Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 8 - Nguyễn Thị Thu Thương

Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 8 - Nguyễn Thị Thu Thương

- MỤC TIÊU

1. Đọc trôi chảy toàn bài.

 Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, nhấn giọng ở từ ngữ miêu tả vẻ đẹp rất lạ, những tình tiết bất ngờ, thú vị của cảnh vật trong rừng, sự ngưỡng mộ của tác giả với vẻ đẹp của rừng.

2. Hiểu ý nghĩa các từ ngữ trong bài.

 Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả với vẻ đẹp kì diệu của rừng.

 Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi rừng xanh mang lại vẻ đẹp cho cuộc sống, niềm hạnh phúc cho mọi người.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK: ảnh những cây nấm rừng, những muông thú có tên trong bài như vượn bạc má, chồn sóc, con hoẵng (con mang).

III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

 

doc 18 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 402Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 8 - Nguyễn Thị Thu Thương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án môn : Tập đọc
Thứ ......... ngày .... tháng ..... năm 200...
Tiết 15 - Tuần 8
Kì diệu rừng xanh
I- Mục tiêu
Đọc trôi chảy toàn bài. 
 Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, nhấn giọng ở từ ngữ miêu tả vẻ đẹp rất lạ, những tình tiết bất ngờ, thú vị của cảnh vật trong rừng, sự ngưỡng mộ của tác giả với vẻ đẹp của rừng.
Hiểu ý nghĩa các từ ngữ trong bài.
 Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả với vẻ đẹp kì diệu của rừng.
 Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi rừng xanh mang lại vẻ đẹp cho cuộc sống, niềm hạnh phúc cho mọi người.
II- Đồ dùng dạy học 
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK: ảnh những cây nấm rừng, những muông thú có tên trong bài như vượn bạc má, chồn sóc, con hoẵng (con mang).
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
 5’ 
 1’
8’
13’
12’
1’
Kiểm tra bài cũ-
- Đọc thuộc lòng bài thơ Tiếng đàn ba–la–lai–ca trên sông Đà.
+ Trả lời câu hỏi trong SGK 
B.Bài mới:
1-Giới thiệu bài: Thiên nhiên mang lại cho con người nhiều điều kì diệu. Quan sát rừng xanh, tận mắt ngắm nhìn những công trình thiên nhiên tạo nên từ hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn năm nay, con người sẽ có những cảm xúc kì lạ, ngưỡng mộ, thán phục trước một vẻ đẹp thần bí. Bài đọc Kì diệu rừng xanh của nhà văn Nguyễn Phan Hách sẽ mang đến cho chúng ta những cảm xúc như vậy về vẻ đẹp của rừng xanh.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
Luyện đọc: 
 + Đọc cả bài.
* Những kết hợp từ khó trong bài: lúp xúp dưới bóng cây thưa, lâu đài kiến trúc tân kì, ánh nắng lọt qua lá trong xanh, rừng rào rào chuyển động
+ Đọc từng đoạn
Có thể chia bài làm 3 đoạn để đọc.
Đoạn 1: Từ đầu đến lúp xúp dưới chân
Đoạn 2: Từ Nắng trưa đến đưa mắt nhìn theo
Đoạn 3: Còn lại 
Từ ngữ: lúp xúp, chồn sóc, miếu mạo, cây khộp
- GV đọc diễn cảm bài văn.
Tìm hiểu bài
- Câu hỏi 1: (gồm 2 ý, sẽ tách thành 3 ý.)
 * Những cây nấm rừng đã khiến các bạn trẻ có những liên tưởng thú vị gì?
( Một vạt nấm rừng mọc suốt dọc lối đi như một thành phố nấm; mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì; tác giả tưởng mình như người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của một vương quốc tí hon với những đền đài, miếu mạo, cung điện lúp xúp dưới chân. )
* GV hỏi thêm: Vì sao những cây nấm lại gợi lên những liên tưởng như vậy?
( Vì hình dáng của cây nấm rất đặc biệt, giống như một ngôi nhà có vòm mái tròn trong những bức tranh truyện cổ. )
* Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào?
(Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật trong rừng trở nên đẹp thêm vẻ đẹp lãng mạn, thần bí của truyện cổ tích. )
* GV bổ sung thêm: Những liên tưởng ấy làm cho con người tưởng như đang sống trong thế giới xa xưa của những câu chuyện cổ tích, thần thoại, thế giới có những ông vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử, tiên bụt và những phép thần thông biến hoá.
Câu hỏi 2: ( Tách thành 2 ý )
* Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào?
( + Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp.
 + Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo.
 + Những con mang vàng đang ăn cỏ non, những chiếc chân vàng giẫm trên thảm lá vàng )
à Muông thú trong rừng được miêu tả trong những dáng vẻ nhanh nhẹn, tinh nghịch, dễ thương, đáng yêu.
* Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng?
( Sự thoắt ẩn, thoắt hiện của muông thú làm cho cảnh rừng trở nên sống động, đầy bất ngờ và những điều kì diệu. )
Câu hỏi 3:
* “ vàng rợi “ là màu vàng như thế nào?
( vàng rợi: màu vàng ngời sáng, rực rỡ, đều khắp, rất đẹp mắt.) 
* Vì sao rừng khộp được gọi là “ giang sơn vàng rợi” ?
( Vì có sự hoà quyện của rất nhiều sắc màu vàng trong một không gian rộng lớn: rừng khộp lá úa vàng như cảnh sắc mùa thu, lá vàng trên cây, thảm lá vàng dưới gốc, những con mang vàng lẫn vào sắc vàng của lá khộp, sắc nắng cũng vàng rực nơi nơi. )
- Câu hởi 4: Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc đoạn văn trên?
HS phát biểu tự do. VD:
+ Đoạn văn làm cho em càng háo hức muốn có dịp vào rừng, tận mắt ngắm nhìn cảnh đẹp của thiên nhiên.
+ Vẻ đẹp của khu rừng được tác giả miêu tả thật kì diệu.
+ Đoạn văn giúp em thấy yêu mến hơn những cánh rừng và mong muốn tất cả mọi người hãy bảo vệ vẻ đẹp tự nhiên của rừng. 
*Đại ý: Ca ngợi rừng xanh mang lại vẻ đẹp cho cuộc sống, niềm hạnh phúc cho mọi người.
Đọc diễn cảm
- GV đọc mẫu bài văn: với giọng miêu tả phù hợp với những liên tưởng bất ngờ, thú vị. Cụ thể:
+ Đoạn 1: Cảnh vật được miêu tả qua một loạt liên tưởng à Cần đọc chậm rãi, thể hiện thái độ ngỡ ngàng, ngưỡng mộ.
+ Đoạn 2, 3: đọc nhanh hơn ở những câu miêu tả hình ảnh thoắt ẩn, thoắt hiện của muông thú; chậm rãi, thong thả ở những câu cuối miêu tả vẻ đẹp thơ mộng của cánh rừng trong sắc vàng mênh mông; chậm rãi hơn, hạ giọng ở cuối câu: Tôi có cảm giác / mình lạc vào một thế giới thần bí.
Chú ý đọc nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả: một lối đầy nấm dại, lúp xúp dưới bóng cây thưa, những chiếc nấm to bằng cái ấm tích màu sặc sỡ rực lên, một lâu đài kiến trúc tân kì, rừng rào rào chuyển động, nhanh như tia chớp, sắc nắng cũng rực vàng trên lưng, vạt cỏ xanh biếc là rực lên giữa cái giang sơn vàng rợi, lạc vào một thế giới thần bí 
C.Củng cố, dặn dò
 GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt. Chuẩn bị bài sau: Trước cổng trời.
* Phương pháp Kiểm tra Đánh giá
+ 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ và lần lượt trả lời các câu hỏi.
+ HS khác nhận xét. 
+ GV nhận xét, đánh giá, cho điểm.
* Phương pháp thuyết trình, trực quan.
- GV treo tranh – giới thiệu tranh ảnh về rừng, những cây nấm, những con vật có trong bài, giới thiệu rừng khộp minh hoạ bài đọc trong SGK. 
- GV ghi tên bài.
* Phương pháp luyện tập thực hành
+ 2 HS đọc cả bài.
+ GV ghi lên bảng những kết hợp từ khó trong bài.
+ Một số HS đọc các kết hợp từ khó. Cả lớp đọc thầm theo.
+ GV hướng dẫn HS chia bài làm 3 đoạn. HS tiếp nối nhau đọc các đoạn văn trong bài ( đọc 2, 3 vòng ).
+ HS cả lớp đọc thầm theo.
+ 2 HS đọc toàn bài.
+ HS nhận xét cách đọc của từng bạn.
+ GV hướng dẫn cách đọc đoạn. 
+3 HS khác luyện đọc đoạn.
+ HS nêu từ khó đọc.
+ GV ghi bảng từ khó đọc.
+ 2- 3 HS đọc từ khó. Cả lớp đọc đồng thanh.
+ 1 HS đọc từ ngữ phần chú giải. GV dùng tranh ảnh để giới thiệu các con vật trong bài.
+ GV đọc mẫu.
* Phương pháp trao đổi, đàm thoại trò – trò.
HS trao đổi, thảo luận trước lớp dưới sự điều khiển của 2, 3 HS khá, giỏi dựa theo câu hỏi trong SGK. GV đóng vai trò cố vấn.
+ 1 HS đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm theo.
+ Một vài HS phát biểu, trả lời ý 1 - câu hỏi 1.
+ GV hỏi thêm – HS trả lời.
+ Một vài HS phát biểu, trả lời ý 2 - câu hỏi 1.
+ GV bổ sung thêm. 
+ HS rút ra ý của đoạn 1. GV chốt lại và ghi bảng.
+1 HS đọc đoạn 2.
+HS trả lời câu hỏi 2.
+ HS rút ra ý của đoạn 2. GV chốt lại và ghi bảng.
+ 2 HS đọc đoạn 3.
+ GV đặt câu hỏi – HS suy nghĩ trả lời. 
+ 3 HS nối nhau đọc cả bài.
+ HS suy nghĩ , trao đổi nhóm đôi, trả lời câu hỏi 4.
+ GV yêu cầu HS nêu đại ý của bài.
+ GV ghi đại ý.
+ HS ghi đại ý vào vở soạn.
+ 1 HS đọc lại đại ý.
+ GV đọc diễn cảm bài văn
+ Yêu cầu HS nêu cách đọc diễn cảm.
+ GV treo bảng phụ đã chép sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.
+ 2 HS đọc mẫu câu, đoạn văn.
+ Nhiều HS đọc diễn cảm câu,đoạn văn.
+ Cả lớp đọc đồng thanh câu, đoạn văn.
+ Nhiều học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn văn trên 
 + HS thi đọc diễn cảm trước lớp. 
- Từng nhóm 3 HS nối nhau đọc cả bài.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
..
Giáo án môn : Tập đọc
Thứ ......... ngày .... tháng ..... năm 200...
Tiết 16 - Tuần 8
Trước cổng trời
I- Mục tiêu
– Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ. 
- Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn khó. Biết ngắt, nghỉ hơi đúng nhịp thơ.
 - Biết đọc diễn cảm bài thơ thể hiện niềm xúc động của tác giả trước vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng, vừa ấm cúng, thân thương của bức tranh cuộc sống vùng cao.
 2. Hiểu nội dung bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống trên miền núi cao – nơi có thiên nhiên thơ mộng, khoáng đạt, trong lành cùng những con nguời chịu thương chịu khó, hăng say lao động làm đẹp cho quê hương.
 * Học thuộc lòng khổ thơ 2 hoặc 3.
II- Đồ dùng dạy học 
- Tranh, ảnh sưu tầm được về khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống của người vùng cao.
- Bảng phụ viết sẵn các câu thơ, đoạn thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc và cảm thụ.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
 4’ 
 1’
7’
12’
3’
12’
1’
Kiểm tra bài cũ-
- Đọc bài Kì diệu rừng xanh.
+ Trả lời câu hỏi trong SGK 
+ Để đọc hay bài này cần đọc với giọng như thế nào? Hãy thể hiện giọng đọc của mình qua đoạn văn mà con thích.
B.Bài mới:
1-Giới thiệu bài: 
 Dọc theo chiều dài đất nước ta, mỗi miền quê đều có những cảnh sắc nên thơ. Nếu ở vùng biển có nước biếc, có âm thanh của tiếng sóng vỗ, những trảng cát mịn màng thì ở vùng núi cao, thiên nhiên lại có vẻ đẹp riêng – một vẻ đẹp hoang sơ, trong lành. Nơi đây, núi đồi, cỏ cây lẫn vào mây và những làn sương nhẹ như khói tạo nên những cảnh sắc nửa thực nửa mơ Bài thơ Trước cổng trời sẽ đưa chúng ta đến với thiên nhiên và con người ở một vùng núi cao./
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
Luyện đọc: 
 + Đọc cả bài
 + Đọc từng khổ thơ.
Từ ngữ: 
cổng trời: cổng để lên trời.
áo chàm: áo nhuộm màu lá chàm, màu xanh đen mà đồng bào miền núi thường mặc.
nhạc ngựa: chuông con, trong có hạt, khi rung kêu thành tiếng, đeo ở cổ ngựa.
- ngút ngát, ngút ngàn, vạt nương, người Giáy.
- GV đọc diễn cảm bài văn.
Tìm hiểu bài
- Câu hỏi 1: Vì sao nơi đây được gọi là cổng trời?
( Cổng trời là một đỉnh núi cao. Gọi nơi đây là cổng trời vì đứng giữa hai vách đá, nhìn thấy cả một khoảng trời lộ ra, có mây bay, có gió thoảng, tạo cảm giác như đó là cổng để đi lên trời. )
Câu hỏi 2: Em hãy tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ.
* Từ cổng trời nhìn ra xa ngút ngàn, có thể thấy bao sắc màu cỏ hoa, dòng thác téo ngân nga, đàn dê soi mình dưới đáy suối. Giữa vô vàn cây trái, dọc một vùng rừng nguyên sơ là ráng chiều như hơi khói tạo cảm giác không biết đây là cảnh thực hay mơ. 
* T ...  bày trước lớp.
- Bảng phụ tóm tắt những gợi ý giúp HS lập dàn ý bài văn.
VD:
+ Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp được chọn tả là cảnh nào? ở vị trí nào trên quê hương? Điểm quan sát, thời điểm quan sát cảnh.
Thân bài:
- Chọn những đặc điểm nổi bật, gây ấn tượng của cảnh; chọn những chi tiết nói rõ nhất đặc điểm của cảnh (những chi tiết em đã quan sát được bằng các giác quan)
- Các chi tiết cần được sắp xếp theo trình tự hợp lí (theo bố cục của cảnh; đặc điểm của cảnh; thời gian của một ngày, của một mùa; theo điểm quan sát từ xa đến gần, từ cao xuống thấp)
+ Kết luận: Nói cảm xúc của em với cảnh đẹp quê hương.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức 
tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5’
1’
32’
2’
A.Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra việc chuẩn bị bài về nhà của HS: Quan sát và ghi lại những điều quan sát được về một cảnh đẹp của địa phương em. 
B.Bài mới
1-Giới thiệu bài:
Các em đã quan sát một cảnh đẹp của địa phương, đã ghi lại những điều quan sát được. Trong tiết học hôm nay, trên cơ sở những kết quả quan sát đã có, các em sẽ lập dàn ý cho bài văn tả cảnh đẹp ở địa phương. Sau đó, tập chuyển một phần trong dàn ý thành đoạn văn hoàn chỉnh. Đây cũng là dịp để các em thể hiện tình cảm đối với quê hương.
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Lập dàn bài miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương
GV nhắc HS chú ý:
- Dựa trên những kết quả quan sát đã có, các em cần lập dàn ý chi tiết cho bài văn với đủ 3 phần: Mở bài - Thân bài – Kết luận.
- Cần tạo một dàn ý với các ý đúng là của mỗi em vì một dàn ý tốt, một bài văn hay phải là một sản phẩm mang nét riêng, độc đáo của em, là kết quả suy nghĩ của chính em. Một sản phẩm lập lại cách nghĩ, cách cảm của người khác sẽ tẻ nhạt, sáo rỗng, không hấp dẫn được ai. 
Bài 2: Dựa theo dàn ý mà em đã lập, hãy viết một đoạn văn miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương em.
GV lưu ý HS:
+ Nên chọn một đoạn trong phần thân bài để chuyển thành doạn văn.
+ Phần thân bài có thể gồm nhiều đoạn, mỗi đoạn tả một đặc điểm riêng hoặc một bộ phận của cảnh.
+ Trong mỗi đoạn thường có một câu văn nêu ý bao trùm toàn đoạn. Các câu trong đoạn phải cùng làm nổi bật đặc điểm của cảnh và thể hiện được cảm xúc của người viết.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học. Khen những HS tiến bộ, những HS đã lập dàn ý và viết được những đoạn văn thú vị, sáng tạo nhất trong giờ học. 
- Yêu cầu những HS viết đoạn văn ở lớp chưa dạt về nhà hoàn và viết lại vào vở. 
* Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
+ GV chấm vở của 2; 3 HS về nhà viết lại Đơn kiến nghị.
+ GV kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của cả lớp.
*Phương pháp thuyết trình, trực quan.
*Phương pháp luyện tập, thực hành
- 1HS đọc yêu cầu của bài tập 1. Cả lớp đọc thầm lại.
+ 1; 2 HS trình bày trước lớp kết quả quan sát một cảnh đẹp ở địa phương.
+ GV treo bảng phụ viết tóm tắt những gợi ý giúp HS có thể lập được dàn ý cho bài văn.
+ GV nhắc HS cách làm bài.
+ HS làm việc cá nhân: lập dàn ý trên giấy nháp
+ GV phát giấy và bút dạ cho 2; 3 HS lập dàn ý trên giấy khổ to.
+ Những HS viết bài trên giấy khổ to dán bài trên bảng lớp, trình bày kết quả.
+ Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh dàn ý. 
+ 1 HS nêu yêu cầu của bài.
+ Cả lớp đọc thầm gợi ý 1; 2 trong SGK; đọc lại dàn ý, xác định phần nào trong dàn ý sẽ được chuyển thành đoạn văn hoàn chỉnh.
+ HS viết đoạn văn.
+ Một vài HS đọc đoạn văn.
+ Cả lớp và giáo viên nhận xét, GV chấm điểm một vài bài viết của HS.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Giáo án môn : Kể chuyện
Thứ ......... ngày .... tháng ..... năm 200...
Tiết 8 - Tuần 8
Kể chuyện đã nghe, đã đọc 
I- Mục tiêu
1.Biết kể bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
2.Hiểu đúng nội dung câu chuyện, biết trao đổi với các bạn ý nghĩa của câu chuyện.
II- Đồ dùng dạy học 
Các câu chuyện gắn với chủ điểm Con người với thiên nhiên.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức 
tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5’
2’
5’
25'
1’
A – Kiểm tra bài cũ:
HS kể lại câu chuyện “Cây cỏ nước Nam”.
B – Bài mới:
1-Giới thiệu bài:
Trong giờ kể chuyện hôm nay, gắn với chủ điểm đang học – Con người với thiên nhiên, các em sẽ tập kể những câu chuyện đã được nghe, được đọc nói về quan hệ gắn bó giữa con người với mthiên nhiên. Cô tin rằng, qua các câu chuyệ mỗi em tự kể và nghe các bạn kể trong tiết này, các em sẽ yêu quí thiên nhiên hơn, có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên xung quanh các em nhiều hơn.
2.Hướng dẫn HS kể chuyện.
a. Hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của đề.
Đề bài: Kể một câu chuyện em đã được nghe hay được đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
+ GV nhắc HS:
- Giới thiệu với các bạn tên câu chuyện (tên nhân vật trong câu chuyện) em chọn kể; cho biết em đã nghe, đã đọc câu chuyện đó ở đâu, vào dịp nào.
- Kể diễn biến câu chuyện.
- Nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện. 
b. HS thực hành kể chuyện và trao đổi về nội dung câu chuyện.
3. Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học. Cả lớp bình chọn người kể hay nhất trong giờ.
+ Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe; tìm đọc thêm những truyện tương tự; chuẩn bị nội dung cho tiết kể chuyện tuần tới. 
* Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
- 1; 2 HS nối nhau kể đoạn 1; 2 của chuyện “Cây cỏ nước Nam”.
- GV nhận xét, cho điểm.
*Phương pháp thuyết trình, trực quan.
+ GV giới thiệu nội dung bài học.
+ GV kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của HS.
* Phương pháp vấn đáp, luyện tập.
+ HS đọc đề bài.
+ GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong đề bài.
+ 1 HS đọc toàn bộ phần Gợi ý trong SGK. Cả lớp đọc thầm. Tìm được cho mình một câu chuyện đúng đề tài, đúng là câu chuyện em đã được nghe, đã đọc; xếp lại các tình tiết cho đúng với diễn biến trong truyện.
+ 4, 5 HS tiếp nối nhau nói trước lớp tên câu chuyện sẽ kể. GV nhận xét nhanh câu chuyện các em đã chọn có đúng yêu cầu của bài không.
+ HS kể chuyện trong nhóm. Sau mỗi câu chuyện, các em cần trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
+ GV quan sát cách kể chuyện của HS, uốn nắn, giúp đỡ các em kể chuyện đạt các yêu cầu của tiết học.
+ Mỗi nhóm cử một đại diện thi kể chuyện trước lớp
+ Mỗi HS kể chuyện xong đều phải trả lời trước lớp câu hỏi của các bạn về nội dung truyện. HS có thể trao đổi, tranh luận.
+ Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện, khả năng hiểu câu chuyện của người kể.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Giáo án môn : chính tả
Thứ ......... ngày .... tháng ..... năm 200...
Tiết 8 - Tuần 8
Kì diệu rừng xanh .
I- Mục đích yêu cầu:
1. Nghe - viết đúng, trình bày một đoạn của bài Kì diệu rừng xanh.
2. Làm đúng các bài luyện tập đánh dấu thanh ở các tiếng chứa yê, ya.
II- Đồ dùng dạy – học:
Bảng phụ hoặc 2; 3 tờ giấy phôtôcopy phóng to nội dung bài tập 3.
III- Các hoạt động dạy – học:
A – Kiểm tra bài cũ:
GV đọc cho 3 HS viết trên bảng lớp, cả lớp viết trên giấy nháp những tiếng chứa nguyên âm đôi iê, ia có trong các thành ngữ, tục ngữ sau để kiểm tra cách đánh dấu thanh trong những tiếng đó:
+ Sớm thăm tối viếng
+ Trọng nghĩa khinh tài
+ ở hiền gặp lành
+ Làm điều phi pháp việc ác đến ngay
+ Một điều nhịn là chín điều lành
+ Liệu cơm gắp mắm
B – Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài:
Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ nghe - viết đúng, trình bày một đoạn của bài Kì diệu rừng xanh. Làm đúng các bài luyện tập đánh dấu thanh ở các tiếng chứa yê, ya.
2. Hướng dẫn HS nghe – viết
- GV đọc đoạn văn cần viết chính tả trong SGK 1 lượt. Nhắc HS chú ý một số từ ngữ dễ viết sai trong đoạn văn.
- GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận trong câu cho HS viết. Mỗi câu đọc 2 ;3 lượt. GV theo dõi tốc độ viết của HS để điều chỉnh tốc độ đọc của mình cho phù hợp. Uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của HS.
- GV đọc lại toàn bộ bài chính tả 1 lượt. HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.
- GV chấm chữa từ 7 -> 10 bài. Trong đó, từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau. HS có thể tự đối chiếu SGK để tự sửa những chữ viết sai bên lề trang vở.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài tập 2: Tìm trong đoạn văn những tiếng có chứa nguyên âm đôi yê, ya.
+ 1 HS đọc yêu cầu của bài.
+ Cả lớp đọc thầm lại yêu cầu của bài để tìm các tiếng có chứa yê, ya trong bài Rừng khuya.
+ Mỗi HS tự làm bài (cá nhân) bằng bút chì mờ vào SGK. 
+ 2; 3 HS lên bảng viết tiếng có chứa yê, ya.
+ Cả lớp và GV nhận xét các bạn HS lên bảng viết có đúng không, có viết chữ và dấu thanh trong các tiếng đó có đúng không.
Bài tập 3: Điền tiếng có vần uyên vào mỗi ô trống
- GV nêu yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại.
GV nhắc HS lưu ý đề bài yêu cầu điền tiếng có vần uyên vào mỗi ô trống trong bài thơ. Sau khi các em đã lựa chọn tiếng thích hợp với mỗi ô trống, hãy viết tiếng đó vào vở nháp hoặc viết mờ bằng bút chì vào SGK.
- HS lên bảng làm bài theo phiếu (hoặc HS các nhóm dán kết quả làm bài lên bảng lớp)
- Cả lớp và GV nhận xét. Kết luận về lời giải đúng.
- 2,3 HS đọc lại bài thơ đãđược hoàn chỉnh.
- HS sửa bài làm trong SGK theo lời giải đúng
(Lời giải:
Chỉ có thuyền mới hiểu
biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu về đâu
Lích cha lích chích vành khuyên
Mổ từng hạt nắng đọng nguyên sắc vàng)
Bài tập 4: Điền vào chỗ trống dưới mỗi tranh một tiếng có âm yê để gọi tên các con chim:
+ GV nêu yêu cầu của bài.
+ HS quan sát ảnh các loài chim trong SGK, trao đổi theo cặp. Các em viết tên chim bằng bút chì mờ vào SGK.
+ 3 HS lên bảng viết lần lượt theo số thứ tự.
+ Cả lớp và GV nhận xét. Kết luận về lời giải đúng.
+ 1, 2 HS đọc lại tên các loài chim.
+ HS sửa bài vào SGK theo lời giải đúng.
+ Lời giải:
yểng
yến (cùng họ với sẻ, cỡ nhỏ, màu vàng, trắng hoặc xanh, hót hay)
hải yến ( loài chim biển, cỡ nhỏ, cùng họ với én, cánh dài và nhọn, làm tổ bằng nước bọt ở vách đá cao)
vành khuyên
đỗ quyên (chimm cuốc)
uyên ương – uyên (chim trống), ương (chim mái) là giống chim trời, cùng họ với vịt, sống ở nước, con trống và con mái không bao giờ rời nhau.
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giời học, biểu dương những HS học tốt trong tiết học.
- Yêu cầu những HS viết sai chính tả về nhà làm lại vào vở.

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_day_hoc_mon_tieng_viet_lop_5_tuan_8_nguyen_thi_thu.doc