Tuần 26
Thứ hai ngày 1 tháng 3 năm 2010
Tiết 1 + 2 : Tập đọc
Bàn tay mẹ
A- Mục tiêu:
1- Đọc: Đọc đúng, nhanh được cả bài bàn tay mẹ
- Đọc đúng các từ: yêu nhất, nấu cơm, rám nắng, xương
- Ngắt nghỉ hỏi sau dấu chấm, dấu phẩy.
2- Ôn các vần an, at:
- HS tìm được tiếng có vần an trong bài.
- Nhìn tranh nói câu chứa tiếng có vần an, at
3- Hiểu:
- Hiểu được nội dung bài: Tình cảm của bạn nhỏ khi nhìn đôi bàn tay mẹ, hiểu tấm lòng yêu quý, biết ơn của bạn với mẹ.
4- Học sinh chủ động nói theo đề tài: Trả lời các câu hỏi theo tranh
B- Đồ dùng dạy - học:
Tuần 26 Thứ hai ngày 1 tháng 3 năm 2010 Tiết 1 + 2 : Tập đọc Bàn tay mẹ A- Mục tiêu: 1- Đọc: Đọc đúng, nhanh được cả bài bàn tay mẹ - Đọc đúng các từ: yêu nhất, nấu cơm, rám nắng, xương - Ngắt nghỉ hỏi sau dấu chấm, dấu phẩy. 2- Ôn các vần an, at: - HS tìm được tiếng có vần an trong bài. - Nhìn tranh nói câu chứa tiếng có vần an, at 3- Hiểu: - Hiểu được nội dung bài: Tình cảm của bạn nhỏ khi nhìn đôi bàn tay mẹ, hiểu tấm lòng yêu quý, biết ơn của bạn với mẹ. 4- Học sinh chủ động nói theo đề tài: Trả lời các câu hỏi theo tranh B- Đồ dùng dạy - học: - Tranh minh hoạ bài tập đọc và luyện nói trong SGK - Sách tiếng việt 1 tập 2 - Bộ chữ học vần thực hành. C. Các hoạt động dạy học: Tiết 1 TG Hoạt động dạy Hoạt động học 5’ 2’ 20’ 9’ 4’ I - Kiểm tra bài cũ : - Đọc bài Cái nhãn vở và trả lời câu hỏi: Bố bạn nhỏ khen bạn nhỏ điều gì? - GV nhận xét, cho điểm II- Dạy - học bài mới : 1- Giới thiệu bài. ? Tranh vẽ gì ? - Mẹ là người luôn chăm sóc con cái làm tất cả vì con. để biết bạn nhỏ có yêu quý mẹ mình không chúng ta cùng đọc bài Bàn tay mẹ để thấy rõ điều đó. - Ghi tên bài. 2- Hướng dẫn HS luyện đọc a - GV đọc mẫu lần 1: Giọng đọc chậm rãi, nhẹ nhàng, thiết tha tình cảm. - Hướng dẫn cách đọc bài: Giọng chậm, nhẹ nhàng, thiết tha tình cảm. b - Hướng dẫn HS luyện đọc: * Luyện đọc các từ khó: yêu nhất, nấu cơm, rám nắng, xương. - Cho HS phân tích và ghép từ: yêu nhất. ? Để ghép được từ ta cần những chữ cái nào? - Nhận xét. - Tương tự với từ nấu cơm. - GV kết hợp giải nghĩa từ: + Rám nắng: Làn da sạm đi vì nắng. + Xương xương : Gầy * Luyện đọc câu: - Mỗi câu 2 HS đọc, sau đó đọc đồng thanh. - Đọc câu nối tiếp theo bàn * Luyện đọc toàn bài - Chia đoạn: 3 đoạn, mỗi lần xuống dòng là một đoạn. - Cho HS đọc đoạn nối tiếp. - Nhận xét HS đọc. - Cho 3 HS toàn bài. - Cho HS đọc bài trong nhóm. * Thi đọc trơn cả bài - Cho HS đọc bài trước lớp: 4 - 5 HS đọc. - GV nhận xét, cho điểm. - Đọc đồng thanh 1 lần. 3 - Ôn các vần an, at: a- Tìm tiếng trong bài có vần an. - Giới thiệu vần ôn : an, at. - Trong bài tiếng nào có vần an? - Em hãy đọc và phân tích các tiếng có vần an ? - Nhận xét uốn nắn HS đọc. b - Tìm tiếng ngoài bài có vần an, at. - Gọi HS đọc mẫu trong SGK - GV chia nhóm 3 và nêu yêu cầu thảo luận: tìm tiếng, từ có vần an, at Nhóm nào tìm được nhiều, nhóm đó thắng cuộc. - Nhận xét. * Củng cố tiết 1: - Cho HS đọc lại bài. ? Hôm nay chúng ta ôn vần gì? ? Vần an và at có gì giống và khác nhau? - 2 HS lên bảng đọc và trả lời câu hỏi. - Nêu nội dung tranh: Mẹ bế hai chị em bạn nhỏ. - HS đọc tên bài - Nghe và đọc thầm. - 3 - 5 HS đọc, cả lớp đọc đồng thanh. - Từ gồm hai tiếng yêu và nhất. - Các chữ : y, ê, u, n, h, â, t và dấu sắc. - Sử dụng bộ đồ dùng để gài từ: yêu nhất. - Đọc : yêu nhất. - Đọc theo yêu cầu của GV. - Đọc câu nối tiếp 3 lần. - Dùng bút chì đánh dấu đoạn. - Đọc đoạn noói tiếp 3 lần. - 3 HS đọc bài trước lớp. - Đọc theo nhóm đôi. - Thi đọc bài trước lớp. - Nhận xét bạn đọc. - Lớp đọc đồng thanh 1 lần. - Đọc và phân tích vần an, at - So sánh vần an, at: Giống nhau bắt đầu bằng a, khác nhau n - t. - Tiếng: (bàn) có vần an. + Bàn: Có âm b đứng trước, vần an đứng sau. Đọc: Bờ - an - ban - huyền - bàn. - 2 HS đọc. - HS thảo luận nhóm theo yêu cầu và cử đại diện trình bày.Ví dụ: + an: đan, can, cán, dán, bán, nhãn, gian, giàn, càn, màn, nan. + at: cát, bát, nát, mát, dát, vạt, gạt, hạt, nạt, sát, khát, bạt. -Đại diện nhóm báo cáo.Các nhóm khác nghe, bổ sung - 1 HS đọc bài. + ôn vần ang và ac. + Giống nhau bắt đầu bằng a, khác nhau n - t. Tiết 2 TG Hoạt động dạy Hoạt động học 13’ 11’ 11’ 5’ 4 - Luyện đọc trong sách * Đọc câu nối tiếp - Theo dõi nhận xét và uốn nắn HS đọc. * Đọc toàn bài - Gọi HS lên bảng đọc - Nhận xét chấm điểm. 5 - Tìm hiểu bài. - GV đọc mẫu toàn bài lần 2 . - Yêu cầu HS đọc đoạn1và đoạn 2 ? Bàn tay mẹ làm gì cho chị em Bình? - Yêu cầu HS đọc đoạn 3. ? Bàn tay mẹ Bình như thế nào ? - Yêu cầu HS đọc cả bài ? Đọc câu văn diễn tả tình cảm của Bình với đôi bàn tay mẹ ? - Cho HS thi đọc trơn của bài - Nhận xét, cho điểm. - Chốt lại nội dung bài: Tình cảm của Bình khi nhìn đôi bàn tay mẹ, tấm lòng yêu quý, biết ơn của Bình với mẹ. 6 - Luyện nói. - Cho HS quan sát tranh và đọc câu mẫu. H: Ai nấu cơm cho bạn ăn. T: Mẹ nấu cơm cho tôi ăn. - Khuyến khích HS hỏi những câu khác mẫu. Ví dụ: + Hằng ngày mẹ làm những công việc gì? + Hằng ngày ai nấu cơm cho bạn ăn? + Khi bạn ốm mẹ làm gì?... 7 - Củng cố - dặn dò: - Gọi 1 HS đọc toàn bài H: Vì sao bàn tay mẹ lại trở lên gầy gầy, xương xương ? H: Tại sao Bình lại yêu nhất đôi bàn tay mẹ? ? Em cần làm gì để không phụ công ơn của bố mẹ? - Hệ thống nội dung bài học. Nhận xét chung giờ học. Dặn dò: Học lại bài và xem trước bài "Cái bống”. - Đọc câu nối tiếp 3 lần + Lần 1 : Đọc theo hàng ngang. + Lần 2, 3 : Đọc theo hàng dọc. - 5 - 6 HS đọc bài trước lớp. - Nghe. - 2 HS đọc. - Mẹ đi chợ, nấu cơm, tắm cho em bé, giặt một chậu tã lót đầy. - 2 HS đọc - Bàn tay mẹ rám nắng, các ngón tay gầy gầy, xương xương. - 2 HS đọc. - Bình yêu lắm đôi bàn tay rám nắng , các ngón tay gầy gầy, xương xương của mẹ. - 4 HS thi đọc - HS nghe, nhận xét. - 2 HS đọc. - HS trao đổi nhóm đôi rồi hỏi và đáp trước lớp. - Lớp nhận xét bổ xung - 1 HS đọc bài. - Vì hàng ngày mẹ phải làm biết bao nhiêu là việc. - Vì đôi bàn tay mẹ gầy gầy, xương xương . - 2HS phát biểu. Tiết 3 : Toán $ 101: Các số có hai chữ số A- Mục tiêu: - HS nhận biết về số lượng trong phạm vi 20, đọc, viết các số từ 20 đến 50 - Đếm và nhận ra thứ tự các số từ 20 đến 50. B- Đồ dùng dạy - học: - Đồ dùng học toán lớp 1, bảng gài, que tính, bộ số bằng bìa từ 20 đến 50. - Phiếu bài tập 4. C- Các hoạt động dạy - học: TG Hoạt động dạy Hoạt động học 5’ 1’ 5’ 9’ 5’ 6’ 5’ 4’ I- Kiểm tra bài cũ: - Ghi bảng để HS lên làm: 50 +30 = 50 + 10 = 80 - 30 = 60 - 10 = 80 - 50 = 60 - 50 = - GV nhận xét, cho điểm. II- Dạy - học bài mới: 1- Giới thiệu bài : - Nêu mục đích yêu cầu tiết học. - Ghi bảng tên bài. 2- Giới thiệu các số từ 20 đến 30 - Lấy 2 thẻ que tính (mỗi thẻ một chục que) ? Mỗi thẻ một chục, hai thẻ ứng với mấy chục que tính? - Viết 2 vào cột chục. - Gài thêm 3 que tính rời. - Viết 3 vào cột đơn vị. ? Bây giờ chúng ta có tất cả bao nhiêu que tính? - Để chỉ số que tính các em vừa lấy ta viết số gì?. - Gắn số 23 lên bảng, đọc : Hai mươi ba. ? 23 gồm mấy chục và mấy đơn vị? ? 23 là số có mấy chữ số? - Các số từ 20 đến 30 viết bình thường, hàng đơn vị viết từ 0 đến chín. 3 - Giới thiệu các số từ 30 đến 50 Thực hiện tương tự như trên. Lưu ý cách đọc các số : 31, 34, 35, 41, 44, 45 4- Luyện tập: Bài 1: - Cho HS đọc yêu cầu của bài . * Hướng dẫn: Phần a cho biết gì ? - Vậy nhiệm vụ của chúng ta phải viết các số tương ứng với cách đọc số. H: Số phải viết đầu tiên là số nào ? H: Số phải viết cuối cùng là số nào ? - Đọc cho HS viết số. - Cho HS đọc các số vừa viết. Lưu ý đọc đúng: 21, 24, 25 (hai mươi mốt hai mươi tư, hai mươi lăm) * Hướng dẫn phần b: Dưới mỗi vạch chỉ được viết một số. - Chữa bài: - Gọi HS nhận xét Bài 2, 3: Viết số: - Cho HS tự làm tương tự bài 1 ý a. Bài 4: Viết số thích hợp vào ô trống rồi đọc các số đó: - Gọi HS đọc yêu cầu: - Cho HS làm bài theo nhóm. - GV nhận xét, chỉnh sửa - Yêu cầu HS đọc xuôi, đọc ngược các dãy số. 6- Củng cố - Dặn dò: ? Các số từ 20 đến 29 có điểm gì giống và khác nhau ? - Hỏi tương tự với các số từ 30 - 39 từ 40 - 49 - Hệ thống nội dung bài. Nhận xét chung giờ học. Dặn dò : Luyện viết các số từ 20 - 50 và đọc các số đó. - 2 HS lên bảng 50 +30 = 80 50 + 10 = 60 80 - 30 = 50 60 - 10 = 50 80 - 50 = 30 60 - 50 = 10 - Nhận xét chữa bài. - HS đọc tên bài. - HS lấy theo GV - Hai chục. - Đọc: hai chục hay hai mươi - Gắn thêm 3 que tính rời. - Đọc: ba - Hai mươi ba que tính - Số 23 - HS đọc cá nhân và đồng thanh. - 23 gồm 2 chục và 3 đơn vị. - 23 là số có 2 chữ số.Chữ số 2 và 3 - Đọc các số từ 20 đến 50. a - Viết số b - Viết số vào dưới mỗi vạch của tia số. - Cho biết cách đọc số. - 20 - 29 - 2 HS lên bảng viết. Cả lớp viết vào vở rồi chữa: 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29. - Nhận xét chữa bài. - HS làm bài vào phiếu theo 3 nhóm . Nhóm nào nhanh , đúng nhóm đó thắng cuộc. - Đọc các số vừa viết trên tia số. - Viết và đọc các số từ 30 đến 50. - Nhận xét chữa bài. - Viết số thích hợp vào ô trống rồi đọc các số đó. - HS làm vào phiếu theo 3 nhóm (Thi tiếp sức) - Đại diện các nhóm báo cáo. - HS đọc cá nhân và đồng thanh. - Giống: là cùng có hàng chục là 2. - Khác: hàng đơn vị - HS trả lời - HS nghe và ghi nhớ. Buổi chiều Tiết 1 : Tiếng Việt Luyện đọc và luyện viết A- Mục tiêu: 1 - Đọc : - Rèn kĩ năng đọc trơn. - Luyện ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy bài : Bàn tay mẹ. 2 - Ôn các tiếng có vần an, at. - Tìm được tiếng có vần an, at trong và ngoài bài. - Nói được câu chứa tiếng có vần an và at. 3 - Viết : Viết được một đoạn văn trong bài mà mình thích. B- Đồ dùng dạy - học: - Vở bài tập Tiếng Việt - Vở luyện viết. C- Các hoạt động dạy - học : TG Hoạt động dạy Hoạt động học 2’ 13’ 4’ 5’ 4’ 8’ 4’ 1 , Giới thiệu bài. - Nêu mục đích yêu cầu tiết học - Ghi tên bài. 2 , Luyện đọc: - Cho HS mở sách bài: Bàn tay mẹ. - Cho HS luyện đọc theo nhóm, cá nhân, lớp. * Theo dõi giúp đỡ các HS yếu : (Minh Hoàng, Trâm, Minh Châu). - Nhận xét uốn nắn HS đọc. 3 , Làm bài tập Tiếng - Việt. - Cho HS mở vở bài tập Tiếng Việt trang 25, đọc thầm, nêu yêu cầu của bài. * Bài 1: Viết tiếng trong bài: Có vần an. - Cho HS đọc thầm toàn bài và viết tiếng tìm được vào vở bài tập. - Chữa bài . * Bài 2: Viết tiếng ngoài bài: - Có vần an. - Có vần at. - Hướng dẫn mẫu: lan can, cát - Cho HS làm bài theo 3 nhóm. Nhóm nào tìm được nhiều, nhanh nhóm đó thắng cuộc. - Nhận xét chữa bài. * Bài 3: - Nêu yêu cầu bài. - Cho HS đọc thầm lại bài rồi tự làm bài vào vở rồi chữa. 4 , Luyện viết: - Nêu yêu cầu: Viết một đoạn văn mà mình thích nhất. - Hướng dẫn cách viết: đầu bài, xuống dòng viết đoạn văn ... ẹ và em bé. - Mỗi cánh hoa sẽ là một ngày mẹ em được sống. Em xé bông hoa ra làm nhiều cánh vì muốn mẹ sống lâu hơn. Nếu không xé thì mẹ em chỉ sống được 20 ngày nữa. - Là con phải yêu thương bố mẹ phải hết lòng chăm sóc bố mẹ khi ốm đau Tấm lòng hiếu thảo của cô bé đã cứu được mẹ... - Nghe. - HS nghe và ghi nhớ. Buổi chiều Tiết 1 : luyện viết Quà của bố A- Mục tiêu: - HS chép lại chính xác, trình bày đúng khổ thơ mình thích trong bài: Quà của bố. - Điền đúng vần im hay iêm ; chữ s hoặc chữ x vào chỗ trống. - Giáo dục HS ý thức viết chữ đẹp. B- Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ đã chép sẵn nội dung bài tập chính tả. C- Các hoạt động dạy - học : TG Hoạt động dạy Hoạt động học 2’ 20’ 6’ 7’ 5’ 1- Giới thiệu bài: (Trực tiếp) - Nêu tên bài học. - Ghi bảng tên bài. 2- Hướng dẫn HS tập chép. - Cho HS đọc bài Quà của bố ? Bố gửi cho bạn nhỏ những gì? - Chốt nội dung bài. - Trong bài thơ em thấy tiếng nào khó viết nhất ? - Em hãy phân tích tiếng khó trên. - Hướng dẫn HS viết trên bảng con : (tiếng HS nêu) - Nhận xét sửa sai cho HS. - Hướng dẫn cách trình bày: Đầu bài viết vào giữa trang giấy, chữ đầu dòng lùi vào một ô và viết hoa chữ cái đầu, khoảng cách giữa các tiếng bằng chữ o. Các dòng viết thẳng cột. - Cho HS chép bài chính tả vào vở. - Quan sát, uốn nắn cách ngồi, cách cầm bút của học sinh. - Soát lỗi: Cho học sinh đổi vở cho nhau để chữa bài. - Đọc cho HS soát lỗi (đánh vần những từ khó viết). - Thu vở chấm một số bài. - Chữa lỗi HS mắc 3- Hướng dẫn làm bài chính tả Bài tập 2 : Điền s hay x? - Cho 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Cho HS quan sát tranh đọc thầm từ, điền vào chỗ trống s hay x để có từ hoàn chỉnh. - Cho 2 HS lên bảng điền, cả lớp làm bài vào vở. - Nhận xét chữa bài. Bài 3 : Điền im hay iêm - Cho HS tự làm tương tự bài trên. - Chữa bài. 4- Củng cố - dặn dò: - Hệ thống nội dung bài học. Nhận xét giờ học. - Tuyên dương những HS viết đẹp, trình bày sạch. Dặn dò : Nhớ cách chữa lỗi chính tả mà các em viết sai trong bài. - Luyện viết thêm ở nhà. - Nối tiếp đọc tên bài. - 5 HS đọc. - 2 HS nêu: Bố gửi nghìn cái nhớ, nghìn cái thương, nghìn lời chúc, nghìn cái hôn. - 2 - 3 HS phát biểu. - Phân tích tiếng, từ khó. - Viết bảng con và nhận xét sau mỗi lần viết. - Nghe hướng dẫn. - Chép chính tả vào vở bài tập. - HS đổi vở cho nhau để soát lỗi. - HS theo dõi và ghi lỗi ra lề. - Chữa lỗi trong vở. - Điền vào chỗ trống s hay x. - Làm bài cá nhân. - Chữa bài : Xe lu ; dòng sông, con sóc. - 2 HS lên bảng, lớp làm vào vở : trái tim, kim tiêm, lúa chiêm, khiêm tốn, cây kim, mỉm cười. - HS nghe và ghi nhớ Tiết 2 : Toán Luyện tập chung A - Mục tiêu: - HS rèn kỹ năng lập đề toán, giải và trình bày bài toán có lời văn. - Bồi dưỡng HS khá giỏi. B - Đồ dùng dạy - học: - Vở bài tập Toán. - Bài tập nâng cao cho HS khá giỏi. C - Các hoạt động dạy - học: TG Hoạt động dạy Hoạt động học 2’ 15’ 10’ 5’ 1 - Giới thiệu bài (trực tiếp) - Nêu tên bài học. - Ghi bảng tên bài. 2 - Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu ? Hàng trên có mấy bông hoa? ? Hàng dưới có mấy bông hoa? ? Đặt câu hỏi cho bài toán? (Lưu ý HS làm thêm thì đặt câu hỏi như thế nào cho phù hợp) - GV giúp HS lựa chọn câu hỏi đúng nhất. - GV nhận xét, chỉnh sửa. - Hướng dẫn HS giải và trình bày bài giải. - Cho HS giải bài toán. Phần b: Thực hiện tương tự phần a Bài toán Hoa gấp được 8 con chi, Hoa cho em 4 con chim. Hỏi Hoa còn lại bao nhiêu con chim ? (Lứu HS cụm từ “cho em”) Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu ? Trong vườn có bao nhiêu cây? ? Có mấy cây cam? ? Bài toán hỏi gì? - Cho 1 HS lên viết số vào tóm tắt. - Gọi HS đọc lại tóm tắt. - Yêu cầu HS tự giải bài toán vào vở. - GV nhận xét, chữa bài. 3 - Bài tập cho HS khá giỏi: * Trong vườn có hai chục cây, trong đó có một chục cây cam. Hỏi có bao nhiêu cây chuối? * Toán vui: Một mẹ gà ấp hai chục quả trứng, nở ra được 20 con gà. Hỏi tất cả có bao nhiêu con gà? 4- Củng cố - bài: - GV đưa ra một số tranh ảnh, mô hình để HS tự nêu bài toán và giải. - Nhận xét giờ học. * Dặn dò: Ôn giải toán có lời văn. - Nối tiếp đọc tên bài. - Nhìn tranh vẽ, viết tiếp vào chỗ chấm để có bài toán và giải bài toán đó: - Hàng trên có 5 bông hoa - Hàng dưới có 3 bông hoa. - Hỏi Mỵ làm được tất cả bao bông hoa?... - HS đọc bài toán đã hoàn chỉnh và viết vào vở. - 1, 2 HS nêu cách giải - 1 HS trình bày bài giải trên bảng, lớp làm bài vào vở Bài giải Mỵ làm được tất cả là: 5 + 3 = 8 (bông) Đáp số : 8 bông hoa Bài giải Số con chim còn lại là: 8 - 4 = 4 (con) Đáp số: 4 con chim - Đọc bài toán: 2 HS - Đọc thầm và trả lời: - Có 16 cây. - Có 4 cây cam. - Hỏi có mấy cây chanh? - 1 HS lên bảng viết tóm tắt Tóm tắt: Có : 16 cây Cam : 4 cây Chanh : cây? - 1, 2 HS đọc - HS giải bài toán. Bài giải Số cây chanh có là: 16 - 4 = 12 (cây) Đáp số: 5 cây Bài giải: 2 chục = 20 1 chục = 10 Số cây chuối trong vườn có là: 20 – 10 = 10 (cây) Đáp số 10 cây chuối Bài giải: Số con gà có tất cả là: 20 + 1 = 21 (con) Đáp số : 21 con gà - Có hai mươi mốt con gà, vì cộng thêm con mẹ - HS quan sát, nêu bài toán và giải miệng. - HS nghe và ghi nhớ. ************************************** Thứ sáu ngày 19 tháng 3 năm 2010 Tiết 1 + 2 : Tập đọc: Vì bây giờ mẹ mới về A - Mục tiêu: 1 - HS đọc trơn cả bài, chú ý: - Phát âm đúng các tiếng khó: Khóc oà, hoảng hốt, cắt bánh, đứt tay. - Biết nghỉ hơi đúng những chỗ có dấu chấm, dấu phẩy, biết đọc câu có dấu chấm hỏi (cao giọng vẻ ngạc nhiên). 2 - Ôn các vần ưt, ưc, tìm được tiếng nói câu có tiếng chứa vần ưt, ưc. 3 - Hiểu: - Từ ; hoảng hốt. - Nhận biết được các câu hỏi; biết đọc đúng câu hỏi. - Hiểu nội dung bài: cậu bé làm nũng mẹ, đợi mẹ về mới khóc. - Nói tự nhiên theo chủ đề luyện nói: Bạn có làm nũng mẹ không. B - Đồ dùng dạy - học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong sách. - Bộ chữ học vần thực hành. C - Các hoạt động dạy - học: TG Hoạt động dạy Hoạt động học 5’ 2’ 20’ 10’ 3’ I - Kiểm tra bài cũ: - Đọc cho HS đọc (thuộc lòng) bài : Quà của bố và viết: về phép, vững vàng. - GV nhận xét, chấm điểm. II - Dạy - học bài mới: 1 - Giới thiệu bài: ? Khi bị đau em làm gì ? Có làm nũng mẹ không? - Cậu bé bị đứt ta nhưng không khóc chờ đến khi mẹ về cậu mới khóc òa lên. Vì sao mẹ về cậu mới khóc, để hiểu được điều đó cô và các con cùng đọc bài Vì bây giờ mẹ mới về. - Ghi tên bài. 2 - Luyện đọc a - Giáo viên đọc mẫu lần 1: - Giọng người mẹ hoảng hốt khi thấy con khóc, giọng cậu bé nũng nịu. b - Luyện đọc: * Luyện đọc từ: H: Tìm tiếng, từ có âm đầu là s, l, n vần ay ? - Gạch chân tiếng HS tìm được, cho HS luyện đọc. - Theo dõi, sửa sai. * Giải nghĩa từ: ? Theo em hoảng hốt là như thế nào? - Hoảng hốt: Mất tinh thần do gặp nguy hiểm bất ngờ. * Luyện đọc câu: ? Bài gồm mấy câu ? - Cho HS luyện đọc từng câu. - Theo dõi, chỉnh sửa. (Lưu ý HS đọc đúng các đối thoại trong bài). * Luyện đọc cả bài. - Cho HS đọc cả bài. Lưu ý đọc đúng giọng của mẹ và con. - Nhận xét uốn nắn HS đọc. * Luyện đọc trong nhóm. - Theo dõi giúp đỡ HS yếu. - Nhận xét các nhóm đọc * Đọc đồng thanh. 3- Ôn các vần ưt, ưc: 3.1 Tìm tiếng trong bài có vần ưt ? - Gới thiệu vần ôn: ưt, ưc 3.2 Tìm tiếng, từ ngoài bài có chứa vần ưt, ưc ? - Cho HS đọc lại các từ vừa nêu. 3.3 Nói câu chứa tiếng có vần ưt hoặc ưc: - Cho HS nhìn tranh, đọc câu mẫu. - Cho HS thi nói câu có tiếng chứa vần ưt, ưc ? - Cho lớp NX và chỉnh sửa. + Trò chơi: Ghép chữ * Củng cố tiết 1 - Hệ thống lại nội dung bài học - 2 HS lên bảng - 2 HS nhận xét bạn đọc và viết. - 2 HS phát biểu. - HS theo dõi và đọc tên bài. - Theo dõi đọc thầm. - HS tìm và nêu: sao, nào, lúc nãy, tay. - HS đọc cá nhân và lớp đọc. - 2 HS phát biểu. - Bài có 9 câu. - Đọc câu nối tiếp cá nhân, nhóm. - Đọc các câu đối thoại: + Con làm sao thế? - Con bị đứt tay. + Đứt khi nào thế? - Lúc nãy ạ ! + Sao đến bây giờ con mới khóc? - Vì bây giờ mẹ mới về. - 4 HS đọc. - Đọc theo nhóm đôi. - Các nhóm thi đọc: 4 nhóm. - Cả lớp đọc 1 lần. - HS tìm và phân tích: đứt: Gồm âm đ + ưt + dấu sắc. - Đọc : Đờ - ưt - đứt - sắc - đứt. - Đọc so sánh 2 vần vừa ôn: Giống nhau: ư, khác nhau: t và c. - HS thi theo 3 nhóm: + ưt: bứt lá, day dứt, vứt, đứt... + ưc: nóng bức, cực khổ, giống đực, lực sĩ ... - HS đọc cá nhân đồng thanh. - 2 HS đọc - HS suy nghĩ và nói: + ưt: Vết nứt tường rất to. + ưc: Sức khoẻ là quý nhất. - HS chơi thi theo tổ. - HS đọc ĐT một lần. - 2 HS đọc lại bài. Tiết 2 TG Hoạt động dạy Hoạt động học 10’ 12’ 13’ 5’ 4- Tìm hiểu bài đọc và luyện nói: a - Tìm hiểu bài đọc: - Gọi một HS đọc lại bài ?Khi bị đứt tay cậu bé có khóc không? ? Vậy lúc nào cậu mới khóc? ? Trong bài có mấy câu hỏi ? ? Em hãy đọc những câu hỏi đó ? - Chốt lại nội dung bài: Cởu bé làm nũng mẹ, đợi mẹ về mới khóc.Không nên làm nũng mẹ như cậu bé trong bài. b - Luyện đọc lại: * Đọc diễn cảm: + Hướng dẫn HS đọc câu hỏi: Đọc cao giọng ở cuối câu.Câu trả lời: Đọc hạ giọng ở cuối câu. - Nhận xét chấm điểm. * Phân vai người dẫn chuyện, người mẹ, cậu bé. - Theo dõi, chỉnh sửa. c - Luyện nói: - Hãy nêu yêu cầu của bài. - Cho HS hỏi đáp theo mẫu: VD : H: Bạn có hay làm nũng mẹ không ? TL: Mình không thích làm nũng bố mẹ. - Nhận xét, tuyên dương những HS không làm nũng bố mẹ. 5 - Củng cố - dặn dò: ? Theo em làm nũng bố mẹ như em bé trong bài có phải là tính xấu không ? - Vậy chúng ta không nên làm phiền bố mẹ, cần phải biết tự lập, không làm bố mẹ phiền lòng - GV nhận xét tiết học. *Dặn dò : Kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Chuẩn bị trước bài: Đầm sen. - Cả lớp đọc thầm theo. - Khi bị đứt tay cậu bé không khóc - Mẹ về mới khóc vì cậu muốn làm nũng mẹ. - Có 3 câu hỏi. + Con làm sao thế ? + Đứt tay khi nào ? + Sao đến bây giờ con mới khóc ? - HS theo dõi - Thi đọc diễn cảm: 5 HS. - Mỗi nhóm 3 HS nhập vai và đọc. - Hỏi nhau xem bạn có làm nũng mẹ không? - 2 HS hỏi đáp theo mẫu. - HS thực hiện nhóm 2. - Không phải là tính xấu nhưng sẽ làm phiền đến bố mẹ. - HS nghe và ghi nhớ. TG Hoạt động dạy Hoạt động học
Tài liệu đính kèm: