NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ?
(Chuẩn KTKN: 95 ; SGK: 42 )
I. Mục tiêu: (Theo chuẩn kiến thức và kĩ năng).
- Nêu được một số tính chất của nước : nước là chất lỏng, trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định ; nước chảy từ cao xuống thấp, chảy lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hoà tan một số chất.
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của nước.
- Nêu đựơc ví dụ về ứng dụng một số tính chất của nước trong đời sống : làm mái nhà dốc cho nước mưa chảy xuống, làm áo mưa để mặc không bị ướt,.
- GV cĩ thể lựa chọn một số thí nghiệm đơn giản , dễ làm, phù hợp với điều kiện thực tế của lớp học để yêu cầu học sinh làm thí nghiệm.
Tích hợp: nước là nhu cầu thiết yếu của môi trường.
Khoa học. KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tuần 10. Ngày dạy: 22 tháng 10 năm 2010 Tiết 20. NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ? (Chuẩn KTKN: 95 ; SGK: 42 ) Mục tiêu: (Theo chuẩn kiến thức và kĩ năng). Nêu được một số tính chất của nước : nước là chất lỏng, trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định ; nước chảy từ cao xuống thấp, chảy lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hoà tan một số chất. Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của nước. - Nêu đựơc ví dụ về ứng dụng một số tính chất của nước trong đời sống : làm mái nhà dốc cho nước mưa chảy xuống, làm áo mưa để mặc không bị ướt,... - GV cĩ thể lựa chọn một số thí nghiệm đơn giản , dễ làm, phù hợp với điều kiện thực tế của lớp học để yêu cầu học sinh làm thí nghiệm. Tích hợp: nước là nhu cầu thiết yếu của mơi trường. Đồ dùng dạy học: Hình vẽ trong SGK 2 cốc thuỷ tinh: một đựng nước, một đựng sữa. Chai và một số vật chứa nước có thể nhìn được bên trong. Một mặt phẳng không thấm nước và một khay đựng nước. Một miếng vải, bông, giấy thấm bọt biển Một ít đường, muối, cát và thìa Hoạt động giảng dạy: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A/ Khởi động: B/ Bài cũ: + Trình bày sự trao đổi chất của cơ thể con người với môi trường? + Làm thế nào để có bữa ăn đủ chất dd? + Nhắc lại 10 lời khuyên dd hợp lí.? - Nhận xét – Cho điểm. C/ Bài mới: Hoạt động 1: Phát hiện màu, mùi, vị của nước. Bước 1: Tổ chức, hướng dẫn - GV yêu cầu các nhóm lấy 2 cốc thuỷ tinh đựng nước và đựng sữa như đã chuẩn bị và trả lời câu hỏi: So sánh 2 cốc, cốc nào có thể nhìn qua? So sánh 2 cốc, cốc nào có vị ngọt? So sánh 2 cốc, cốc nào không có mùi? Bước 2: Làm việc theo nhóm - GV đi đến các nhóm giúp đỡ để HS sử dụng các giác quan của mình phát hiện ra: cốc nào đựng nước, cốc nào đựng sữa? Bước 3: Làm việc cả lớp - GV nhận xét và chốt ý, ghi vào bảng tóm tắt. - GV gọi đại diện nhóm nói về những tính chất của nước được phát hiện trong hoạt động này. - Kết luận: Qua quan sát ta có thể nhận thấy nước trong suốt, không màu, không mùi, không vị. Lưu ý: GV nhắc HS nếu không biết chắc một chất nào có độc hay không thì không nên ngửi,nếm Hoạt động 2: Phát hiện hình dạng của nước Bước 1: GV yêu cầu các nhóm đem: - Chai, lọ, cốc có hình dạng khác nhau. - Yêu cầu mỗi nhóm tập trung quan sát một cái chai hoặc một cái cốc - Đề nghị HS đặt chai hoặc cốc đó ở các vị trí khác nhau, hỏi: + Khi ta thay đổi vị trí của chai, cốc hình dạng của chúng có thay đổi không? (Chai, cốc là những vật có hình dạng nhất định). Bước 2: GV nêu vấn đề: Vậy nước có hình dạng nhất định không? Các nhóm thảo luận: + Đưa ra dự đoán về hình dạng của nước. + Tiến hành thí nghiệm để kiểm tra dự đoán của nhóm mình + Quan sát và rút ra kết luận về hình dạng của nước. Bước 4: Làm việc cả lớp - GV gọi đại diện một vài nhóm nói về cách tiến hành thí nghiệm của nhóm mình và nêu kết luận về hình dạng của nước. - Kết luận: Nước không có hình dạng nhất định. Hoạt động 3: Tìm hiểu xem nước chảy như thế nào? Bước 1: - GV kiểm tra các vật liệu để làm thí nghiệm. - Yêu cầu các nhóm đề xuất cách làm thí nghiệm. Bước 2: GV theo dõi, giúp đỡ Bước 3: Làm việc cả lớp - Kết luận: Nước chảy từ cao xuống thấp, lan ra mọi phía. - Nêu ứng dụng trong thực tế: lợp mái nhà, đặt máng nước,... Hoạt động 4 : Phát hiện tính thấm hoặc không thấm của nước đối với một số vật. Bước 1: - GV yêu cầu HS làm thí nghiệm theo nhóm. - GV kiểm tra đồ dùng thí nghiệm Bước 2: Bước 3: Làm việc cả lớp - GV nhận xét và chốt ý nêu ứng dụng trong thực tế. - Kết luận: Nước thấm qua một số vật. Hoạt động 5: Phát hiện nước có thể hoặc không thể hòa tan một số chất. Bước 1: - GV nêu nhiệm vụ, yêu cầu HS làm thí nghiệm theo nhóm - GV kiểm tra dụng cụ, đồ dùng thí nghiệm Bước 2: Bước 3: Làm việc cả lớp - Kết luận: Nước có thể hoà tan một số chất. - GV yêu cầu HS đọc mucï”Bạn cần biết”. D/ Củng cố và dặn dò: - Nước có những tính chất gì? - Sự chảy của nước ra sao? Tích hợp: nước cĩ vai trị cuộc sống như thế nào? Vậy chúng ta phải giữ gìn bảo vệ nguồn nước. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài 21. - HS trả lời. Lấy mơi trường những gì, và thải ra mơi trường chất đĩ. Xem tháp dinh dưỡng SGK; - HS thí nghiệm và trả lời các câu hỏi như trên. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát và lần lượt trả lời câu hỏi - Từng nhóm lên trình bày kết quả của mình. - HS nhắc lại. : Qua quan sát ta có thể nhận thấy nước trong suốt, không màu, không mùi, không vị. - lắng nghe. - HS làm thí nghiệm và trả lời các câu hỏi trên. -(Chai, cốc là những vật có hình dạng nhất định). - Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt thực hiện các bước trên - Đại diện nhóm trình bày. - HS nhắc lại. Nước không có hình dạng nhất định. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt thực hiện các bước trong SGK. - Đại diện vài nhóm nói về cách tiến hành thí nghiệm của nhóm mình và nêu nhận xét. - HS nhắc lại. - HS tự bàn nhau cách làm thí nghiệm và làm theo nhóm. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận. - HS làm thí nghiệm theo nhóm - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận về tính chất của nước qua các thí nghiệm này. - Vài em đọc to. Nhận xét ..
Tài liệu đính kèm: