Kế hoạch giảng dạy các môn lớp 2 - Tuần 23

Kế hoạch giảng dạy các môn lớp 2 - Tuần 23

I. MỤC TIÊU

 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

 - Đọc trôi chảy , lưu loát toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài. Biết đọc phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật ( Ngựa , Sói).

 2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu:

 - Hiểu các từ ngữ khó: khoan thai, phát hiện, bình tĩnh, làm phúc

 - Hiểu nội dung câu truyện: Sói gian ngoan bày mưu kế định lừa Ngựa để ăn thịt, không ngờ bị ngựa thông minh dùng mẹo trị lại.

 3.Giáo dục HS đọc đúng , chính xác nội dung bài .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

doc 19 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1475Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giảng dạy các môn lớp 2 - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 23
Thứ hai, ngày 1/02/2010
TẬP ĐỌC : BÁC SĨ SÓI (T1-T2)
I. MỤC TIÊU
	1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
	- Đọc trôi chảy , lưu loát toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài. Biết đọc phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật ( Ngựa , Sói).
	2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu:
	- Hiểu các từ ngữ khó: khoan thai, phát hiện, bình tĩnh, làm phúc
	- Hiểu nội dung câu truyện: Sói gian ngoan bày mưu kế định lừa Ngựa để ăn thịt, không ngờ bị ngựa thông minh dùng mẹo trị lại.
 3.Giáo dục HS đọc đúng , chính xác nội dung bài .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Giáo viên
Học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 2 HS 
-GV nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Luyện đọc:
1.2/ GV đọc mẫu cả bài.
2.2/ Luyện đọc:
a. Luyện phát âm: Yêu cầu HS đọc nối tiếp.
- Nghe chỉnh sửa lỗi.
b. Đọc từng đoạn trước lớp nối tiếp
- Chú ý đọc đúng các câu dài 
- HS đọc chú giải
- Giải nghĩa thêm: Thèm rỏ dãi , Nhón nhón chân
c. Đọc từng đoạn trong nhóm.
d. Thi đọc giữa các nhóm.
e. Cả lớp đồng thanh.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
1. Từ nào tả sự thèm thuống của Sói khi thấy Ngựa?
2. Sói làm gì để lừa Ngựa?
3/ Ngựa đã bình tĩnh giả đau ntn?
4/ Tả lại cảnh Sói bị Ngựa đá.
5/ Chọn tên khác cho câu chuyện.
4. Luyện đọc lại.đọc theo nhómGV nhậnxét
- HS đọc bài " Cò và Cuốc"trả lời câu hỏi
- HS theo dõi. 
-HS đọc thầm 
-HS đọc nối tiếp .
- Đọc từ khó 
-HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn.
- HS đọc câu dài 
- HS đọc.
- Thèm đến nỗi nước bọt trong miệng ứa ra.
- Hơi nhấc cao gót, chỉ có đầu ngón chân 
- HS đọc.
- HS thi đọc theo nhóm .
-Đoạn 1, 2.
- Thèm rỏ dãi.
- Nó giả làm bác sĩ khám bệnh cho Ngựa.
- Biết mưu của Sói, Ngựa nói là mình bị đau ở chân sau, nhờ Sói làm ơn xem giúp.
-HS tự tả .
- Sói và ngựa. Lừa người lại bị người lừa..
- 3 nhóm phân vai đọc lại truyện.
5. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học.
	 - Về nhà xem lại bài chuẩn bị tiết kể chuyện.
 TOÁN SỐ BỊ CHIA - SỐ CHIA- THƯƠNG.
I. MỤC TIÊU
	Giúp HS:
	- Nhận biết được tên gọi của các thành phần và kết quả trong phép chia.
	- Củng cố kỹ năng thực hành chia trong bảng chia 2.
 - Giáo dục HS chia cẩn thận chính xác .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Các thẻ từ ghi sẵn nội dung : Số bị chia - Số chia - Thương
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Giáo viên
Học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng điền dấu (> ,< )
2 x 3  2 x 5
10 : 2  2 x 4
 - GV nhận xét và cho điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
2. Giới htiệu "Số bị chia- Số chia - Thương"
- Viết lên bảng phép tính 6 : 2 yêu cầu HS tìm kết quả.
- Giới thiệu: Trong phép chia 6 : 2 = 3
 6 là số bị chia , 2 là số chia , 3 là thương 
- 6, 2, 3 gọi là gì trong phép chia 
 6 : 2 = 3
- Số bị chia là số ntn trong phép chia?
- Số chia là số ntn trong phép chia?
- Thương là gì?
3. Luyện tập:
Bài 1: Viết lên bảng 8 : 2 và hỏi 8 chia 2 được mấy?
- Hãy nêu tên gọi của các thành phần và kết quả. Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2: Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét và cho điểm.
Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu .
-GV hướng dẫn mẩu một cột 
-Yêu cầu HS làm bài vào vở .
-GV theo dõi sửa bài , nhận xét .
- 2 HS lên bảng lớp
 2 x 3 < 2 x 5
10 : 2 < 2 x 4
- 6 chia 2 bằng 3
- Theo dõi bài giảng.
- 6 ø gọi là số bị chia. 2 gọi là số chia.
 3 gọi là thương.
- Số được chia thành các phần bằng nhau
- Là số các phần bằng nhau được chia ra từ số bị chia.
- Là giá trị một phần.
- 8 chia 2 được 4.
- 8 là số bị chia, 2 là số chia.
 4 là thương, viết vào các cột.
- Gọi 2 HS làm bài trên bảng lớp, mỗi HS làm 4 phép tính.
-HS nêu 
-HS theo dõi 
-Lớp làm bài vào vở 
3. Củng cố - dặn dò: 
	- Nêu lại tên gọi của các thành phần và kết quả của từng phép tính.
	- Nhận xét giờ học.
 - Chuẩn bị bài sau .
Thứ ba ngày 2 / 2 /2010
 THỦ CÔNG : ÔN TẬP CHƯƠNG II –PHỐI HỢP GẤP , CẮT, DÁN HÌNH (T1)
 I.Mục tiêu :
-Đánh giá kiểm tra ,kĩ năng của HS qua sản phẩm là 1 trong những sản phẩm gấp ,cắt ,dán đã học .
-HS hoàn thành được sản phẩm của mình nhanh ,đẹp .
-GD hs tính cẩn thận ,tỉ mỉ .
II.Chuẩn bị:
1. GV :Hình mẫu bài 7, 8 , 9, 10, 11, 12.
2. HS : Giấy thủ công .
III.Các hoạt động dạy học:
1.Ổn định: Hát .
2.Bài cũ:
-Kiểm tra sự chuẩn bị của HS .
-GV nhận xét đánh giá
3.Bài mới:
a.Giới thiệu: GV ghi tên bài lên bảng .
b.Khai thác nội dung:
 Giáo viên
 Học sinh
HĐ 1: HD học sinh chuẩn bị
-Gv nêu nội dung kiểm tra :Em hãy gấp ,cắt ,dán 1 trong những sản phẩm đã học .
-Cho HS nêu lại một số sản phẩm đã học .
-Cho HS quan sát 1 số mẫu đã học .
-GV nêu yêu cầu phải đúng qui trình ,màu hài hoà hợp ,nếp gấp cắt thẳng ,dán cân đối ,phẳng .
-Cho HS thực hiện bài làm .
-GV quan sát giúp đỡ .
HĐ2 :Đánh giá .
-Gv đánh giá SP theo 2 mức hoàn thành và chưa hoàn thành .
HĐ3 : Trưng bày .
-GV cho HS chọn những sản phẩm đẹp trưng bày .
-Cắt dán hình tròn ,biển báo giao thông phong bì ,thiếp chúc mừng .
-HS quan sát 
-HS thực hiện .
-HS trưng bày sản phẩm .
4. Củng cố
-Hôm nay ta học bài gì ?
 5.Nhận xét, dặn dò:
- Dặn HS chuẩn bị tiết học sau .
-Nhận xét tiết học , tuyên dương
TOÁN: BẢNG CHIA 3
I. MỤC TIÊU
	Giúp HS:
	- Lập bảng chia 3 dựa vào bảng nhân 3. Thực hành chia cho 3
	- Aùp dụng bảng chia 3 để giải bài toán có liên quan.
	- Củng cố về tên gọi của các thành phần và kết quả trong phép chia.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Các tấm bìa , mỗi tấm bìa có 3 hình tròn.
III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Giáo viên
Học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng làm BT: Phép chia ø 8 và 2, 12 và 2, 16 và 2
-GV nhận xét và cho diểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Lập bảng chia
- Gắn lên bảng 4 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn.
- Hãy nêu phép tính để tìm số chấm tròn trong cả 4 tấm bìa.
- Trên các tấm bìa có 12 chấm tròn . biết mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn, Hỏi tất cả bao nhiêu tấm bìa?
- Tiến hành tương tự với một vài phép tính khác.
3. Học thuộc lòng bảng chia 3
- Yêu cầu HS tìm điểm chung của các phép tính chia trong bảng chia 3?
- Có nhận xét gì về kết quả của các phép chia?
- Sốbị chia trong các phép tính của bảng chia 3.
- Chính là dãy số đếm thêm 3 từ 3.
- Yêu cầu HS tự học thuộc lòng.
- Cả lớp đồng thanh đọc thuộc bảng chia 3
4. Luyện tập:
Bài 1:Yêu cầu HS tự làm bài
-GV theo dõi nhận xét .
Bài 2: Gọi một HS đọc yêu cầu của bài .
-yêu cầu HS tự tóm tắt và giải vào vở 
-GV theo dõi nhận xét bài 
Bài 3: - Các số cần điền ntn?
-GV theo dõi Chữa bài:
-2 HS lên bảng , lớp theo dõi nhận xét 
-HS theo dõi 
- Phép tính: 3 x 4 = 12
- Phép tính : 12 : 3 = 4
- HS thực hành
- Các phép tính chia đều có dạng một số chia cho 3.
- Kết quả là 1, 2, 3 .10
- Số bắt đầu là 3 sau đó là 6, 9 kết thúc là số 30.
-Cá nhân thi đọc, tổ thi, các bàn thi.
- Tính nhẩm
-Từng em đứng lên thực hiện bài toán.
- 1 HS đọc 
-1 HS lên bảng giải , lớp làm vào vở
-Là thương 
-Dùng bút chì làm bài vào sách giáo khoa .
3. Củng cố - dặn dò: - Gọi 1 số HS đọc thuộc lòng bảng chia 3.
	 - Dặn dò HS về nhà học thuộc lòng bảng chia. Chuẩn bị bài sau .
 KỂ CHUYỆN : BÁC SĨ SÓI
I. MỤC TIÊU 
	1. Rèn kỹ năng nói:
	- Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được từng đoạn câu chuyện .
	- Biết dựng lại câu chuyện cùng các bạn trong nhóm.
	2. Rèn kĩ năng nghe : Tập trung nghe bạn kể , Nhận xét đúng lời kể của bạn.
 3.Giáo dục HS kể đúng nội dung câu chuyện .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	4 tranh minh hoạ trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1.Bài cũ : 2 HS lên kể chuyện tuần trước .
2. Giới thiệu bài:
*Hướng dẫn kể chuyện
2.1/ Dựa vào tranh kể lại từng đoạn:
- Tranh 1 vẽ cảnh gì?
- Tranh 2 Sói thay đổi hình dáng ntn?
- Tranh 3 vẽ cảnh gì?
Tranh 4 vẽ cảnh gì?
- HS nhìn tranh, tập kể 4 đoạn của câu chuyện trong nhóm.
- Thi kể chuyện giữa các nhóm.
+ Mỗi nhóm 4 HS nối tiếp nhau kể trước lớp.
+ 4 HS đại diện 4 nhóm
- Cả lớp và GV nhận xét , bình chọn cá nhân và nhóm kể tốt nhất.
2.2/ Phân vai dựng lại câu chuyện
- HS chia thành nhiều nhóm.
- Thi dựng lại câu chuyện trươc lớp.
-GV lập một tổ trọng tài cho điểm vào bảng con .
-GV nhận xét .
-2Hs lên kể , lớp theo dõi nhận xét 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Ngựa đang gặm cỏ, Sói đang rỏ dãi vì thèm thịt ngựa.
- Sói mặc áo khoác trắng, đội mũ thêu chữ thập đỏ, đeo ống nghe , đeo kính, giả làm bác sĩ.
- Sói ngon ngọt dụ dỗ, mon men tiến lại gần Ngựa, Ngựa nhón nhón chân chuẩn bị đá.
- Ngựa tung vó đá một cú trời giáng, Sói bật ngửa, bốn cẳng huơ lên trời, mũ văng ra
- HS tập kể.
- HS tiếp nối kể 4 đoạn truyện.
-thực hiện theo nhóm .
- HS được phân vai, dựng lại câu chuyện.
- Nhóm nhận xét
+ 3 HS đại diện 3 nhóm
3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học.nhắc nhở tuyên dương .
 - Chuẩn bị bài sau .
 CHÍNH TẢ(TC): BÁC SĨ SÓI
I. MỤC TIÊU
	1. Chép lại chính xác, trình bày đúng tóm tắt truyện Bác sĩ Sói
	2. Làm đúng các bài tập phân biệt l/n hoặc ươc/ươt .
 3.Giáo dục HS cẩn  ... xăng ti mét
- Lấy 8 chia 2 bằng 4, viết 4 sau ghi đơn vị cm.
- Có tất cả 15 kilôgam gạo.
- Nghĩa là chia 3 phần bằng nhau, mỗi túi 1 phần.
- 1 HS lên bảng làm bài 
Tóm tắt
3 túi : 15 kg gạo
1 túi : kg gạo ?
-Lớp làm bài vào vở .
3. Củng cố - dặn dò: 
	- HS đọc thuộc lòng bảng chia 3.
	- HS về học thuộc bảng chia 3 cho thật thuộc.
 -Chuẩn bị bài sau .
 TẬP VIẾT : CHỮ HOA T
I. MỤC TIÊU
	1. Biết viết chữ T hoa theo cỡ vừa và nhỏ.
	2. Biết viết cụm từ ứng dụng Thẳng như ruột ngựa theo cỡ nhỏ; chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
 3. Giáo dục HS viết chữ đúng mẫu .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Mẫu chữ T đặt trong khung chữ.
 - Bảng phụ viết sẵn mẫu chữa cỡ nhỏ trên dòng kẻ li: Thẳng như ruột ngựa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Giáo viên
Học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
- Cho một HS nhắc lại cụm từ ứng dụng Sáo tắm thì mưa.
-Gv nhận xét ghi điểm .
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn viết chữ hoa.
a. Hướng dẫn HS quan sát:
Cấu tạo: Chữ T cỡ vừa cao 5 li, gồm một nét viết liền là kết hợp của 3 nét cơ bản -2 nét cong trái và 1 nét lượn ngang.
- GV hướng dẫn cách viết trên bảng con.
-GV nhận xét, uốn nắn , có thể nhắc lại quy trình.
3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng:
1.3/ Giới thiệu:
-Gv giải thích từ ứng dụng .
2.3/ HS quan sát cụm từ
- Cụm từ Thẳng như ruột ngựa có mấy chữ, là những chữ nào?
- Những chữ nào có cùng chiều cao với T hoa và cao mấy li?
- Các chữ còn lại cao mấy li?
-Nêu vị trí các dấu thanh?
3.3/ Viết bảng con:
- Yêu cầu HS viết chữ thẳng
-GV nhận xét, uốn nắn
4. Hướng dẫn viết vở tập viết:
- GV nêu yêu cầu viết 
- GV theo dõi giúp đỡ.
5. Chấm chữa bài:GV chấm 10 bài nhận xét 
6/ Củng cố - dặn dò: GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu 2 HS viết bảng lớn. Cả lớp viết bảng con : Sáo
- HS quan sát và nhận xét
- HS tập viết chữ T 2,3 lượt . 
- 1 HS đọc cụm từ ứng dụng: Thẳng như ruột ngựa.
- Có 4 chữ ghép lại với nhau
- Chữ h, g cao 2,5 li
- Chữ t cao 1,5 li, các chữ còn lại cao 1 li
- dấu hỏi trên chữ ă, dấu nặng đặt dưới chữ ô, ư
- HS viết.
-HS viết vào vở 
-HS theo dõi 
-HS theo dõi 
 CHÍNH TẢ(NV): NGÀY HỘI ĐUA VOI Ở TÂY NGUYÊN
I. MỤC TIÊU
	1. Nghe viết chính xác , trình bày đúng một đoạn trong bài Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên
	2. Làm đúng bài tập phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn l/n, ướt, ước
 3.Giáo dục HS viết bài chính xác không sai lỗi .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Bản đồ Việt Nam
	- Bảng phụ viết nội dung BT2a.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Giáo viên
Học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV đọc cho HS viết bảng lớp
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn nghe viết
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc bài trong SGK
- Giúp HS hiểu nội dung:
+Đồng bào Tây nguyên mở hội đua voi vào mùa nào?
+ Tìm câu tả đàn voi vào hội
- cho HS viết bảng con
b. GV đọc HS viết vào vở?
c. Chấm chữa bài
3. Hướng dẫn làm BT:
1. Bài tập 2: Nhóm 
-Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng
2. Bài tập 2b:
- GV nhắc HS chú ý chỉ điền vào chỗ trống với tiếng có nghĩa
- Cả lớp viết bảng con: củi lửa, lung linh, nung nấu, nêu gương .
- 3, 4 HS đọc lại
- Mùa xuân
- Hàng trăm con voi núc nịch kéo đến
- Tây Nguyên. Nườm nượp, rực rỡ.
- HS viết
- Mời 4 nhóm lên bảng thi làm bài tiếp sức.
- Hoạt động nhóm: các em chuyền bảng phụ ghi các tiếng và dán trên bảng. Nhóm nào tìm nhiều tiếng đúng là thắng cuộc
 Âm đầu
 Vần
B
R
L
M.
Th
Tr
Ươt
Rượt
Lượt
Lướt
Mượt
Mướt
Thượt
Trượt
Ước
bước
rước
Lược
Thước
Trước
-GV theo dõi nhận xét .
4. Củng cố – dặn dò: - GV nhận xét tiết học
 - Chuẩn bị bài sau .
Thứ sáu ngày 5 / 02 /2010
 TOÁN : TÌM MỘT THỪA SỐ CỦA PHÉP NHÂN
I. MỤC TIÊU
	Giúp HS 
	- Biết cách tìm một thừa số khi biết tích và thừa số còn lại của phép nhân.
	- Biết cách trình bày bài toán dạng tìm thừa số chưa biết ( tìm x)
 - Giáo dục HS cẩn thận khi làm bài .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- 3tấm bìa, mỗi tấm bìa có gắn 2 chấm tròn
	- Thẻ từ ghi sẵn : thừ a số, thừa số, tích.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Giáo viên
Học sinh
A. kiểm tra bài cũ: Kết hợp bài mới .
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn tìm một thừa số của phép nhân
a. Nhận xét : Gắn lên bảng 3 tấm bìa, mỗi tấm có hai chấm tròn
- Nêu phép tính tìm được số chấm tròn có trong 3 tấm bìa.
- Nêu tên gọi các thành phần và kết quả.
- Dựa vào phép nhân, hãy lập phép chia tương ứng:
Vậy ta lấy tích chia cho thừa số này ta được thừa số kia.
- Muốn tìm thừa số chưa biết ta làmø thế nào?
b. Hướng dẫn tìm thừa số x chưa biết
X x 2 = 8
- x là thừa số chưa biết
- x là gì trong phép nhân
- Muốn tìm thừa số x ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS đọc bài toán
- Hỏi: Muốn tìm thừa số trong phép nhân ..
3. Luyện tập
Bài 1: Yêu cầu HS tự làm bài
- Nhận xét và cho điểm
Bài 2: Tìm x:
-GV theo dõi nhận xét 
Bài 3: yêu cầu HS làm vào vở .
Bài 4: HS đọc đề bài, phân tích.
- Muốn tìm số bàn ta thực hiện phép tính gì?
- Yêu cầu HS làm bài.Chữa bài cho điểm HS 
- HS quan sát
- Phép nhân 2 x 3 = 6
- 2, 3 : thừa số, 6 là tích
-Phép chia : 6 : 2 = 3
 6 : 3 = 2
- Lấy tích chia cho thừa số kia.
 - x nhân 2 bằng 8
- x là thừa số
-Ta lấy tích ( 8 ) chia cho thừa số còn lại (2)
 -HS đọc 
- ta lấy tích chia cho thừa số đã biết
- Làm bài đổi vở chấm chéo.
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm VBT.
-Hs làm bài vào vở.
-Phép chia: 20 : 2
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vở BT.
3. Củng cố - dặn dò: Nêu cách tìm một thừa số của phép nhân . Nhận xét tiết học.
 ÂM NHẠC : Học bài hát : CHÚ CHIM NHỎ DỄ THƯƠNG
 Nhạc Pháp , lời Hoàng Anh
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức : Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca .HS biết hát bài hát Chú chim nhỏ dễ thương là bài hát nhạc Pháp
2.Kỹ năng : HS biến vừa hát vừa vận động phụ hoạ
3.Thái độ: Giáo dục HS biết nâng niu chăm sóc động vật nhỏ bé
II. CHUẨN BỊ:
	Hát nhuẫn nhuyễn bài hát : Chú chim nhỏ dễ thương.
	Đồ dùng dạy học : Nhạc cụ, băng nhạc, cát sét
 Bảng phụ ghi sẵn bài hát
Giáo viên
Học sinh
1.Ổn định lớp
- Nhắc nhở tư thế ngồi học của HS .
2. Kiểm tra bài cũ . 3 HS 
 - GV nhận xét đánh giá
3.Bài mới
HĐ1: Dạy bài hát : Chú chim nhỏ dễ thương
*GV giới thiệu bài: Là bài hát của trẻ em Pháp , lời Việt của tác giả Hoàng Anh
*Nghe hát mẫu
-GV cho HS trình bày băng nhạc hai lần
*Chia câu hát:
-GV treo bảng phụ lên bảng và thuyết trình, bài hát có 8 câu, mỗi câu có 1 dòng
*Tập đọc lời ca
-GV dùng thanh phách gõ tiết tấu lời ca mỗi câu 2 lần, yêu cầu lắng nghe và đọc lời ca theo tiết tấu
*Dạy hát từng câu
-GV hát mẫu từng câu, yêu cầu thực hiện
-Ghép hai câu lại với nhau
-Cứ như thế tiến hành lần lượt đến hết bài
-Biết dấu quay lại và chỗ kết bài hát
-GV chia từng nhóm
-GV yêu cầu 1 vài cá nhân thực hiện
HĐ 2: Hát kết hợp với vận động
Yêu cầu 1 vài cá nhân lên bảng biểu diễn động tác của các em và hướng dẫn cho cả lớp.
-Cả lớp thực hiện nhiều lần
GV gọi 1 vài cá nhân biểu diễn trước lớp.
4. Củng cố - dặn dò: GV yêu cảlớp hát bài : chú chim nhỏ dễ thương 2 lần
-ỔÂn định chỗ ngồi
-Từng cá nhân thực hiện theo yêu cầu của GV .
-HS nhắc lại theo dãy bài
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe
-HS theo dõi và lắng nghe
- HS đọc đồng thanh
-HS lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu 
-HS ghi nhớ
-Nhóm thực hiện
-1 nhóm lên bảng biểu diễn
-Cá nhân thực hiện 
-Lớp thực hiện 
 TẬP LÀM VĂN: ĐÁP LỜI KHẲNG ĐỊNH - VIẾT NỘI QUY
I. MỤC TIÊU
	1. Rèn kỹ năng nghe, nói : Biết đáp lại lới khẳng định phù hợp với tình huống giao tiếp, thể hiện thái độ lịch sự.
	2. Rèn kỹ năng viết : Biết viết lại một vài điều nội quy của trường.
 3.Giáo dục HS đáp lại lời khẳng định phù hợp .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Bảng nội quy của nhà trường.
	- Bảng phụ ghi nội dung BT2a .Tranh ảnh hươu sao, con báo BT2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Giáo viên
Học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV tạo ra 2 tình huống cần nói lời xin lỗi cho 2 HS đáp lại
-GV theo dõi nhận xét ghi điểm .
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn làm BT
BT1: - Bức tranh thể hiện nội dung trao đổi giữa ai với ai?
-GV theo dõi nhận xét 
BT 2: - GV giới thiệu tranh ảnh hươu sao và báo:
-GV theo dõi nhận xét .
BT 3: viết 
- GV treo bảng nội quy
- GV kiểm tra chấm vở một số bài nhận xét 
- 1 cặp HS thực hành nói lời xin lỗi và đáp lại.
- Trao đổi giữa các bạn HS đi xem xiếc với cô bán vé.
- Từng 2 cặp HS thực hành đóng vai:
+ HS 1: Cô ơi , hôm nay có xiếc hổ không ạ?
+ HS 2: Có chứ
HS 1: Hay quá cô bán cho cháu 1 vé.
-HS đối đáp theo cặp .
- Con : mẹ ơi, đây có phải con hươu con không ạ?
- Mẹ : Phải đấy con ạ.
- Con: Trông nó dễ thương quá
b. Thế cơ ạ? Nó giỏi quá mẹ nhỉ
c May quá, cháu xin gặp bạn ấy một chút ạ
- 1, 2 HS đọc thành tiếng.
- HS tự chọn và chép vào vở
- 5, 6 HS đọc bài làm
3. Củng cố - dặn dò: 
 - GV nhận xét tiết học
HS thực hành những điều đã học: đáp lời khẳng định thể hiện thái độ lịch sự, lễ phép .
Chuẩn bị bài sau .

Tài liệu đính kèm:

  • doc23.doc