I. Mục tiêu
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ rõ ý ; biết đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.
- Hiểu ND: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Thiếu nhi phải thật thà, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ (trả lời được Ch1, 3, 4, 5)
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bảng phụ, tranh.
2. Học sinh: Vở, SGK .
III. Các hoạt động dạy học:
KẾ HỌACH BÀI HỌC MÔN: TẬP ĐỌC TUẦN 30 BÀI: AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG Ngày thực hiện: 05/ 04/ 2010 I. Mục tiêu - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ rõ ý ; biết đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện. - Hiểu ND: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Thiếu nhi phải thật thà, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ (trả lời được Ch1, 3, 4, 5) II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Bảng phụ, tranh. 2. Học sinh: Vở, SGK . III. Các hoạt động dạy học: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐD DH 1’ 3’ 31’ 31’ 4’ 1. Khởi động 2. Bài cũ Cây đa quê hương. - Gọi 3 HS lên bảng đọc bài Cây đa quê hương và trả lời các câu hỏi về nội dung của bài. - Nhận xét, cho điểm HS. TIẾT 1 3. Bài mới: * Giới thiệu: - Cho HS quan sát tranh chủ điểm Bác Hồ. - Cô đố các con , xem tranh này con cho cô biết tuần này ta học chủ điểm gì nào ? - Các em thấy Bác Hồ đang làm gì vậy? (Tranh truyện Ai ngoan sẽ được thưởng.) - Em biết gì về Bác Hồ? - Các em thấy đấy, Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, Bác đã tìm ra con đường cứu nước , đưa nước ta thoát khỏi chiến tranh. Tuy bận trăm công nghìn việc, nhưng Bác luôn quan tâm đến các em thiếu nhi. Vì cha mẹ các em phải đi đánh giặc, các em phải sống trong nhà trẻ, lâu lâu các em mới được ba mẹ về thăm, ngoài ra thiếu nhi là mầm non của đất nước , là người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do đó Bác dành rất nhiều tình thương cho thiếu nhi. Qua bài học này con sẽ thấy tình cảm và thái độ của Bác đối với các cháu thiếu nhi như thế nào ? - Vậy là bắt đầu từ tuần 30, 31 các em sẽ học các bài gắn với chủ điểm Bác Hồ. Bác Hồ, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, các em đã biết nhiều bài hát, bài thơ nói về tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi. - Bạn nào hãy kể tên những bài hát , bài thơ Bác Hồ viết cho thiếu nhi ? - Truyện đọc mở đầu chủ điểm Ai ngoan sẽ được thưởng kể về sự quan tâm của Bác với thiếu nhi; về một bạn thiếu nhi thật thà , dũng cảm nhận lỗi với Bác . v Hoạt động 1 : Luyện đọc . + MT : Giúp HS đọc lưu loát toàn bài . Nghỉ hơi đúng . Hiểu nghĩa từ . + PP : Đàm thoại , giảng giải , thực hành . - Chú ý nghe cô đọc mẫu. - Đây là bài đối thoại giữa Bác và các bạn thiếu nhi do đó khi đọc các con phải đọc với giọng kể vui . Giọng đọc lời Bác : ôn tồn, trìu mến . Giọng các cháu: vui vẻ. Giọng Tộ : khẽ , rụt rè . a) Đọc từng câu . - Cô mời mỗi bạn đọc cho cô môt câu. - Tìm cho cô các từ khó cần luyện đọc trong từng đoạn. - Cho cô biết “ hồng hào là gì? - Cho cô biết “ lời non nớt là gì? - Cho cô biết “ trìu mến là gì? - Cho cô biết “ mừng rỡ là gì? b) Đọc từng đọan trước lớp . - Hướng dẫn đọc câu. - Khi đọc các câu hỏi của Bác Hồ thì các em chú ý nhấn giọng ở các từ cuối câu hỏi . - Các cháu chơi có vui không ? - Các cháu ăn có no không ? - Các cô có mắng phạt các cháu không? - Các cháu có thích kẹo không ? - Các cháu có đồng ý không ? + Các em chú ý thêm lời đáp của các cháu thì phải vui, nhanh nhảu nhưng kéo dài: - Các cháu chơi có vui không ? - Thưa Bác vui lắm ạ ! - Các cháu ăn có no không ? / - No ạ ! - Các cô có mắng phạt các cháu không ? - Không ạ ! - Các cháu có thích kẹo không?/ - Có ạ ! Có ạ ! - Các cháu có đồng ý không ? / - Đồng ý ạ ! - Các em đọc lại cho cô các câu trên. - Bây giờ chúng ta đọc từng đoạn trước lớp c) Đọc từng đoạn trong nhóm . - Bài có 3 đoạn, vậy các em hãy đọc cho cô nhóm 3 . d) Thi đọc giữa các nhóm . - Cô mời các nhóm đọc bài , xem nhóm nào đọc hay nhất - Nhận xét, tuyên dương nhóm, cá nhân đọc hay. e) Cả lớp đọc ĐT ( đoạn 3 ) - Cả lớp cùng đọc đoạn 3 TIẾT 2 v Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài . + MT : Giúp HS nắm được nội dung bài đọc . + PP:Vấn đáp, giảng giải, đàm thoại, thực hành - Tiết 1 chúng ta đã luyện đọc, sang tiết 2 chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung bài này . - Cô mời một bạn đọc bài lại. - Chúng ta sẽ tiếp tục thảo luận nhóm 3 để trả lời các câu hỏi trong bài. Cô mời một bạn đọc lại các câu hỏi: - Các em thảo luận trong vòng 3 phút? - Cô sẽ bốc thăm để yêu cầu các nhóm trả lời. - Cô mời nhóm trình bày câu hỏi 1 : Câu 1: Bác Hồ đi thăm những nơi nào trong trại nhi đồng ? - Cô đố nhóm con, vì sao Bác lại đi thăm những nơi này trước? - Cô mời các nhóm nhận xét. => Khi đi thăm cán bộ, chiến sĩ, đồng bào, các cháu thiếu nhi, Bác Hồ bao giờ cũng rất chú ý thăm nơi ăn, ở, nhà bếp, nơi tắm rửa, vệ sinh. Sự quan tâm của Bác rất chu đáo, tỉ mỉ, cụ thể từ bữa cơm đến giấc ngủ. - Tiếp theo cô mời nhóm thứ 2 trả lời câu hỏi 2 ? Câu 2: Bác Hồ hỏi các em HS những gì ? - Cô có câu hỏi phụ : Những câu hỏi của Bác cho thấy điều gì ? - Cô mời các nhóm nhận xét: - Cô mời nhóm trả lời câu 3: Câu 3: Các em đề nghị Bác chia kẹo cho những ai ? - Vậy bạn nào cho cô biết lời đề nghị của các bạn có đúng không? => Đó là điều công bằng nhất, nếu bạn nào làm điều xấu mà được kẹo là không công bằng phải không nào? - Cô mời nhóm khác trình bày câu 4: Câu 4 : Tại sao bạn Tộ không dám nhận kẹo Bác chia ? - Con thấy bạn Tộ là người thế nào? - Cô mời nhóm khác trình bày câu hỏi 4 : - Vì sao Bác khen Tộ ngoan ? => Qua bài tập đọc này con thấy đấy Bác Hồ rất quan tâm đến cuộc sống của các em thiếu nhi và khen ngợi những bạn biết nhậnlỗi khi mình có lỗi . v Hoạt động 3 : Luyện đọc lại . + MT : Giúp HS biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật . + PP : Đàm thoại , thực hành . - Cô mời đại diện 3 nhóm lên trình bày lại bài này cho cả lớp theo dõi. - Nhận xét, tuyên dương nhóm, cá nhân đọc hay 4. Củng cố , dặn dò : - Cho HS đọc lại câu chuyện . - Đọc xong câu chuyện này vậy bạn nào cho cô biết câu chuyện này cho chúng ta biết điều gì ? - Về nhà luyện đọc lại bài . - Hát - 3 HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4. - Về Bác Hồ - HS quan sát tranh : Đang phát kẹo cho các bạn thiếu nhi. - HS nêu - HS nêu . - Cháu nhớ Bác Hồ, Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh. Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ. - HS đọc thầm . - HS tiếp nối nhau đọc từng câu . - HS nêu : quây quanh , tắm rửa , mắng phạt, trìu mến , hồng hào , mừng rỡ, non nớt, + Da đỏ hồng, thể hiện sức khỏe tốt. + Lời trẻ em ngây thơ + Thể hiện tình thương yêu + Vui mừng lộ rõ ra bên ngoài. - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn . - Luyện đọc câu - HS đọc. - Nhóm 3 HS đọc . Nhóm nhận xét, sửa chữa, góp ý . - Các nhóm thi đọc, các nhóm thi đọc nối tiếp . - Đọc đồng thanh đoạn 3 trong bài . - HS đọc bài. - HS đọc câu hỏi. - Bác đi thăm phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp , nơi tắm rửa , . . . - Vì những nơi này có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của các cháu. Do đó Bác đi thăm trước. - Các nhóm nhận xét. - Các cháu chơi có vui không ? / Các cháu ăn có no không ? / Các cô có trách phạt các cháu không ? / Các cháu có thích kẹo không ? - Bác quan tâm tỉ mỉ đến cuộc sống của thiếu nhi . Bác còn mang theo kẹo để phân phát cho các em . - Nhóm nhận xét - Đề nghị Bác chia kẹo cho người ngoan . Chỉ ai ngoan mới được ăn kẹo . - Đúng - Vì bạn Tộ tự thấy hôm nay mình chưa ngoan, chưa vâng lời cô . - Là cậu bé thật thà -Bác khen Tộ ngoan vì bạn biết nhận lỗi./ Vì Tộ thật thà, dám dũng cảm nhận mình là người chưa ngoan./ Vì một người dám tự nhận khuyết điểm của mình là người dũng cảm, rất đáng khen . - Mỗi nhóm 3 HS thi đọc theo vai : Người dẫn truyện, Bác Hồ, các HS (cả lớp cùng đọc) Tộ . - Lớp nhận xét . - 2 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn truyện - Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Bác rất quan tâm xem thiếu nhi ăn ở, học tập thế nào. Bác khen ngợi khi các em biết tự nhận lỗi. Thiếu nhi phải thật thà, dũng cảm, xứng đáng là con ngoan trò giỏicháu ngoan Bác Hồ. * Ghi nhận - lưu ý: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: