL : (như phần 1/-mục tiêu) 
3 /Hoạt động nối tiếp:
- 1,2 HS nhắc lại ND bài học(HS K,G)- phần 1/- mục tiêu.
- HS ghi nhớ ND và thực hành theo bài học.
- Chuẩn bị bài sau:Lịch sự khi đến nhà người khác.
 Thứ ba ngày 19... tháng 2.. năm 2009
 Toán:
 Bảng chia 4 
I/ Mục tiêu:
Giúp HS:- Lập bảng chia 4.
 -Thực hành chia 4.
II/ Đồ dùng dạy học.
- GV: Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 4 chấm tròn 
Bảng phụ viết sẵn nội dung BT 4-VBT toán
- HS: Vở BT Toán.Làm BT ở nhà.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1/ Bài cũ. - HS đọc thuộc lòng bảng chia 3, bảng nhân 4.
2/ Bài mới: * GVGTB bắc cầu từ bài cũ sang (GVdùng lời)	
*Hoạt động 1: Giới thiệu phép chia 4
 a/ Ôn tập phép nhân 4
- GV gắn lên bảng 3 tấm bìa, mỗi tấm có 4 chấm tròn (như SGK)
? Mỗi tấm bìa có 4 chấm tròn, 3 tấm bìa có tất cả bao nhiêu chấm tròn?(HS trả lời và viết phép nhân 4x3=12.Có 12 chấm tròn.)
 b/ Hình thành phép chia 4.
? Trên các tấm bìa có 12 chấm tròn, mỗi tấm có 4chấm tròn.Hỏi có mấy tấm bìa?
- HS trả lời rồi viết 12:4=3.Có 3 tấm bìa.
 c/ Nhận xét.
Từ phép nhân 4 là 4x3=12 ta có phép chia 4 là 12:4=3
Từ 3x4=12 ta có12:3=4
*Hoạt động 2: Lập bảng chia 4
- GV hướng dẫn HS tự lập bảng chia 4( tương tự như lập bảng chia 2,3)
-Tổ chức cho HS học thuộc bảng chia 4 theo cách xóa dần (hình thức: nhóm,tổ ,cá nhân)
*Hoạt động 3:Thực hành:
+ Bài 1:Tính nhẩm 
- 1 HS TB nêu yêu cầu.Cả lớp theo dõi.
- HS làm cá nhân vào vở( giáo viên quan sát giúp học sinh Y, TB)
- HS nối tiếp nhau nêu kết quả
 8: 4 =2 12 : 4 =3 24: 4 = 6....
- Lớp và giáo viên nhận xét ,chữa bài.HS TB,Y đọc đáp án đúng.
 KL:Củng cố việc ghi nhớ bảng chia 4 qua thực hành tính.
+ Bài 2:Giải toán 
- Yêu cầu 1 HS K,G đọc đề bài.Cả lớp theo dõi.
- 1 HS K,G nêu cách làm ; HS TB,Y nhắc lại.
- HS làm BT theo nhóm (GV quan tâm HS TB)
-Đại diện nhóm lên bảng chữa bài
- Cả lớp và GV nhận xét,chốt lời giải đúng.
Bài giải
Mỗi hàng có số học sinh là:
32 : 4 = 8( học sinh)
Đáp số: 8 học sinh
 KL:Giải bài toán đơn về chia 4.
+ Bài 3: . –HS đọc đề bài.
- 1 HS K,G nêu cách làm; HS TB,Y nhắc lại 
- HS làm bài cá nhân vào vở (giáo viên giúp học sinh Y,TB) .1HS lên bảng làm
- Cả lớp ,GV nhận xét ,chốt đáp án đúng .
Bài giải
Xếp được số hàng là:
32: 4 = 8 (hàng)
Đáp số: 8 hàng
 KL:Củng cố việc ghi nhớ bảng chia 4.
3/Củng cố, dặn dò
- 1HS xung phong đọc thuộc bảng chia 4.
- GV hệ thống kiến thức toàn bài.
- Dặn HS về nhà làm BT ở SGK .Chuẩn bị  ... nhắc lại 
- Cấu tạo:Chữ hoa U,Ưcỡ vừa cao 5 li,gồm 2 nét cơ bản......
Cách viết: chữ U:nét 1 viết nét móc hai đầu,đầu móc bên trái cuộn vào trong,...
nét 2 từ điểm dừng bút của nét 1,rê bút...víêt nét móc ngược phải từ trên xuống dưới DB ở ĐK2
 Chữ Ư: viết như chữ U viết thêm dấu râu nhỏ có đuôi dính vào phần đầu nét 2.
- GV vừa viết mẫu chữ Ư lên bảng ,vừa nói lại cách viết
b/HD HS viết trên bảng con.-HS tập viết 2,3 lượt(GV giúp đỡ HS )
 *Hoạt động2: Hướng dẫn học sinh viết cụm từ ứng dụng
a/GV giới thiệu cụm từ ứng dụng (GV)-1 HS đọc cụm từ ứng dụng
-Nêu cách hiểu cụm từ (HS K,G nêu;HS TB,Y nhắc lại – những việc cần làm thường xuyên để phát triển rừng,chống lũ lụt,hạn hán, bảo vệ cảnh quan ,môi trường.
b/HS q/s cụm từ ứng dụng ,nêu nhận xét.(HS K,G nêu ;HS TB,Y nhắc lại)
-GVviết mẫu chữ Ươm trên dòng kẻ. 
c/HD HS viết chữ Ươm vào bảng con-HS cả lớp viết 2 lượt (GV giúp đỡ HS Y)
*Hoạt động3 :Hướng dẫn HS viết vào vở TV.
- GV nêu YC viết đối với các đối tượng HS ( HS diện đại trà,HS K,G)
*Hoạt động 4: Chấm,chữa bài 
- GV chấm 10 bài,nêu nhận xét.
3/ Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS về nhà luyện viết ở vở TV.
Chính tả: 
I/Mục đích, cầu yêu:
1. Nghe viết chính xác,trình bày đúng 1 đoạn trong bài Voi nhà.
2. Làm đúng bài tập phân biệt tiếng có âm ,vần dễ lẫn:s/x hoặc ut/uc
II/ Đồ dùng dạy học:
 - GV:Bảng phụ ghi sẵn ND BT 2a 
 - HS:Vở viết ,VBT.
III/ Các hoạt động dạy học.
1/ Bài cũ:- 3 HS viết bảng lớp,cả lớp viết bảng con 6 tiếng có âm đầu s/x.
2/ Bài mới: - GTB : GV nêu MĐ,YC của tiết học.
*Hoạt động1: Hướng dẫn nghe viết:
a/ HD chuẩn bị: GV đọc bài chính tả trong SGK, 2 HS đọc lại (HS K,G)
- GV giúp HS nắm ND bài .
- GV giúp HS nhận xét :? Câu nào trong bài chính tả có dấu gạch ngang ,câu nào có dấu chấm than.?(HS: câu –“Nó đập tan xe mất”,có dấu gạch ngang đầu dòng.Câu “Phải bắn thôi” có dấu chấm than.)
- HS K ,G nêu từ khó,GV HD-HS viết từ vào bảng con:huơ,quặp,...
b/ GV đọc bài –HS viết bài vào vở(GV quan tâm đến HS Y)
c/ Chấm ,chữa bài:-HS đỗi vở chữa bài ,-GV chấm khoảng 10 bài, nhận xét.
*Hoạt động2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
+.Bài tập 2a:- GV nêu yêu cầu, hướng dẫn làm bài .HS theo dõi.
- HS cả lớp làm bài cá nhân vào vở BT, 1 HS K,G làm trên bảng phụ.
- Cả lớp ,GV nhận xét , chốt đáp án đúng .2 HS TB,Y đọc lại đáp án đúng.
 sâu bọ ,sâu kim sinh sống,xinh đẹp
 củ sắn,xắn tay áo xát gạo,sát bên cạnh.
3/ Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà luyện viết thêm và làm BT 2b- ở VBT-TV.
Thể dục
Một số bài tập đi theo vạch kẻ thẳng và đi nhanh chuyển sang chạy- trò chơi nhảy ô
i. mục tiêu
- Tiếp tục ôn một số bài tập RLTTCB. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác
- Ôn trò chơi nhảy ô. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi một cách chủ động
ii. địa điểm phương tiện
- Sân tập
- Kẻ các vạch để tập RLTTCB và kẻ ô cho trò chơi
iii. nội dung và phương pháp lên lớp
Phần mở đầu
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học
- HS khởi động toàn thân
- Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp
- Chạy nhẹ nhàng 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên 70- 80 m 
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu
- Chơi trò chơi tự chọn
Phần cơ bản
* Đi theo vạch kẻ thẳng 2 tay chống hông: 1 - 2 lần 10 m
- Đi theo vạch kẻ thẳng 2 tay dang ngang 1- 2 lần 10 - 15 m
- Đi kiễng gót 2 tay chống hông 1-2 lần 10 - 15 m
- Trò chơi nhảy ô ( GV hướng dẫn cách và tổ chức cho HS chơi)
Phần kết thúc
- Đi đều và hát theo 2- 4 hàng dọc do cán sự điều khiển.
- HS thực hiện một số động tác thả lỏng
- GV và HS cùng hệ thống bài
- GV nhận xét giờ học và giao bài tập về nhà
 Thứ sáu ngày .22.. tháng 2 năm 2009 
 Toán:
 Bảng chia 5 
I/ Mục tiêu:
- Giúp HS:- Lập bảng chia 5.
 -Thực hành chia 5.
II/ Đồ dùng dạy học.
- GV: Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 5 chấm tròn 
 Bảng phụ viết sẵn nội dung BT1 SGK
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1/Bài cũ. -HS đọc thuộc lòng bảng nhân 5, bảng chia 4
2/ Bài mới: * GTB (GVdùng lời	) từ bài cũ bắc cầu sang	
*Hoạt động1: Giới thiệu phép chia 5.
 a/ Ôn tập phép nhân 5
- GV gắn lên bảng 4 tấm bìa, mỗi tấm có 5 chấm tròn (như SGK)
? Mỗi tấm bìa có 5 chấm tròn, 4 tấm bìa có tất cả bao nhiêu chấm tròn?(HS trả lời và viết phép nhân 5x4=20.Có 20 chấm tròn.)
 b/Hình thành phép chia 5.
? Trên các tấm bìa có 20 chấm tròn, mỗi tấm có 5 chấm tròn.Hỏi có mấy tấm bìa?
- HS trả lời rồi viết 20 : 5 = 4.Có 4 tấm bìa.
 c/ Nhận xét.
Từ phép nhân 5 là 5 x 4 =20 ta có phép chia 5 là 20 :5 = 4
 Hoạt động2: Lập bảng chia 5
- GV hướng dẫn HS tự lập bảng chia 5( tương tự như lập bảng chia 2,3,4)
- Tổ chức cho HS học thuộc bảng chia 5 theo cách xóa dần (hình thức: nhóm,tổ ,cá nhân)
 Hoạt động3: Thực hành:
+Bài 1:Số
-1 HS TB nêu yêu cầu.Cả lớp quan sát theo dõi.
- HS làm bài theo nhóm- dựa vào bảng chia 5 để nhẩm tính.
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến
Số bịchia
10
20
30
40
50
45
35
25
15
5
Số chia
5
5
5
5
5
5
5
5
5
5
Thương
 2
 4
- HS, GV nhận xét ,chữa bài chốt đáp án đúng. HS TB,Y đọc lại
 KL:Củng cố việc ghi nhớ bảng chia 5 qua thực hành tính.
+ Bài 2: Giải toán
- 1HS đọc đề bài , lớp đọc thầm theo dõi
- HS làm BT cá nhân vào vở,1 HS K,G lên bảng làm. (GV quan tâm HS TB,Y)
Bài giải:
Mỗi bình có số bông hoa là
15 : 5 = 3 (bông hoa)
Đáp số: 3 bông hoa
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng 
 KL:Củng cố việc ghi nhớ bảng nhân 5,bảng chia 5 
+Bài 3: –1 HS đọc đề bài.Cả lớp theo dõi.
-1HSTB nêu cách làm; HS làm bài cá nhân vào vở, GV theo dõi giúp đỡ HS yếu 1 HS TB chữa bài tập trên bảng lớp
Bài giải
15 bông hoa cắm được số bình là
15 : 5 = 3( bình)
Đáp số: 3 bình hoa
- Cả lớp ,GV nhận xét ,chốt đáp án đúng .(phép chia 20:5=4 tờ báo)
 KL:Củng cố việc ghi nhớ bảng chia 5 qua thực hành giải bài toán 
3/Củng cố, dặn dò
-1 số HS xung phong đọc thuộc bảng chia 5.
- GV hệ thống kiến thức toàn bài.
- Dặn HS về nhà làm BT ở SGK .Chuẩn bị bài sau:Một phần năm.
 Tập làm văn:
 Tuần 24
I/ Mục đích yêu cầu
- Rèn KN nói:Biết đáp lại lời phủ định phù hợp với TH giao tiếp đơn giản.
- Rèn KN nghe và trả lời câu hỏi:nghe kể một câu chuyện vui,nhớ và trả lời đúng các câu hỏi.
II/ Đồ dùng dạy học.
- GV: Máy điện thoại để HS thực hành đóng vai BT1
- HS: Làm BT tiết 23.VBT.
III/Các hoạt động dạy học.
1/Bài cũ:-2 cặp HS thực hành đóng vai làm lại BT 2b,2c(tiết TLV,tuần 23,trang 4
2/Bài mới:-GTB :GV nêu MĐ,YC của tiết học.
 *HĐ1: HD làm bài tập.
+ Bài tập 1:(miệng)
- 1HS K,G nêu yêu cầu của bài. Cả lớp q/s tranh, đọc thầm theo.
- GV hướng dẫn HS q/s kĩ các tranh,đọc lời các nhân vật trong tranh. -HS trao đổi theo cặp rồi thực hành đóng vai (GV giúp đỡ HS Y)
- Cả lớp và GV nhận xét,KL
- GV KL:Trong TH trên,nếu chú bé dập máy luôn,không đáp lời,hoặc đáp lại bằng một câu gọn lõn sẽ bị xem là vô lễ,bất lịch sự, làm người ở đầu máy bên kia khó chịu.
+ Bài tập 2:(miệng) 
- 1 HS K,G đọc yêu cầu của bài và các tình huống.Cả lớp đọc thầm theo.
- GV mời 1 cặp HS thực hành hỏi- đáp (HS K,G)
- Nhiều cặp HS (nhìn SGK) tiếp nối nhau thực hành hỏi - đáp trước lớp theo các TH a,b,c
- Cả lớp và GV nhận xét ,bình chọn cặp thực hành tốt.
 KL:Nói ,đáp lời phủ định phù hợp tình huống,với thái độ lịch sự.
+Bài tập 3:(miệng) –1HS đọc YC và các câu hỏi cần trả lời.
- Gv giúp HS nắm được YC của BT
- 1 ,2 HS nói về tranh:Cảnh đồng quê,...
- GV kể chuyện Vì sao?(giọng vui,dí dỏm)
- GV kể lần 1:YC HS cả lớp đọc thầm lại 4 câu hỏi.
- GV kể lần 2,3
- HS trao đổi, thảo luận,trả lời lần lượt 4 câu hỏi.(nhóm 4)
- HS các nhóm thi trả lời câu hỏi trước lớp.(khuyến khích HS TB,Y trả lời thi)
- Cả lớp và GV nhận xét ,bình chọn những HS trả lời đúng nhất .
 KL:Viết lại 1 vài điều trong nội quy của trường.
 *HĐ2 :Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS thực hành những điều dã học.Làm lại BT 3-VBT
tự nhiên-xã hội:
 Cây sống ở đâu?
I/ mục tiêu:
Sau bài học, HS biết:
- Cây cối có thể sống được ở khắp nơi: trên cạn ,dưới nước.Thích sưu tầm và bảo vệ cây cối.
II/ đồ dùng dạy học.
 GV: Hình vẽ SGK.
 HS: Sưu tầm tranh ảnh các loài cây sống ở các môi trường khác nhau,các lá cây thật đem đến lớp.
 Q/S các cây cối ở xung quanh nhà,...
III/ Các hoạt động dạy học 
1/Bài cũ:
2/Bài mới:-GTB-(dùng lời)
 *HĐ1:Làm việc với SGK.
Mục tiêu: HS nhận ra cây cối có thể sống được ở khắp nơi:trên cạn ,dưới nước.
Cách tiến hành.
 Bước 1: làm việc theo nhóm nhỏ.
- HS q/s các hình trong SGK và nói về nơi sống của cây cối trong từng hình.
 Bước 2:Làm việc cả lớp.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.(HS K,G)
? Cây có thể sống ở đâu?	 KL: Cây có thể sống ở khắp nơi: trên cạn ,dưới nước.	 *HĐ 2:Triển lãm.
Mục tiêu:HS củng cố lại những kiến thức đã học về nơi sống của cây.Thích sưu tầm bảo vệ các loài cây.
Cách tiến hành:
 Bước 1:Làm việc theo nhóm nhỏ
- Các thành viên trong nhóm đưa những tranh ảnh hoặc cành lá cây thật đã sưu tầm cho cả lớp xem.
 Bước 2:Hoạt động cả lớp.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình.
- HS các nhóm xem sản phẩm của nhau,đánh giá ,nhận xét sản phẩm của nhóm bạn.
 KL:Cây cối có nhiều ích lợi cho cuộc sống con người ,vì vậy các em phải biết bảo vệ , chăm sóc các loài cây.
3/Củng cố ,dặn dò:
- 1 HS K,G nêu lại nội dung bài học.
- Gv nhận xét tiết học,dặn HS chuẩn bị bài sau:Một số loài cây sống trên cạn.
Thủ công:
 kiểm tra chương II - Phối hợp gấp ,cắt , dán hình.
I/Mục tiêu: 
 Đánh giá kiến thức,KN của HS qua sản phẩm là 1 trong những sản phẩm gấp,cắt, dán đã học
II/ Chuẩn bị : 
GV: Các mẫu hình bài 7,8,9,10,11,12,để HS xem lại.
HS:Giấy,kéo,hồ dán,bút,...
III/ Nội dung kiểm tra.
 Đề kiểm tra:Em hãy gấp,cắt ,dán 1 trong những sản phẩm đã học
- HS tự chọn những nội dung đã học...HS làm bài
- GV q/s ,gợi ý,giúp đỡ HS còn lúng túng...
IV/ Đánh giá:
- Hoàn thành:+ Nếp gấp,đường cắt thẳng.
 +Thực hiện đúng quy trình.
 +Dán cân đối,phẳng.
-Chưa hoàn thành:
 +Nếp gấp ,đường cắt không thẳng.
 +Thực hiện không đúng quy trình.
 +Chưa làm ra sản phẩm.
V/ nhận xét ,dặn dò.
- GV nhận xét tinh thần học tập,sự chuẩn bị bài,KN thực hành và SP’ của HS.
 - Dặn HS giờ sau mang giấy,bút chì,bút màu,thước,hồ dán,kéo để học bài sau(tiếp)

Tài liệu đính kèm:

  • doctuµn 24.doc