TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC.
Tuần 3. (chuẩn KTKN: 9 ; SGK: 27)
A. MỤC TIÊU: (Theo chuẩn kiến thức và kĩ năng).
- Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ, phân biệt được từ đơn và từ phức (ND ghi nhớ).
- Nhận biết được từ đơn, từ phức trong đoạn thơ (BT1, mục III); bước đầu làm quen với từ điển để tìm hiểu về tứ (BT2,BT3).
B. CHUẨN BỊ:
- GV Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ, BT 1.
Giấy khổ to.
- HS Từ điển, SGK, VBT
C. LÊN LỚP:
a.Khởi động: Hát “Em yêu hoà bình”
A. b- Kiểm tra bài cũ : Dấu hai chấm
Luyện từ và câu . KẾ HOẠCH BÀI HỌC Ngày dạy: 25 tháng 08 năm 2010. Tiết 5: TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC. Tuần 3. (chuẩn KTKN: 9 ; SGK: 27) A. MỤC TIÊU: (Theo chuẩn kiến thức và kĩ năng). - Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ, phân biệt được từ đơn và từ phức (ND ghi nhớ). - Nhận biết được từ đơn,ø từ phức trong đoạn thơ (BT1, mục III); bước đầu làm quen với từ điển để tìm hiểu về tứ (BT2,BT3). B. CHUẨN BỊ: GV Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ, BT 1. Giấy khổ to. HS Từ điển, SGK, VBT C. LÊN LỚP: a.Khởi động: Hát “Em yêu hoà bình” b- Kiểm tra bài cũ : Dấu hai chấm - Nêu nội dung cần ghi - Đọc đoạn văn BT 2. Nhận xét, cho điểm c- Bài mới Phương pháp : Làm mẫu , trực quan , thực hành , động não , đàm thoại. Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1.Giới thiệu bài: Từ các kiến thức đã học tiết học hôm nay ta sẽ tìm hiểu sự khác nhau giữa tiếng và từ. Qua bài từ đơn và từ phức. 2.Các hoạt động: Hoạt động 1: Phần nhận xét - GV phát giấy trắng đã ghi sẵn câu hỏi để HS trao đổi. - GV chốt lại lời giải - Tiểu kết: Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ: tiếng dùng để tạo nên từ, còn từ dùng để tạo nên câu. Hoạt động 2: Phần ghi nhớ - Từ phần chốt ở hoạt động 1 GV hướng dẫn HS đến phần ghi nhớ. GV giải thích rõ phần ghi nhớ (nếu HS còn chưa hiểu) Tiểu kết: Tiếng có thể có nghĩa, còn từ bao giờ cũng có nghĩa. Phân biệt từ đơn và từ phức. Hoạt động 3: Luyện tập Bài tập 1: (Cặp). GV chốt lại lời giải Bài tập 2: (Cá nhân). - GV giải thích: Từ điển là sách tập hợp các từ Tiếng Việt và giải thích nghĩa của từng từ. - GV kiểm tra sự chuẩn bị từ điển của HS. - Hướng dẫn HS sử dụng từ điển. - GV nhận xét. Bài tập 3: (Cá nhân). - GV yêu cầu HS nối tiếp nhau mỗi em đặt 1 câu. - GV nhận xét. - 1 HS đọc nội dung các yêu cầu trong phần nhận xét. - Thảo luận nhóm đôi thảo luận câu hỏi. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. Ý 1: - Từ chỉ gồm 1 tiếng (từ đơn): nhờ, bạn, lại, có, chí, nhiều, năm, liền, Hạnh, là - Từ gồm nhiều tiếng (từ phức): giúp đỡ, học hành, học sinh, tiên tiến. Ý 2: - Tiếng dùng để cấu tạo nên 1 từ. Đó là từ đơn. Có thể dùng từ 2 tiếng trở lên tạo nên 1 từ. Đó là từ phức. - Từ dùng để biểu thị sự vật, hoạt động, đặc điểm cấu tạo câu. - 2 HS đọc ghi nhớ - 1 HS đọc yêu cầu bài tập - Trao đổi nhóm đôi làm vào giấy. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. +Từ đơn: rất, vừa, lại. + Từ phức: công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập - HS sử dụng từ điển để tìm từ. - HS báo cáo kết quả - HS đọc yêu cầu bài tập và câu văn mẫu - HS nối tiếp nhau mỗi em đặt 1 câu. - Nhận xét. d. Củng cố –Dặn dò: - Nêu một số ví dụ về từ đơn và từ phức. - Viết bài tập 2, 3 vào vở. - Học ghi nhớ. - Chuẩn bị bài: MRVT: Nhân hậu – đoàn kết Bổ sung:
Tài liệu đính kèm: