Kế hoạch dạy học lớp 2 - Tuần 22 năm 2011

Kế hoạch dạy học lớp 2 - Tuần 22 năm 2011

I. MỤC TIÊU:

 - Biết ngắt , nghỉ hơi đúng chỗ; đọc rõ ràng lời nhân vật trong câu chuyện.

 - Hiểu bài học rút ra từ câu chuyện: Khó khăn, hoạn nạn thử thách trí thông minh của mỗi người; chớ kiêu căn, xem thường người khác

 - Trả lời được CH 1, 2, 3, 5 – HS khá, giỏi trả lời được CH 4

 - Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:tư duy sáng tạo, ra quyết định, ứng phó với căng thẳng.

II. ĐỒ DÙNG:

 Tranh minh hoạ SGK

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Bài cũ:

 Gọi HS đọc thuộc bài: Vè chim

 Em thích loại chim nào trong bài? Vì sao?

 

doc 28 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 920Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch dạy học lớp 2 - Tuần 22 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
 Thứ ba, ngày 8 tháng 2 năm 2011(dạy bài thứ 2)
Tập đọc
 Một trí khôn hơn trăm trí khôn
I. Mục tiêu: 
 - Biết ngắt , nghỉ hơi đúng chỗ; đọc rõ ràng lời nhân vật trong câu chuyện.
 - Hiểu bài học rút ra từ câu chuyện: Khó khăn, hoạn nạn thử thách trí thông minh của mỗi người; chớ kiêu căn, xem thường người khác 
 - Trả lời được CH 1, 2, 3, 5 – HS khá, giỏi trả lời được CH 4
 - Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:tư duy sáng tạo, ra quyết định, ứng phó với căng thẳng.
II. Đồ dùng: 
 Tranh minh hoạ SGK 
III. Hoạt động dạy học:
Bài cũ: 
 Gọi HS đọc thuộc bài: Vè chim
 Em thích loại chim nào trong bài? Vì sao? 
B. Bài mới: 
HĐ1. Giới thiệu bài
 Cho HS xem tranh – GV giới thiệu bài.
HĐ2. Luyện đọc: 
 a. GV đọc mẫu toàn bài. 
 b. Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ.
 + Đọc từng câu: GV hướng dẫn đọc từ có vần khó: cuống quýt, lấy gậy, thình lình, buồn bã.
 + Đọc từng đoạn trước lớp: GV treo bảng phụ đã viết sẵn một số câu, hướng dẫn HS đọc đúng:
 - Chợt thấy một người thợ săn,/ chúng cuống quýt nấp vào một cái hang.// 
 ( giọng hồi hộp lo sợ)
Chồn bảo gà rừng: “ Một trí khôn của cậu còn hơn cả trăm trí khôn của mình.// 
 ( giọng cảm phục, chân thành).
 HS đọc các từ chú giải cuối bài . Giúp HS hiểu thêm từ : mẹo
 Tìm từ cùng nghĩa với mẹo ( mưu kế).
 + Đọc từng đoạn trong nhóm. 
 + Thi đọc giữa các nhóm (CN, ĐT từng đoạn, cả bài). 
HĐ3. Hướng dẫn tìm hiểu bài : 
 Tìm những câu nói lên thái độ của Chồn coi thường Gà Rừng.
 Khi gặp nạn Chồn như thế nào? 
 Gà Rừng nghĩ ra mẹo gì để cả hai thoát nạn?
 Thái độ của Chồn đối với Gà Rừng thay đổi ra sao? 
 Chọn một tên khác cho câu chuyện theo gợi ý.
 - Treo bảng phụ ghi sẵn 3 tên truyện ( Gặp nạn mới biết ai khôn, Chồn và Gà Rừng, Gà Rừng thông minh) theo gợi ý. 
 HS thảo luận để chọn một tên truyện, HS hiểu ý nghĩa của mỗi cái tên, giải thích được vì sao lại chọn tên ấy. 
HĐ4. Luyện đọc lại: 
 HS thi đọc lại truyện theo vai (người dẫn chuyện, Gà Rừng, Chồn) nhóm 3 HS. Lớp nhận xét, bình chọn cá nhân đọc hay.
IV. Củng cố: 
 - Em thích con vật nào trong truyện? Vì sao? GV Dặn dò.
 _____________________
 Toán
 Kiểm tra
I. Mục tiêu: 
Kiểm tra HS về:
 - Bảng nhân 2, 3, 4, 5
 - Nhận dạng và gọi đúng tên đường gấp khúc, tính độ dài đường gấp khúc.
 - Giải toán có lời văn bằng một phép nhân.
II. Hoạt động dạy học: 
HĐ1. Giới thiệu bài : 
 Nêu mục đích yêu cầu tiết học.
HĐ2. Đề bài : 
 Bài 1. Tính : 
 2 x 9 = 3 x 9 = 3 x 6 = 
 4 x 6 = 3 x 5 = 4 x 8 = 
 5 x 9 = 5 x 10 = 2 x 10 =
 Bài 2. Điền dấu >, < , = vào chỗ chấm.
 2 + 2 2 x 2 4 x 1 4 + 1 
 3 x 5 3 + 5 5 x 2 5 + 2 
 Bài 3. Bài toán: Mỗi nhóm có 5 bạn học sinh. Hỏi 7 nhóm như thế có bao nhiêu bạn HS?
 Bài 4. Vẽ đường gấp khúc ABCD, có AB = 6 cm; BC = 4 cm; CD = 3 cm.
 Hs làm bài, GV theo dõi, thu bài.
HĐ3. Cách đánh giá: 
 Bài 1 : 3 điểm; Bài 2: 2 điểm; Bài 3: 3 điểm; Bài 4: 1,5 điểm.
 Điểm trình bày: 0,5 điểm.
 - Nhận xét tiết học, dặn dò.
 _____________________
Mĩ thuật :
( GV chuyên trách dạy)
_________________________
 Chiều dạy bài thứ ba, ngày 8 tháng 2 năm 2010
Thể dục:
Ôn một số bài tập đi theo vạch kẻ thẳng
Trò chơi “ NHảy ô”
 I. Mục tiêu: 
- Biết cách đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chông hông ; đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi “ nhảy ô”
II. phương tiện: 
 - Sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập.
 - Kẻ ô cho trò chơi và vạch kẻ thẳng để tập các bài tập RLTTCB.
III. hoạt động dạy học: 
1. Mở đầu:
 - Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học . Đứng vỗ tay và hát 
- Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên70- 80 m sau chuyển thành đội hình vòng tròn ngược chiều kim đồng hồ.
- Vừa đi vừa hít thở sâu 6- 8 lần, vừa đi vừa xoay cổ, tay, vai, đứng lại quay mặt vào tâm, xoay đầu gối, xoay hông, xoay cổ chân .
2. Phần cơ bản:
 a. Đi theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông.
Mỗi đợt đi 6 hs theo lệnh xuất phát của GV. Đợt trước đi được một đoạn, đợt 2 tiếp tục như vậy cho đến hết. Đi đến đích, các em quay vòng sang hai phía đi thường tập hợp cuối hàng.
b. Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang. - Giúp hs tăng nhanh nhịp đi .
c. Trò chơi “ nhảy ô” 
Hs nêu tên trò chơi, cách chơi, chia tổ từng tổ quản lí dưới sự điều khiển của tổ trưởng. Sau 5 phút thi đua giữa các tổ, chọn tổ nhảy đúng, nhanh nhất.
3. Kết thúc: 
 - Đi đều theo 2- 4 hàng dọc và hát.
 - Một số động tác thả lỏng - Trò chơi tự chọn.
 - Hệ thống bài - Nhận xét tiết học, dặn dò.
 ____________________
 Toán:
 Phép chia 
I. Mục tiêu: 
 - Nhận biết được phép chia
 	 - Biết quan hệ giữa phép nhân và phép chia, từ phép nhân viết thành 2 phép chia
II. Đồ dùng: 
 Các mảnh bìa hình vuông bằng nhau.
III. Hoạt động dạy học :
A. Bài cũ : 
 Đọc bảng nhân 4, 5. 
B. Bài mới : 
HĐ1. Nêu yêu cầu tiết học 
HĐ2. Nhắc lại phép nhân 3 x 2 = 6
 Mỗi phần có 3 ô. Hỏi 2 phần có mấy ô? HS viết 3 x 2 = 6.
HĐ3. Giới thiệu phép chia cho 2.
GV kẻ 1 vạch ngang như hình vẽ SGK. Hỏi: 6 ô chia thành 2 phần bằng nhau, mỗi phần có mấy ô? 
HS quan sát hình vẽ, trả lời ( mỗi phần có 3 ô).
 GV: ta đã thực hiện một phép tính mới là phép chia “6 chia 2 bằng 3”.
 Viết 6 : 2 = 3. Dấu : gọi là dấu chia.
HĐ4. Giới thiệu phép chia cho 3:
 - Dùng 6 ô như trên. Hỏi 6 ô chia thành mấy phần để mỗi phần có 2 ô?
 - HS quan sát hình vẽ rồi trả lời: Để mỗi phần có 2 ô thì 6 ô chia thành 3 phần. Ta có phép chia “6 chia 3 bằng 2”. Viết 6 : 3 = 2.
HĐ5. Nêu nhận xét quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
 - Mỗi phần có 3 ô, 2 phần có 6 ô. 3 x 2 = 6
 - Có 6 ô chia thành 2 phần bằng nhau, mỗi phần có 3 ô. 6 : 2 = 3.
 - Có 6 ô chia mỗi phần 3 ô thì được 2 phần. 6 : 3 = 2.
 - Từ một phép nhân ta có thể lập được hai phép chia tương ứng:
 6 : 2 = 3
 3 x 2 = 6 
 6 : 3 = 2
HĐ6. Thực hành: 
 HS làm các BT ở vở – 
 GV theo dõi hs làm bài, chấm chữa bài.
3 x 5 = 15
15 : 3 = 5
15 : 5 = 3
C. Củng cố, dặn dò:
 - Hệ thống bài học.
 - Nhận xét tiết học, dặn dò 
 _____________________
 Kể chuyện: 
 Một trí khôn hơn trăm trí khôn
I. Mục tiêu: 
 - Biết đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện.(BT1)
 - Dựa vào trí nhớ và gợi ý của GV kể lại từng đoạn của câu chuyện (BT2)
 - HS khá , giỏi biết kể lại toàn bộ nội dung câu chuyện.(BT 3)
 - Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
 - Các KNS được giáo dục trong bài:tư duy sáng tạo, ra quyết định, ứng phó với căng thẳng.
II. Đồ dùng: 
 - Mặt nạ Chồn và Gà Rừng để hs kể chuyện theo cách phân vai.
III. Hoạt động dạy học :
A. Bài cũ : 
 2 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện Chim sơn ca và bông cúc trắng.
B. Bài mới : 
 HĐ1. Giới thiệu bài : Nêu mục đích yêu cầu tiết học.
 HĐ2. Hướng dẫn kể câu chuyện :
 a. Đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện.
 - 1 HS đọc yêu cầu bài.
 Giải thích : Tên mỗi đoạn của câu chuyện cần thể hiện được nội dung chính của đoạn. Tên đó có thể là một câu như Chú Chồn kiêu ngạo, có thể là một cụm từ như Trí khôn của Chồn.
 - HS đọc thầm đoạn 1,2 của truyện nêu tên đoạn.
 - HS suy nghĩ, trao đổi theo cặp đặt tên cho đoạn 3, 4. Nhiều HS tiếp nối phát biểu ý kiến.
 GV viết bảng những tên thể hiện đúng nội dung nhất.
 V/d : 
 Đoạn 1: Chú Chồn kiêu ngạo/ Chú Chồn hợm hĩnh.
 Đoạn 2: Trí khôn của Chồn./ Trí khôn của Chồn ở đâu?
 Đoạn 3: Trí khôn của Gà Rừng ./ Gà Rừng mới thật là khôn.
 Đoạn 4: Gặp lại nhau./ Chồn hiểu ra rồi.
 b. Kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện trong nhóm.
 - Dựa vào tên các đoạn, HS tiếp nối kể từng đoạn câu chuyện trong nhóm
 ( khuyến khích hs tự chọn cách mở không lệ thuộc vào sgk).
 - Hs trong nhóm tập kể toàn bộ câu chuyện.
 c. Thi kể toàn bộ câu chuyện:
 Đại diện các nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện theo phân vai. Lớp nhận xét, chấm điểm. 
IV. Củng cố: 
 - Khen ngợi HS kể tốt nhất, nhận xét tiết học, dặn dò.
 ______________________
Âm nhạc:
( GV chuyên trách dạy)
__________________________________
 Thứ tư, ngày 9 tháng 2 năm 2011
Tập đọc:
Cò và Cuốc
I. Mục tiêu: 
 - Biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ, đọc rành mạch toàn bài.
 - Hiểu ND: Phải lao động vất vả mới có lúc thanh nhàn, sung sướng
 - Trả lời được các CH trong SGK
 - Các KNS cơ bản được giáo dục trong bài:tự nhận thức( xác định giá trị bản thân), thể hiện sự cảm thông.
II. Đồ dùng: - Tranh minh hoạ sgk
III. Hoạt động dạy học:
A . Bài cũ :
 - 2 HS đọc nối tiếp kể chuyện Một trí khôn hơn trăm trí khôn 
B. Bài mới : 
HĐ1. Giới thiệu bài : 
 - GV nêu- ghi đề bài lên bảng.
 HĐ2. Luyện đọc: 
 a. Đọc mẫu : giọng Cuốc ngạc nhiên, ngây thơ; giọng Cò dịu dàng, vui vẻ.
 b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
 + Đọc từng câu: Lưu ý đọc đúng các từ: ruộng, lần ra, làm việc, trắng tinh.
 + Đọc từng đoạn trước lớp: 2 đoạn 
 Đoạn 1: từ đầu đến “ hở chị”; đoạn 2: còn lại.
 Hướng dẫn đọc đúng các câu: 
 "Em sống trong bụi cây dưới đất,/ nhìn lên trời xanh,/ thấy các anh chị trắng phau phau,/ đôi cánh dập dờn như múa,/ không nghĩ cũng có lúc chị cũng phải khó nhọc thế này.//"
 " Phải có lúc vất vả lội bùn/ mới có khi được thảnh thơi bay lên trời cao.//"
 Hs đọc các từ trong chú giải cuối bài
 + Đọc từng đoạn trong nhóm. 
 + Thi đọc giữa các nhóm. 
HĐ3. Hướng dẫn tìm hiểu bài.
 Thấy Cò lội ruộng Cuốc hỏi thế nào?
 Vì sao Cuốc lại hỏi như vậy?
 Câu trả lời của Cò chứa một lời khuyên. Lời khuyên ấy là gì? 
HĐ4. Luyện đọc lại: 4 nhóm hs phân vai : người kể, Cò, Cuốc thi đọc truyện.
IV. Củng cố: 
 2 HS nói lại lời khuyên của câu chuyện. Dặn dò.
 ___________________________________________
Toán:
 Bảng chia 2
I.Mục tiêu: 
 - Lập và nhớ được bảng chia 2.
 - Biết giải bài toán có một phép chia (trong bảng chia 2)
 - Làm được BT 1, 2.
II. Đồ dùng dạy học:
 Chuẩn bị các tấm bìa, mỗi tấm có hai chấm tròn (như sgk).
III. Hoạt động dạy học:
A Bài cũ :
 - Kiểm tra bảng nhân 2,3.
B. Bài mới: 
HĐ1. Giới thiệu phép chia 2 từ phép nhân 2.
 a. Nhắc lại phép nhân 2.
 Gắn lên bảng 4 tấm bìa, mỗi tấm có 2 chấm tròn( như sgk).
 - Mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn, 4 tám bìa có tất cả mấy chấm tròn?
 Hs viết phép nhân: 2 x 4 = 8. Có 8 chấm tròn.
 - Trên các tấm bìa có 8 chấm tròn, mỗi tấm có 2 chấm tròn. Hỏi có ...  Thế nào?
- Các nhóm trình bày - Nhóm khác nhận xét.
- Giáo viên nhận xét.
3. Củng cố : _ 
 - Nhận xét tiết học.
	- Dặn dò.
________________________________
Luyện Tiếng Việt
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt r,d, gi.
- Củng cố kiến thức về câu kể Ai thế nào?
- Luyện tập về điền dấu chấm hoặc dấu phẩy.
II. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định lớp.
2. Luyện tập:
 Bài 1: Điền vào chỗ trống:r,d hoặc gi
 a) Cơn mưa ..ả ích đêm hè
 ..ó đưa mát lạnh bốn bề không an
 b) Cái nắng đến đậu
 Nhuộm cả cánh .iều
 ..ó nâng cao mãi
 ịu cả buổi chiều.
 - HS làm bài cá nhân.
 - HS trình bày. Gv kết luận.
 Bài 2. Nối A với B để tạo các câu kiểu Ai thế nào?
- Gv hướng dẫn HS làm.
- HS thảo luận nhóm 2.
- Đại diện nhóm trình bày: Vẹt giỏi bắt chước
 Đà điểu rất cao, lớn
 Chim ruồi bé tí xíu.
 Đại bàng rất dũng mãnh.
 Mắt cú mèo rất tinh.
- Gv kết luận.
Bài 3 : Điền vào chỗ chấm dấu chấm hoặc dấu phẩy
- Gv gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài cá nhân.
- Gv gọi một số HS trình bày.
- Gv tổng kết.
3. Củng cố: 
 - Hệ thống bài học.
 - Nhận xét tiết học. Dặn dò.
____________________________________
Luyện Tiếng Việt
Luyện viết: Mưa bóng mây
I. Mục tiêu: 
 - Nghe viết chính xác, trình bày đúng bài thơ Mưa bóng mây. 
II. Hoạt động dạy học :
A. Bài cũ : 
 - 3 hs lên bảng viết các từ : riêng bệt, luýnh quýnh, giọt sương.... 
B. Bài luyện : 
HĐ1. Hướng dẫn chuẩn bị.
 + Đọc bài thơ - 3 học sinh đọc.
 + Hướng dẫn hs nắm nội dung bài viết:
 - Bài thơ nới về hiện tượng gì của thiên nhiên.
 - HS trả lời:
 - Giáo viên kết luận.
 Bài thơ gồm có mấy dòng. Mỗi dòng có mấy chữ.
 - HS trả lời:
 Các chữ đầu dòng phải viết như thế nào? 
 - GV yêu cầu HS viết một số từ khó. 
 - HS viết nháp: dung dăng, thoáng, cười.... 
 b. GV đọc, hs viết bài vào vở. Khảo lỗi
 - Giáo viên chấm một số bài viết - nhận xét.
HĐ2. Củng cố, dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học, tuyên dương những bài viết đúng đẹp.
 - Dặn dò.
 _______________________________________
Luyện Tiếng Việt
Luyện tập làm văn Tuần 21
i. Mục tiêu : 
 - Củng cố kĩ năng nói: Biết đáp lời cảm ơn trong giao tiếp thông thường.
 - Kĩ năng viết: Bước đầu biết cách tả một loài chim.
ii. Đồ dùng : 
Tranh một số loài chim
iii. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ : 
 - 1 hs đọc thành tiếng bài Mùa xuân đến trả lời câu hỏi về nội dung bài. 
 - 3 hs đọc lại đoạn văn đã viết về mùa hè.
B. Bài luyện tập : 
HĐ1. Giới thiệu bài: 
 - GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
HĐ2. Hướng dẫn bài tập: 
 Bài tập 1. HS thực hành đóng vai: 
 - Các cặp hs nói lời cảm ơn, lời đáp.
 Bài tập 2: 1 hs đọc yêu cầu bài và các tình huống trong bài, lớp đọc thầm theo.
 Từng cặp hs thực hành đóng vai lần lượt theo từng tình huống a,b,c.
 GV gợi ý giúp hs biết: cần đáp lời cảm ơn với thái độ lịch sự, nhã nhặn, khiêm tốn. Lớp nhận xét giúp hs hoàn chỉnh lời đối thoại.
 Bài tập 3: 2 hs đọc bài chim chích bông và yêu cầu bài tập. Lớp đọc thầm theo.
 Hs trả lời câu hỏi, lớp GV nhận xét, nhắc lại câu trả lời đúng.
 - Những câu tả hình dáng của chích bông: 
 - Viết đoạn văn tả 1 loài chim em thích. Hs nhắc lại yêu cầu. Một số hs nói tên các loài chim em thích. 
 Gợi ý: - Giới thiệu tên loài chim, tả đặc điểm hình dáng( bộ lông, đôi cánh, đôi chân, đôi mỏ), về hoạt động( bay nhảy, bắt sâu, kiếm mồi, tiếng hót
(không quá 5 câu).
 - Hs làm vở luyện TV. Hs tiếp nối nhau đọc bài viết của mình. Lớp, GV nhận xét, chấm điểm .
HĐ3. Củng cố: 
 - Nhận xét tiết học, dặn dò.
 ____________________
 Tiết 2. 1. Đánh giá nhận xét tuần qua :
2. Kế hoạch tuần tới:
 - Duy trì và củng cố nề nếp học tập, sĩ số, vệ sinh , trực nhật, sinh hoạt 15 phút trước và sau Têt 
 - Thông báo lịch nghỉ Tết Nguyên đán
 - Dặn dò HS về ăn Tết an toàn.
 - Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập kì hai của hs, có kế hoạch tu bổ để chuẩn bị đợt kiểm tra trong học kì II của Phòng.
Tiết 4
 Buổi 2 Buổi 2
Tiết 1 
HDTH Âm nhạc
 Cô Hoài dạy
Buổi 2
Tiết 1 
Luyện Toán:
 Luyện tập chung
A. Mục tiêu: 
 Luyện củng cố bảng chia 2; 1 đã học, biết áp dụng đúng vào bài tập.
 2
B. Hoạt động dạy- học:
HĐ1. Giới thiệu bài: 
 Nêu mđc tiết học. 
HĐ2. Củng cố kiến thức: 
 - Hs đọc thuộc bảng nhân 2; chia 2; Nhận biết 1 
 2 
HĐ3. Bài tập: 
 1. Tính nhẩm: 
 6 : 2 = 2 x 4 = 10 x 2 = 
 6 x 2 = 8 : 2 = 20 : 2 = 
 2. Tóm tắt: 2 người : 16 lá bài.
 1 người : ? lá bài.
 3. Bài toán: Có 18 chiếc đũa như nhau, đ]ợc xếp thành từng bó hai chiếc đũa. Hỏi xếp được bao nhiêu đôi đũa? 
 4. Khoanh vào 1số hình vuông có trong hình vẽ (GV vẽ hình lên bảng).
 2
 - Giúp hs hiểu bài 
 – Chấm bài, gọi hs chữa bài 
 Nhận xét tiết học, dặn dò.
 _________________
Tiết 2
Tiết 3: 
 Tự học:
 Hoàn thành bài tập
A. Mục tiêu: 
 Củng cố giúp hs hoàn thành bài tập đã họctrong ngày.
B. Hoạt động dạy- học:
1. Hướng dẫn hoàn thành bài tập làm văn: 
 Đáp lời xin lỗi - Tả ngắn về loài chim.
 + Từng cặp hs đối đáp trước lớp : nói lời xin lỗi - đáp lời xin lỗi.
 + Hs đọc yêu cầu bài tập 3, làm bài. 
 Hs làm nháp, làm VBT – Hs đọc bài viết của mình.
 Lớp nhận xét bổ sung. 
2. Nhận xét tiết học, dặn dò:
Tiết 3: Hoạt động ngoài giờ lên lớp: 
 Giáo dục ý thức chăm học, làm nhiều việc tốt 
I. Mục tiêu: 
- Rèn ý thức chăm học, biết làm nhiều việc tốt giúp đỡ mọi ngời cho học sinh.
II. Hoạt động dạy học: 
1. Nêu MĐYC tiết học.
2. Giáo dục hs ý thức chăm học, làm nhiều việc tốt giúp đỡ mọi người.
- Giúp hs hiểu ý nghĩa, ích lợi của việc chăm học, làm nhiều việc tốt giúp đỡ mọi người.
3. Thảo luận: 
- Hs suy nghĩ nêu các biện pháp cách thực hiện để trở thành người hs chăm học, biết làm nhiều việc tốt giúp đỡ mọi người.
- Liên hệ hs: Nêu một số tấm gương tốt ở trong lớp, trong trường và ngoài xã hội.
4. Nhận xét tiết học - Dặn dò.
_______________________________________________________________
 _____________________
 Buổi 2
Tiết 1: 	 Luyện Tiếng Việt:
 LĐ : Một trí khôn hơn trăm trí khôn
I. Mục tiêu:
- Luyện củng cố giúp học sinh đọc đúng, rõ ràng, tốc độ nhanh hơn, biết ngắt nghỉ câu hợp lý, hiểu nội dung bài đọc.
II. Hoạt động dạy học :
1. Nêu mđyc tiết học.
2. Luyện đọc. Gọi vài hs đọc toàn bài. 
 - Gọi đọc nối tiếp câu, luyện đọc đúng những từ ngữ khó đọc. 
 - Đọc nối tiếp đoạn trước lớp, hướng dẫn hs đọc ngắt nghỉ câu khó, câu dài.
 - Đọc nối tiếp đoạn trong nhóm.
 - Thi đọc phân vai, mỗi nhóm 3 hs: người dẫn chuyện, Chồn, Gà Rừng. 
 Lớp nhận xét bình chọn bạn đọc hay.
4. Củng cố: ? Em thích con vật nào nhất trong chuyện? Vì sao? 
 - Nhận xét tiết học, dặn dò.
 _____________________ 
Tiết 2. Mỹ thuật
 Cô Hương dạy 
Tiết 3 Hướng dẫn thực hành( TC):
 Luyện gấp, cắt, dán phong bì thư
I. Mục tiêu: 
 Luyện củng cố giúp hs biết gấp, cắt, dán , trang trí phong bì đúng đẹp. 
II. Đồ dùng: Giấy màu, keo, kéo, mẫu phong bì .
III. Hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
2. Thực hành : Tổ chức hs thực hành gấp, cắt, dán phong bì.
a. Quan sát nhận xét : cho hs quan sát mẫu phong bì bằng giấy màu. Hs nêu lại các bước gấp.
b. Hs thực hành gấp cắt dán phong bì – Gv theo dõi giúp đỡ hs lúng túng.
3. Trưng bày sản phẩm : 
 HS trình bày sản phẩm của mình – Gv lớp nhận xét đánh giá sản phẩm : đúng, đẹp.
4. Nhận xét tiết học : Khen ngợi hs có sản phẩm đẹp - dặn dò.
 Tiết 1 
Âm nhạc
 Cô Hoài dạy
Tiết 2 
Luyện Toán:
 Luyện tập
I. Mục tiêu.
 - Củng cố giúp hs thuộc các bảng nhân đã học 
 – Bước đầu nhận biết phép chia trong mối quan hệ với phép nhân.
II. Hoạt động dạy học :	 
 HĐ1. Ôn kiến thức : 
 Kiểm tra việc học thuộc các bảng nhân của HS. 
 HĐ2. Bài tập: HS làm các BT sau
 Bài 1. Viết 2 phép chia tương ứng với mỗi phép nhân theo mẫu :
 4 x 2 = 8 5 x 2 = 3 x 4 = 
 8 : 4 = 2 ... ...
 8 : 2 = 4 ... ...
 Bài 2.Tính : 
 2 x 7 = 3 x 6 = 2 x 8 =
 7 x 2 = 6 x 3 = 8 x 2 = 
 14 : 2 = 18 : 3 = 16 : 2 = 
 14 : 7 = 18 : 6 = 16 : 8 = 
 Bài 3. Mỗi lọ có 5 bông hoa. Hỏi 5 lọ có bao nhiêu bông hoa?
 Bài 4. Có 25 bông hoa. Cứ 5 bông hoa cắm được 1 lọ hoa. Tính số lọ hoa cắm được?
 HS đọc đề bài - Giúp hs hiểu bài, làm bài
 - GV Theo dõi chấm chữa bài.
III. Củng cố: 
 - Nhận xét tiết học, dặn dò.
Tiết 3: 
 Tự học:
 Hoàn thành bài tập
i. Mục tiêu: 
 Củng cố giúp HS hoàn thành bài tập đã học trong ngày.
II. Hoạt động dạy- học:
Hướng dẫn hoàn thành bài tập: 
? Buổi sáng các em đã học những tiết gì.
? Những phần bài tập nào các em chưa hoàn thành.
- GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập Toán ở SGK, bài: Phép chia.
GV theo dõi – kèm cặp thêm HS còn chậm.
- Yêu cầu những HS nào chưa hoàn thành bài tập phần Chính tả thì tiếp tục hoàn thành.
2. Luyện thêm
 GV ra thêm bài cho HS khá giỏi:
 1. Tính nhanh:
 23 – 24 + 25 – 26 + 27 – 28 + 29 – 30 + 31
 23 – 12 + 65 – 15 + 20 – 57
 2. Tìm tổng của số lớn nhất có một chữ số và số lớn nhất có hai chữ số.
3. Nhận xét tiết học, dặn dò:
Tiết 2. 
 Tiết 3 
Luyện Thể dục
 một số bài tập đi theo vạch kẻ thẳng 
TRò CHƠI: NHảY Ô
I. Mục tiêu:
 - ôn hai động tác đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chông hông ; đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang.
 - Ôn trò chơi “Nhảy ô”
II. phương tiện: 
 - Sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập.
III. hoạt động dạy học: 
1. Mở đầu:
 - Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học . Đứng vỗ tay và hát 
 - Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên70- 80 m sau chuyển thành đội hình vòng tròn ngược chiều kim đồng hồ.
 - Vừa đi vừa hít thở sâu 6- 8 lần, vừa đi vừa xoay cổ, tay, vai, đứng lại quay mặt vào tâm, xoay đầu gối, xoay hông, xoay cổ chân .
2. Cơ bản:
 a. Đi theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông.
 Mỗi đợt đi 6 hs theo lệnh xuất phát của GV. Đợt trước đi được một đoạn, đợt 2 tiếp tục như vậy cho đến hết. Đi đến đích, các em quay vòng sang hai phía đi 
thường tập hợp cuối hàng.
 b. Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang. - Giúp hs tăng nhanh nhịp đi .
 c. Trò chơi “ nhảy ô” 
 Hs nêu tên trò chơi, cách chơi, chia tổ từng tổ quản lí dưới sự điều khiển của tổ trưởng. Sau 5’ thi đua giữa các tổ, chọn tổ nhảy đúng, nhanh nhất.
3. Kết thúc: 
 - Đi đều theo 2- 4 hàng dọc và hát.
 - Một số động tác thả lỏng - Trò chơi tự chọn.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 22(1).doc